Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Minh Sang - Trường Tiểu học Tân Phong B

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Minh Sang - Trường Tiểu học Tân Phong B

TIẾT 24: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

- HS biết những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

- Biết tôn trọng, giữ gìn & bảo vệ các công trình công cộng.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Phiếu điều tra

- HS: Mỗi HS một tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Minh Sang - Trường Tiểu học Tân Phong B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai.
NS: 22.02.09
ND: 23.02.09
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 24: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
- HS biết những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
- Biết tôn trọng, giữ gìn & bảo vệ các công trình công cộng.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu điều tra
- HS: Mỗi HS một tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
GV nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Báo cáo về kết quả điều tra (BT 4)
GV yêu cầu các nhóm báo cáo về kết quả điều tra
GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến(BT 3)
GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối
+ Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2
GV yêu cầu HS giải thích lí do
GV kết luận:
3.Củng cố Dặn dò:
Yêu cầu vài HS đọc ghi nhớ.
Thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
HS nêu
HS nhận xét
Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình & nguyên nhân
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
-HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước
HS giải thích lí do & thảo luận chung cả lớp
 Ýù kiến (a) là đúng. 
Ý kiến (b), (c) là sai 
2HS đọc ghi nhớ bài
RKN:
TẬP ĐỌC
TIẾT 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN 
I.MỤC TIÊU
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông & biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. 
- HS đọc lưu loát toàn bài.Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép).Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui)– giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khánhanh. 
- Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau. 
- HTĐB:Giúp HS yếu đọc trôi chảy 1 đoạn của bài và hiểu ý nghĩa của bài.
II.CHUẨN BỊ:Tranh minh hoạ 
-GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả GV nhận xét & chấm điểm
2.Bài mới: Giới thiệu bài:Vẽ về cuộc sống an 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
 GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc mẫu bản tin
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
GV chia nhóm để các em đọc bài và trả lời câu hỏi.
Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
GV chốt lại: 
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Được phát động từ tháng 4  Cần Thơ, Kiên Giang )
GV hướng dẫn HS cách đọc đúng bản tin: nhanh, vui.
3.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá. 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
-1 HS đọc lại toàn bài
+ HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải 
2 HS đọc lại toàn bài
- Em muốn sống an toàn.
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu & những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
1-2 HS đọc trước lớp
RKN:
KHOA HỌC 
TIẾT 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 1) 
I.MỤC TIÊU:
- Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
- Nêu ví cụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt
- HS ham tìm hiểu khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Hình trang 94, 95
- GV: Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào? GV nhận xét, chấm điểm 
2.Bài mới:Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Mục tiêu: HS biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Cách tiến hành:GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95.
GV đi đến nhóm kiểm tra và giúp đỡ
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 95 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật 
Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt 
Cách tiến hành:- GV nêu câu hỏi cho nhóm thảo luận. Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt
Kết luận của GV:
3.Củng cố – Dặn dò:
Cho biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ánh sáng cần cho sự sống (tt)
HS trả lời
HS nhận xét 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, thảo luận các câu hỏi
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 95 SGK 
HS thảo luận các câu hỏi
Để tận dụng đất trồng và giúp cho các cây phát triển tốt, người ta thường trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng một thửa ruộng 
RKN:
TOÁN
TIẾT 116: LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU:
-Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số & bước đầu vận dụng.
- Rèn kĩ năng cộng phân số 
-HS biết áp dụng vào giải toán
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Trong giờ học này,các em sẽ tiếp tục luyện tập về phép cộng phân số.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài tập yêu cầu ta điều gì?
GV yêu cầu HS cả lớp làm nháp + 2HS lên bảng 
-GV cùng HS sửa bài - nhận xét 
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
GV yêu cầu HS nhắc lại t/c kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. 
-GV HD HS điền vào chỗ chấm.
-GV yêu cầu HS tính và so sánh.
-Cho HS rút ra nhận xét như SGK
-GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm, sửa bài,nhận xét 
2.Củng cố Dặn dò: 
Nêu tính chất kết hợp của phân số 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Phép trừ phân số
-HS nghe.
-HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tính (theo mẫu)
2HS lên bảng làm bài
- HS đọc yêu cầu bài tập 
HS nhắc.
* Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba,ta có thể cộng phân số thứ nhất với phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- HS đọc đề bài, ghi tóm tắt và giải vào vở + 1HS giải vào bảng phụ.
Tóm tắt:
Chiều dài:m. Chiều rộng:m
Nửa chu vi:m?
Bài giải:
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
(m)
Đáp số: m
-HS nêu
RKN:
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
I. MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 23 ,đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 24.
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.
II. NỘI DUNG 
 1. Điểm lại tình hình tuần 23
 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần
 * GV nhận xét chung
Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.
Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
HS đã chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.
Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
 Chấp hành tốt an toàn giao thông.
 * Một số tồn tại:
Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học 
Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ 
 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau
 2. Kế hoạch tuần 24
Tiếp tục ổn định nề nếp hát đầu giờ, nề nếp học tập, nề nếp truy bài đầu giờ.
Nhắc HS rèn chữ viết , giữ sách vở, áo quần sạch sẽ
Phát động phong trào thi đua giữa các tổ,tăng cường ôn tập, kiểm tra bảng nhân, chia
Tăng cường phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS khá giỏi để nâng dần trình độ.
Tăng cường ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho HS thi GKII.
Giáo dục các em đoàn kết giúp nhau trong học tập, xây dựng đôi bạn học tập. 
Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các phong trào do đội phát động.
Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, trên sân trường.
Nhắc HS đi học phải có đầy đủ sách vở dụng ... g tại chỗ trình bày bài hát 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
 Ôn kỹ năng hát đối đáp 
GV kiểm tra HS trình bày bài hát trước lớp với các hình thức :đơn ca, song ca , tốp ca, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo hai âm sắc.
Hoạt động 2: Ôn tập : TĐN Số 5 và số 6
- Ôn tập bài TĐN số 5
GV gõ tiết tấu , HS thực hiện lại 
GV đọc giai điệu, HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.
Yêu cầu HS đọc TĐN diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu
- Ôn tập bài TĐN số 6
3.Củng cố – dặn dò
GV hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét, dặn dò
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
HS thực hiện theo .
HS hát gõ đệm
HS nói tên nốt
HS đọc nhạc , hát lời gõ phách
HS trình bày
HS nghe và ghi nhớ.
RKN:
Thứ sáu.
NS: 26.02.09
ND: 27.02.09
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 48: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì?, các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này.
- Xác định được VN của câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ; đặt được câu kể Ai là gì? từ những VN đã cho.
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ viết 4 câu văn (phần Nhận xét).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Câu kể Ai là gì?
GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện từng yêu cầu của bài tập:
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Ghi nhớ Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS thực hiện tuần tự các bước: 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV: Để làm đúng bài tập, các em cần thử ghép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
Các em hãy tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai trò làm CN trong câu. cần đặt 
GV nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
Chuẩn bị bài: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
2 HS dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu với các bạn trong lớp em (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).
HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 
HS đọc thầm lại các câu văn, trao đổi với bạn, lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
-HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét. Sửa bài 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS phát biểu ý kiến.
1 HS lên bảng gắn những mảnh bìa màu 2 HS đọc lại kết quả làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
HS tiếp nối nhau đặt câu 
HS nhận xét. 
RKN:
KHOA HỌC 
TIẾT 48: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (TT) 
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS có thể: nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật
- HS ham tìm hiểu các sự vật xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một khăn tay sạch có thể bịt mắt. Các tấm phiếu bằng bìa kích thước bằng một nửa hoặc 1/3 khổ giấy A4. Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ : Aùnh sáng cần cho sự sống
Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
GV nhận xét, chấm điểm 
2.Bài mới:Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người
Mục tiêu: HS nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người 
Cách tiến hành:GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người
Kết luận của GV:
Hoạt động 2: tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật 
Mục tiêu: HS kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật; nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loại động vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong chăn nuôi
Cách tiến hành: GV nêu cầu hỏi thảo luận và yêu cầu HS thảo luận nhóm 
Kể tên một số loài động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
Kết luận của GV:
Củng cố – Dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 
- HS trả lời
HS nhận xét
HS thảo luận cặp đôi tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét.
HS thảo luận nhóm các câu hỏi – đại diện nhóm trả lời – HS nhận xét.
HS kể - Những con vật đó cần ánh sáng để kiếm ăn và phòng tránh kẻ thù.
Động vật kiếm ăn ban đêm: sư tử, chó sói, mèo, chuột, cu,ù Động vật kiếm ăn ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, . . . 
Trong chăn nuôi người ta dùng ánh sáng đèn điện để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
- 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 97 
RKN:
TOÁN
TIẾT 120: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng cộng & trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, trừ phân số.
-GD hs tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài mới: Giới thiệu: 
Trong giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài luyện tập về phép cộng và phép trừ các phân số.
Bài tập 1 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Gọi HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số
GV nhận xét
Bài tập 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Cách làm tương tự như bài tập 1
GV nhận xét
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Gọi HS phát biểu cách tìm:Số hạng chưa biết của tổng.Số bị trừ trong phép trừ.Số trừ trong phép trừ.
GV nhận xét
Bài tập 4 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-Hỏi HS cách làm.
-Cho HS tự làm vở
GV nhận xét
Bài tập 5:(V)Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm một số vở – nhận xét.
2.Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.BTvề nhà 1b,c.
Chuẩn bị bài: Phép nhân phân số
-HS nhắc lại tựa bài.
-HS đọc y/c đề.Tính
2HS làm bài.Lớp làm nháp
HS nhận xét
-HS đọc y/c đề.Tính 
HS nhận xét
-HS đọc y/c đề.Tìm x
HS làm bài
-HS đọc y/c đề.Tính bằng cách thuận tiện nhất
HS nhận xét
-HS đọc y/c đề.
-HS làm bài .
Bài giải:
Số HS học Tiếng Anh và Tin học chiếm số phần là:
(tổng số HS)
Đáp số:tổng số HS
RKN:
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 48: TÓM TẮT TIN TỨC
I.MỤC TIÊU:
- HS hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức. 
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức. 
- Yêu thích tìm hiểu các loại văn bản khác nhau
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ viết lời giải BT1 (phần Nhận xét). Bút dạ & 4 tờ giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.GV kiểm tra 2 HS
GV nhận xét & chấm điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động1: HD phần nhận xét
Bài tập 1:GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1.
Yêu cầu: GV chốt lại 4 đoạn của bản tin (xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
Yêu cầu : GV dán tờ giấy đã ghi 1 phương án tóm tắt (3 câu): 
Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2.
GV hướng dẫn trao đổi, đi đến kết luận nêu trong phần ghi nhớ. 
Ghi nhớ Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời những HS làm bài trên giấy trình bày kết quả.
GV cùng HS nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
Bài tập 2:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV lưu ý HS cần tóm tắt bản tin theo cách thứ 2 – trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng. GV cùng HS nhận xét, bình chọn phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
- GV mời HS đọc lại phần tóm tắt của mình.
3.Củng cố Dặn dò: 
Tóm tắt tin tức có tác dụng gì? Nêu cách tóm tắt tin tức? GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở tóm tắt bản tin 
Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt tin tức. 
2 HS đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh. 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của BT1
+ HS đọc thầm bản tin
+ HS trao đổi với bạn, thực hiện yêu cầu b, viết vào vở nháp. HS phát biểu
HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS trao đổi, cùng đi đến kết luận như phần ghi nhớ.
4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ 
HS đọc nội dung bài tập.
HS làm việc theo nhóm để tóm tắt bản tin.
HS phát biểu ý kiến.
Những HS làm bài trên giấy trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét, bình chọn 
- HS đọc yêu cầu bài tập
Một số HS làm bài trên giấy khổ rộng. 
Những HS làm bài trên giấy khổ rộng trình bày cách tóm tắt của mình.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có phương án tóm tắt ngắn gọn, đủ ý nhất.
- 1 HS nhắc lại 
RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 24(10).doc