Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Biết đọc bản tin với giọng hơn nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.

- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Giáo dục kĩ năng sống: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân, tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm.

II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu:

1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.

2. Phương pháp : Phương pháp động não, trình bày 1 phút, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, .

 

doc 33 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: 25/2/2010
Ngày giảng (16/2): Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Giáo dục tập thể
Chào cờ đầu tuần
 (Đ/C Thanh – TPT soạn)
Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn
 (Theo báo Đại đoàn kết)
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Biết đọc bản tin với giọng hơn nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
- Giáo dục kĩ năng sống: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân, tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.
2. Phương pháp : Phương pháp động não, trình bày 1 phút, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm,.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: 
 Hai HS đọc thuộc lòng bài trước và trả lời câu hỏi SGK.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- GV ghi bảng: UNICEF 
Đọc: u – ni – xép. 
Giải thích: Tên viết tắt của quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
HS: Đọc: Năm mươi nghìn 50 000. 
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ SGK, giúp HS hiểu các từ khó trong bài và hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
- 1 – 2 em đọc 6 dòng đầu bài.
- 4 em nối nhau đọc 4 đoạn (2 – 3 lần).
HS: Luyện đọc theo cặp, 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
- GV giúp HS có kĩ năng tư duy sáng tạo.
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
- Em muốn sống an toàn.
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc chơi như thế nào ?
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban Tổ chức.
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về cuộc thi ?
- Chỉ điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường.
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em ?
- Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
+ Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ?
- Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc.
- Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ 
ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
+ Nội dung bài này là gì ?
- HS phát biểu, nhận xét.
=> Nội dung: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông.
c. Luyện đọc lại:
- GV giúp HS có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc 1 đoạn bản thông báo vui: Nhanh gọn, rõ ràng.
- GV đọc mẫu.
- Cả lớp luyện đọc và thi đọc đoạn tin.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
(Đ/C Thanh – GV bộ môn soạn, giảng)
Toán
Tiết 116: Luyện tập
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- rèn kỹ năng cộng phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành, làm tính.
II. đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: SGK, bảng nhóm,
2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra:
 - Bài tập 2, 3
HS: 2 em lên bảng chữa bài.
 GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài:
B. Luyện tập thực hành: 
+ Bài 1: 
- GV viết lên bảng phép tính:	 3 + 
- Phải thực hiện phép cộng này thế nào?
HS: Viết số 3 dưới dạng 3 = 
Vậy : 3 + = + = + = 
Viết gọn: 3 + = + = 
- Còn các phần a, b, c làm tương tự.
a. 3 + = + = 
b. 
c. 
+ Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi. 
- GV ghi bảng.
HS: 2 em lên bảng làm.
So sánh kết quả của 2 biểu thức trên ta thấy thế nào ?
HS: 2 biểu thức trên bằng nhau:
=> Kết luận (SGK).
HS: 2 em đọc lại kết luận:
- Khi cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ ba ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
+ Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
 Tóm tắt:
HS: đọc yêu cầu, tóm tắt và làm vào vở.
- Hình chữ nhật có chiều dài: m.
Chiều rộng: m.
- Tính nửa chu vi của hình chữ nhật đó.
Giải:
 Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là: 
 + = (m).
Đáp số: m.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học và làm bài tập.
Đạo đức
Bài 11: giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Hiểu: Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn. Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. 
- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
- Giáo dục BVMT: không xả rác nơi công cộng bừa bãi. ý thức tự giác, nhắc nhở người khác giữ vệ sinh nơi công cộng, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
- GD kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi cộng cộng, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Các tấm thẻ xanh, đỏ, trắng.
2. Phương pháp : Phương pháp xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài học.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B. Các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài 4 SGK).
HS: Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- GV gọi cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như:
+ Làm rõ, bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
+ GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
=> KL:Công trình công cộng còn được xem là nét văn hóa của dân tộc, mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Một số công trình công cộng hiện nay vẫn chưa sạch, đẹp. Bản thân các em cũng như vận động mọi người cần phải giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. 
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Cách tiến hành như sau:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
- Các nhóm HS thảo luận.
- GV sẽ nêu lần lượt các ý kiến, nếu tán thành thì giơ thẻ xanh, không tán thành giơ thẻ đỏ.
a) Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
b) Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.
c) Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV kết luận về tình huống:
+ ý kiến a là đúng.
+ ý kiến b, c là sai.
=> KL: Chúng ta giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình. Không những chúng ta chỉ bảo vệ công trình công cộng ở nơi mình sống mà tất cả các công trình ở mọi nơi chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn. 
+ Theo em, chúng ta nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn các công trình nơi công cộng và bảo vệ môi trường ?
- HS nối tiếp phát biểu, nhận xét.
=> Ghi nhớ:
HS: 1 – 2 em đọc to phần ghi nhớ.
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 26/1/2011
Ngày giảng: 17/2 Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 117: Phép trừ phân số
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nhận biết phép trừ 2 phân số cùng mẫu số. Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Rèn kĩ năng vận dụng vào giải các bài toán có liên quan nhanh, đúng.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành, say mê học toán.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Hai băng giấy hình chữ nhật 12 x 4, thước, kéo.
2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, giải quyết vấn đề,.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: 
 Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B.Các hoạt động dạy học: 
a. Thực hành trên băng giấy:
- GV cho HS:
- Lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. Lấy 1 băng cắt lấy 5 phần.
- Cắt 5 phần ta được bao nhiêu phần của băng giấy?
- Ta được băng giấy.
- Cắt từ băng giấy, đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên.
- Nhận xét phần còn lại bằng ? phần băng giấy?
HS: Thực hiện, so sánh và trả lời.
- Còn băng giấy.
- GV: Có băng giấy cắt đi băng giấy còn băng giấy.
b. Hình thành phép trừ 2 phân số cùng mẫu:
- GV ghi bảng: Tính	 = ?
HS: Lấy 5 – 3 = 2, lấy 2 là tử số, 6 là mẫu số được phân số .
+ Muốn kiểm tra phép trừ ta làm thế nào?
- Thử lại bằng phép cộng: + = 
=> Quy tắc (SGK).
HS: 3 – 5 em đọc quy tắc.
C. Luyện tập thực hành: 
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
a) 
b) 
c) d) 
+ Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
- 3 HS đọc yêu cầu, tự làm bài tập vào vở.
a. GV ghi phép trừ: 	= ?
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
a)Ta có: 
Vậy: 	 - = - = 
b) Ta có: 
Vậy: 
- Phần còn lại làm tương tự như trên.
+ Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
- 3 HS đọc yêu cầu BT, phân tích bài toán, nêu cách giải.
+ Trong các lần thi đấu thể thao thường có những huy trương gì để trao giải cho các vận động viên ?
- 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm bài tập vào vở.
- GV chữa bài, chốt lời giải đúng.
- Chấm điểm cho HS.
Bài giải:
Số huy chương vàng và đồng của đoàn Đồng Tháp bằng: (tổng số huy chương)
 Đáp số: tổng số huy chương
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm vở bài tập.
chính tả 
Nghe – viết: họa sĩ: tô ngọc vân
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nghe – viết đúng chính xác, trình bày đúng bài chính tả “Họa sĩ Tô Ngọc Vân”.
- Làm đúng bài tập nhận biết tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ch/tr, dấu hỏi / ngã.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Vở bài tập, bảng nhóm.
2. Phương pháp : Phương pháp làm việc cá nhân, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm,.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: 
 GV mời 1 HS đọc những từ ngữ cần điề ...  3 em đọc lại.
3. Hoạt động nối tiếp: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 28/1/2011
Ngày giảng: 20/2 Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể “Ai là gì?”
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- HS nắm được vị ngữ trong câu kể kiểu “Ai là gì?” các từ làm vị ngữ trong kiểu câu này.
- Xác định được vị ngữ của câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn, đoạn thơ, đặt được câu kể kiểu “Ai là gì?” từ những vị ngữ đã cho.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Bảng nhóm viết nội dung bài tập.
2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não,.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra:
 Hai HS lên bảng chữa bài giờ trước.
2. Dạy học bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B.Các hoạt động dạy học: 
a. Phần nhận xét:
- GV: Để tìm vị ngữ trong câu phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi “Ai là gì?”
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập trong SGK.
HS: Đọc thầm từng câu văn trao đổi với bạn lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
+ Đoạn văn này có mấy câu ?
- 4 câu.
+ Câu nào có dạng “Ai là gì?”
- Em là cháu bác Tự.
+ Trong câu này bộ phận trả lời câu hỏi “Ai là gì?” 
- Là cháu bác Tự.
+ Bộ phận đó gọi là gì ?
- Gọi là vị ngữ.
+ Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?”
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 3 – 4 HS đọc ghi nhớ.
C. Luyện tập thực hành: 
+ Bài 1:
- Các em đọc lại các câu thơ, tìm các câu kể Ai là gì trong các câu thơ đó. Sau đó mới xác định VN của các câu vừa tìm được. 
- Gọi hs phát biểu ý kiến, sau đó gọi một vài hs lên bảng xác định VN 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 em lên chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Người/ là cha, là Bác, là Anh.
 Quê hương/ là chùm khế ngọt.
 Quê hương/ là đường đi học.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài và làm vào vở.
- 1 HS lên chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
+ Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh.
+ Sư tử là chúa sơn lâm
+ Gà trống là sứ giả của bình minh. 
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ.
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
a. Hải Phòng, Cần Thơ,  là một thành phố lớn.
b. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.
c. Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa là nhà thơ.
d. Nguyễn Du, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.
- GV cho điểm những em đặt câu đúng và hay.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài và làm nốt bài tập cho hoàn chỉnh.
Địa lí
Bài 21: Thành phố Cần Thơ
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- HS biết chỉ vị trí của Thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
- Vị trí địa lý của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Cần Thơ.
2. Phương pháp : Phương pháp thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút,.
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B. Các hoạt động:
a. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
* HĐ1: Làm việc theo cặp.
- GV nêu câu hỏi.
HS: Dựa vào bản đồ để trả lời câu hỏi.
+ Hãy chỉ vị trí, giới hạn của thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành chính Việt Nam ?
- 1 – 2 em lên chỉ trên bản đồ.
b. Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
*HĐ2: Làm việc theo nhóm. 
– GV chia nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:Trung tâm kinh tế, trung tâm văn hóa, khoa học, trung tâm du lịch ?
- Là nơi tiếp nhận các hàng nông sản, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long rồi từ đó xuất đi các nơi khác ở trong nước và thế giới. 
- Cần Thơ là nơi sản xuất máy nông nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu. Có viện nghiên cứu lúa, tạo ra nhiều giống lúa mới cho đồng bằng sông Cửu Long. 
- Trường đại học và các Trường cao đẳng các trung tâm dạy nghề đã và đang góp phần đào tạo cho đồng bằng nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật, nhiều lao động có nghiệp vụ chuyên môn giỏi.
- Đến Cần Thơ ta còn được tham quan du lịch trong các khu  bằng Lăng.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nghe và nhận xét phần trình bày của các nhóm.
=> Bài học: Ghi bảng.
HS: Đọc bài học.
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài 11 đ bài 22 để tiết sau ôn tập.
Toán
Tiết 120: Luyện tập chung
I. Mục tiêu bài học: 
- Giúp HS kỹ năng cộng, trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Bảng nhóm, vở BT, SGK,
2. Phương pháp : Phương pháp động não, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: 
 Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B. Luyện tập thực hành: 
+ Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm của bạn.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a) 
b) 
 c) 
d) 
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
- 2 HS lên bảng làm.
a) 
b) 
c) 1+ 
d) 
+ Bài 3: Tìm x:
HS: - Đọc yêu cầu.
- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ chưa biết.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài:
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở.
a. x + = 
 x = - 
 x = 
b. x - = 
 x = + 
 x = 
+ Bài 4: GV viết lên bảng và gọi HS nêu cách tính.
HS: 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a. + + = + + 
 = + = 
b. Tương tự.
+ Bài 5:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
?
Tiếng Anh: số HS cả lớp
Tin học: số HS cả lớp.
Giải:
Số HS tin học và Tiếng Anh là:
 + = (HS cả lớp)
 Đáp số: HS cả lớp.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu bài học: 
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức.
- Giáo dục KNS: Tìm và xử lí thông tin, phân tích , đối chiếu, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Bút bảng nhóm, bảng phụ,
2. Phương pháp : Phương pháp động não, giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân,.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra:
 Hai HS đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh tiết trước.
2. Dạy bài mới:
A. Giới thiệu bài: 
B. các hoạt động:
a. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
- Các em hãy đọc thầm bài Vẽ về cuộc sống an toàn STV4-tập 2/54-55 và xác định bản tin gồm mấy đoạn? 
*KNS: Tìm và xử lí thơng tin, phân tích , đối chiếu.
HS: Đọc yêu cầu bài 1.
a. HS đọc thầm bản tin, xác định đoạn của bản tin và phát biểu.
b. Cả lớp trao đổi, làm vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả trao đổi trước lớp.
c. HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp tóm tắt toàn bộ bản tin.
a) Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn gồm mấy đoạn?
- HS phát biểu.
b) Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc 2 câu. 
- Gọi hs phát biểu 
- Gọi 2 nhóm lên dán phiếu và trình bày. 
HS: Đọc yêu cầu bài 2 và tự trả lời như phần ghi nhớ.
c) Dựa vào tóm tắt mỗi đoạn. Các em hãy suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin. 
- Gọi hs phát biểu. 
- Đính bảng phụ đã ghi 1 phương án tóm tắt, gọi hs đọc
b. Ghi nhớ:
HS: 3 – 4 em đọc phần ghi nhớ.
C. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. 1 số HS làm vào phiếu lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn phương án đúng.
Tóm tắt bằng 4 câu:
- Ngày 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29 – 11 - 2000, UNESCO lại được công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11 – 12 - 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.
+ Bài 2: 
HS: Đọc lại yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào giấy to lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bài tóm tắt hay nhất.
VD:	+ 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận  thế giới.
+ 29 – 11 – 2000, được tái tạo công nhận là di sản thiên nhiên thế giới trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo.
+ Việt Nam rất quan tâm  đất nước mình.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức.
	- Nhận xét giờ học. Về nhà viết lại vào vở.
Ngày 14 tháng 2 năm 2011
Ban giám hiệu ký duyệt
Đinh Thế Lăng
Tuần 25
Ngày soạn: 13/2/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Giáo dục tập thể
(Đ/C Thanh – TPT soạn)
Tập đọc
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn phân biệt rõ lời nhận vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học chủ yếu: 
1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
 Hai HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
HS: Đọc nối tiếp theo đoạn (2 – 3 lượt).
- GV nghe kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào
- Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sỹ Ly “Có câm mồm không?” rút dao ra lăm lăm chực đâm bác Ly.
? Lời nói và cử chỉ của bác Ly cho thấy bác là người như thế nào
- Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm.
? Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển
- Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
? Vì sao Ly lại khuất phục được tên cướp biển hung ác? Chọn ý trả lời đúng
- Vì bác sỹ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 T 24 BVMT KNS.doc