Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (2 cột tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (2 cột tổng hợp)

Tiết 1: Toán

Tiết 118: Phép trừ phân số.

(Tiếp theo)

I. Mục tiêu

- Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số.

- Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số.

- Củng cố về phép trừ hai phân số cùng mẫu số.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (2 cột tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Ngày soạn: 20/2/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 47: Vẽ về cuộc sống an toàn
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gọi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng.
- Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.
- Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là ATGT và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK
- Tranh vẽ của HS an toàn giao thông.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nh/xét bài đọc và câu trả lời của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới: 
 Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:
(?) Bức tranh vẽ cảnh gì ?
*GV giới thiệu bài:
 - Viết bảng UNICEF, 50.000
*Giải thích:
- Yêu cầu 5 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
(?) Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
(?) Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì ?
(?) Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm. Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
(?) Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
(?) Đoạn 1 và đoạn 2 nói lên điều gì ?
- GV ghi ý chính 1 lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi:
(?) Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi ?
(?) Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?
(?) Em hiểu “thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ” nghĩa là gì ?
(?) Đoạn cuối bài cho ta biết gì?
- GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.
(?) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì ?
 (?) Bài đọc có nội dung chính là gì ?
- GV ghi ý chính của bài lên bảng.
c) Luyện đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu đoạn văn
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Gọi HS đọc toàn bài trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu nội dung tranh, có lời giới thiệu về tranh hay.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
- HS đọc thuộc lòng.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 +Bức tranh chụp lại những bức ảnh mà các bạn học sinh vẽ về An toàn giao thông.
- Lắng nghe.
- Đồng thanh đọc: u-ni-xép, năm mươi nghìn
- HS đọc bài theo trình tự :
- HS đọc phần Chú giải thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc toàn bài thành tiếng.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm, trao đổi nối tiếp nêu.
*Nói lên ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
- Nhắc lại.
- Đọc thầm, trao đổi, thảo luận tìm câu trả lời:
*Đoạn cuối bài cho thấy nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ.
- Lắng nghe.
+HS trả lời
*Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cụôc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn.
- HS nhắc lại ý chính của bài.
- HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
- Theo dõi
- HS ngồi cùng bàn tìm ra giọng đọc và luyện đọc.
- HS thi đọc. Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
- HS đọc toàn bài.
Tiết 3: Toán
Tiết 116: Luyện tập.
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để giải toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 116.
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy - học bài mới: 
 Giới thiệu bài mới
 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV viết bài mẫu lên bảng, yêu cầu HS viết thành 3 phân số có mẫu số là 1 sau đó thực hiện quy đồng và cộng các phân số.
*GV giảng:
 Ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ 2 trong phép cộng là 5, nhẩm 3 = 15, vậy 3 = nên có thể viết gọn bài toán như sau :
3 + = + = 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng
Bài 2
- GV yêu cầu HS nhắc lại về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên
- GV yêu cầu HS tính và viết vào các chỗ chấm đầu tiên của bài .
- GV yêu cầu HS so sánh: 
(+) + và + ( +).
(?) Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta làm như thế nào ?
*GV kết luận:
 Đó chính là tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
(?) Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
Bài 3
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS tự làm bài
Tóm tắt
Chiều dài : m
Chiều rộng :m
Nửa chu vi : ...m
- GV nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS làm bài.
3 + = + = + = 
- HS nghe giảng.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét:
 Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng sô thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- HS làm bài:
 (+) + = = ;+ ( +) ==
- HS nêu: (+) + = + (+).
 Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ 3 chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
- Lắng nghe.
- Tính chất kết hợp của phép cộng các phân số cũng giống như tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
 + = (m)
 Đáp số m
- Nhận xét, sửa sai.
- Về nhà làm lại các BT trên.
Tiết 4: Mĩ thuật: Giáo viên chuyên soạn giảng.
 Thứ ba ngày 23/2/2010 Nghỉ theo quy định.
 Ngày soạn: 22/2/2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 118: Phép trừ phân số.
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số.
- Biết cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số.
- Củng cố về phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 118, sau đó hỏi:
(?) Muốn thực hiện phép trừ 2 phân số có cùng mẫu số chúng ta làm như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
 Giới thiệu bài mới
 Các em đã biết cách thực hiện phép trừ các phân số có cùng mẫu số, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép trừ các phân số # mẫu số.
*GV nêu bài toán:
 Một cửa hàng có tấn đường, cửa hàng đã bán được tấn đường. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường ?
(?) Để biết cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường chúng ta phải làm phép tính gì ?
- GV yêu cầu HS thực hiện QĐMS hai phân số rồi thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
*GV hỏi:
(?) Vậy muốn thực hiện trừ hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV y/cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV viết lên bảng phần
a) - và yêu cầu HS thực hiện phép trừ.
- GV yêu cầu HS trình bày các cách thực hiện phép trừ hai phân số trên. (Nếu HS chỉ nêu cách quy đồng rồi trừ hai phân số thì GV gợi ý cho HS cách rút gọn phân số rồi trừ hai phân số)
*GV nêu:
 Khi thực hiện - ta có thể QĐMS hai phân số rồi trừ, tuy nhiên ta quan sát thấy phân số có thể rút gọn đựơc về phân số có mẫu số là 4 cùng mẫu số với phân số thứ hai nên ta chọn cách rút gọn rồi trừ vì cách này cho ta những phân số đơn giản hơn.
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV gọi 1 HS khác yêu cầu tóm tắt bài toán sau đó yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Tóm tắt
 *Hoa và cây xanh : diện tích
 *Hoa : diện tích
 *Cây xanh : diện tích ?
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập h/dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Làm phép tính trừ: - 
- HS trao đổi với nhau về cách thực hiện phép trừ:
 - 
 Cần QĐMS phân số rồi thực hiện phép trừ
*HS thực hiện:
• Quy đồng mẫu số hai phân số:
 = = ; = = 
• Trừ hai phân số:
- = - = 
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phần. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
*Có thể trình bày bài như sau:
 a) - 
 QĐMS hai phân số:
 = = ; = = 
Trừ hai phân số: - = - = 
- Cũng có thể chỉ trình bày phần trừ hai phân số vở bài tập còn bước quy đồng hai phân số thì thực hiện ra nháp
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì làm lại cho đúng.
- HS thực hiện phép trừ.
*Có thể có hai cách như sau:
- = - = = (QĐ rồi trừ hai phân số)
- HS nghe giảng, sau đó làm tiếp các phần còn lại của bài theo cách rút gọn rồi thực hiện phép trừ.
- HS đọc kết quả, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc đề bài trước lớp.
- HS tóm tắt bài toán, sau đó 1 HS lên bảng làm bài
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Diện tích trồng cây xanh chiếm số phần là:
 - = (diện tích)
 Đáp số : diện tích
- HS nêu.
- Nhận xét, sửa sai.
- Về nhà làm lại các bài tập trên.
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 48: Đoàn thuyền đánh cá
I.Mục tiêu
- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn hòn lửa, sóng, sập cửa, lặng, luồng
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung bài: “Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả và vẻ đẹp của lao động”
Học thuộc lòng bài thơ
II.Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh ... dưới dạng trò chơi:
- Yêu cầu HS hoạt động, trao đổi trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu đố các từ ở bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau: Sung sướng, không hiểu sao, lao xao, bức tranh
- Lắng nghe.
 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
+ Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh: ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ
 + Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa, tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của mình và đã ngã xuống trong kháng chiến.
