Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC

VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I.Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy;biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù họp với nội dung thông báo tin vui.

 - Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn ,đặc biệt là an toàn giao thông.(trả lời đưôc các CH trong SGK).

- II.Chuẩn bị: - HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ

2. Kiểm tra:- Gọi:HS trả bi

H.Em hiểu như thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ”?

H. tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?

H. Cái đẹp thể hiện trong bài thơ là gì?

H. Nêy đại ý của bài.

- Gv nhận xét và ghi điểm.

3. Bài mới:

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT
CHĂM SÓC RAU, HOA 
I. Mục tiêu: 
 - Biết mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc ,rau hoa.
 - .Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau hoa.
 - Làm được một số công việc chăm sóc rau hoa.
II.Chuẩn bị:Gv và HS: Cây con rau, hoa 
	 Cuốc, dấm xới, bình tưới nước.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài, ghi đề bài.
1 : Thực hành chăm sóc rau, hoa.
- Yêu cầu một số Hs nhắc lại tên các công việc chăm sóc; mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc rau, hoa.
- Các Hs khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Yêu cầu Hs chuẩn bị dụng cụ để thực hành.
- Yêu cầu từng cá nhân thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Gv theo dõi và hướng dẫn thêm nếu thấy Hs còn lúng túng.
- Yêu cầu Hs làm vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
2 : Đánh giá kết quả.
-Yêu cầu Hs đánh giá kết quả lẫn nhau theo các tiêu chí sau:
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ lao động.
+ Thực hiện đúng các thao tác kĩ thuật.
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định. 
- Gv nhận xét, đánh giá chung và tuyên dương những Hs chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu và có thái độ học tập tốt.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
-3-4 Hs nhắc lại tên các công việc chăm sóc; mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc rau, hoa.
- Hs các bàn kiểm tra chéo vật liệu và dụng cụ lao động. 
- Hs thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Làm vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
- Các Hs đánh giá kết quả lẫn nhau theo các tiêu chí GV đưa ra.
- Theo dõi, lắng nghe.
4.Củng cố : - Yêu cầu Hs đọc nội dung phần ghi nhớ.
	- Liên hệ giáo dục Hs phải có ý thức học tập tốt để nắm vững những điều kiện, kĩ thuật để trồng, chăm sóc rau, hoa.
5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
TẬP ĐỌC
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy;biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù họp với nội dung thông báo tin vui..
 - Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn ,đặc biệt là an toàn giao thông.(trả lời đưôc các CH trong SGK). 
II.Chuẩn bị: - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ
2. Kiểm tra:- Gọi:HS trả bài
H.Em hiểu như thế nào là “ những em bé lớn trên lưng mẹ”?
H. tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?
H. Cái đẹp thể hiện trong bài thơ là gì?
H. Nêy đại ý của bài.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu Hs đọc thầm và thực hiện chia đoạn.
- Đ1: Từi đầu..sống an toàn.
 Đ2: Được phát động..Kiên Giang.
 Đ3 : Chỉ cần điểm giải ba.
 Đ 4: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS( lưu ý các từ ngữ dễ sai : UNICEP ; đông đảo, bảo hiểm, tươi tắn, rõ ràng, sâu sắc)
-Hướng dẫn Hs nghỉ hơi đúng ở các câu dài( dùng bút chì vạch vào SGK).
- Yêu cầu Hs tiếp tục luyện đọc .
- Sau lượt đọc thứ hai, yêu cầu HS đọc và giải thích một số từ ngữ có trong đoạn mình đọc theo gợi ý của SGK . 
- GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ nếu thấy Hs lúng túng, chưa hiểu nghĩa(UNICEP, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ngôn ngữ hội hoạ,)
 -GV tổ chức đọc nhóm đôi
 - vài nhóm thi đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài: giọng thôn báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
2: Tìm hiểu bài.
-- HS Đọc thầm.
 - Chủ đề của cuộc thi vẻ là gì?
- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
 - Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
 - Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? 
H. Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn. 
- Gv chốt cách đọc từng đoạn và hướng dẫn Hs đọc thể hiện: giọng thôn báo tin vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
Nhấn giọng ở các từ ngữ: nâng cao, đông đảo, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ, 50 000.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 ;2 theo nhóm bàn
- Gọi một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
 - Gv nhận xét, chấm điểm.
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Thực hiện chia đoạn bài văn.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Theo dõi cách nghỉ hơi ở những câu văn dài.
- HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc ngắt đúng giọng.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
 HS đọc nhóm đôi
 - vài nhóm thi đọc.
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe.
1.Chủ đề của cuộc thi vẽ là: Em muốn sống an toàn.
2. Cuộc thi vẽ đó được hưởng ứng rất sôi nổi:Chỉ trong 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tồ chức.
3. Các em có nhận thức tốt về chủ đề của cuộc thi: chỉ đểm tên của một số tác phẩm cũng thấy khiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Các tên tranh như : Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường,
4.Nững nhận xét thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em: Phòng trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cụa rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc, Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn 
ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.-
 +Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thận gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
- 3HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- 2 cặp HS xung phong đọc.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận
4.Củng cố: Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
	- Nhận xét tiết học.Gv kết hợp giáo dục HS.
5.Dặn dò : -Về nhà học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG.
I.Mục tiêu:
 Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
II.Đồ dùng dạy –học:
Gv và Hs : Chuẩn bị tranh /94,95 
III. Hoạt động dạy –học:
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Gọi HS trả lời
H.Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
H. Có thể làm cho bóng tối của vật thay đổi bằng cách nào?
- Gv nhận xét, ghi điểm cho Hs.
3. Bài mới:	
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trang 94, 95 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu Hs các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý.
- Gv theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Yêu cầu Hs trình bày. Các Hs khác theo dõi và bổ sung.
- Theo dõi, nhắc lại đề.
- HScác nhóm quan sát các hình trang 94, 95 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Hs các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý.
 Gv chốt:Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi .Mặt Trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người.
Ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến các quá trình sống khác của thực vật như hút nước, thoát hơi nước, hô hấp.
HĐ 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
- Yêu cầu Hs dựa vào vốn sống, thảo luận các nội dung sau:
1. Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những khu rừng thưa, được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động?
2. Kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng.
3. nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt.
-Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.
-Gv theo dõi, giúp đỡ thêm.
- Hs thảo luận.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Theo dõi, thực hiện nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
* Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau. Vì vậy, có những loài cây chỉ sống được ở những khu rừng thưa, các cánh đồng thoáng đãng, được chiếu sáng nhiều.Đó là những cây ưa sáng( VD: cây cho quả và hạt)
 Một số loài cây khác lạiưa sống ở nơi ít ánh sáng nên sống được ở trong rừng rậm, trong hang động.
Một số loài cây lại không thích hợp với ánh sáng mạnh nên cần được che nhờ bởi bóng của cây khác.
* Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt, người ta thường trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng.
4. Củng cố:- Yêu cầu Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
Thứ hai, ngày 22, tháng 2, năm 2010
ĐẠO ĐỨC
 GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG( Tiết 2)
I.Mục tiêu :	
- - Biết được vì sao phải bảo  ... ận xét phép trừ 2 phân số này.
H:Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu 1 em lên bảng quy đồng mẫu số hai phân số.. 
- Gv nhận xét.
-Học sinh quan sát
- Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
=> - 
..phép trừ 2 PS khác mẫu số.
..quy đồng mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số đó.
-Dưới lớp thực hiện nháp.
- = 
- Yêu cầu Hs nêu quy tắc trong SGK.
=> Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.
2 : Thực hành 
:Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu BT1.
Bài 3 :
1HS nêu BT3.
 Tóm tắt:
Một công viên có : 
diện tích đã trồngTrồng hoa : diện tích 
 hoa và cây xanh Trồng cây :diện tích ?
- 1HS nêu yêu cầu BT1
- HS làm vào vở:
a/ 
b/ 
 c/ 
d/ 
- 1HS nêu yêu cầu BT3
- HS làm vào vở:
Giải.
Phân số chỉ diện tích đã trồng cây xanh :
-=( diện tích)
Đáp số : diện tích
4.Củng cố : - Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : Xem lại bài, làm bài tập 2.
 Chuẩn bịbài tiếp theo. 
Thứ ba, ngày 23, tháng 2, năm 2010
CHÍNH TẢ( Nghe- viết )
Bài viết : HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng .bài CT ; trình bài đúng bài chính tả văn xuôi ;không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT2 a
II. Chuẩn bị :Gv : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
	 Hs : Xem trước nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
1.Ổn định	: Nề nếp đầu giờ.
2.Kiểm tra	:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài - ghi đề.
1 :Hướng dẫn chính tả.
- Gọi 1 em đọc bài” Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân “.HS khác theo dõi SGK 
H.Đoạn văn này nói về ai ?
- Yêu cầu Hs tìm và nêu những danh từ riêng có trong bài.
-Yêu cầu HS tìm những từ khó trong đoạn viết.
- GV nêu thêm một số tiếng HS hay viết sai: Tô Ngọc Vân,Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, Cách mạng tháng Tám, ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Điện Biên Phủ .
- Gọi 2 HS lên bảng viết , HS lớp viết nháp.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
-GV kết hợp phân tích, giải nghĩa một số từ.
Hoả tuyến, nghệ sĩ, dân công, lịch sử 
Viết đúng các danh từ riêng có trong bài.
Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng. 
 Gv đọc cho HS dò lại 
2 : Thực hành viết bài.
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày bài .
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài
- GV - yêu cầu Hs trao đổi vở và thực hiện sửa bài theo hướng dẫn.
- Chấm bài - yêu cầu HS sửa lỗi
-Gv hướng dẫn thêm trước lớp các lỗi Hs thường mắc phải. 
- GV nhận xét chung.
3 : Luyện tập
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.2/ a 
-
- Theo dõi, lắng nghe.
-1 em đọc, lớp theo dõi,đọc thầm theo.
- Trả lời câu hỏi: 
- Đoạn văn này nói về Tô Ngọc Vân.
- Học sinh tìm các từ khó trong bài.
- HS thực hiện viết vào nháp, đổi vở phát hiện bạn viết sai.
- Hs thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai. Đọc lại các từ khó.
 Hs lắng nghe
- Hs viết bài vào vở
- Thực hiện trao đổi vở sửa lỗi.
- Nộp vơ û
- Theo dõi, lắng nghe.
- 2 em đọc yêu cầu bài tập và thực hiện vào vở.
- HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Thực hiện sửa bài nếu sai.
Bài 2 :a) Kể chuyện- truyện –câu chuyện – truyện – kể chuyện – đọc truuyện.
4.Củng cố: Nhấn mạnh những chỗ HS cả lớp hay mắc sai lỗi.
	 Cho HS xem những bài viết đẹp, nhận xét tiết học .
5. Dặn dò: Về nhà sửa bài, làm bài 2b; BT 3 vào vở bài tập.Chuẩn bị bàiTOÁN
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
Thực hiện được phép trừ hai phân số , trừ một số tự nhiên cho một phân số , trừ một phân số cho một số tự nhiên..
II.Chuần bị: Gv :Các bài tập 
 Hs : Xem trước nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định :Hát 
2.Bài cũ: 
- Yêu cầu Hs sửa các bài tập trong vở bài tập Toán lên bảng.
 - Gv nhận xét, sửa bài và ghi điểm cho HS.
3.Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài.
1 : Củng cố kiến thức
- Yêu cầu Hs ôn tập các kiến thức (theo nhóm đôi).
- Yêu cầu từng thành viên trong nhóm thực hiện : nêu cách trừ hai số trong trường hợp hai phân số có mẫu số giống nhau và khác nhau.
- Gv nhận xét.
2 : luyện tập: 
 Bài 1:
 1HS nêu yêu cầu BT
Bài 2
 1HS nêu yêu cầu BT
Bài 3
 1HS nêu yêu cầu BT
- Theo dõi, lắng nghe.
- Hs các kiến thức đã học về phân số.
-3-4 nhóm thực hiện hỏi- đáp trước lớp.
-1 HS nêu yêu cầu BT
- Thực hiện bài tập vào vở
.
a/ 
b/ 
c/ 
-1 HS nêu yêu cầu BT
- Thực hiện bài tập vào vở
a/ 
b/ 
c/ 
-1 HS nêu yêu cầu BT
- Thực hiện bài tập vào vở
a/ 2 - 
b/ 5- 
c/ 
