Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

- Giúp HS kỹ năng cộng, trừ phân số.

- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.

II. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện tập:

 

doc 34 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25:	Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007..
Tập đọc
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa thắng sự hung ác, bạo ngược.	
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
Hai HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
HS: Đọc nối tiếp theo đoạn (2 - 3 lượt).
- GV nghe kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào
- Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sỹ Ly “Có câm mồm không?” rút dao ra lăm lăm chực đâm bác Ly.
? Lời nói và cử chỉ của bác Ly cho thấy bác là người như thế nào
- Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm.
? Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển
- Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
? Vì sao Ly lại khuất phục được tên cướp biển hung ác? Chọn ý trả lời đúng
- Vì bác sỹ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì
- Phải đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em đọc theo phân vai.
- GV đọc mẫu 1 đoạn diễn cảm.
- Đọc theo cặp 1 đoạn.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và cho điểm những em đọc hay.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc.
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS kỹ năng cộng, trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm của bạn.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nx, chốt lời giải đúng:
	1 + = + = 
	 - 3 = - = 
- 2 HS lên bảng làm.
+ Bài 3: Tìm x:
HS:	- Đọc yêu cầu.
	- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ chưa biết.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài:
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở.
a. x + = 
 x = - 
 x = 
b. x - = 
x = + 
x = 
+ Bài 4: GV viết lên bảng và gọi HS nêu cách tính.
HS: 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a. + + = + + 
= + = 
b. Tương tự.
+ Bài 5:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
?
Tiếng Anh: số HS cả lớp
Tin học: số HS cả lớp.
Giải:
Số HS tin học và Tiếng Anh là:
 + = (HS cả lớp)
Đáp số: HS cả lớp.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
đạo đức
ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ II
I.Mục tiêu:
- Ôn tập hệ thống hóa các kiến thức đã học từ đầu học kỳ II đến nay.
- Rèn kỹ năng thực hành các hành vi đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Đọc ghi nhớ bài trước.
GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
- GV chia lớp thành các nhóm và nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
+ Câu 1: Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động? 
+ Câu 2: Lịch sự với mọi người thể hiện ở những việc làm gì?
+ Câu 3: Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
+ Câu 4: Em hãy kể lại 1 số việc làm thể hiện ý thức giữ gìn các công trình công cộng của trường, lớp hoặc thôn xóm nơi em ở?
- Đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi.
- Mỗi nhóm trả lời 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> GV chốt lại những ý đúng cần ghi nhớ.
* GV cho các em thi tìm những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện có nội dung ca ngợi những ý đúng, những việc làm tốt liên quan đến bài học.
- Thi nhau kể, đọc thơ, hát những câu thơ, bài hát có nội dung như bài học.
- GV nhận xét, đánh giá, khen những em hát, đọc thơ hay.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Kỹ thuật
Thu hoạch rau hoa
I. Mục tiêu:
- HS biết mục đích các cách thu hoạch rau hoa.
- Có ý thức làm việc cẩn thận.
II. Đồ dùng: 
	Dao sắc, kéo cắt cành.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu của việc thu hoạch rau hoa.
- GV nêu yêu cầu câu hỏi:
HS: Suy nghĩ và trả lời.
? Cây rau hoa dễ bị giập nát hư hỏng. Vậy khi thu hoạch cần đảm bảo những yêu cầu gì
- Thu hoạch đúng độ chín (đúng lúc), không thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá. Thu hoạch nhẹ nhàng đúng cách, cẩn thận để rau hoa không bị giập nát.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch rau hoa.
? Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau hoa
- Tùy loại cây người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau. Đối với rau lấy lá như rau cải, xà lách, cải bẹ, người ta thu hoạch cả cây. Đối với loại cây lấy quả như cà chua, dưa chuột, cà,  người ta thu hái qu. Đối với cây hoa, người ta thu hoạch bằng cách cắt cành có hoa sắp nở.
- GV hướng dẫn cách thu hoạch rau hoa (như SGK).
HS: Quan sát hình trong SGK và nêu các cách thu hoạch.
+ Với cây rau: Ngắt cây rau muống hái quả đậu, cà chua, nhổ cây su hào, cà rốt, củ cải.
+ Với cây hoa: Chủ yếu là cắt cành, có 1 số cây hoa người ta bứng cả gốc như hoa cúc, hoa đỗ quyên để trồng vào chậu.
=> Rút ra kết luận (SGK).
HS: Đọc lại kết luận.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học, về nhà học bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
	- Thực hiện thu hoạch rau hoa như bài học.
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2007.. 
Kể chuyện
Những chú bé không chết
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện đã nghe có thể phối hợp với điệu bộ, nét mặt.
- Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: 
- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
1 - 2 HS kể lại chuyện em đã làm để góp phần giữ xóm làng xanh, sạch đẹp.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa, đọc lời dưới mỗi bức tranh kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện.
HS: 1 em đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện.
a. Kể chuyện trong nhóm:
HS: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh họa kể chuyện theo nhóm 2 - 4 em.
- Cả nhóm trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi theo yêu cầu 3 (SGK).
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 vài nhóm thi kể từng đoạn.
- 1 vài em thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều trả lời câu hỏi trong yêu cầu 3.
? Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé
- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù.
? Tại sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”
- Vì 3 chú bé trong truyện đều là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị bắn giết luôn sống lại. Điều này làm hắn kinh hoảng khiếp sợ.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, kể lại cho người thân nghe.
Toán
Phép nhân phân số
I. Mục tiêu:
GV giúp HS:
- Nhận xét về ý nghĩa của phép nhân hai phân số.
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Vẽ hình lên bảng như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua diện tích:
- GV yêu cầu HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, rộng 3 cm.
HS: 	S = 3 x 5 = 15 cm2.
- GV nêu ví dụ: Tính S hình chữ nhật có chiều dài m và rộng m
HS: Ta thực hiện phép nhân:
	 x 
3. Tìm quy tắc thực hiện nhân phân số:
a. Tính S hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ:
HS: Quan sát hình vẽ đã chuẩn bị như SGK.
- GV hỏi, HS trả lời:
? Hình vuông có diện tích bao nhiêu
HS: Hình vuông có diện tích 1m2
? Hình vuông có? ô, mỗi ô có diện tích bao nhiêu m2
- Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích là: m2.
? Hình chữ nhật phần tô màu chiếm mấy ô
HS: chiếm 8 ô.
? Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu
HS: là m2
b. Phát hiện quy tắc nhân 2 phân số:
HS: Nêu từ phần trên ta có diện tích hình chữ nhật là:
 (m2)
- GV phân tích:
	8 = 4 x 2
	15 = 5 x 3
Từ đó ta có:	
=> Kết luận: Ghi bảng.
HS: Muốn nhân 2 phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
4. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Vận dụng quy tắc để tính.
- 3 HS lên bảng tính.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập sau đó làm bài.
HS có thể rút gọn trước rồi tính.
VD: a. 
b. 
c. 
+ Bài 3: GV gọi HS đọc đầu bài tóm tắt rồi tự làm.
Tóm tắt:
Hình chữ nhật có chiều dài: m
Chiều rộng: m
Tính Shcn= ? m2
Giải:
Diện tích hình chữ nhật là:
 (m2)
Đáp số: m2.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
chính tả
khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu:
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện “Khuất phục tên cướp biển”.
2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai r/d/g.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu khổ to viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS đọc nội dung bài 2a cho 2 bạn viết trên bảng, cả lớp viết bảng con.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết.
HS: Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn chú ý những từ viết sai như: Đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: nghe - đọc và viết bài vào vở 
- GV ... t này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật?
- HS: Tự tìm và nêu các ví dụ.
3. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
- GV giới thiệu 2 loại nhiệt kế, mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc.
HS: Nghe sau đó lên thực hành đọc nhiệt kế.
- Cho HS thực hành đo nhiệt kế.
HS: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ tới 1000C, đo nhiệt độ của các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ của cơ thể.
- GV có thể cho HS làm thí nghiệm như SGK.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm và nêu kết quả.
=> Kết luận: Nói chung cảm giác của tay ta có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy cũng có trường hợp cảm giác làm cho ta bị lẫn. Do vậy để chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Phối hợp chạy, nhảy, mang, vác
Trò chơi: chạy tiếp sức ném bóng vào rổ
I. Mục tiêu:
	- Tập phối hợp chạy, nhảy, mang, vác. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
	- Trò chơi: Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Sân trường, còi, bóng 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Phần đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
HS: Chạy chậm 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
* Trò chơi: “Chim bay cò bay”.
B. Phần cơ bản: (18 - 20 phút).
 a. Bài tập RLTTCB:
- Tập phối hợp chạy, nhảy, vác, mang.
- Tập thử 1 vài lần.
- Tập theo tổ và thi đua giữa các tổ.
- GV quan sát, nhận xét.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi: “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách ném bóng vào rổ.
HS: Cả lớp nghe GV phổ biến.
- GV hướng dẫn cách chơi, cho HS biết cách chơi.
HS: Chơi thử rồi chơi chính thức có tính số lần bóng vào rổ.
- Chia các tổ tập theo khu vực.
- GV đi quan sát đến từng tổ và nhắc giữ gìn trật tự.
- Thi giữa các tổ, mỗi tổ 2 em, mỗi em ném 2 lượt xem tổ nào ném được nhiều hơn thì tổ đó thắng.
B. Phần kết thúc:
HS: Đứng thành vòng tròn, thả lỏng hít thở sâu.
- GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài về nhà: Nhảy dây kiểu chụm chân.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007..
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong văn 
miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- HS nắm được 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả cây cối .
- Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp khi làm bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Tranh ảnh để quan sát, bảng phụ ghi dàn ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Hai bạn lên làm bài 3.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn.
GV chốt lại lời giải đúng
- 1-2 học sinh đọc lại.
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn viết của mình.
- GV và cả lớp nhận xét, GV chấm điểm cho những đoạn mở bài hay.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của đề bài.
- Suy nghĩ trả lời từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho đoạn mở bài hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, góp ý.
- HS: Nối tiếp nhau phát biểu.
+ Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Viết 1 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời các câu hỏi của bài 3.
- Viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm cho những em viết hay.
GV gọi một số học sinh đọc bài.
VD: Mở bài trực tiếp:
	Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây Trạng Nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước Tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây Trạng Nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thước kẻ học trò mà đã bao nhiêu lá đỏ rực rỡ tôi thích quá reo lên: “Ôi, cây hoa đẹp quá!”.
VD: Mở bài gián tiếp:
	Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây Trạng Nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa tôi thích quá reo lên: “Ôi cây hoa đẹp quá!”.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết bài cho hay hơn.
Toán
Tìm phân số của một số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
	Vẽ sẵn hình SGK lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu cách tìm phân số của một số:
a. GV nêu câu hỏi:
 của 12 quả cam là mấy quả cam?
HS: Cả lớp tính nhẩm.
- 1 em nêu cách tính:
12 : 3 = 4 (quả)
Vậy của 12 quả cam là 4 quả.
b. GV nêu bài toán:
1 rổ cam có 12 quả.
 số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
HS: Quan sát hình vẽ để tìm số cam qua các bước:
- Tìm số cam trong rổ.
- Tìm số cam trong rổ.
- GV ghi bảng:
 số cam trong rổ là:
12 : 3 = 4 (quả)
 số cam trong rổ là:
4 x 2 = 8 (quả)
Vậy của 12 quả cam là 8 quả.
- GV nêu: Ta có thể trong rổ như sau:
12 x = 8 (quả).
- Hướng dẫn HS nêu bài giải:
Bài giải:
 số cam trong rổ là:
12 x = 8 (quả)
Đáp số: 8 quả.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
- GV tóm tắt lên bảng.
Bài giải:
Số HS xếp loại khá của lớp là:
 (HS)
Đáp số: 21 HS.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài và cho điểm.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
- GV đọc bài, gọi HS tóm tắt, GV ghi bảng.
Bài giải:
Chiều rộng của sân trường là:
120 x = 100 (m)
Đáp số: 100m.
+ Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc yêu cầu, làm vào vở.
- Một em lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Số HS nữ của lớp 4A là:
16 x = 18 (HS)
Đáp số: 18 HS.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: dũng cảm
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm dũng cảm.
- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. Đồ dùng:
Băng giấy, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Một em nhắc lại nội dung ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài.
HS: Phát biểu ý kiến, GV nhận xét.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Các từ cùng nghĩa với dũng cảm là: Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, gan góc, gan lì, bạo gạn, quả cảm.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài sau đó chữa bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng:
Tinh thần *
Hành động *
* Xông lên
Người chiến sỹ *
Nữ du kích *
Em bé liên lạc *
* Nhận khuyết điểm
* Cứu bạn
* Chống lại cường quyền
* Trước kẻ thù
* Nói lên sự thật.
+ Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV gợi ý: Các em thử chép lần lượt từng từ ngữ ở cột A với lời giải nghĩa ở cột B sao cho tạo ra được nghĩa đúng với mỗi từ.
- 1 - 2 HS lên ghép.
- 2 HS đọc lại nghĩa của các từ sau khi ghép:
* Gan góc: Kiên cường không lùi bước.
* Gan lì: Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
* Gan dạ: Không sợ nguy hiểm.
+ Bài 4: GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS: Suy nghĩ làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
	1. Người liên lạc.
	2. Can đảm.
	3. Mặt trận.
	4. Hiểm nghèo.
	5. Tấm gương.
- Một HS đọc lại đoạn cần điền.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, làm nốt bài tập.
Thể dục
Nhảy dây chân trước chân sau
TRò chơi: chạy tiếp sức ném bóng vào rổ
I. Mục tiêu:
- Nhảy dây chân trước, chân sau. Yêu cầu biết cách chơi thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”. Yêu cầu thực hiện tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện:
Sân trường, còi .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
GV ổn định lớp
.
B. Dạy bài mới:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Đi rồi chạy chậm theo vòng tròn.
- Khởi dộng các khớp.
- Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.
- Chạy chậm trên địa hình.
2. Phần cơ bản: 
a. Bài tập RLTTCB:
- Nhảy dây kiểu chụm chân, chân trước chân sau.
- GV hướng dẫn cách nhảy và nhảy mẫu cho HS xem.
HS: Quan sát và làm theo GV.
- Dàn hàng nhảy theo hàng.
- Nhảy tự do hoặc nhảy theo tổ ở từng khu vực đã quy định.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
HS:- Chơi thử 1 - 2 lần.
- Chơi thật để tính thi đua xem tổ nào thắng.
3. Phần kết thúc:
- Đứng thành vòng tròn, hát.
- Đứng tại chỗ hít thở sâu.
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học giao bài tập về nhà.
hoạt động sản xuất 
của người dân ở đồng bằng nam bộ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS biết đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển nhất của đất nước. 
	- Nêu 1 số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
	- Chợ nổi trên sông là 1 nét độc đáo của miền tây Nam Bộ.
	- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh ảnh về sản xuất công nghiệp 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Dựa vào SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý.
? Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh
- Có nguồn nguyên liệu và lao động, được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
? Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
- Hàng năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
? Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ
- Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc.
3. Chợ nổi tiếng trên sông:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi tiếng trên sông theo gợi ý.
? Mô tả về chợ nổi tiếng trên sông? Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn
? Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ 
- Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ); Phụng Hiệp (Hậu Giang).
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: Đọc bài học.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_25_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc