- GV đưa ra ví dụ: Tính diện tích căn phòng hình chữ nhật. Biết căn phòng có chiều dài m và chiều rộng m.
- 1 em đọc ví dụ - Cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi:
+Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
+ Hãy nêu phép tính để tính diện tích của hình chữ nhật trên.
GV ghi bảng phép tính:
GV hướng dẫn HS cách tìm kết quả qua đồ dùng trực quan: Diện tích hình chữ nhật bằng m2
GV cho HS quan sát trên hình để phân tích rồi đi đến kết luận: Khi muốn nhân hai phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Toán: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. - GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua cách tính diện tích hình chữ nhật *MT: HS biết ý nghĩa phép nhân hai phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật *PP: Đàm thoại. *ĐD: Bảng lớp. - GV đưa ra ví dụ: Tính diện tích căn phòng hình chữ nhật. Biết căn phòng có chiều dài m và chiều rộng m. - 1 em đọc ví dụ - Cả lớp đọc thầm. - GV hỏi: +Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? + Hãy nêu phép tính để tính diện tích của hình chữ nhật trên. GV ghi bảng phép tính: GV hướng dẫn HS cách tìm kết quả qua đồ dùng trực quan: Diện tích hình chữ nhật bằng m2 GV cho HS quan sát trên hình để phân tích rồi đi đến kết luận: Khi muốn nhân hai phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. HĐ2Thực hành *MT: HS vận dụng cách nhân hai phân số để làm tính *PP: Quan sát *ĐD: Mô hình của hình chữ nhật GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập 1; 2; 3/ SGK GV theo dõi, chấm, chữa HĐ3Củng cố - dặn dò: *MT: Củng cố nội dung tiết học - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà. Tập đọc: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh. - GV gọi 2 em HS đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi trong bài. - GV nhận xét và ghi điểm cho từng em. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc *MT: HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. *PP: Thực hành. *ĐD: SGK. - 1 hs đọc toàn bài.- GV chia đoạn : 3 đoạn. - Hs tiếp nối đọc 3 đoạn của bài ( 3 lần ): + Lần 1: gv kết hợp kuyện đọc từ khó. + Lần 2: Hdẫn hs đọc đúng câu hỏi trong bài: Có câm mồm không? Anh bảo tôi phải không? + Lần 3: gv kết hợp giải nghĩa từ: hung hãn. - HS luyện đọc theo cặp – 2 cặp trình bày trước lớp. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài *MT: HS nắm được nội dung và ý nghĩa câu chuyện. *PP: Động não, đàm thoại *ĐD: SGK - HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi: + Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? + Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của baácsĩ Ly và tên cướp biển? + Vì sao bác sĩ ly khuất phục được tên cướp hung hãn? - Gv hỏi thêm: Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? - Hs đọc lướt toàn bài, nêu nội dung – gv chốt, ghi bảng: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. HĐ3. Hướng dẫn đọc diễn cảm. *MT: HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. *PP: Thực hành. *ĐD: SGK - 3 hs đọc truyện theo cách phân vai. - GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật. - Gv hướng dẫn hs luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại giữa bác sĩ Ly và tên cướp theo cách phân vai: + GV đọc mẫu cho HS nhận thấy cách đọc. + HS luyện đọc theo cách phân vai. - Vài nhóm thi trình bày trước lớp. HĐ4:Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chính tả ( nghe- viết ): KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra kiến thức đã học. - 1 em đọc nội dung bài tập 2a của tiết chính tả trước cho 2 bạn viết trên bảng lớp , cả lớp viết vào bảng con.. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học . HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả. *MT: HS nghe - viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển. *PP: Thực hành. *ĐD: Bảng lớp, SGK. -Gv đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Khuất phục tên cướp biển. Cả lớp theo dõi trong SGK - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn cần viết. - GV nhắc các em chú ý cách trình bày lời đối thoại, những từ ngữ dễ viết sai: đứng phắt, rút soạt, quả quyết , nghiêm nghị. - Hs gấp SGK - GV đọc từng câu, từng bộ phận của câu cho HS viết. - GV đọc lại cho HS soát bài. - GV chấm, sửa lỗi cho HS. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. *MT: HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn: r/d/gi, ên/ ênh. *PP: Đàm thoại, thực hành. *ĐD: Bút dạ , giấy khổ to. - GV lựa chọn câu a. - GV gọi HS đọc yêu cầu. Gv lưu ý hs: Tiếng điền vào phải hợp với nghĩa của câu, phải viết đúng chính tả. Muốn tìm được tiếng thích hợp, em dựa vào nội dung của câu , dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống. - Hs đọc thầm lại đoạn văn, trao đổ nhóm. - Gv dán 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập, mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức- điền tiếng thích hợp vào ô trống. đại diện nhóm đọc lại đoạn văn sau khi đã điền tiếmg hoàn chỉnh. Cả lớp và gv bình chọn nhóm thắng cuộc. HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc hs ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa được ôn luyện trong bài. ------------------------------------------ Hoạt động ngoài giờ: AN TOÀN GIAO THÔNG – BÀI 5. Toán: LUYỆN TẬP Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. - GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Bài tập 1; 2 *MT: Rèn kĩ năng nhân hai phân số. *PP: Thực hành *ĐD: SGK, bảng lớp. HS đọc yêu cầu của bài tập. GV nhắc HS làm theo mẫu. HS tự làm vào vở bài tập 1; 2. GV theo dõi, chấm, chữa. Bài 2 ; ;; 0 HĐ2: Bài tập 3; 4 *MT: HS so sánh được giá trị của hai biểu thức. Thực hiện tính rồi rút gọn. *PP: Thực hành, động não. *ĐD: SGK - HS lần lượt làm các bài tập 3; 4 trong SGK vào vở. - GV theo dõi, chấm, chữa. Bài 4: = = = = HĐ2: Bài tập 5 *MT: HS tính được chu vi và diện tích hình vuông có số đo của cạnh là phân số. *PP: Thực hành, động não. *ĐD: SGK HS làm vào vở bài 5 GV theo dõi, chấm, chữa. Chu vi hình vuông là: 4 = (m) Diện tích hình vuông là: = (m2) Đáp số: - Chu vi: m - Diện tích: m2 HĐ3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm phần bài tập ở nhà. - HS xem trước bài “ Luyện tập” Luyện từ và câu: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ? Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc học thuộc bài ở nhà của học sinh. - 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ trong bài tập 1 ở tiết LTVC trước. - GV nhận xét. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Phần nhận xét và phần ghi nhớ *MT: HS hiểu cấu tạo, ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? *PP: Động não. *ĐD: Bảng lớp, SGK, băng giấy viết 4 câu kể ai là gì? *Phần nhận xét: - 1 em đọc nội dung phần nhận xét. Cả lớp đọc thầm các câu văn, câu thơ làm vào vở bài tập theo lần lượt từng yêu cầu trong SGK. - HS phát biểu ý kiến. - GV dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì? - GV mời 4 em lên bảng gạch dưới bộ phận chủ ngữ. - GV hỏi: Chủ ngữ trong các câu trên do các từ ngữ như thế nào tạo thành? *Phần ghi nhớ: - Vài em đọc phần ghi nhớ trong SGK - Vài em lấy ví dụ về câu kể Ai là gì? Và xác định chủ ngữ trong câu. HĐ2: Phần luyện tập *MT: HS xác định đúng câu kể Ai là gì trong đoạn văn và nêu được tác dụng của các câu kể đó. *PP: Thực hành *ĐD: Vở bài tập Bước 1: Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu của bài, lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK. - GV phát phiếu riêng cho 1 em. - Em làm bài trên phiếu trình bày kết quả trước lớp. Bước 2: Bài tập 2 1 em đọc yêu cầu của bài tập. GV hướng dẫn, HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng: + Trẻ em là tương lai của đất nước + Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. + Bạn Lan là người Hà Nội. + Người là vốn quý nhất. Bước3: Bài tập 3 -HS tự làm bài vào vở - GV theo dõi, chấm, chữa. HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn ở bài tập 2 Kể chuyện: NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra HS kể chuyện đã kể ở tiết trước - 1 em kể lại việc đã làm để góp phần giữ xóm làng ( đường phố, trường học ) xanh- sạch- đẹp. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài *MT: HS hiểu được yêu cầu của đề bài, những việc mình được chứng kiến hoặc có thể tham gia. *PP: đàm thoại,ảtình bày. *ĐD: Bảng lớp, SGK. - HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK. - GV kể chuyện Những chú bé không chết (2- 3 lần) + Lần 1: GV kể trơn- HS lắng nghe. + Lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng, đọc phần lời giải dưới mỗi bức tranh. HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. *MT: HS kể được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa của truyện.Biết đặt tên khác cho truyện. *PP: Thực hành, thi đua *ĐD: Bảng phụ Bước 1: 1 em đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK. Bước 2: HS kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện. a) Kể trong nhóm: - HS dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ, HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 4 em. Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện b) Thi kể chuyện trước lớp: - Vài em đại diện nhóm lên kể trước lớp. GV có thể hỏi: + Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của các chú bé? + Tại sao câu chuyêện có tên là Những chú bé không chết? + Em thư đặt tên khác cho câu chuyện này. 3. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố và nhận xét tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tập kê lại câu chuyện cho người thân nghe. Khoa học: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra sự hiểu biết của các em qua tiết học trước. - HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với con người và động vật. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. .HĐ1: Tìm hi ... êu cách chữa- GV ghi bảng - Cả lớp chữa vào vở theo bài trên bảng ( Nếu làm sai *Lưu ý: Bài 2 Bài giải Số học sinh mười tuổi lớp 4B có là: 28 = 24 ( học sinh ) Đáp số: 28 học sinh HĐ3. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố lại nội dung tiết học. - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà xem lại bài, ai làm chưa xong, về nhà tiếp tục hoàn chỉnh. Khoa học: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước. - HS trả lời câu hỏi: + Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt được khoẻ? - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt *MT: HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng, lạnh. *PP: Động não, toàn lớp *ĐD: Hình ở trong SGK trang 100. GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày. HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp. HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100/ SGK. GV gọi một vài HS trình bày GV cho HS biết: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức đọ nóng, lạnh của các vật GV yêu cầu HS tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt đọ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia... HĐ2: thực hành sử dụng nhiệt kế *MT: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản *PP: Thực hành, trình bày *ĐD: Nhiệt kế, nước sôi, nước đá, cốc đựng nước Bước 1: GV giới thiệu và mô tả sơ lược về 2 loại nhiệt kế. Sau đó gọi 1 em lên thực hành đo nhiệt kế. - GV lưu ý: Khi đọc , cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế. Bước 2: HS thực hành đo nhiệt độ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS các nhóm HS thực hành theo nhóm: + Sử dụng nhiệt kế ( dùng loại nhiệt kế thí nghiệm có thể đo nhiệt độ tới 100oC ) đo nhiệt độ của các cốc nước; sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. + GV theo dõi, giúp đỡ Các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung GV kết luận: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy cũng có trường hợp cảm giác làm cho ta bị nhầm lẫn. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế. HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS Chuẩn bị tiết sau Nóng, lạnh và nhiệt độ Luyện Tiếng Việt: MIÊU TẢ CÂY CỐI Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS. - Vài em nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối - GV nhận xét và chốt lại. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Tìm hiểu đề *MT: HS nắm được mục tiêu của đề bài và chọn được cây mình miêu tả. *PP: Đàm thoại *ĐD: Bảng lớp, quan sát trước một cây ăn quả mà em yêu thích - GV ghi đề bài lên bảng Đề bài: Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả. Hãy tả lại một cây mà em yêu thích nhất. Vài em đọc đề bài GV hỏi HS: + Đề bài yêu cầu tả cây gì? GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. HS nối tiếp nhau nêu cây ăn quả mình quan sát được và định tả Vài em nói trình tự mình đã quan sát HĐ2: Làm việc cá nhân *MT:HS viết được dàn ý cây mà mình quan sát được *PP: Cá nhân *ĐD: Vở GV yêu cầu HS: + Ghi những gì mình quan sát được ra nháp. + Sắp xếp các ý trên thành dàn ý theo bố cục của bài văn GV theo dõi, hướng dẫn Vài em trình bày trước lớp Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung HS viết vào vở thành bài HĐ3: Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. GV dặn em nào chưa xong thì tiếp tục hoàn thành bài ở nhà Toán: PHÉP CHIA PHÂN SỐ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS. - GV chấm, chữa bài tập ở nhà của HS. - GV theo dõi, chấm, chữa. Nhận xét. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia phân số *MT:HS biết cách thực hiên phép chia phân số *PP: Đàm thoại, thực hành. *ĐD: Bảng lớp GV nêu bài toán: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng làm. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó. 1 em nêu lại bài toán GV hỏi HS: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật, muốn tính chiều dài của chúng ta làm như thế nào? + Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD? GV yêu cầu HS thực hiện phép tính, trình bày GV hướng dẫn các em thực hiện tính: : = = = - GV hỏi HS: + Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét? + Hãy nêu lại cách thực hiện phép chia cho phân số. HĐ2: Luyện tập - thực hành *MT:HS biết vận dụng cách thực hiên phép chia phân số để làm tính và giải toán. *PP: Thực hành. *ĐD: SGK, vở HS làm lần lượt các bài tập 1; 3; 4. GV theo dõi, chấm, chữa *Lưu ý: Bài 4 Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật đó là: : = (m) Đáp số: m HĐ2. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà làm phần bài tập ở nhà. Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra bài đã học. - GV gọi 2 hs làm lại bài tập 3 của tiết Tập làm văn trước ( Luyện tập tóm tắt tin tức ) 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và ghi đề. HĐ1: Bài tập 1 *MT: HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. *PP: Thực hành, toàn lớp, cá nhân *ĐD: Vở bài tập 1 em đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung. HS phát biểu ý kiến. GV kết luận: Điểm khác nhau của 2 cách mở bài: + Cách 1: Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + Cách 2: Mở bài gián tiếp – Nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. HĐ2: Bài tập 2, 3, 4 *MT: HS vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối *PP: Thực hành. *ĐDổiTanh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát, làm bài tập 2. Bảng phụ viết dàn ý quan sát ( BT3 ) * Bài tập 2 : - GV nêu yêu cầu của đề và nhắc HS: + Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. + Đoạn mở bài kiểu gián tiếp có thể chỉ 2- 3 câu, không nhất thiết phải viết thật dài. - HS viết đoạn văn, tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình. - GV nhận xét và chấm điểm cho những em có đoạn mở bài hay. * Bài tập 3, 4: - HS đọc yêu cầu bài tập 3, 4. - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS - GV đính tranh ảnh một số cây lên bảng - HS suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh - HS tiếp nối nhau phát biểu - GV nhận xét, góp ý. - HS dựa vào các ý quan sát được để viết đoạn mở bài cho bài tập 4 sau đó đọc trước lớp. HĐ3. Củng cố - Dặn dò *MT: Củng cố tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Địa lí: ÔN TẬP CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước. - HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu hiểu biết cua em về thành phố Cần Thơ - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Làm việc cả lớp *MT: HS chỉ được vị trí Đồng bằng Bắc Bộ, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Tiền, Sông Hậu, sông Đồng Nai rên bản đồ Việt Nam *PP: Thực hành *ĐD:Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. GV treo Bản đồ trống, bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam lên bảng. HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh và điền các địa danh có ở câu hỏi 1 trong SGK vào lược đồ trống treo tường. HĐ2: Làm việc theo nhóm *MT: HS so sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa hai đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ *PP: Đàm thoại, thảo luận. *ĐD: Phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê, SGK. Bước 1: GV chia nhóm 4 HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ vào phiếu học tập theo câu hỏi 2 trong SGK: Nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Bước 2: Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp. GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thưc vào bảng HĐ3: Làm việc cá nhân *MT: HS chỉ được trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu tên vài đặc điểm tiêu biểu của thành phố này. *PPấyC nhân, trình bày. *ĐD: SGK 1 em đọc nội dung câu hỏi 3 trong SGK HS phát biểu ý kiến trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời đúng *Các câu có nội dung đúng là: b) Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất nước ta. d) Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố tiết học - Vài em đọc nội dung tóm tắt ở SGK. - GV nhận xét tiết học. SINH HOẠT ĐỘI Các hoạt động Hoạt động cụ thể HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 25 *MT: Đánh giá hoạt động, tổng kết điểm thi đua của tuần 25 *PP: Kiểm tra, đánh giá - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. - Tổ trưởng lên thông báo điểm của từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng tổng kết điểm của 3 tổ xem 3 bạn nào có số điểm cao nhất để biểu dương - GV biểu dương cả lớp có ý thức tham gia tốt công tác kế hoạch nhỏ của Đội đề ra. HĐ2.Kế hoạch hoạt động tuần 26 *MT: -HS đề ra được kế hoạch hoạt động và giải pháp cho tuần 25 *PP: Toàn lớp - Kế hoạch hoạt động: + Duy trì sĩ số 100% + Dạy và học bình thường theo chương trình tuần 25 + Bồi dưỡng học sinh giỏi. + Tham gia giải toán trên Internet. +Tiếp tục nộp các khoản tiền mà các em còn thiếu. +Tiếp tục bao bọc sách vở và đổi mới không gian lớp học. - Giải pháp thực hiện: + Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. + Lớp trưởng tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Các bạn luôn đoàn kết, bạn học khá giúp đỡ bạn yếu. HĐ3. Văn nghệ: *MT: -Các em hát những bài hát, đọc những bài thơ mà các em thích. -Các em thấy thoải mái sau giờ sinh hoạt. *PP: Toàn lớp - Lớp phó văn thể điều khiển các bạn hát những bài hát mà các em yêu thích - Tuyên dương những bạn có ý thức tham gia góp vui văn nghệ. HĐ4. Ý kiến đề xuất *MT: -HS đề xuất những ý kiến của mình - Lớp trưởng điều khiển các bạn đề xuất ý kiến - Lớp trưởng chốt lại các ý kiến đề xuất của các bạn và kết thúc buổi sinh hoạt lớp
Tài liệu đính kèm: