Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Huyền

TIẾT 4: LỊCH SỬ

VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ

I. Mục tiêu:

- Biết được sự phát triển của khoa học vad văn học thời Hậu Lê(một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):

Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông , Nguyễn Trái, Ngô Sĩ Liên.

- HS khá, giỏi: Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.

II. Đồ dùng:

- Thầy: Phiếu học tập

- Trò: Sách vở, đọc bài trước ở nhà

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Vũ Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1: GIÁO DỤC TẬP THỂ
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò.(TL được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ 
- Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
2. Kiểm tra: - Đọc bài: Chợ tết
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn, rèn đọc từ khó, câu dài + giải nghĩa từ khó sgk.
- Đọc theo cặp- đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu bài
- Đọc đoạn 1: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
- Hoa phượng nở gợi cảm giác gì đối với học trò?
- Vì sao cậu học trò không để ý gì đến màu hoa phượng?
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn, nêu cách đọc
- Em thích đọc đoạn nào nhất? vì sao?
- Luyện đọc trong nhóm, thi đọc trước lớp
* Luyện đọc:
- Từ khó: đỏ rực, đưa đảy, chói lọi...
- Câu: Mỗi hoa chỉ là một phần tử... đậu khít nhau.
* Tìm hiểu bài:
- Phượng là loại cây gần gũi quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng ở sân trường, nở vào mùa thi của học trò.
- Hoa nở đỏ rực cả một loạt, 1 vùng, 1 góc trời như cả ngàn con bướm thắm.
- Gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui, buồn vì sắp hết năm học, vui vì được nghỉ hè.
- Cậu chăm lo học hành...
- Lúc đầu màu đỏ còn non, có mưa hoa tươi dịu, số hoa tăng màu cũng đậm dần...
* Luyện đọc diễn cảm:
- Đoạn: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành... đậu khít nhau.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nội dung bài nói gì?
	- Học và chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
TIẾT 3 : TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh 2 phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 9 trong một số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Sách vở
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
2. Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập ở nhà.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bảng con
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm vào vở
- Trình bày kết quả
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tập
-Trình bày kết quả
- Nhận xét. chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng làm bài
* Bài 1 (123).
 < ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
* Bài 2 (123).
a, Phân số bé hơn 1: 
b, Phân số lớn hơn 1: 
Bài 1(Cuối trang 123)
a.Chữ số thích hợp là: 2,4,6,8
b.(HS khá, giỏi làm) Chữ số thích hợp là:0
Số vừa tìm được có chia hết cho 3.
c. Chữ số thích hợp là: 6
Số vừa tìm được có chia hết cho 2 và cho 3.
* Bài 3 (123).( HS khá, giỏi làm)
a, ; ; 
b, = ; = ; = 
c, < < nên < < 
*Bài 4(123). ).( HS khá, giỏi làm)
a, = = 
b, = = 1
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nêu cách so sánh phân số có cùng tử số?
- Làm bài tập vở bài tập xem trước bài sau.
TIẾT 4: LỊCH SỬ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu:
- Biết được sự phát triển của khoa học vad văn học thời Hậu Lê(một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê):
Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông , Nguyễn Trái, Ngô Sĩ Liên.
- HS khá, giỏi: Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học tập
- Trò: Sách vở, đọc bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Giáo dục ở thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
b, Giảng bài:
- Ở thời Hậu Lê văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có đặc điểm gì?
- Ai là người có nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm?
- Nêu tên các tác phẩm tiêu biểu của Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi?
- Tác phẩm nào phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào dân tộc?
- Vua Lê Thánh Tông đã sáng lập ra hội Tao Đàn để làm gì?
- Tác phẩm Ức trai thi tập nói lên điều gì?
- Khoa học ở thời Hậu Lê có đặc điểm gì?
- Bộ Đại việt sử kí của Ngô Sĩ Liên viết với nội dung gì?
- Lam Sơn Thực Lực do Nguyễn Trãi viết nhằm ghi lại điều gì? tác phẩm Dư địa chí gồm nội dung gì?
- Kể tên các công trình khác ở thời Hậu Lê?
* Văn học thời Hậu Lê:
- Văn học chữ hán chiểm ưu thế, văn học chữ Nôm không ngừng phát triển.
- Quốc âm thi tập, Hồng đức quốc âm thi tập.
- Tác phẩm: Bình Ngô Đại Cáo...
- Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao công đức của nhà vua.
* Khoa học thời Hậu lê:
- Ghi lại lich sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.
- Ghi lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tác phẩm: Dư địa chí xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
	4. Củng cố- dặn dò:
	- Văn học và khoa học thời Hậu Lê đạt được những thành tựu gì?
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
TIẾT 3: CHÍNH TẢ (Nhớ- viết): 
CHỢ TẾT
I. Mục tiêu:
- HS nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Trò: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS viết bảng con: trời nắng, khóm trúc, lóng lánh...
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV đọc mẫu bài viết
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Nêu cách trình bày thể thơ 8 chữ?
- Mỗi người đi chợ với dáng vẻ như thế nào?
* Luyện viết từ khó:
- GV đọc HS viết bảng con
* Viết chính tả:
- HS nhớ lại 11 dòng thơ và viết bài vào vở
- HS tự nhẩm và soát lại lỗi trong bài
- Thu chấm 1 số bài – nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở
- HS lớp đọc thầm thuộc bài thơ
- Những thằng cu mặc áo đỏ... cụ già chống gậy... cô gái mặc yếm đỏ... em bé nép đầu bên lưng mẹ...
- lon xon, lom khom, nép đầu, ngộ nghĩnh...
- HS viết chính tả
* Bài 2 (44).
Thứ tự cần điền: họa sĩ, nước Đức, sung sướng, sao, bức tranh, bức tranh.
4. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs viết đẹp, đúng.
5.Dặn dò:
	- Làm bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2 : TOÁN
	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- BiẾT tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Bảng con, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS so sánh 2 phân số và 
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng con
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng- nêu kết quả
Cho HS tự làm bài rồi nêu kết quả tính.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm nêu kết quả
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm phiếu- Đổi phiếu kiểm tra kết quả
- Nhắc lại cách qui đồng mẫu số 2 phân số?
- Đọc nội dung bài tập
- Hs xem hình vẽ SGK 
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
* Bài 2 (123).
Số học sinh của cả lớp là: 14 + 17 = 31 (học sinh)
a, ; b, 
* Bài 3 (124).
- Các phân số bằng là ; 
Bài 2(25)
a. 103475	c.147974
b.772906 d.86
* Bài 4 (124).( HS khá, giỏi làm)
- Rút gọn: = ; = ; = 
- Qui đồng: = = ; = = 
 = = 
 Vì < < nên ; ; 
* Bài 5 (124). ).( HS khá, giỏi làm)
a, AB // DC vì nằm trên 2 cạnh đối diện HCN
 - Tương tự AD // BC
b, Đo độ dài AB và DC thấy AB = DC
 AD = BC
c, Diện tích hình bình hành ABCD là: 4 2 = 8 (cm2)
4. Củng cố- dặn dò:
	- Bài vừa luyện tập những nội dung gì?
 - Làm bài tập vở bài tập. Xem trước bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU GẠCH NGANG
 I. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.(ND ghi nhớ)
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn, viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu lời chú thích.
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu đúng y/c của BT 2.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
2. Kiểm tra: - Đọc các từ ngữ của bài tập 1 (40).
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- HS đọc nhận xét 1
- Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang trong các đoạn văn?
- Đọc nhận xét 2
- Trong mỗi đoạn văn trên dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm vào phiếu bài tập- dán kết quả lên bảng
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng câu?
- HS trình bày kết quả
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài và đọc bài trước lớp
- Nhận xét- bổ sung
1. Nhận xét:
 a, - Cháu con ai?(Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật)
 - Thưa ông, cháu là con ông Thư. (nt)
 b, Cái đuôi dài- bộ phận khỏe nhất... mạng sườn. (Phần chú thích trong câu)
 c, - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi... (Liệt kê)
 - Khi điện đã vào quạt, tránh... ,,
 - Hằng năm, tra dầu mỡ... ,,
 - Khi không dùng, cất quạt... ,,
2. Ghi nhớ (sgk- 45).
* Bài 1 (46).
 Một bữa Pa- xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình- một viên chức tài chính- vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.(Đánh dấu phần chú thích trong câu- bố của Pa- xcan là một viên chức tài chính).
 “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa- xcan nghĩ thầm.(Đánh dấu phần chú thích trong câu- ý nghĩ của Pa- xcan).
 - Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính- Pa- xcan nói.(Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của Pa- xcan. Dấu gạch ngang thứ 2 đánh dấu phần chú thích đây là lời nói của Pa- xcan nói với bố)
* Bài 2 (46).
 Tuần này, tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, bố hỏi tôi:
 - Con của bố tuần này học hành thế nào?
 Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vẻ trả lời ngay.
 - Con được 3 điểm 10 bố ạ.
 - Thế ư! – Bố tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ thốt lên.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
- Học bài: viết lại đoạn văn vào vở. Bài sau: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
TIẾT 4: KHOA HỌC
ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: 
+ Vật tự phát sáng: mặt trời. Ngọn lửa,...
+Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế,...
-Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền qua mắt. 
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học nhóm, hộp kín, đèn pin
- Trò: xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn  ... ới những hình ảnh so sánh (quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con...), hình ảnh nhân hóa (quả leo nghịch ngợm lên ngọn...)
* Bài 2 (51).
- Viết đoạn văn ngắn tả hoa hoặc quả
4. Củng cố- dặn dò:
	- Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? là những phần nào?
	- Viết hoàn chỉnh bài văn vào vở và chuẩn bị bài sau: Luyện tập...
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1: TOÁN
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết cộng 2 phân số khác mẫu số.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Thực hiện phép cộng 2 phân số: + = 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV nêu ví dụ- HS đọc nêu cách làm
- Muốn biết cả 2 bạn đã lấy bao nhiêu phần băng giấy làm thế nào?
- Nhận xét mẫu số của 2 phân số?
- Muốn thực hiện được phép cộng 2 phân số khác mẫu số làm thế nào?
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài trên bảng con
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào phiếu bài tập
- Đổi phiếu kểm tra kết quả
- HS đọc nội dung bài tập
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
1. Ví dụ: (SGK)
- Thực hiện phép tính: + = ?
- Qui đồng mẫu số 2 phân số:
 = = ; = = 
- Cộng 2 phân số: + = 
2. Qui tắc (sgk- 127)
* Bài 1 (127).( HS khá, giỏi làm thêm phần d)
 + = + = ; 
 + = + = 
* Bài 2 (127).( HS khá, giỏi làm thêm phần c,d)
 + = + = 
 + = + = 
* Bài 3 (127). ).( HS khá, giỏi làm)
Sau 2 giờ ô tô đó chạy được là:
 + = + = (quãng đường)
 Đáp số: quãng đường
4. Củng cố- dặn dò:
	- Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
	- Làm bài vở bài tập Xem bài sau: Luyện tập.
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu:
- Biết được một số caau tục ngữ có liên quan đến cái đẹp, nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết, dựa theo mẫu để tìm ột vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp, đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp.
- HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo y/c của BT 3 và đặt câu được với mỗi từ.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập. bảng phụ.
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra - Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận cặp đôi- làm vào vở bài tập
- HS trình bày bài- nhận xét
- Nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS làm bài
- HS làm bài cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 1 (52).
- Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Hình thức thường thống nhất với nội dung
- Người thanh tiếng nói cũng thanh...
- Trông mặt mà bắt hình dong...
* Bài 2 (52).
 Bạn Linh ở lớp em học giỏi, ngoan ngoãn, nói năng dễ thương. Một lần bạn đến chơi nhà em, khi bạn về, mẹ em bảo: bạn con nói năng thật dễ nghe. Đúng là: Người thanh tiếng nói cũng thanh.
* Bài 3 (52).
- tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, không tưởng tượng được, như tiên,...
* Đặt câu: 
- Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
- Bức tranh đẹp mê hồn.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
 - Học và làm bài ở vở bài tập, bài sau: Câu kể Ai là g
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: LUYỆN ÂM NHẠC
ÔN: CHIM SÁO
I. Mục tiêu:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và bài ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ. Biết gõ đệm theo phách.
1. Cho HS ôn tập bà hát chim sáo
* GV nêu yêu cầu của tiết học
- GV treo bảng phụ chép sẵn lời bài hát
- GV hát mẫu bài hát (giải thích đom boong- quả đa)
- Hướng dẫn HS hát những chỗ có nốt hoa mĩ phải hát luyến nhanh
- GV hát mẫu từng câu và bắt nhịp
- Dạy hát kết hợp các câu theo kiểu móc xích
- HS hát đồng thanh, tổ, cá nhân kết hợp vỗ tay theo nhịp
- HS hát xung phong
Chim sáo
Trong rừng cây xanh sáo đùa, sáo bay.
Trong rừng cay xanh sáo đùa, sáo bay.
Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy la là la la. 
Trong rừng cây xanh sáo tìm trái thơm. 
Trong rừng cây xanh tiếng đùa líu lo.
Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui bầy la là la la. 
2. Củng cố- dặn dò:
	- HS hát lại bài: Chim sáo.
	- Nhận xét giờ học, tuyên dương hs hát tốt.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 4: KHOA HỌC
BÓNG TỐI
I. Mục tiêu:
- HS nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Đèn bàn, đèn pin.
- Trò: xem bài trước
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nêu những vật tự phát sáng? Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào?
