Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 đến 26 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 đến 26 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: Gió vào xoa mắt đắng, chạy thẳng vào tim, ướt áo, mưa tuôn, mưa xối chưa cần thay, mau khô thôi

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.

- Hiểu ND: Ca ngợi ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi, thuộc 1,2 khổ thơ)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: tiểu đội,.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Tranh ảnh chụp về cảnh các đoàn xe hoặc những con đường ở Trường Sơn những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 67 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 404Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 đến 26 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2012
 NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
 -------------------- ------------------ 
TẬP ĐỌC: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, ...
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng, nhân từ, ê a, đập tay, quat, nín thít, trừng mắt, câm mồm, điềm tĩnh, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, dõng dạc, quả quyết,....
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân .
Ra quyết định .
Ứng phó thương lượng.
Tư duy sáng tạo bình luận ,phân tích.
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
Trình bày ý kiến cá nhân.
Thảo luận cặp đôi
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
a) Khám phá :
b) Kết nối :
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
? Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ GV ghi các câu của tên cướp quát: 
- HS đọc hai câu trên.
+ GV giải thích: hung hãn là: sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác bằng hành động tàn ác, thô bạo.
- Gọi 1 HS đọc bài.
- HS luyện đọc theo cặp 
 - Gọi một , hai HS đọc lại cả bài.
+ Lưu ý HS cần ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch và dứt khoát, gấp gáp dần theo diến biến câu chuyện. Nhấn giọng các từ ngữ. Đọc phân biết lời các nhân vật. 
* c.Thực hành :
Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 trao đổi, trả lời câu hỏi.
? Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và TLCH:
? Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
? Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ?
? Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và TLCH:
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3.
- HS đọc thầm câu truyện trao đổi TLCH:
? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Gọi HS nhắc lại.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo phân vai các nhân vật trong truyện.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
d. Áp dụng – củng cố và hoạt động tiếp nối:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc và trả lời nội dung.
- Lớp lắng nghe. 
- 3 HS đọc theo trình tự.
+ Đ1: Từ đầu đến .bài ca man rợ. 
+ Đ 2: Tiếp theo ... toà sắp tới.
+ Đ 3: Trông bác sĩ  như thóc.
- 1 HS đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
+ Sự hung hãn thô bạo của tên chúa tàu. 
- 1HS đọc, lớp đọc thầm bài TLCH:
- Ông là người rất hiền hậu, điềm đạm. Nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
+ Hình ảnh cho thấy sự đối nghịch: một bên thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một bên thì hung ác, dữ dằn như con thú dữ bị nhốt trong chuồng.
+ Nói lên sự cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu, chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm của bác sĩ Ly.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài, trả lời câu hỏi.
+ Nội dung đoạn 3 cho biết tên cướp biển phải khuất phục trước bác sĩ Ly. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta phải đấu tranh không khoan nhượng với những cái xấu, cái ác. Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm, và kiên quyết sẽ chiến thắng. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài 6 dòng in đậm ở đầu bản tin.
- 2 đọc, lớp đọc thầm lại nội dung 
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc phân vai toàn bài.
- HS trả lời.
- HS cả lớp về nhà thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
ĐẠO ĐỨC: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt thời gian đầu học kì II.
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II. Tài liệu và phương tiện: 
- Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới: 
Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học 
- HS kể một số câu chuyện liên quan đến: Kính trọng biết ơn người lao động.
 - GV nêu yêu cầu để HS nhớ và nêu lại kiến thức đã học:
- Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
a) Nông dân
b) Bác sĩ
c) Người giúp việc trong (nhà) gia đình
d) Lái xe ôm
đ) Giám đốc công ty
e) Nhà khoa học
g) Người đạp xích lô
h) Giáo viên
i) Kẻ buôn bán ma túy
k) Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em
l) Kẻ trộm
m) Người ăn xin
n) Kĩ sư tin học
o) Nhà văn, nhà thơ.
- Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động;
a) Chào hỏi lễ phép
b) Nói trống không
c) Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi
d) Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ) Học tập gương những người lao động
e) Quý trọng sản phẩm lao động
g) Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay
* Bài : Lịch sự với mọi người 
 - Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
a. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.
b. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ.
đ. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
- HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 * Bài giữ gìn các công trình công cộng.
- Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?
a/. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.
b/. Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.
c/. Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an.
- HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- Lần lượt từng em nêu ý kiến qua từng bài.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
- Giáo viên rút ra kết luận. 
- HS ghi nhớ và thực theo bài học 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhắc lại tên các bài học: Kính trọng biết ơn người lao động - Lịch sự với mọi người - Giữ gìn các công trình công cộng.
+ HS nhớ và nhắc lại những kiến thức đã hoc qua từng bài học cụ thể, từ đó ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
+ HS phát biểu:
+ Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
+ Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
- HS lựa chọn theo 2 thái độ: tán thành, không tán thành.
- HS thảo luận về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
- Một số em đại diện lên nói về ý kiến của bản thân trước các ý kiến trước lớp.
- HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
+ Ý kiến a là đúng
+ Ý kiến b, c là sai
+ HS phát biểu ý kiến.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
TOÁN : PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: + Vẽ sẵn hình vẽ vào tờ bìa như SGK. Phiếu bài tập.
* Học sinh: - Giấy bìa. Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật 
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ GV ghi đề bài toán, nêu câu hỏi, HS trả lời:
c) Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số: 
* Tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ.
+ Treo hình vẽ như SGK lên bảng.
 1m
 1m
 m
+ Hình vuông có diện tích bao nhiêu?
+ Hình vuông có mấy ô vuông, mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ?
+ Hình chữ nhật (tô màu) chiếm mấy ô vuông ?
- Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu?
* Phát hiện qui tắc nhân hai phân số 
- GV gợi ý :
+ Quan sát hình vẽ và cho biết diện tích hình chữ nhật tô màu là bao nhiêu mét vuông? 
+ HS quan sát hình vẽ nêu nhận xét:
8 (số ô vuông hình chữ nhật ) bằng 4 x 2 
15 (số ô của hình vuông) bằng 5 x 3 
+ Từ đó ta có : x = = m2
- Vậy muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào? 
+ GV ghi bảng quy tắc, gọi HS nhắc lại.
c) Luyện tập:
Bài 1 :
- HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng sửa bài.
- HS nêu giải thích cách làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu đề bài.
+ Lưu ý đề bài yêu cầu rút gọn rồi tính:
- HS thực hiện các phép tính vào vở.
-HS khác nhận xét bài bạn
 Bài 3 :
- HS đọc đề bài, làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:	
? Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài.
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Theo dõi, trả lời.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Ta lấy : x 
+ Quan sát hình vẽ.
-  có diện tích là 1 m2.
- Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích là m2.
-  chiếm 8 ô vuông.
+ Diện tích HCN là: m2. 
+ Quan sát , suy nghĩ và phát biểu ý kiến :
+ Ta có : x = m2
- Ta lấy tử số  ... a bài cũ.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
-Gọi HS nhận xét các thí nghiệm bạn mô tả.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
 Các em đã tìm hiểu về sự thu nhiệt, toả nhiệt của một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt. Chẳng hạn, khi rót nước nóng vào cốc áp hai tay vào cốc ta thấy tay ấm lên. Điều đó chứng tỏ cốc là vật dẫn nhiệt từ nước nóng đến tay ta. Trong thực tế có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài học hôm nay.
 Ø Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
+Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
-Gv: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,  dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông,  dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện.
-Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
 +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
 +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ?
 +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ?
Ø Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí
-Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
 +Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ?
 +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có nhiều chỗ rỗng không ?
 +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ?
 +Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
-Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
-GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
-Hướng dẫn:
 +Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây chun buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
-Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
 +Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc ?
 +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ?
 +Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn.
 +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt ?
 Ø Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ?
 Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
-Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
-Tổng kết trò chơi.
4.Củng cố
-Hỏi:
 +Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông ?
 +Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay ?
5.Dặn dò
-Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hiểu bài, biết ứng dụng những kiến thức khoa học vào đời sống.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thí nghiệm thành tiếng, HS đọc thầm và suy nghĩ.
-Dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
-Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
+Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
-Lắng nghe.
-Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
+Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
-Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời:
+Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ,  đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn.
+Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có rất nhiều chỗ rỗng.
+Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+HS trả lời theo suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
-2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
-2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
+Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
+Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
+Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+Không khí là vật cách nhiệt.
-Ví dụ:
Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, 
Đội 1: Đúng.
Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.
 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được các phép tính với phân số 
- Biết giải bài toán có lời văn 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: - Phiếu bài tập.
- Học sinh: - Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện tập :
Bài 1 :
- HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Cho HS chỉ ra các phép tính đúng, những chỗ sai trong từng phép tính.
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh tính và trình bày theo cách ngắn gọn nhất.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 3HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 3 : tương tự bài 2
+ HS nêu đề bài.
- Nhắc HS lựa chom MSC hợp lí nhất.
- HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 3 HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 4:
- HS nêu đề bài.
* Gợi ý HS: + Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể.
+ Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước 
- HS tự làm bài vào vở. 
-HS bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 5 :
+ HS nêu đề bài.
+ Gợi ý HS:
- HS tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài tập 5.
- HS nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự thực hiện vào vở.
- 2 HS lên làm bài trên bảng.
a. Phép tính này sai.
b. Phép tính này sai.
c. Phép tính này đúng.
d. Phép tính này sai.
- HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
- HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự viết bài và làm vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
- 3 HS nhận xét bài bạn.
 - 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Tự làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Tự làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng thực hiện.
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
 -------------------- ------------------ 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
I. Mục tiêu : 
- Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Phương hướng tuần tới 
II. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1 * Lớp trưởng, lớp phó nhận xét các hoạt động trong tuần qua
2 * Yêu cầu các em nêu ý kiến :
 - Về học tập
 - Về nề nếp
 - Rèn chữ- giữ vở
3 * GV nhận xét chung: Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy định của Đội, trường, lớp.
 - Ôn tập các môn để chuẩn bị kiểm tra tốt
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Khăn quàng, mũ ca lô khá đầy đủ.
 - Đồng phục đúng quy định.
4 * Phương hướng tuần tới:
 - Khăn quàng, 
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ - giữ vở.
 - Ôn tập các bài múa hát tập thể.
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- HS nhận xét
- Ý kiến các em
- Nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 2526 CKTKN.doc