Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền

Tập đọc( 47) : VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I.Mục đích, yêu cầu :

-Luyện đọc :+ Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : UNICEF, Đắk Lắk, ngôn ngữ hội hoạ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 +Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.

-Hiểu :+Nghĩa các từ (cụm từ) : UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa.

+Nội dung bài : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

-Nhắc nhở các em về ý thức phòng tránh tai nạn.

* GDKNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

 - Tư duy sáng tạo.

 - Đảm nhận trách nhiệm.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học :

 2.Bài cu : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

-Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? (Ka Rim)

-Câu thơ “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” gợi lên hình ảnh gì? (A Khoa)

-Những hình ảnh nào nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con? (Thùy)

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày soạn : 20.02 Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011
Ngày dạy : 21.02
Tập đọc( 47) : VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.Mục đích, yêu cầu :
-Luyện đọc :+ Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : UNICEF, Đắk Lắk, ngôn ngữ hội hoạ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	+Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
-Hiểu :+Nghĩa các từ (cụm từ) : UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội họa.
+Nội dung bài : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
-Nhắc nhở các em về ý thức phòng tránh tai nạn.
* GDKNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
 - Tư duy sáng tạo.
 - Đảm nhận trách nhiệm.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
-Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? (Ka Rim)
-Câu thơ “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng” gợi lên hình ảnh gì? (A Khoa)
-Những hình ảnh nào nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con? (Thùy)
 3.Bài mới : Vẽ về cuộc sống an toàn 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Mục tiêu : Luyện đọc đúng, phát hiện và sửa lỗi sai về cách phát âm,cách ngắt nghỉ hơi của hs.
-Yêu cầu 1 hs thực hiện : 	+Đọc mẫu thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm
	+Đọc nối tiếp theo đoạn : (2 lần)
Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai - Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ.
	+Luyện đọc theo nhóm 2, báo cáo kết quả.
-Đọc mẫu toàn bài.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Đọc nối tiếp theo đoạn, sửa lỗi và giải nghĩa.
-Luyện đọc theo nhóm.
-Theo dõi và đọc thầm
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
 -Yêu cầu đọc thầm đoạn “UNICEF Việt Nam  Kiên Giang” và cho biết 
*“Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?” 
H : Cuộc thi vẽ được tổ chức nhằm mục đích gì? (Nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em).
H : Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? (Thiếu nhi cả nước tham gia tích cực và đông đảo, ).
 Chốt ý 1 =>Ý nghĩa của cuộc thi và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước.
 -Yêu cầu đọc thầm đoạn “Chỉ cần điểm qua  sáng tạo đến bất ngờ” và cho biết “Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?” (Tên tác phẩm rất phong phú).
H : Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? (màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc, nhận thức đúng, ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo).
-Giảng : Thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
Chốt ý 2 =>Nhận thức của các em nhỏ nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội họa.
 +Đọc lướt toàn bài và cho biết “Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?” (Tóm tắt nhanh về thông tin và số liệu).
 +Nêu đại ý của bài
 Đại ý: Sự hưởng ứng đông đảo của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Em muốn sống an toàn”.
-Hs đọc thầm và trả lời 
* Em muốn sống an toàn.
-Nhận xét, bổ sung. 
-Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nghe giảng.
-Nêu ý 2, nhắc lại.
-Đọc lướt và nêu ý kiến cá nhân.
-Nhắc lại.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
-Yêu cầu hs thực hiện : 
 +Đọc nối tiếp theo đoạn =>Theo dõi, hướng dẫn cách đọc đoạn “Phát động từ tháng 4 Kiên Giang ”
-Đọc mẫu 
 +Đọc thể hiện
 +Luyện đọc theo nhóm bàn, trình bày.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 4.Củng cố : -Yêu cầu hs “tìm những chi tiết cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi” theo nhóm 2. 
-Nhận xét tiết học - Dặn dò : Luyện đọc ở nhà.
-Đọc nối tiếp.
-Theo dõi
-Đọc thể hiện.
-Luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc, nhận xét.
_______________________________________________________
Đạo đức( T24) : GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T2)
I.Mục tiêu :	
-Củng cố kiến thức về hành vi đạo đức “giữ gìn các công trình công cộng”.
-Vận dụng kiến thức đã học phân tích, nhận xét hành vi của mình và của người khác; trao đổi ý kiến về những hành vi thể hiện ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
-Các em có ý thức tích cực tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; tuyên truyền để mọi người cùng tham gia giữ gìn các công trình công cộng. 
* GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : phiếu bài tập 4
Số thứ tự
Công trình công cộng
Tình trạng hiện nay
Biện pháp giữ gìn
-Học sinh : thẻ đúng – sai; sưu tầm tấm gương, mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2- Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng( Hùng, Dung, K’ Ghi)
 3-Bài mới : Giữ gìn các công trình công cộng (tt) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Mục tiêu : Hs phân tích, nhận biết các hành vi đúng thể hiện ý thức giữ gìn các công trình công cộng.
Bài tập 3/36 : Yêu cầu hs đọc đề và nêu ý kiến bằng thẻ đúng - sai
(Đáp án : a.Đúng; b.Sai; c.Sai)
=>Kết luận : Giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Bài tập 4/36 : -Yêu cầu hs đọc đề, thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu bài tập; đại diện trình bày =>Theo dõi, nhận xét.
Bài tập 5/36 : Kể về các tấm gương, mẩu chuyện nói về việc giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng. 
-Yêu cầu hs thực hiện : +Kể theo cặp 
 +Trình bày trước lớp
=>Theo dõi, nhận xét.
-Nhắc nhở hs về ý thực giữ gìn và bảo vệ công trình công cộng (đặc biệt là trường học).
4.Củng cố : -Giao nhiệm vụ cho giữ gìn và lau bàn ghế của mình hàng ngày 
-Nhận xét tiết học -Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau.
-Đọc đề và nêu ý kiến bằng thẻ đúng – sai.
-Theo dõi, nhận xét.
-Nhắc lại kết luận.
-Nêu yêu cầu của đề.
-Hoàn thành phiếu bài tập
-Nêu yêu cầu.
-Kể theo cặp
-Đại diện trình bày.
-Theo dõi.
_________________________________________________________
Toán( T116) : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
-Củng cố kiến thức về phép cộng phân số; làm quen phép cộng phân số với số tự nhiên, tính chất kết hợp trong phép cộng các phân số.
-Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phân số, vận dụng tính chất kết hợp của phân số.
- HS làm tính cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ viết mẫu bài 1.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Luyện tập
-Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? (Ka Thờng)
-Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? (Hởu)
-Tính : ; ; (Ka Inh, P Long)
 3.Bài mới : Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động : Hướng dẫn hs thực hành 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phân số, vận dụng tính chất để thực hiện phép tính.
Bài 1/128 : -Yêu cầu hs đọc đề và lần lượt thực hiện :
 +Quan sát mẫu, nêu cách thực hiện.
 +Làm bài vào phiếu =>Nhận xét, sửa bài (Đáp án : ; ; )
=>Kết luận : Khi cộng phân số với một số tự nhiên :
 1.Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1
 2.Quy đồng mẫu số của phân số đó rồi cộng hai phân số.
Bài 2/128 : -Yêu cầu hs đọc đề và lần lượt thực hiện :
 +Làm bài vào sách và rút ra kết luận =>Theo dõi, sửa bài.
=>Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
 +Nêu ví dụ về tính chất kết hợp.
-Lưu ý hs trong trường hợp biểu thức là các phân số có mẫu số khác nhau thì lần lượt quy đồng mẫu số và thực hiện theo thứ tự.
Bài 3/129 : -Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề.
-Yêu cầu hs tóm tắt, làm bài vào vở, sửa bài.
(Nửa chu vi của hình chữ nhật là : m).
4.Củng cố : -Nêu cách cộng phân số với một số tự nhiên
-Nhận xét tiết học 	-Dặn dò : Làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-Nêu yêu cầu.
-Quan sát, nêu cách làm.
-Làm bài, 3 HS lên bảng sửa bài.
-Nhắc lại kết luận.
-Đọc đề
-Làm bài, nêu kết luận.
-Nhắc lại kết luận.
-Nêu ví dụ.
-Theo dõi
-Đọc đề và tìm hiểu đề.
-Thực hiện các yêu cầu.
-Nhận xét, sửa bài.
_______________________________________________________
Khoa học( T47) : ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I.Mục tiêu :
-Hs biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật, nhu cầu ánh sáng khác nhau của mỗi loài.
-Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật, ví dụ chứng tỏ nhu cầu ánh sáng khác nhau của mỗi loài thực vật.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : đèn pin, quyển sách, tấm bìa, vỏ hộp, tờ bìa trong.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Bóng tối
-Bóng tối xuất hiện ở đâu? Có thể làm cho bóng của vật thay đổi bằng cách nào? (Huyền)
- Đọc thuộc ghi nhớ ( Tín, M Khoa)
 3.Bài mới : Ánh sáng cần cho sự sốn 
Hoạt động của ...  :
 +Đọc thông tin trong sách, quan sát hình 1 và chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên lược đồ, trên bản đồ. 
H : Thành phố Cần Thơ tiếp giáp với những tỉnh nào?
H : Từ thành phố Cần Thơ có thể đi tới những tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
 +Nêu nhận xét về vị trí của Cần Thơ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
=>Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu, ở trung tâm đồng bằng sông CửuLong.
-Giảng : Vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các nơi trong nước và trên thế giới.
-Đọc thông tin, quan sát, xác định vị trí của thành phố Cần Thơ trên lược đồ, bản đồ.
-Trả lời câu hỏi, bổ sung
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Nhắc lại kết luận.
-Nghe giảng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hoạt động kinh tế, văn hoá, khoa học ở thành phố Cần Thơ 
Mục tiêu : Hs biết thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long.
-Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 đọc thông tin, quan sát tranh và lần lượt thực hiện:
 +Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, du lịch của đồng bằng sông Cửu Long. (Kinh tế : Là nơi tiếp nhận và xuất đi các mặt hàng nông sản và thuỷ sản – Văn hoá, khoa học : có nhiều viện nghiên cứu lúa; là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu; có trường Đại học, nhiều trường Cao đẳng và các trường dạy nghề – Du lịch : có các khu vườn với nhiều loại trái cây của miền nhiệt đới, chợ nổi trên sông và vườn cò Bằng Lăng).
H : Vì sao Cần Thơ là một thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long? 
=>Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi, thành phố Cần Thơ đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. 
-Giới thiệu :
 +Bến Ninh Kiều (nằm bên hữu ngạn sông Hậu, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Bên bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ).
 +Vườn cò Bằng Lăng : ở huyện Thốt Nốt.
4.Củng cố : - Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, du lịch của đồng bằng sông Cửu Long 
-Nhận xét tiết học -Dặn dò : Ôn tập các kiến thức đã học.
-Thảo luận nhóm 4.
-Trình bày, nhận xét, bổ sung.
-Trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nhắc lại kết luận.
-Theo dõi.
Hs nêu.
________________________________________________________________
Toán( T120) : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu :
-Củng cố kiến thức về phép cộng và trừ phân số; làm quen với tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
-Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số, tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Phiếu bài tập 2 (Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng)
Điều chỉnh nội dung: Bài 4a: Bỏ
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2. Bài cũ:
Bài 2d: - ( K’ Long)
Bài 4/ 131: Rút gọn rồi tính: ( K’ Vim, Hiệp, Đạt, Huệ)
 a) - ; b) ; c) - ; d) - 
 2.Bài mới : Luyện tập chung 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động : Hướng dẫn hs thực hành 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số, tìm thành phần chưa biết có liên quan đến phép cộng, phép trừ phân số.
Bài 1/131 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Nêu nhận xét về mẫu số của các phân số trong phép tính.
 +Nêu cách cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số.
 +Làm bài vào vở nháp (; ; ; ).
-Lưu ý hs : nên chọn mẫu số chung nhỏ nhất và rút gọn phân số sau khi thực hiện phép tính.
Bài 2/131 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Nêu cách thực hiện	+Hoàn thành phiếu
-Lưu ý hs cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
Bài 3/132 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Nêu nhận xét về dạng toán.
 +Nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết
 +Làm bài vào vở nháp (; ; ).
-Lưu ý : các bước quy đồng mẫu số, cộng, trừ hoặc rút gọn phân số thực hiện ở nháp.
Bài 4/132: Gọi HS đọc đề
Làm bài vào nháp.( ).
Bài 5/132 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Tìm hiểu đề.	-Tóm tắt, làm bài vào vở, sửa bài.
(Số học sinh học Tin học và Tiếng Anh bằng tổng số học sinh).
4.Củng cố : -Yêu cầu hs nhắc lại cách rút gọn phân số -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Làm bài 4a 
-Đọc đề và lần lượt thực hiện các yêu cầu.
-4 Hs lên bảng làm bài.
Theo dõi và nhận xét.
-Nêu yêu cầu.
-Làm bài vào phiếu.
-Nhận xét, sửa bài.
-Đọc đề 
-Nêu nhận xét
-Nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
-Làm bài vào vở nháp.3 HS lên bảng làm.
-Nhận xét, sửa bài.
- Đọc đề, làm bài vào nháp.
-Đọc đề và tìm hiểu đề.
-Làm bài vào vở.
-Nhận xét, sửa bài.
_________________________________________________________________
Khoa học( T48) : ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (TT)
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết vai trò của ánh sáng đối với sự sống của động vật và con người.
-Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của động vật và con người.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : khăn tay, phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Ánh sáng cần cho sự sống 
 - Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? ( K’ Bis, )
- Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, có lợi gì trồng trọt? ( Thảo)
 3.Bài mới : Trò chơi “Bịt mắt, bắt dê” ->Ánh sáng cần cho sự sống 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người .
Mục tiêu : Hs nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
-Yêu cầu hs quan sát hình trang 96, 97 và nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người, trình bày trước lớp. 
=>Nhờ có ánh sáng, con người nhìn thấy mọi vật. Ánh sáng giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ.
-Giảng : Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm nhiều loại tia, có một loại tia giúp tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này.
-Nêu ví dụ.
-Theo dõi, bổ sung
-Nhắc lại kết luận.
-Nghe giảng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật 
Mục tiêu : Hùs nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. 
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Kể tên một số động vật và cho biết “Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?”
 +Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày (sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú, ; gà, vịt, trâu, bò, )
 +Thảo luận nhóm 4 : Nhận xét về nhu cầu ánh sáng của các loài vật đó (Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, màu sắc nên cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh; mắt của động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc, chỉ phân biệt được tối – sáng để phát hiện con mồi).
H : Trong chăn nuôi, người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ trứng nhiều?
-Giảng : Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của động vật. 
=>Mỗi loài động vật có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau.
 4.Củng cố : -H : Điều gì xảy ra với động vật nếu không có ánh sáng?
-Nhận xét giờ học -Dặn dò : -Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Thảo luận nhóm 4, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-Trả lời câu hỏi
-Nghe giảng
-Nhắc lại kết luận.
____________________________________________________________
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I.Mục tiêu
-Tổng kết hoạt động tuần 24; thông qua phương hướng tuần 25; sinh hoạt văn nghệ.
-Rèn kĩ năng tự quản, phát biểu ý kiến cá nhân, tổ chức trò chơi sinh hoạt.
-Giáo dục hs ý thức nhận lỗi và sửa lỗi nếu có; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ các bạn khác; sống ngay thẳng, thật thà, trung thực trong học tập; kiên trì vượt khó để đạt kết quả cao trong học tập; thực hiện trật tự, kỉ luật.
II.Chuẩn bị :-Giáo viên : Tổng kết hoạt động tuần 24, phương hướng hoạt động tuần 25.
III.Các hoạt động dạy và học :
 Nội dung sinh hoạt : Cán sự lớp nhận xét – Gv tổng kết và nêu phương hướng.
 a.Tổng kết hoạt động tuần 24 :
- Nề nếp: -Ngoan, lễ phép, có ý thức tự quản tốt.
-Đi học chuyên cần, thực hiện nội qui khá tốt.
Học tập: -Tích cực phát biểu xây dựng bài, giữ gìn vở sạch.
-Làm bài, học bài khá đầy đủ trước khi đến lớp. Chữ viết của một số em còn xấu, sai nhiều: Mỹ Hoàng, K’ Long, K’ Bis, K’ Vim,..
Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, chấp hành tốt luật an toàn giao thông. Đã học an toàn giao thông bài 4.
-Còn nhiều em chưa tham gia đóng các khoản tiền; nhất là học sinh dân tộc. K’ Vim, K’ Bis, K’ Long
Td: Huyền, Thảøo, Q Nguyên, Loan, Hiệp, Đạt, Doanh, 
Nn: K’ Long, K’ Bis, K’ Vim, Ka Rim
 b.Phương hướng tuần 25 :
	-Học chương trình tuần 25.
	-Tuyên truyền ý nghĩa ngày 8/3
	-Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
	-Tiếp tục tham gia phong trào hoa điểm 10.
	-Ôn tập thi giữa kì 2.
	-Duy trì tốt đôi bạn cùng tiến, ôn bài 15 phút đầu giờ,
 c.Sinh hoạt văn nghệ : Chủ đề : Mừng ngày Quốc Tế phụ nữ (8/3).
_____________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh pho ho chi minh.doc