	 - Nhận xét- đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
* HĐ 1: HS làm thí nghiệm như SGK và dự đoán xem bóng tối xuất hiện ở phía nào, có hình dạng ra sao? (ghi kết quả dự đoán)
- Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
- Bóng tối xuất hiện ở đâu, khi nào?
* HĐ 2: HS làm thí nghiệm như hướng dẫn của GV
- HS nêu nhận xét. 
- Bóng của vật thay đổi như thế nào khi vị trí của vật chiếu sáng thay đổi so với vật đó?
* Tìm hiểu về bóng tối:
- Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách, có hình dạng giống hình quyển sách.
- Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp, có hình dạng giống hình vỏ hộp. 
+ Ánh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được.
- KL: Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là vật cản sáng. Bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
* Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối:
- Bóng của hộp to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
- Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại. Khi chiếu từ bên trái hoặc phải thì bóng bút bi dài ra, ngả về bên phải hoặc trái.
- KL: Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
4. Củng cố- dặn dò: 
 - Chơi trò chơi: Xem bóng đoán vật.
	- Học bài và đọc bài sau: Ánh sáng cần cho sự sống.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ.
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Đọc đoạn văn miêu tả một loài hoa.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- HS đọc nối tiếp các nhận xét
- Tìm các đoạn văn trong bài?
- Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
- Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn thường có đặc điểm gì?
- Khi viết hết 1 đoạn cần lưu ý điều gì?
c, Luyện tập:
- Đọc nội dung bài tập
- Bài văn gồm có mấy đoạn? nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
- Nêu yêu cầu của bài
- GV gợi cách làm- HS viết bài
- Trình bày bài trước lớp
1. Nhận xét:
- Bài văn gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Thời kì ra hoa
+ Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3: Thời kì ra quả
2. Ghi nhớ: (SGK/ 53).
* Bài 1 (53).
- Đ 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây.
- Đ 2: Hái loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
- Đ 3: Ích lợi của quả trám đen.
- Đ 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
* Bài 2 (53).
 - Xác định xem sẽ viết về cây gì.
- Cây đó có ích lợi gì cho con người.
4. Củng cố- dặn dò :
- HS đọc lại ghi nhớ của bài.
	- Học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập XD đoạn văn miêu tả cây cối
TIẾT 2: THỂ DỤC
GV chuyên dạy
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng phân số.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:1. Ổn định(1’):
2. Kiểm tra: HS thực hiện phép cộng: + = + = 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở- trình bày kết quả
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bảng con
- Nêu cách cộng 2 phân số khác mẫu số?
- HS làm bài theo cặp
- HS đọc đề bài, nêu tóm tắt
- 1 HS lên bảng giải- lớp làm vở
- GV nhậ xét, chữa bài.
* Bài 1 (128).
 + = + + = = 1
* Bài 2 (128).( HS khá, giỏi làm thêm phần c) 
 + = + = ; 
 + = + = 
* Bài 3 (128). (HS khá, giỏi làm thêm phần c)
 + = + = ; + = + = 
* Bài 4 (128). (HS khá, giỏi làm )
Số đội viên tham gia 2 hoạt động là:
 + = + = (số đội viên)
 Đáp số: số đội viên
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu các nội dung vừa ôn tập?
	- Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4: ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+Sản xuất công nghiệp mạnh nhất trong cả nước.
+Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí , chế biến lương thực, thực phẩm dệt may.
- HS khá, giỏi giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nghuyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân Nam Bộ.
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- Nhờ đâu mà đông bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Lúa gạo và trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- Quan sát Hình sgk kể tên thứ tự công việc thu hoạch; chế biến xuất khẩu gạo?
- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thủy sản?
- Kể tên 1 số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
- Thủy sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu?
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
- Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- Cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước:
- Vùng biển có nhiều tôm cá và các hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc...
- Thủy sản được tiêu thụ nhiều nơi trên thế giới.
4. Củng cố- dặn dò:
- Người dân ở đông bằng Nam Bộ có hoạt động sản xuất gì?
- Về học và chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân Nam Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_vu_thi_huyen.doc