Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 19

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 19

ĐẠO ĐỨC :

 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

I.Mục tiêu:

 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

 - Bước đầu biết cư xử lễ phép đối với người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

 - Hs khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.

 - Gd Hs có ý thức tôn trọng, yêu quí người lao động.

KNS: KN tôn trọng giá trị sức lao động.

 -KN thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động

II.Đồ dùng dạy học:

* Gv:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

* Hs: Sgk.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 9/1/2011
Ngày giảng: thứ hai/ 10/1/2011
Tiết 2 	ĐẠO ĐỨC : 
 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG	
I.Mục tiêu:
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép đối với người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
 - Hs khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
 - Gd Hs có ý thức tôn trọng, yêu quí người lao động.
KNS: KN tôn trọng giá trị sức lao động.
 -KN thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động
II.Đồ dùng dạy học:
* Gv:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
* Hs: Sgk.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu giá trị của lao động?
 +Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Kính trọng, biết ơn người lao động”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”
 -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV kết luận:
 Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
a/. Nông dân
b/. Bác sĩ
c/. Người giúp việc trong (nhà) gia đình
d/. Lái xe ôm
đ/. Giám đốc công ty
e/. Nhà khoa học
g/. Người đạp xích lô
h/. Giáo viên
i/. Kẻ buôn bán ma túy
k/. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em
l/. Kẻ trộm
m/. Người ăn xin
n/. Kĩ sư tin học
o/. Nhà văn, nhà thơ
 -GV kết luận:
 +Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
 +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGJ/29- 30)
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
 Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
òNhóm 1 :Tranh 1
òNhóm 2 : Tranh 2
òNhóm 3 : Tranh 3
òNhóm 4 : Tranh 4
òNhóm 5 : Tranh 5
òNhóm 6 : Tranh 6
 -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
 -GV kết luận:
 +Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30) 
 -GV nêu yêu cầu bài tập 3:
ï Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động;
a/. Chào hỏi lễ phép
b/. Nói trống không
c/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi
d/. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ/. Học tập gương những người lao động
e/. Quý trọng sản phẩm lao động
g/. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h/. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay
 -GV kết luận:
 +Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
 +Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lặp lại.
-1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận.
-Đại diện HS trình bày kết quả.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp trao đổi và tranh luận.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-HS làm bài tập
-HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.
-HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp thực hiện.
Tiết 3 	 TOÁN 
KI - LÔ - MÉT VUÔNG
A/ Mục tiêu: 
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
 - Biết 1 km2 = 1000 000 m2.
 - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
 - Rèn KN chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
 - Gd Hs tính cẩn thận, chính xác.
B/ Chuẩn bị: 
* Gv:
 - Bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng, mặt hồ, vùng biển.
 - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
* Hs: Sgk, vở nháp, bảng con.
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà .
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
-Nhận xét chung phần kiểm tra bài
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác:
+ Giới thiệu ki - lô - mét vuông :
+ Cho HS quan sát bức tranh hoặc ảnh chụp về một khu rừng hay cánh đồng có tỉ lệ là hình vuông có cạnh dài 1km 
+ Gợi ý để học sinh nắm được khái niệm về ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1ki- lô- mét .
-Yêu cầu HS dựa vào mô hình ô vuông kẻ trong hình vuông có diện tích 1dm2 đã học để nhẩm tính số hình vuông có diện tích 1 m2 có trong mô hình vuông có cạnh dài 1km ?
-Hướng dẫn học sinh cách viết tắt và cách đọc ki - lô mét vuông .
-Đọc là : ki - lô - met vuông .
- Viết là : km2 
*Tổng hợp ý kiến gợi ý rút nội dung bài .
 c) Luyện tập :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Hỏi học sinh yêu cầu đề bài .
+ GV kẻ sẵn bảng như SGK .
-Gọi học sinh lên bảng điền kết quả 
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài 
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
 -Gọi hai em lên bảng sửa bài 
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
*Bài 3 : (làm thêm )
-Gọi học sinh nêu đề bài 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
-Gọi 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở .
-Giáo viên nhận xét bài học sinh . 
Bài 4( làm thêm câu a)
 -Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài .
GV đến từng bàn hướng dẫn học sinh .
+Yêu cầu HS đọc kĩ về từng số đo rồi ước lượng với diện tích thực tế để chọn lời giải đúng .
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 d) Củng cố - Dặn dò:
 -Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
- HS thực hiện yêu cầu .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giới thiệu
-Quan sát để nhận biết về khái niệm đơn vị đo diện tích ki – lô - mét vuông 
-Nắm về tên gọi và cách đọc , cách viết đơn vị đo này .
-Nhẩm và nêu số hình vuông có trong hình vuông lớn có 1000 000 hình 
-Vậy : 1 km2 = 1000 000 m2.
+ Đọc là : Ki – lô - mét vuông 
-Lấy bảng con để tập viết một số đơn vị đo có đơn vị đo là km2 .
-Ba em đọc lại số vừa viết 
 -Hai em nêu lại nội dung ki – lô – mét vuông 
- Hai học sinh đọc thành tiếng . 
+ Viết số hoặc chữ vào ô trống .
-Một HS lên bảng viết và đọc các số đo có đơn vị đo là ki – lô – mét vuông :
 Đọc 
 Viết 
Chín trăm hai mươi mốt li lô mét vuông
921km2 
Hai nghìn ki lô mét vuông 
2000km2 
Năm trăm linh chín ki lô mét vuông 
509km2 
Ba trăm hai mươi nghìn ki lô mét vuông 
320 000 km2 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn 
-Đọc viết số đo diện tích có đơn vị đo là ki – lô – mét vuông . 
-Hai em đọc đề bài . 
-Hai em sửa bài trên bảng .
 1km2 = 1000 000 m2 
1m2 = 100 dm2 
 32 m2 49dm2 = 3249 dm2
1000 000 m2 = 1 km2 
5km2 = 5000 000 m2 
2 000 000 m2 = 2 km2 
-Hai học sinh nhận xét bài bạn . 
-Hai học sinh đọc thành tiếng .
-Lớp thực hiện vào vở .
 Giải : 
 Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 ( km2 )
 Đáp số : 6 km2 
1 HS đọc thành tiếng .
+ Lớp làm vào vở .
+ Một HS làm trên bảng .
a/ Diện tích phòng học : 40 m 2 
b/ Diện tích nước Việt Nam : 330 991 km 2 
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
Tiết 4 	 Khoa học
TẠI SAO CÓ GIÓ?
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS :
 - Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió .
 -Giải thích tại sao có gió .
- Rèn Kn nhận ra hướng gió cho Hs.
- Gd Hs ý thức tìm tòi hiểu biết.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 * Gv:
 - Đồ dùng thí nghiệm :
 + Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương .
 + Tranh minh hoạ trang 74 , 75 SGK.
*Hs: - Sgk.
 - Chuẩn bị chong chóng . 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 1) -Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người , động vật , thực vật ?
2) + Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ?
 3) + Trong trường hợp nào con người phải thở bằng bình ô - xi ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Hỏi : + Vào mùa hè nếu trời nắng mà không có gió em cảm thấy như thế nào ? 
- Theo em nhờ đâu mà lá cây lay động hay diều bay lên ?
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: 
 TRÒ CHƠI CHONG CHÓNG 
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị .
 -Yêu cầu HS dùg tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không .
- Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng .
+ Gợi ý HS trong khi chơi tìm hiểu xem : 
- Khi nào chong chóng quay ?
- Khi nào chong chóng không quay ?
 - Khi nào chong chóng quay nhanh ? Khi nào chong chóng quay chậm ?
+ Làm thế nào để chong chóng quay ?
- Tổ chức cho HS chơi ngoài sân . GV đi đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt câu hỏi cho HS .
 -Gọi HS tổ chức báo cáo kết quả theo nội dung sau :
+Tại sao khi bạn chạy càng nhanh thì chong chóng của bạn lại quay càng nhanh ?
+ Nếu trời không có gió em làm thế nào để chong chóng quay nhanh ?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh ? Quay chậm
* Kết luận : Khi có gió sẽ làm cho chong chóng quay . Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy không khí quanh ta sẽ chuyển động tạo ra gió . Gió thổi mạnh làm cho chong chóng quay nhanh . Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm Không có gió tác động thì chong chóng không quay .
 * Hoạt động 2: 
 NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ 
+ GV giới thiệu về các dụng cụ làm thí nghiệm như SGK sau đó yêu cầu các nhóm kiểm tra lại đồ thí nghiệm của nhóm mình .
+ Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa .
 -GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau:
+Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao ?
+Phần nào của hộp có không khí lạnh ? 
+ Khói bay qua ống nào ?
 -Gọi các nhóm HS lên  ... c bài học trong SGK 
5.Toång keát - Daën doø:
 -Nhaän xeùt tieát hoïc .
 -Chuaån bò baøi tieát sau: “Ñoàng baèng Nam Boä”.
-Caû lôùp .
-HS leân chæ BÑ vaø traû lôøi caâu hoûi.
-HS khaùc nhaän xeùt.
-HS caùc nhoùm thaûo luaän.
-Ñaïi dieän caùc nhoùm trình baøy keát quaû .
-HS nhaän xeùt, boå sung.
-HS traû lôøi caâu hoûi .
-HS khaùc nhaän xeùt, boå sung.
-HS caùc nhoùm thaûo luaän .
-Ñaïi dieän caùc nhoùm trình baøy keát quaû cuûa nhoùm mình tröôùc lôùp.
-HS traû lôøi .
-HS ñoïc .
-HS caû lôùp.
Ngày soạn: 13/1/2011
Ngày giảng: thứ sáu/14/1/2011
Tiết 1: Toán: 
 LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu: 
-HS nhận biết đặ điểm của hình bình hành.
-Tính diện tích, chu vi của hình bình hành.
*Ghi chú: BT cần làm BT1, BT2, BT3(a).
 II. Chuẩn bị : - Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như các bài tập sách giáo khoa .
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
 III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
-Yêu cầu học sinh chữa bài tập về nhà .
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : Diện tích hình bình hành và nêu công thức tính diện tích HBH?
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập :
*Bài 1 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
-Hỏi học sinh yêu cầu đề bài .
+ GV vẽ các hình ở SGK lên bảng:
+ Gọi HS nêu các cặp cạnh đối diện ở từnghình 
*Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- 2 HS nhắc lại cách tính diện tích HBH.
-Gọi 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài. 
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
-Nhận xét , ghi điểm bài làm học sinh .
* Bài 3 :-Gọi học sinh nêu đề bài .
+ GV treo hình vẽ và giới thiệu đến học sinh tên gọi các cạnh của hình bình hành .
 A a B 
 b
 C D
+ Giới thiệu cách tính chu vi hình bình hành .
+ Tính tổng độ dài 2 cạnh rồi nhân với 2 .
- Công thức tính chu vi :
+ Gọi chu vi hình bình hành ABCD là P , cạnh AB là a và cạnh BC là b ta có : 
 P = ( a + b ) x 2 
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 1 em lên bảng tính .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
 *Bài 4 : -Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
+ Đề bài cho biết gì ? và yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS sửa bài .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
 d) Củng cố - Dặn do:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS thực hiện yêu cầu .
- 2 HS trả lời .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giới thiệu
-1 HS đọc thành tiếng .
-Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các hình chữ nhật ABCD , hình bình hành EGHK và tứ giác MNPQ , 
 - HS ở lớp thực hành vẽ hình và và nêu tên các cặp cạnh đối diện của từng hình vào vở
-Vài HS nêu kết quả.
- 1HS làm ở bảng lớp. Lớp làm vào vở. 
Độ dài đáy
7cm
14 dm
Chiều cao 
16cm
13dm
Diện tích 
7x 16=112cm2 
14x13=182dm2
- Tính diện tích hình bình hành .
-1 em đọc đề bài . 
+ Quan sát nêu tên các cạnh và độ dài các cạnh AB và cạnh BD .
+ Thực hành viết công thức tính chu vi hình bình hành .
+ Hai HS nhắc lại .
- Lớp làm bài vào vở .
-1 em sửa bài trên bảng .
 a. Chu vi hình bình hành:( 8 + 3 ) x 2 = 22cm
b.Chu vi hình bình hành: (10 + 5) x 2 =30 dm
- 1 HS đọc thành tiếng .
+HS nêu.
+ Lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm bài .
 Giải : 
- Diện tích mảnh đất hình bình hành :
 40 x 25 = 1000 ( dm 2 )
 Đáp số : 1000 dm 2 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Tiết 2: Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG
BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Yêu câu:
 -HS nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-HS viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2). 
II. Chuẩn bị:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách kết bài ( mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật .
+ Bút dạ , 3 - 4 tờ giấy trắng để HS làm bài tập 2 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón .
+ Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt .
Bài 2 : 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi , lựa chọn đề bài miêu tả
 ( là cái thước kẻ , hay cái bàn học , cái trống trường ,..) .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn .
+ Sau đó GV phát giấy khổ lớn và bút dạ cho 4 HS làm , dán bài làm lên bảng .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn : Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào như yêu cầu .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Đoạn kết là đoạn : Má bảo : " Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền "
Vì vậy mỗi khi đi đâu về , tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón sẽ bị méo vành .
+ Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ .
-1 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả .
+ Lắng nghe .
- 4 HS làm vào giấy và dán lên bảng , đọc bài làm và nhận xét .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Tiết 3: Khoa học: 
 GIÓ NHẸ – GIÓ MẠNH – PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Yêu cầu:
 -HS nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại của người và của:
 -Nêu cách phòng chống:
 +Theo dõi bản tin thời tiết.
 +Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
 +Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Chuẩn bị: -Hình minh hoạ 1 , 2, 3 , 4 trang 76 SGK phóng to 
+ HS sưu tầm tranh ảnh về các thiệt hại do dông bão gây ra .
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng TLCH:
+Mô tả thí nghiệm va giải thích tại sao có gió?
+Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK tr. 76 và trao đổi theo cặp về tác động của cấp gió 2,5,7,9,12 lên các vật xung quanh khi nó thổi qua.
-Gọi HS tổ chức báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung .
*Kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn thì càng gây tác hại cho con người .
 *Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão. 
 -GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau:
 +Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông?
+Hãy nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
+Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm .
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK sử dụng tranh ảnh đã sưu tầm để nói về :
+ Tác hại do bão gây ra .
+ Một số cách phòng chống bão mà em biết .
+ GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
 -Gọi các nhóm HS lên trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
 -GV nhận xét, khen ngợi các nhóm.
+ GV nêu: Các hiện tượng dông bão gây rất nhiều thiệt hại về nhà cửa, con người. Gió bão càng lớn thì gây thiệt hại về người và của cải càng lớn. Bão thường làm gãy cây cối làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay cả người , nhà cửa, làm gãy cây cối gây thiệt hại cho mùa màng...Vì vậy cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. 
3.Củng cố, dặn dò: Hỏi:- Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và nhà cửa , của cải ?
- Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết 
 -GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
+ Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn .
-Cấp 2 : gió nhẹ . -Cấp 9 : gió dữ 
- Cấp 5 : gió khá mạnh . - Cấp12 : bão lớn 
-Cấp 7 : gió to .
+ Lắng nghe .
+ HS lần lượt trả lời .
- Khi có gió mạnh kèm theo mưa to là dấu hiệu trời có dông .
- Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to , bầu trời đầy mây đen đôi khi có gió xoáy .
-HS hoạt động theo nhóm 4 người .
-Trong nhóm thảo luận và lên chỉ từng bức tranh để trình bày.
- 4 HS ngồi cùng bàn thảo luận trao đổi và giải thích các hiện tượng .
- HS trình bày ý kiến .
+ Lắng nghe .
- HS lắng nghe
-HS trả lời.
Tiết 5 Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 19.
-Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .+II. Chuẩn bị :
 -Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 19 .
-Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III.Sinh hoạt:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học 
* Đánh giá hoạt động tuần qua.
+Thi học kì 1 khá tốt kết quả khá cao
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải:
 +Một số chưa chịu khó học bài và làm BT ở nhà: Li, Duyên, Tân, Mạnh, Quân
 +Nói chuyện riêng trong giờ học: , Cường, Li
 +Tham gia sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa tích cực
*Phổ biến kế hoạch tuần 20.
-Giáo viên phổ biến kế hoach hoạt động cho tuần tới 
-Về học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ
+Học bài và làm bài đầy đủ.
- Về lao động: Tham gia vệ sinh trường lớp.
 * Củng cố - Dặn dò:
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc