Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 2 cột đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 2 cột đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số.

2.Kĩ năng:

- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số

II.CHUẨN BỊ:

- Vở

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 40 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 2 cột đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Tập đọc
BÀI: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông & biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép).
Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
8 phút
8 phút
8 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng 
trên báo Đại Đoàn Kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép.
GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
GV: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin. 
GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ (minh hoạ bản tin trong SGK); giúp HS hiểu các từ mới & khó trong bài; lưu ý HS cách ngắt nghỉ hơi
GV đọc mẫu bản tin
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
GV chốt lại: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng:
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu & những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn HS cách đọc đúng bản tin: nhanh, vui.
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Được phát động từ tháng 4  Cần Thơ, Kiên Giang )
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá. 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh
2 HS đọc 6 dòng mở bài
Từng nhóm HS đọc 4 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Em muốn sống an toàn.
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức.
Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ, 
Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. 
HS đọc thầm 6 dòng in đậm ở đầu bản tin, phát biểu. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
Tranh minh hoạ 
SGK
Bảng phụ
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: 
Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng & bước đầu vận dụng.
Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng & bước đầu vận dụng.
Lưu ý: các tính chất của phép cộng phân số chỉ giới thiệu qua các phép tính cụ thể, để HS biết thực hành.
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
5 phút
22 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu tính chất của phép cộng phân số
Bài tập 1:
Tính & so sánh các kết quả
Yêu cầu HS nêu nhận xét khi đổi chỗ hai phân số thì kết quả như thế nào?
Tương tự đối với phần b.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 2:
Sau khi HS làm xong, cần nói tại sao lại điền được phân số vào chỗ chấm.
Bài tập 3: Tính theo cách hợp lí nhất
- Đổi chỗ phân số, cộng, rút gọn phân số tìm được.
- Cộng phân số đầu với tổng 2 phân số sau, rút gọn phân số vừa tìm được.
- Tổng hai phân số đầu cộng với phân số cuối, rút gọn phân số tìm được.
Bài tập 4:
Yêu cầu HS tự làm.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Phép trừ phân số
HS sửa bài
HS nhận xét
Khi đổi chỗ hai phân số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
HS làm bài & giải thích
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
Vở 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Khoa học
BÀI 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 1) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS biết:
Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Nêu ví cụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 94, 95
Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
10 phút
5 phút
Khởi động
Bài cũ: Bóng tối 
Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Mục tiêu: HS biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95
Bước 2:
GV đi đến nhóm kiểm tra và giúp đỡ
GV có thể gợi ý câu 3: ngoài vai trò giúp cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như hút nước, thoát hơi nước, hô hấp
Bước 3:
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 95 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật 
Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt vấn đề: cây xanh không thể thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loại cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
Bước 2:
GV nêu câu hỏi cho nhóm thảo luận:
Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồngđược chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động?
Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng
Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt 
Kết luận của GV:
Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loại cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Anh sáng cần cho sự sống (tt)
HS trả lời
HS nhận xét
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, thảo luận các câu hỏi
Các nhóm làm việc, thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (mỗi nhóm chỉ trình bày một câu)
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS thảo luận các câu hỏi
Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau. Vì vậy có những loài cây chỉ sống ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, đó là những cây ưa sáng. Một số loài cây khác ưa sống ở nơi ít ánh sáng nên có thể sống được trong hang động. Một số loài cây không thích hợp với ánh sáng mạnh nên cần được che bớt nhờ bóng của cây khác
Những cây cho quả và hạt cần được chiếu ánh sáng nhiều. Khi trồng những loại cây đó, người ta phải chú ý đến những khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che khuất ánh sáng của cây kia
Để tận dụng đất trồng và giúp cho các cây phát triển tốt, người ta thường trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng 
Hình, phiếu học tập
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 25
Môn: Đạo đức
BÀI: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
HS hiểu:
Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
2.Kĩ năng:
HS biết những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
3. Thái độ:
Biết tôn trọng, giữ gìn & bảo vệ các công trình công cộng.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Phiếu điều tra
Mỗi HS một tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
12 phút
13 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Báo cáo về kết quả điều tra (bài tập 4)
GV yêu cầu các nhóm báo cáo về kết quả điều tra
GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 3)
GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
GV yêu cầu HS giải thích lí do
GV kết luận:
Các ý kiến (a) là đúng. 
Ý kiến (b), (c) là sai 
Củng cố 
GV kết luận chung
Yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ.
Dặn dò: 
Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
Chuẩn bị bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
HS nêu
HS nhận xét
Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình  ... gữ trong câu kể Ai là gì?
2 HS làm lại BT3 – dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu với các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
HS nhận xét
1 HS đọc yêu cầu của BT trong SGK.
HS đọc thầm lại các câu văn, trao đổi với bạn, lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
+ Đoạn văn này có 4 câu.
+ Em là cháu bác Tự.
Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được:
+ là cháu bác Tự.
+ Vị ngữ.
Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét. Sửa bài theo ý kiến đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS phát biểu ý kiến.
1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa màu (in hình & viết tên các con vật ở cột A) với từ ngữ ở cột B, tạo thành câu hoàn chỉnh.
2 HS đọc lại kết quả làm bài.
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS tiếp nối nhau đặt câu cho VN là một thành phố lớn.
HS nhận xét. Tương tự như thế với các vị ngữ còn lại.
Phiếu rời
Bảng lớp
Bìa màu
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS
Củng cố, luyện tập phép trừ hai phân số.
Biết cách trừ hai, ba phân số.
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
8 phút
18 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Phép trừ phân số (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Củng cố về phép trừ phân số
GV ghi bảng: 
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc trừ hai phân số khác mẫu số, thực hiện phép trừ.
GV lưu ý HS phát biểu chính xác, tính đúng.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS làm xong tự đổi vở để kiểm tra.
Bài tập 2:
Yêu cầu 2 HS lên làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Bài tập 3:
- GV làm mẫu cho HS theo 2 cách khác nhau.
Cách 1: Thực hiện từ trái sang phải.
 = 
Cách 2: Đổi chỗ các số hạng
 = 
Bài tập 4:
Chú ý HS chọn câu lời giải cho phù hợp
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nhắc lại quy tắc, thực hiện phép trừ.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa bài
HS quan sát mẫu
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Vở 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Khoa học
BÀI 48: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 2) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể: nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 96, 97
Một khăn tay sạch có thể bịt mắt
Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4
Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
10 phút
12 phút
5 phút
Khởi động
Bài cũ: Anh sáng cần cho sự sống
Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Nhu cầu về ánh sáng của thực vật như thế nào? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Khởi động: trước khi vào tiết học, GV cho HS chơi trò bịt mắt đoán số. Sau khi kết thúc trò chơi, GV hỏi:
Những bạn đóng vai người bị bịt mắt cảm thấy thế nào?
Các bạn bị bịt mắt có dễ dàng đoán được số không?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
Mục tiêu: HS nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS họp nhóm đôi tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người
Bước 2:
Sau khi thu được ý kiến, GV yêu cầu vài HS đọc
GV và HS sắp xếp các ý kiến vào các nhóm: nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc; nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khoả con người
Lưu ý: nếu không có HS nào nói được vai trò cùa ánh sáng đối với sức khoẻ con người, GV có thể nêu: ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau, trong đó có một loại tia giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẻ trở nên nguy hiểm nếu chúng ta ở ngoài nắng quá lâu 
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết
Hoạt động 2: tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật 
Mục tiêu: HS kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật; nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loại động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi
Cách tiến hành:
GV nêu cầu hỏi thảo luận và yêu cầu HS thảo luận nhóm 6
Kể tên một số loài động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
GV yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 câu
Kết luận của GV:
Như mục bạn cần biết 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Anh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS tìm ví dụ và viết ý kiến trên thẻ từ
Vài HS đọc
GV và HS phân loại ý kiến
HS thảo luận nhóm 6 các câu hỏi
Động vật kiếm ăn ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú; động vật kiếm ăn ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai
Mắt của các động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy, chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh
Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng, tối (trắng, đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối
Khăn bịt mắt
Thẻ từ 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS
Rèn kĩ năng cộng & trừ phân số.
Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ phân số.
II.CHUẨN BỊ:
Vở 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
8 phút
22 phút
4 phút
Khởi động:
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Tìm thành phần chưa biết của phép tính
Bài tập 1:
Gọi HS nói y là thành phần nào trong phép tính?
Cách tìm y như thế nào? Thực hành tính.
Hoạt động 2: Thực hiện dãy tính trừ
Bài tập 2:
Cho HS tự làm, so sánh kết quả, rút ra quy tắc tương tự trừ số tự nhiên: Khi trừ một phân số cho một tổng hai phân số, ta có thể lấy phân số đã cho lần lượt trừ đi từng phân số của tổng.
Bài tập 3:
- Mục đích là giúp HS vận dụng quy tắc trên một cách sáng tạo để có thể tính kết quả một cách linh hoạt.
- Tương tự cho HS làm phần b
Bài tập 4:
Cho HS tự làm vào vở
Nếu còn thời gian, có thể cho HS làm bài tập sau: Một lọ hoa gồm có 3 loại hoa. Trong đó số bông hoa là hoa hồng đỏ, số bông hoa là hoa hồng vàng, còn lại là các bông hoa cúc. Hỏi số bông hoa cúc chiếm bao nhiêu phần số bông hoa trong lọ? (Đâylà bài toán hợp dành cho HS khá giỏi, không yêu cầu cả lớp làm xong ngay tại lớp)
Củng cố - Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Phép nhân phân số
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu & thực hành tính
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Vở
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Địa lí
BÀI: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết thành phố Hồ Chí Minh:
Là thành phố lớn nhất cả nước & là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn.
2.Kĩ năng:
HS chỉ được vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.
Biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
3.Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu về thành phố Hồ Chí Minh & góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ hành chính, công nghiệp giao thông Việt Nam.
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
8 phút
8 phút
8 phút
3 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy & hải sản lớn nhất cả nước?
Từ số liệu trong bài, vẽ biểu đồ hình vuông thể hiện số phần thủy, hải sản của đồng bằng Nam Bộ so với cả nước?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Thành phố nằm bên sông nào? Cách biển bao xa?
Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi
Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Củng cố 
GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được 
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
HS chỉ vị trí & mô tả tổng hợp về vị trí của thành phố Hồ Chí Minh.
HS quan sát bảng số liệu trong SGK để nhận xét về diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh.
HS thực hiện so sánh.
HS thảo luận nhóm đôi
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh
HS thi đua.
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoan chinh tuan 24.doc