- Đọc và viết các từ ngữ: nghệ sĩ tài hoa, hội hoạ, hoả tuyến.
- Nghe GV đọc và viết theo.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS làm bài trên bảng lớp
- HS dưới lớp viết bằng bút chì và SGK.
- Nhận xét, chữa bài (nếu sai)
 + Mở hộp thịt thấy toàn mỡ
 + Nó cứ tranh cãi, mà không lo cải tiến công việc.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi nhóm.
Luyện từ và câu
Tiết 47: Câu kể Ai làm gì ?
I. Mục tiêu
- Hiểu tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì ?
- Tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn.
- Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp chép sẵn đoạn văn ở BT1 phần Nhận xét.
- Giấy khổ to ghi từng phần a,b,c,d ở BT1 phần luyện tập.
- HS chuẩn bị ảnh của gia đình mình.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS thực hiện tiếp nối các yêu cầu:
+ Đọc thuộc lòng 1 câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Cái đẹp.
+ Nêu trường hợp có thể sử dụng câu tục ngữ ấy.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
 2.1. Giới thiệu bài
(?) Các em đã được học những kiểu câu kể nào? Cho ví dụ ? Về từng loại
(?) Khi mới gặp nhau, hay mới quen nhau, các em tự giới thiệu về mình như thế nào ?
*GV giới thiệu bài:
 Tìm hiểu ví dụ
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của phần nhận xét
Bài 1,2
- Gọi HS đọc 3 câu được gạch chân trong đoạn văn
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
(?) Câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
(?) Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta? 
*Trả lời:
+ Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
*Hỏi: Đây là ai?
*Trả lời: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.
(?) Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì ? trả lời cho những câu hỏi nào ?
Bài 4
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy phân biệt 3 kiểu câu đã học: Ai làm gì ?
- Ai thế nào ? Ai là gì ? để thấy chúng giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
(?) Câu kể Ai là gì? Gồm có những bộ phận nào? Chúng có tác dụng gì?
(?) Câu kể Ai là gì ? dùng để làm gì ?
 Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trang 57/SGK.
- Yêu cầu HS đặt câu kể Ai là gì ? nói rõ CN và VN của câu để minh họa cho ghi nhớ.
- Nhận xét, khen ngợi các em đã chú ý theo dõi, hiểu bài nhanh.
 Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
*Chữa bài:
- Gọi HS đã làm vào giấy khổ to dán bàn lên bảng.
- Cả lớp cùng nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp
- Gọi HS nói lời giới thiệu, GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng HS. Cho điểm những HS có đoạn giới thiệu hay, sinh động, đúng ngữ pháp
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, lấy VD về câu kể Ai là gì ? hoàn thành đoạn văn của BT/2 vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét câu trả lời của các bạn.
- Các kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào ?
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp.
+ Câu giới thiệu : Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường Tiểu học Thành Công.
+ Câu nhận định : Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đặt câu trên bảng. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
+ Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai? 
Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi là gì?
- Suy nghĩ, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS nêu cho đến khi có câu trả lời đúng :
*Giống nhau: Bộ phận CN cùng trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì? con gì)
*Khác nhau:
 Câu kể Ai làm gì ? VN trả lời cho CH: Làm gì?
 Câu kể Ai thế nào? VN trả lời cho CH: Thế nào?
 Câu kể Ai là gì? VN trả lời cho câu hỏi: Là gì?
- Lắng nghe kết luận.
+ Câu kể Ai là gì ? Gồm có 2 bộ phận CN và VN. Bộ phận CN trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì ? Bộ phận VN trả lời cho câu hỏi Là gì ?
+ Câu kể Ai là gì dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
- HS đọc thành tiếng trước lớp
- HS tiếp nối đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ:
 + Bố em // là bác sĩ.
 + Chích bông // là con chim rất đáng yêu.
 + Hoa đào, hoa mai // là bạn của mùa xuân.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm vào giấy khổ to.
- HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài cho bạn.
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng giới thiệu về gia đình mình cho nhau nghe.
- Lắng nghe
- HS tiếp nối nhau giới thiệu về bạn hoặc gia đình mình trước lớp.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Bài 24: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu
- Kể được một câu chuyện về một hoạt động mình đã tham gia để góp phần giữ gìn xóm, làng xanh sạch đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc, tình tiết, hoạt động thành một câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về các phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. Dàn ý kể chuyện viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 đến 2 HS dưới lớp nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới:
 Giới thiệu bài
*GV giới thiệu:
 Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đề bài trang 58, SGK.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: em đã làm gì, xanh, sạch, đẹp.
- Gọi HS đọc phần gợi ý 1 trong SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 2 trên bảng.
b) Kể trong nhóm
- HS thực hành kể trong nhóm
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gợi ý cho HS nghe bạn kể hỏi các câu hỏi.
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi hai bạn những câu hỏi nhỏ để tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa.
- Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luôn có ý thức giữ gìn cho môi trường xung quanh mình luôn sạch, đẹp và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng trước lớp
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng phần gợi ý.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện kể về công việc mình đã làm.
- HS đọc thành tiếng trứơc lớp.
- HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của việc làm.
- HS thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa của việc làm được kể đến trong truyện.
Địa lí.
Tiết 24: thành phố cần thơ.
I. Mục tiêu
- Chỉ vị trí Cần Thơ trên bản đồ, kể tên các tỉnh tiếp giáp với TP Cần Thơ, các loại đường giao thông. 
- Trình bày được đặc điểm của TP Cần Thơ: là 1 trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng 
sông Cửu Long.
II. đồ dùng dạy - học
- Bản đồ, lược đồ ĐB sông Cửu Long, TP Cần Thơ.
- Tranh ảnh như trong SGK và sưu tầm được.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi, các bảng, bài tập.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
(?) Qua bài học về TP HCM, em biết được gì về TP này? 
2. Giới thiệu bài mới:
*Giáo viên giới thiệu bài
*Hoạt động 1: T.p ở trung tâm ĐB Sông Cửu Long
(?) TP Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? TP Cần Thơ giáp với tỉnh nào?
- Y/C HS lên chỉ trên lược đồ TP Cần Thơ, và nêu tên các tỉnh giáp với TP.
*Hoạt động 2: Trung tâm KT, VH, KH của ĐB Sông Cửu Long
 1.Có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ.
 2.Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho kinh tế của Cần Thơ.
 - Y/C HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, đọc sách và bằng hiểu biết của mình tìm dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ còn là trung tâm VH, KH của ĐB sông Cửu Long. 
- Y/C HS trả lời. 
(?) Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo và các cơ sở SX có sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các ngành nào? (ngành công nghiệp hay nông nghiệp)? 
(?) Có thể đến những nơi nào ở Cần Thơ để tham quan du lịch? 
- Y/C HS làm việc theo nhóm: dựa vào tranh ảnh được phát và SGK để trả lời câu hỏi:
(?) Có biết câu thơ nào nói về sự mến khách của vùng đất Cần Thơ không? GV có thể mở rộng: "gạo trắng nước trong" cho biết Cần Thơ có thế mạnh gì?
3. Củng cố - dặn dò:
- Y/C nêu nhận xét về TP Cần Thơ. 
- Y/C chỉ TP Cần Thơ trên bản đồ và một số địa danh du lịch? 
- HS trả lời (phần ghi nhớ)
- Lắng nghe.
- HS tô màu vào lược đồ theo hướng dẫn của GV.
+ TP Cần Thơ nằm bên dòng sông Hậu, các tỉnh giáp với TP Cần Thơ là Vĩnh Long, Đồng Tháp, An giang, Kiên Giang, Hậu Giang.
tên các tỉnh giáp với TP. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
1.Hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ chằng chịt, chia cắt TP ra nhiều phần. 
 2.Hệ thống này tạo điều kiện để TP Cần Thơ tiếp nhận và xuất đi các hàng nông sản, thuỷ sản.
- HS nghe và theo dõi minh hoạ trên lược đồ .
 + ở đây có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho ĐB sông Cửu Long. 
 + Là nơi SX máy nông nghiệp, phân bón thuốc trừ sâu. 
 + Có trường ĐH Cần Thơ và nhiều trường cao đẳng, các trường dạy nghề đào tạo nhiều cán bộ KH KT có chuyên môn giỏi.
- Các SP chủ yếu phục vụ ngành nông nghiệp.
- HS nghe
- Chợ Nổi, Bến Ninh Kiều, vườn cò, vườn chim, các khu miệt vườn ven sông và kênh rạch. 
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
- HS lắng nghe.
"Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai vô tới đó thì không muốn về"
- Cho biết Cần Thơ có nhiều lúa gạo, tôm cá.
- Đọc ghi nhớ trong SGK
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_24_2_cot_tong_hop.doc