4.Củng cố : - Gọi HS nhắc lại nội dung tiết học.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : Xem lại bài, làm BT 2 d; B T4 ;BT5 
 Chuẩn bị bài tiếp theo. 
Thứ sáu, ngày 26, tháng 2, năm 2010
TẬP LÀM VĂN
TÓM TẮT TIN TỨC 
I. Mục tiêu:
. - Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức (ND Ghi nhớ )
 - Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin (BT1, BT2, mục III )
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ.
	 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp – Hát đầu giờ .
2.Kiểm tra: Gọi : HS trả lời
Yêu cầu lần lượt 4 Hs đọc nối tiếp 4 đoạn văn đã được viết hoàn chỉnh.
Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
 Hoạt động học của HS
-Giới thiệu bài- ghi bảng.
1:Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Gv giới thiệu bài tập 1a( phần nhận xét).
-Yêu cầu Hs đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, xác định đoạn của bản tin. 
- Yêu cầu Hs trình bày. Các Hs khác nhận xét và bổ sung.
- Yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm bàn , thực hiện yêu cầu b. Sau đó ghi vào phiếu các ý thảo luận được.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày . Các Hs khác theo dõi và nhận xét .
- Gv nhận xét và chốt các ý, dán phiếu ghi kết quả:
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS đocï bài văn – thực hiện các yêu cầu.
có 4 đoạn ( mỗi lần chấm xuống dòmg là một đoạn)
Các Hs khác theo dõi, đọc thầm.
- Hs trao đổi theo nhóm bàn .
- 3-4 nhóm lần lượt trình bày. Các Hs khác theo dõi, nhận xét.
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết 
 UNICEP, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.
2
3
Nội dung, kết quả cuộc thi 
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Trong 4 tháng có 50 000 bức tranh của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về 
an toàn rất phong phú.an toàn rất phong phú.
4
Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
- Yêu cầu Hs thực hiện yêu cầu c. 
- Yêu cầu Hs lần lượt trình bày . Các Hs khác theo dõi và nhận xét .
- Gv nhận xét và chốt các ý, dán phiếu ghi kết quả:
- Hs thực hiện yêu cầu c. 
- Hs lần lượt trình bày trước lớp.
Vẽ về cuộc sống an toàn
 UNICEP, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn. Trong 4 tháng 
( từ tháng 4- 2001) có 50 000 bức tranh của thiếu nhi khắp nơi gửi đến .Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
- Gv giới thiệu bài tập 2.
- Yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm đôi .
- Yêu cầu Hs trình bày , các Hs khác nhận xét và rút ra ghi nhớ.
- Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ/ 63
- Hs trao đổi theo nhóm đôi .
- Hs trình bày, các Hs khác nhận xét
4 Hs đọc ghi nhớ.
HĐ 2:Luyện tập
- Gv giới thiệu bài tập 1.
-Yêu cầu Hs đọc bản tin Vịnh Hạ long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 
- Yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm bàn , thực hiện tóm tắt bản tin. Sau đó ghi vào phiếu các ý thảo luận được.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày . Các Hs khác theo dõi và nhận xét .
- Gv nhận xét và chốt các ý, dán phiếu ghi kết quả:
- HS đocï bài văn – thực hiện các yêu cầu.
- Hs trao đổi theo nhóm bàn .
- 3-4 nhóm lần lượt trình bày. Các Hs khác theo dõi, nhận xét.
 Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Quyết định trên của UNESCO được công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 11-12-2000.
- Gv giới thiệu bài tập 2.
* Lưu ý : Cần tóm tắt bản tin bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng.
-Yêu cầu Hs đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn ( 6 dòng chữ in đậm)
- Yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm bàn , thực hiện tóm tắt bản tin. Sau đó ghi vào phiếu các ý thảo luận được.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày . Các Hs khác theo dõi và nhận xét .
- Gv nhận xét và chốt các ý, dán phiếu ghi kết quả:
- HS đocï bài văn – thực hiện các yêu cầu.
- Hs trao đổi theo nhóm bàn .
- 3-4 nhóm lần lượt trình bày. Các Hs khác theo dõi, nhận xét.
17-11-1994, vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
29-11-2000, vịnh Hạ Long lại được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về địa chất, địa mạo.
Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên đất nước mình.
4. Củng cố:- Nhận xét , tuyên dương những em viết đoạn văn hay và nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập vào vở. 
	 Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 lop 4(8).doc