Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản đẹp 3 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản đẹp 3 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.MỤC TIÊU:

- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. ( bài 1, 3)

II.CHUẨN BỊ:

 - Vở, bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 31 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản đẹp 3 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 24
Thứ 
 Ngày
Môn
Bài dạy
Hai
22/02/2010
Chào cờ
MT
AV
TĐ
TOÁN
Vẽ về cuộc sống an toàn.
Luyện tập
Ba
23/02/2010
KH
TOÁN
AV
ĐL
Ánh sáng cần cho sự sống (tt)
Phép trừ phân số
Thành phố Cần Thơ.
Tư
24/02/2010
TD
HÁT
TĐ
TOÁN
Đoàn thuyền đánh cá.
Phép trừ phân số (tt)
Năm
25/02/2010
TOÁN
LTVC
TLV
KT
Luyện tập
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì.
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
Chăm sóc rau hoa (t 1)
Sáu
26/02/2010
TLV
TOÁN
TD
LS
Tóm tắt tin tức.
Luyện tập chung.
Oân tập
Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2010
Môn: Tập đọc
BÀI: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.MỤC TIÊU:
Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông .
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
10 phút
10 phút
8 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: Hát
Bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV ghi bảng: UNICEF, đọc u-ni-xép.
GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
GV: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin. 
GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ (minh hoạ bản tin trong SGK); giúp HS hiểu các từ mới & khó trong bài; lưu ý HS cách ngắt nghỉ hơi
GV đọc mẫu bản tin
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
GV chốt lại: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng:
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu & những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đ văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn HS cách đọc đúng bản tin: nhanh, vui.
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đ văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Được phát động từ tháng 4  Cần Thơ, Kiên Giang )
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố : HS nêu nội dung bài.
 - Dặn dò: 
GV nhận xét HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá. 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
Cả lớp đọc đồng thanh
2 HS đọc 6 dòng mở bài
Từng nhóm HS đọc 4 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Em muốn sống an toàn.
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức.
Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ, 
Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. 
HS đọc thầm 6 dòng in đậm ở đầu bản tin, phát biểu. 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
Môn: Toán
 BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên. ( bài 1, 3)
II.CHUẨN BỊ:
 - Vở, bảng phụ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút 
3 phút
28 phút
12 phút
16 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: Hát
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu tính chất của phép cộng phân số
Bài tập 1:
Tính & so sánh các kết quả
Yêu cầu HS nêu nhận xét khi đổi chỗ hai phân số thì kết quả như thế nào?
Tương tự đối với phần b.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập1:
- Tính ( theo mẫu)
Bài tập 3:
GV hướng dẫn.
Củng cố : HS nêu dung.
NX - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Phép trừ phân số
HS sửa bài
HS nhận xét
Khi đổi chỗ hai phân số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
HS làm bài & giải thích
HS sửa & thống nhất kết quả
-a) 3 + 
-b) 
-c) 
HS làm bài
HS sửa
 Giải
Nữa chu vi của hình chữ nhật là (m)
 Đáp số: (m)
Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2010
Môn: Khoa học
 BÀI 48: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 2) 
I.MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể: Nêu được vai trò của ánh sáng :
 + Đối với đời sống của con người : có thức ăn, sưởi ấm , sức khỏe.
 + Đối với thực vật : di chuyển , kiếm ăn, tránh kẻ thù.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 96, 97
Một khăn tay sạch có thể bịt mắt
Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4
Phiếu học tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
2 phút
13 phút
13 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: Hát
Bài cũ: Aùnh sáng cần cho sự sống
Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Nhu cầu về ánh sáng của thực vật như thế nào? 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Khởi động: trước khi vào tiết học, GV cho HS chơi trò bịt mắt đoán số. Sau khi kết thúc trò chơi, GV hỏi:
Những bạn đóng vai người bị bịt mắt cảm thấy thế nào?
Các bạn bị bịt mắt có dễ dàng đoán được số không?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS họp nhóm đôi tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người
Bước 2:
Sau khi thu được ý kiến, GV yêu cầu vài HS đọc
GV và HS sắp xếp các ý kiến vào các nhóm: nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc; nhóm ý kiến nói về vai trò của ánh sáng đối với sức khoả con người
Lưu ý: nếu không có HS nào nói được vai trò cùa ánh sáng đối với sức khoẻ con người, GV có thể nêu: ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau, trong đó có một loại tia giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẻ trở nên nguy hiểm nếu chúng ta ở ngoài nắng quá lâu 
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết
Hoạt động 2: tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật 
Cách tiến hành:
GV nêu cầu hỏi thảo luận và yêu cầu HS thảo luận nhóm 6
Kể tên một số loài động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
GV yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 câu
Kết luận của GV: Như mục bạn cần biết 
Củng cố : HS nêu nội dung.
NX – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS tìm ví dụ và viết ý kiến vào bảng.
Vài HS đọc
GV và HS phân loại ý kiến
HS thảo luận nhóm 6 các câu hỏi
Động vật kiếm ăn ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú; động vật kiếm ăn ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai
Mắt của các động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước và màu sắc của các vật. Vì vậy, chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh
Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng, tối (trắng, đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối
- Thắp điện vào ban đêm.
 Môn: Toán
BÀI: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
- Biết trừ hai phân số cùng mẫu số. ( bài 1, 2a,b)
II.CHUẨN BỊ:
 - Vở , bảng phụ, băng giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
10 phút
10 phút
10 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
- HS làm bài và sửa bài.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Thực hành trên băng giấy
Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK
Yêu cầu HS 2 lấy băng giấy, dùng thước chia băng giấy thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần.
Đã cắt lấy mấy phần của băng giấy?
Đọc phân số thể hiện  ...  hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
II. CHUẨN BỊ: 
- Vườn đã trồng rau, hoa. Dầm xới hoặc cuốc. Bình tưới nước. Rổ đựng cỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
1 phút
13 phút
14 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: Hát
Bài cũ: Trồng cây rau , hoa. 
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
- Sau khi gieo, trồngcây rau, hoa phải được chăm sóc như tỉa cây, tưới nước, làm cỏ, vun xới Chăm sóc tốt sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về các công việc chăm sóc cây.
Hoạt động1: Tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây 
 1. Tưới nước cho cây:
GV yêu cầu HS ôn lại kiến thức cũ.
GV hỏi: Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Trong hình 1 (SGK) người ta tưới cho rau, hoa bằng cách nào?
GV nhận xét kết luận: Tưới bằng vòi phun làm không khí và đất xung quanh đều ẩm. Mất ít công sức, hạt nước rơi nhanh nên đất ít bị đóng váng nhưng phức tạp, đòi hỏi phải có máy bơm và ống phun nước.
Tưới bằng bình có vòi hoa sen nhẹ nhàng, dễ thực hiện nhưng lâu hơn và dễ làm đất bị đóng váng sau khi tưới.
Nên tưới nước lúc trời râm
GV làm mẫu.
2. Tỉa cây:
- GV hướng dẫn HS tỉa cây chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, bị sâu bệnh. Nếu gieo hạt theo hốc tỉa cây nhỏ yếu, chỉ để lại mỗi hốc 1 cây. Nếu gieo theo hàng thì tỉa để cho khoảng cách thích hợp.
3. Làm cỏ:
- Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, hoa bằng cách nào?
- Tại sao phải diệt cỏ vào ngày nắng?
- Làm cỏ bằng dụng cụ gì?
GV kết luận: Làm cỏ nên dùng dầm xới đào sâu xuống để loại bỏ hết thân ngầm và rễ cỏ. Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc. Làm xong bỏ gọn để phơi khô hoặc đốt.
4. Vun xới cho rau hoa:
 - GV hướng dẫn quan sát hình 3, nêu dụng cụ vun xới và cách xới đất.
- GV làm mẫu
Củng cố : HS nêu nội dung.
NX - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Chăm sóc rau, hoa. ( tiết 2)
2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS nhận xét
HS đọc nội dung bài.
HS lắng nghe
- HS trả lời.
HS chú ý. 1,2 HS làm lại thao tác tưới nước.
- Nhổ cỏ
- Cỏ mau khô
- Cuốc hoặc dầm xới.
- HS chú ý: 
+ Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát.
+ Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ và vun đất vào gốc không vun quá cao làm lấp thân cây. 
Thứ sáu, ngày 26 tháng 2 năm 2009
Môn: Tập làm văn 
BÀI: TÓM TẮT TIN TỨC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức. ( ND ghi nhớ)
Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin.(BT 1,2, mục III) 
** HS tóm tắt bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thế giới. Qua đó thấy được giá trị cao quý của cảnh vật thiên nhiên trên đất nước ta.
II.CHUẨN BỊ:
Một tờ giấy viết lời giải BT1 (phần Nhận xét).
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.
UNICEF, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.
2
Nội dung, kết quả cuộc thi. 
Trong 4 tháng có 50 000 bức tranh thiếu nhi gửi đến.
3
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.
4
Năng lực hội họa của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. 
- Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
14 phút
14 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
Yêu cầu a: GV chốt lại 4 đoạn của bản tin (xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
Yêu cầu b: GV dán tờ giấy đã ghi phương án trả lời.
Yêu cầu c: GV dán tờ giấy đã ghi 1 phương án tóm tắt (3 câu): 
Vẽ về cuộc sống an toàn
UNICEF và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn. Trong 4 tháng (từ tháng 4 – 2001), đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi khắp thế giới gửi đến. Các bức tranh cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú, tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
Bài tập 2: GV hướng dẫn trao đổi, đi đến kết luận nêu trong phần ghi nhớ. 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
- GV phát giấy khổ rộng cho vài HS khá giỏi.
GV mời những HS làm bài trên giấy trình bày kết quả.
GV cùng HS nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
** HS tóm tắt bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thế giới. Qua đó thấy được giá trị cao quý của cảnh vật thiên nhiên trên đất nước ta.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV lưu ý HS cần tóm tắt bản tin theo cách thứ 2 – trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng. 
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
Củng cố :
Yêu cầu 1 HS nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức. 
NX - Dặn dò: 
GV nhận xét .Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở 
2 HS đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh. 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của BT1
Yêu cầu a: 
+ HS đọc thầm bản tin
+ Xác định đoạn của bản tin
+ HS phát biểu
Yêu cầu b:
+ HS trao đổi với bạn, thực hiện yêu cầu b, viết vào vở nháp.
+ HS đọc kết quả trao đổi trước lớp: các sự việc chính, tóm tắt mỗi đoạn. 
Yêu cầu c:
+ HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin. 
+ HS phát biểu.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS trao đổi, cùng đi đến kết luận như phần ghi nhớ.
- 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ 
1 HS đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, để nhớ cách tóm tắt thứ hai (tóm tắt bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật nhằm gây ấn tượng, giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được thông tin).
- HS đọc nội dung bài tập.
HS phát biểu ý kiến.
Những HS làm bài trên giấy trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
- HS đọc yêu cầu bài tập
HS đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, cùng bạn trao đổi, đưa ra phương án tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Một số HS làm bài trên giấy khổ rộng. 
HS phát biểu ý kiến
Những HS làm bài trên giấy khổ rộng trình bày cách tóm tắt của mình.Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
Môn: Toán
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Thực hiện được cộng & trừ hai phân số, cộng ( trừ ) một số tự nhiên với một phân số, cộng (trừ) một phân số với một số tự nhiên.
Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ phân số.(BT 1b,c,2b,c.3)
II.CHUẨN BỊ:
 - Vở 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các hđ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Thực hành.
Bài tập 1: Tính
Bài 1a,d giảm.
Bài tập 2:
Bài 2a,d giảm.
Bài tập 3: Tìm x
Bài tập 4:Giảm.
Bài 5: Giảm ( dành cho hs khá giỏi)
Củng cố : HS nêu nội dung bài.
NX - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Phép nhân phân số
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu & thực hành tính
b) 
c) 
- HS làm bài. HS sửa & thống nhất kết quả
- HS làm bài. HS sửa
b) 
c) 1 + 
- HS làm bài. HS sửa bài
x + 
x = 
 x = 
Bài 3b) 17/4 ; 3c) 45/6
Giải
Số hs học tiếng anh và tin học là 
2/5+3/7=29/35
 Đáp số: 29/35
Môn: Lịch sử
 BÀI: ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ( thế kỉ XV) ( tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện).
Ví dụ: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất,
HS kể tên một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê ( thế kỉ XV )
II.CHUẨN BỊ:
Bảng thời gian
Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
3 phút
28 phút
14 phút
14 phút
2 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Văn học và khoa học thời Hậu Lê.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV gắn lên bảng bảng thời gian & yêu cầu HS ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị 2 nội dung (mục 2 & mục 3, SGK)
- GV nhận xét, kết luận.
Củng cố: HS nêu nội dung bài.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh
HS lên bảng ghi nội dung
HS nhận xét
- Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo
HS nhận xét
Ngày..tháng 2 năm 2010
Duyệt của BGH
Ngày .. tháng 2 năm 2010
Người soạn.
 Nguyễn Thị Thơm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_24_ban_dep_3_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc