I. Mục tiêu:
- Ở tiết học này, HS:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? (ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì ? với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (BT3).
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bốn băng giấy-mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ, văn (phần nhận xét). Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1- viết riêng mỗi câu 1 dòng (phần luyện tập).
- Bảng lớp viết các vị ngữ ở cột B-(BT2, phần luyện tập); 4 mảnh bìa viết các từ ở cột A.
III. Các hoạt động dạy-học:
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2012 TUẦN 25 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2:TẬP ĐỌC Bài49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). - KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Ra quyết định; Ứng phó, thương lượng; Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 3.Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: - Tuần này, chúng ta học chủ điểm gì? - Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm: Tranh vẽ những ai? - Đây là những người con ưu tú của đất Việt, những người con anh dũng dám hi sinh bản thân mình vì lí tưởng cao đẹp như Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng hay cứu hai em nhỏ như anh Nguyễn Bá Ngọc. Đó chính là nội dung chính của tuần 25,26,27. Bài đầu tiên của chủ điểm, các em sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược nhau (qua tranh). Vì sao có cảnh tượng này? Các em cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay. HĐ2. HD luyện đọc. - Gọi 1 HS khá, giỏi đọc cả bài. - Gợi ý HS chia đoạn. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 1. - HDHS đọc đúng: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 2. - HDHS giải nghĩa các từ khó trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc cả bài. HĐ 3. HD tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? - Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? - Thấy tên cướp biển như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì? - Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? + Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho? - Tên cướp biển cũng có thể sợ bác sĩ Ly đưa ra toà, nhưng hắn phải khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn phải nể sợ. - Truyện đọc Khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì? HĐ 4. HD đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi 3 HS đọc theo cách phân vai. - Yc HS lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc toàn bài và các từ cần nhấn giọng. - HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 3. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài ? - Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly. - Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên đọc và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. - Những người quả cảm. - Tên chủ điểm gợi cho em nhớ đến những người dũng cảm, gan dạ, dám hi sinh bản thân mình vì người khác hoặc vì lí tưởng cao đẹp. - Tranh vẽ: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc,... - HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Lắng nghe và đọc thầm theo. -3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ. + Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. - Luyện đọc cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài lần 2. - Đọc chú giải trong SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - HS đọc thầm từng đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Những từ ngữ: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng. - Các chi tiết: tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "Có câm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. - Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: "Anh bảo tôi có phải không?", bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nếu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra tòa. - Cho thấy ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. + Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt trong chuồng. - Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Lắng nghe. + Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. + Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. + Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - 3 HS đọc theo phân vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly). - Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến của câu chuyện. Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, chém dọc, trắng bệch, loạn óc, man rợ, nổi tiếng nhân từ, ê a, đạp tay, quát, nín thít, trừng mắt, cơm mồm, điềm tĩnh, phải, tống anh, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, do0ngx dạc, quả quyết, cất dao, quyết, treo cổ, đức độ, hiền từ, nghiêm nghị, nanh ác, hung hăng, gườm gườm, cúi gằm mặt, ngồi xuống, làu bàu, im như thóc. + Đọc giọng phân biệt lời các nhân vật: lời tên cướp cục cằn, hung tợn; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh. - Lắng nghe và dọc thầm theo. - Luyện đọc trong nhóm 3. - Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Lắng nghe và bình chọn. - Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe, thực hiện. Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 49: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. Mục tiêu: - Ở tiết học này, HS: - Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? (ND Ghi nhớ) - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì ? với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (BT3). II. Đồ dùng dạy-học: - Bốn băng giấy-mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ, văn (phần nhận xét). Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1- viết riêng mỗi câu 1 dòng (phần luyện tập). - Bảng lớp viết các vị ngữ ở cột B-(BT2, phần luyện tập); 4 mảnh bìa viết các từ ở cột A. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ tiết trước. - Gọi HS lên bảng xác định vị ngữ trong các câu kể Ai là gì? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu trước, các em đã học về VN trong câu kể Ai là gì? Tiết học hôm nay, sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về bộ phận chủ ngữ của kiểu câu này. HĐ 2. Tìm hiểu ví dụ: - Gọi HS đọc các câu trong phần nhận xét và các yêu cầu. Bài 1: Trong các câu trên những câu nào có dạng Ai là gì? Bài 2: - Dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì?, gọi HS lên bảng xác định bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu. * Chú ý: Mỗi câu thơ trong câu (a) coi như một câu (dù không có dấu chấm). Bài 3: - Gọi HS nêu các chủ ngữ vừa tìm được. - Ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông là loại từ gì? Kim Đồng và các bạn anh là loại từ nào? - Vậy chủ ngữ do những loại từ nào tạo thành? Kết luận: Phần ghi nhớ. HĐ 3. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Các em đọc yêu cầu của bài và lần lượt thực hiện theo yêu cầu. - Gọi HS nêu các câu kể Ai là gì? - Treo bảng phụ đã viết câu câu kể Ai là gì? gọi HS lên bảng xác định chủ ngữ. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Để làm đúng bài tập, các em cần ghép thử lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì? thích hợp về nội dung. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Gọi HS lên bảng gắn những mảnh bìa (viết các từ ở cột A0 ghép với các từ ngữ ở cột B, tạo thành câu hoàn chỉnh. Sau đó đọc lại câu vừa ghép. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Nhắc HS: Các từ ngữ cho sẵn là chủ ngữ của câu kể Ai là gì? Các em hãy tìm các từ ngữ làm vị ngữ trong câu. - Muốn tìm vị ngữ trong câu ta cần đặt câu hỏi như thế nào? - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu, cả lớp làm vào vở. - Gọi HS đặt câu mình đặt. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại ghi nhớ. - Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập (nếu ở lớp chưa hoàn chỉnh). Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS lần lượt thực hiện: + Trong câu kể Ai là gì? Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là. Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cùm danh từ) tạo thành. + Hoa cúc // là nàng tiên tóc vàng của mùa thu. + Thiếu nhi // là chủ nhân tương lai của đất nước. + Tô Ngọc Vân // là nghệ sĩ tài hoa. - Cùng GV nhận xét, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp. + Ruộng rẫy là chiến trường. + Cuốc cày là vũ khí. + Nhà nông là chiến sĩ. + Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta. - 4 HS lên bảng thực hiện. a. Ruộng rẫy // là chiến trường Cuốc cày // là vũ khí Nhà nông // là chiến sĩ b. Kim Đồng và các bạn anh // là những đội viên đầu tiên của Đội ta. - Lần lượt nêu các chủ ngữ tìm được. - là danh từ, cụm danh từ. - Do danh từ và cụm danh từ tạo thành. - Vài HS đọc to trước lớp. - 1 HS đọc to trước lớp - Tự làm bài. - Lần lượt nêu: - 4 HS lần lượt lên bảng xác định: + Văn hóa nghệ thuật // cũng là một mặt trận. + Anh chị em // là chiến sĩ trên mặt trận ấy. + Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. + Hoa phượng // là hoa học trò. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe, tự làm bài. - HS nêu ý kiến cá nhân. - Lần lượt lên bảng thực hiện. + Trẻ em là tương lai của đất nước. + Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. + Bạn Lan là người Hà Nội. + Người là vốn quý nhất. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe, thực hiện. - Là gì ... Củng cố, dặn dò - Về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt thêm 2 câu có TN chỉ nơi chốn. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tự xác định a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng. b) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. - Thực hiện theo gợi ý HD của GV. a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu? b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? + Cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu. + Trả lời cho câu hỏi ở đâu? - Vài HS đọc to trước lớp. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài vào SGK, một vài HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu: + Trước rạp, người ta... + Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội + Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn... - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe, tự làm bài. - 3 HS lên bảng thực hiện: a). Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. c) Ngoài vườn, hoa vẫn nở. - 1 HS đọc nội dung bài tập. - CN, VN trong câu. - Tự làm bài, 4 HS lên bảng thực hiện. a). Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. người xe đi lại nườm nượp. các bạn nhỏ đang chơi trò rước đèn. b). Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi. em bé đang ngủ say. c). Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người. d). Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. - Lắng nghe, thực hiện Tiết 4:KHOA HỌC Bài 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I.Mục tiêu : - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. KNS: -Kĩ năng làm việc nhóm. - Kĩ năng so sánh, quan sát và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau. II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK. -Phiếu thảo luận nhóm. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định 2.KTBC -GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật. 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: Ở bài Động vật cần gì để sống ? Chúng ta cũng tiến hành theo cách đó để tự nghiên cứu, tìm ra những điều kiên cần cho sự sống của động vật. ØHoạt động 1: Mô tả thí nghiệm KNS : Kĩ năng làm việc nhóm. -Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4. -Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi: +Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ? +Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ? GV đi giúp đỡ từng nhóm. -Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng. PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM Nhóm: . . . . . . . . . . . . Bài: Động vật cần gì để sống ? Chuột sống ở hộp số Điều kiện được cung cấp Điều kiện còn thiếu 1 Ánh sáng, nước, không khí Thức ăn 2 Ánh sáng, không khí, thức ăn Nước 3 Ánh sáng, nước, không khí, thức ăn 4 Ánh sáng, nước, thức ăn Không khí 5 Nước, không khí, thức ăn Ánh sáng -Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng. +Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ? +Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ? +Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ? +Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ? +Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ? -GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết. ØHoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường: - KNS:Kĩ năng so sánh, quan sát và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau. -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ? GV đi giúp đỡ các nhóm. -Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng. +Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ? -GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường. 4.Củng cố -Hỏi: Động vật cần gì để sống ? - Giáo dục học sinh và liên hệ thực tế. -Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau. -Nhận xét tiết học. -Hs hát -HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ. -Lắng nghe. -HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV. -HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa. -Lắng nghe. +Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau. +Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước. +Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn. +Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được. +Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối. +Biết xem động vật cần gì để sống. +Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn. +Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống. -Lắng nghe. - Hs Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. -Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. +Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định. +Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết. +Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường. +Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được. +Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng. +Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng. -Hs lắng nghe -Hs trả lời - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết 5: KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA ( Giảm tải không dạy bài này thay thế bài khác) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Dựa vo gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đ nghe, đ đọc nói về du lịch hay thám hiểm.. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đ kể v biết trao đổi về nội dung,ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện). - Yu cầu HS nắm vững cu chuyện vừa kể về du lịch – thm hiểm. II. Đồ dùng dạy-học: - Truyện đọc lớp 4 - Bảng lớp viết đề bài - Một tờ phiếu viết dàn ý bài kể chuyện: - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Đôi cánh của ngựa trắng - Gọi 1 hs kể 2 đoạn của câu chuyện và nêu ý nghĩa truyện. - Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm. Để kể được, các em phải tìm đọc truyện ở nhà hoặc nhớ lại câu chuyện mình đã nghe. - Kiểm tra việc chuẩn bị của hs 2) HD hs kể chuyện a) HD hs hiểu yêu cầu của bài - Gọi hs đọc đề bài - Gạch dưới: được nghe, được đọc , du lịch, thám hiểm. - Gọi hs đọc các gợi ý 1,2 - Theo gợi ý, có 3 truyện đã có trong SGK. Các em có thể kể những truyện này. Bạn nào kể chuyện ngoài SGK sẽ được cộng thêm điểm - Gọi hs hãy nói tiếp nhau nói: Em chọn kể chuyện gì? Em đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu? - Dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý bài KC, gọi hs đọc - Nhắc nhở: Các em kể tự nhiên, với giọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn. b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện - Các em hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình trong nhóm đôi. Kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. - YC hs lắng nghe, trao đổi về câu chuyện. - Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi hay nhất. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà kể lại câu chuyện ở lớp cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Mang đến lớp ảnh chụp về cuộc du lịch hay cuộc đi thăm người thân, đi xa đâu đó của mình. - Nhận xét tiết học - 1 hs thực hiện y/c: Phải mạnh dạn đi đây, đi đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Theo dõi - 2 hs đọc - Lắng nghe + Em chọn kể chuyện về cuộc thám hiểm hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của nhà hàng hải Ma-gien-lăng. Đây là bài tập đọc trong SGK TV4. + Em kể chuyện thm hiểm Vịnh ngọc trai cùng thuyền trưởng Nê-mô. Truyện này em đã đọc trong Hai vạn dặm dưới biển. + Em kể chuyện về những người chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét. Truyện này em đọc trong báo TNTP + Em kể chuyện Ếch và chẫu chàng. Câu chuyện này, bà em kể cho em nghe vào tuần trước khi bà giải thích câu: Ếch ngồi đáy giiếng... - 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe - Thực hành kể chuyện trong nhm đôi - Vài hs thi kể chuyện trước lớp - Trao đổi về câu chuyện + Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. + Bạn có thích nhân vật chính trong câu chuyện không? Vì sao? + TRong câu chuyện này, bạn thích chi tiết nào nhất? + Bạn có suy nghĩ gì sau nghe xong câu chuyện? - Nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, thực hiện
Tài liệu đính kèm: