Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc:

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN.

(Xti-ven-xơn)

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc trôi chảy, lưu loát, toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

II. Đồ dùng dạy học : Tranh trong sgk

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ :

-2H đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá.

- Lớp trả lời các câu hỏi ở SGK, nhắc lại nội dung bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

-T giới thiệu chủ điểm mới: NHỮNG NGƯỜI QUẢ CẢM và bài học đầu tiên của chủ điểm.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc: T chia đoạn: 4 đoạn ước lệ.

- H : Mỗi lượt 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn của bài, lặp lại nhiều lần, T kết hợp hướng dẫn HS:

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009
Tập đọc:
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN.
(Xti-ven-xơn)
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc trôi chảy, lưu loát, toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh trong sgk
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-2H đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá.
- Lớp trả lời các câu hỏi ở SGK, nhắc lại nội dung bài.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
-T giới thiệu chủ điểm mới: NHỮNG NGƯỜI QUẢ CẢM và bài học đầu tiên của chủ điểm.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: T chia đoạn: 4 đoạn ước lệ.
- H : Mỗi lượt 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn của bài, lặp lại nhiều lần, T kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ khó: trắng bệch, dõng dạc, quả quyết, nín thít.
+ Luyện đọc các câu hỏi trong bài: Có câm mồm không? Anh bảo tôi phải không?
+ Tìm giọng đọc toàn bài: Giọng rõ ràng dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện.
- Giúp H hiểu nghĩa các từ: Bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, hung hãn, sẵn sàng gây tai hoạ cho người khác.
- H luyện đọc.
b. Tìm hiểu bài
- H đọc toàn bài, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:
1. Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào ?
2. Lời nói và cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào ?
3. Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển ? 
4. Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển ?
5. Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?( Phải đấu tranh không khoan nhượngh với cái xấu, cái ác/ Sưc mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục.
 H chọn ý đúng, T chốt lại, ý c là ý đúng.
c. Luyện đọc diễn cảm: 
- Mỗi tốp 3H luyện đọc truyện theo cách phân vai.
- T hướng dẫn H luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Chúa tàu...sắp tới” theo cách phân vai.
- HS: Nêu cách đọc, giọng đọc phù hợp
- HS: Luyện đọc theo cách phân vai theo nhóm 3.
- HS: Thi đọc phân vai giữa các nhóm 3
- L bình chọn nhóm đọc hay nhất, T ghi diểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Truyện đọc giúp em hiểu điều gì ? (Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.)
H phát biểu, T ghi nội dung bài.
T củng cố bài, liên hệ, nhận xét giờ học.
-------------------------------------a&b--------------------------------
Toán
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nhận biết được ý nghĩa phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật).
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn hình như ở sgk lên bảng (dán lại)
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài làm ở VBT của H
B. Dạy bài mới 
1. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật .
H nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật, tính diện tích HCN với a = 5, b = 4.
T nêu: Tính diện tích HCN với chiều dài m; chiều rộng m.
Để tính diện tích HCN ta phải thực hiện phép tính nào ? ( x ).
2.Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số
a. Tính diện tính hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ
H quan sát hình vẽ để nêu : Hình vuông có diện tích bằng 1m2
Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích bằng m2.
Hình chữ nhật (phần tô màu), chiếm 8 ô. Vậy diện tích HCN chiếm bằng m2
b. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số.
T: Từ trên ta có HCN là: x = (m2).
H nhận xét: 8 = 4 x 2	Từ đó dẫn đến cách tính x = 
 15 = 5 x 3
H dựa vào phép tính rút ra quy tắc nhân phân số.
-HS: Nối tiếp nhắc lại 
H đọc quy tắc ở sgk.
3. Thực hành
Bài tập 1: H dùng quy tắc để tính, nêu kết quả.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập: Rút gọn rồi tính
T cùng H làm một câu: . H làm các phần còn lại vào vở.
Bài tập 3: H đọc bài toán, làm bài vào vở và nêu kết quả
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhât là:
 (m2)
Đáp số: m2.
T chấm chữa bài. H nêu lại quy tắc nhân hai phân số.
4. Củng cố, dặn dò: 
T nhận xét giờ học
-------------------------------------a&b--------------------------------
Chính tả:
Nghe viết: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Khuất phục tên cướp biển.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( d, r, gi, ên, ênh)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2a (dán lại)
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1H đọc bài tập 2a tiết trước, lớp viết vào vở nháp.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H nghe viết
-H: 1 em đọc đoạn văn: “Cơn tức giận ... nhốt chuồng” trong bài chính tả.
-Lớp: đọc thầm đoạn văn
- T nhắc H chú ý cách trình bày lời đối thoại, những từ ngữ dễ viết sai trong bài.
-T đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho H viết bài, viết xong tự kiểm tra lại bài
-T đọc lại một lần, H đổi vở, soát lỗi cho nhau
-T chấm 7 – 10 bài.
- T: chữa bài nhận xét những lỗi chính tả H dễ viết sai.
3. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả lựa chọn
Bài tập 2a: 1H đọc yêu cầu bài tập.
-T hướng dẫn cách làm
-H suy nghĩ, trao đổi với các bạn trong nhóm vê các từ cần điền.
-H làm bài vào vở, 1H làm bảng lớp
-T cùng H nhận xét, trao đổi, T cùng H chốt lại kết quả đúng: không (gian); bao (giờ); (dãi) dầu; đứng (gió); rõ (ràng).
4. Củng cố, dặn dò
-T nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các từ đã luyện viết.
-------------------------------------a&b--------------------------------
Buổi chiều: Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT: CA DAO
I .Mục đích yêu cầu:
- HS luyện viết đúng, đẹp, trình bày khoa học bài luyện viết: Con chó nhà hàng xóm trong vở luyện viết
- Rèn cho HS tính cẩn thận kiên trì trong học tập
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1.Luyện vết chữ hoa.
- HS: Đọc đoạn cần viết ở vở Luyện viết, tìm những tiếng có viết hoa.
- HS: Đọc những tiếng có viết hoa trong đoạn văn cần viết.
- GV: Giới thiệu bảng mẫu chữ cái có ghi các chữ cái hoa:Ơ,Đ,Ô, T,Đ, V, S, L,M
- HS: Tập viết bảng con các chữ cái viết hoa trên.
- GV: Nhận xét sửa sai các nét cho HS.
2. Luyện viết vào vở:
- T: Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, yêu cầu HS quan sát thật kĩ mẫu chữ trong vở luyện viết để viết cho đẹp.
- T: Lưu ý HS quan sát thật kĩ mẫu chữ ở vở để viết cho đúng mẫu.
- Cách trình bày bài ca dao
- HS : Dựa vào cách viết mẫu ở vở để viết vào vở
3. Nhận xét bài viết của HS.
- GV: Xem và chấm bài một số em.
- GV: Nhận xét bài viết của HS.
- Sửa những lỗi phổ biến trong bài viết của HS.
4. Củng cố dặn dò:
- GV: Nhận xét giờ học, nhắc những hs viết chưa đẹp, luyện viết thêm ở nhà.
-------------------------------------a&b------------------------------------
Bồi dưỡng Tiếng Việt:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích, yêu cầu 
- H tiếp tục được luyện tập về dạng câu kể Ai là gì ?
- Luyện tập sử dụng dấu gạch ngang.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập.
A. Bài dành cho HS cả lớp
Bài tập 1: Hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em có sử dụng câu kể Ai là gì ? Nêu rõcâu nào la câu kể Ai là gì?
-H làm bài vào vở. 
- HS: nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
T yêu cầu H nói rõ những câu nào là câu kể Ai là gì ?
Bài tập 2: Tìm các câu kể Ai là gì ? trong các câu văn sau, xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được: 
a. Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đận, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
b. Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây tía đất.
- HS: Tự trao đổi trong nhóm đôi và làm bài vào vở
- HS: 2em chữa bài bảng lớp
- Lớp cùng T nhận xét, chốt lời giải đúng:
VD:Bấy giờ, tôi / còn là một chú bé lên mười
	CN VN
B. Bài dành cho HS khá giỏi:
Bài tập 3: Viết một đoạn hội thoại có sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng: Đánh dấu đầu câu hội thoại và đánh dấu phần chú thích.
-H làm bài vào vở
- T theo dõi. 
- HS: 1 số em đọc bài làm của mình trước lớp
-T chấm nhận xét,chữa những chỗ chưa phù hợp trong bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò: 
-T nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các bài tập đã luyện.
-------------------------------------a&b------------------------------------
Toán :
LUYỆN TẬP
Mục đích, yêu cầu: 
-Củng cố về phép cộng, nhân phân số.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập: H lần lượt làm bài vào vở, lên chữa bài.
Bài tập 1: Tính
a. 	b. 	c.
- HS: Làm bài vào bảng con, T kiểm tra kết quả và chữa bài
Bài tập 2: Tính
a. b. c.	 d.
- HS: Làm baì vào vở, 4 em chữa bài bảng lớp.
- Lớp cùng T nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài tập 3: Rút gọn rồi tính.
a. b.	c.
- HS: Làm bài vào vở
Bài tập 4: Tính chu vi và diện tích hình vông có cạnh m.
- HS: Tự làm bài vào vở
- T: Chấm bài một số em và gọi HS chữa bài bảng lớp
VD: 	Bài giải:
Diện tích hình vuông là:
 x = (m2)
Đáp số: (m2)
3. Củng cố, dặn dò: 
-T nhận xét giờ học .Nhắc HS ghi nhớ các bài tập đã luyện
-------------------------------------a&b------------------------------------
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp H:
- Biết cách nhận phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số.
- Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên ( x 3 là tổng của ba phân số bằng nhau ++)
- Củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn 
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- H nhắc quy tắc nhân hai phân số.
- Lớp làm bảng con lại bài 1 tiết trước.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài tập 1: Thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên
T cùng H phân tích mẫu x 5
H chuyển phép nhân đó thành phép nhân hai phân số: x và vận dụng quy tắc đã học x 5 = x = 
T giới thiệu cách viết gọn x 5 = 
Lưu ý H khi làm bài nên trình bày theo cách rút gọn.
Bài tập 2: Thực hiện phép nhân số tự nhiên với phân số.
H tự phân tích mẫu ở sgk, làm bài vào vở và nêu kết quả.
T lưu ý H nên chọn cách viết ngắn gọn.
VD: a, 5 x .
Bài tập 3: Tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân với số tự nhiên.
H nêu yêu cầu của bài và tính kết quả hai phép tính, kết luận.
T: bằng tổng của 3 phân số bằng nhau 
Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài toán: Tính rồi rút gọn
T cùng H làm 1 câu để hướng dẫn H cách trình bày
 ... k và tài liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ thế kỷ 16.
	+ Vua quan ăn chơi sa đoạ, chém giết lẫn nhau để tranh dành quyền lợi
	+ Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.
	2. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
T giới thiệu cho H về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam Triều và Bắc Triều..
* Hoạt động 3: H làm việc cá nhân: T cho H dùng phiếu học tập và trả lời các câu hỏi: 
- Năm 1592 nước ta có sự kiện gì ?
- Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào ?
- Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ra sao ?
2H lên bảng trình bày cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
	3. Kết quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp: Thảo luận các câu hỏi: 
-Chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều cũng như chiến tranh Trịnh Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ? (Vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đã đánh giết lẫn nhau).
- Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ? (Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt).
+ Đất nước bị chia cắt.
+ Gia đình li tán, cuộc sống nhân dân 2 miền loạn lạc, khổ cực.
* H đọc phần kết luận ở sgk.
 5. Củng cố, dặn dò: T nhận xét giờ học 
-------------------------------------a&b------------------------------------
Địa lý:
ÔN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, H biết:
- Chỉ hoặc điền đúng được vị trí ĐBBB, ĐBNB, Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ĐBBB và ĐBNB
- Chỉ trên bản đồ vị trí Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-H nêu bài học bài : Thành phố Cần Thơ.
B. Dạy bài mới 
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: H chỉ vào bản đồ ĐLTN các vị trí:
- Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ ?
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai ?
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 6
+ B1: Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng tổng kết so sánh về thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB vào phiếu học tập theo mẫu sau:
Đặc điểm thiên nhiên
Sự khác nhau
Địa hình
.................................
ĐBBB
ĐBNB
+ B2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-T giúp H điền đúng phần kiến thức vào bảng.
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- H trả lời câu hỏi 3 sgk, nêu ý kiến. 
- T nhận xét, chốt ý đúng. (ý b, d đúng)
C. Củng cố, dặn dò: 
-T nhận xét giờ học, nhắc HS tự ôn tập thêm ở nhà 
-------------------------------------a&b------------------------------------
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009
Thể dục
BÀI 50
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Trò chơi: Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chủ động.
II. Địa điểm: Sân trường
Phương tiện: Còi, bóng, dây nhảy.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu: 
-T nhận lớp, nêu yêu cầu giờ học.
- H thực hiện các đông tác khởi động: Chơi trò chơi Bịt mắt bắt dê.
- HS: Ôn lại bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản
a. Bài tập RLTTCB
* Nhảy dây kểu chụm chân, chân trước, chân sau.
- H nhảy dây kiểu chụm hai chân 1 lần
- T hướng dẫn cách nhảy dây mới và làm mẫu.
- H luyện tập đội hình hàng ngang (khoảng cách giữa hai em tối thiểu là 2m). H nhảy tự do - nhảy chính thức.
- HS: Thi nhảy dây giữa các cá nhân: Ai nhảy được nhiều, đúng luật trong 1 lân thi là người đó thắng
- Lớp cùng T biểu dương bạn nhảy tốt.
b. Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ.
- T: Nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại kĩ thuật chơi, luật chơi
- HS: Chơi thử 1 lần để nhớ lại sau đó chơi chính thức
-T tổ chức và làm trọng tài cho H chơi, lần lượt từng tổ thi đua chạy tiếp sức và ném bóng vào rổ, tổ nào ném được nhiều bóng vào rổ nhất là tổ đó thắng. Tổ nào thua dứng thành vòng tròn và đồng thanh hô : Học tập đội bạn.
3. Phần kết thúc.
-H đứng tại chỗ hít thở sâu.
-T hệ thống bài, nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà cho H.
-------------------------------------a&b------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG
BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I. Mục đích, yêu cầu 
- H nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học 
- T: tranh ảnh một số loài hoa để H quan sát.
- Bảng lớp viết dàn ý quan sát (dán lại).
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2H đọc bài tập 3 tiết TLV trước.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H luyện tập
Bài tập 1: H đọc yêu cầu bài tập, tìm sự khác nhau trong hai cách mở bài của hai đoạn tả cây hồng nhung . Nêu ý kiến trước lớp.
-T chốt lại ý kiến đúng.
+ Cách 1: Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
+ Cách 2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân, các loại hoa trong vườn – cây hoa cần tả.
Bài tập 2: T nêu yêu cầu bài tập, nhắc H: Viết 1 kiểu bài gián tiếp.
H viết bài, nối tiếp đọc bài của mình trước lớp
- T nhận xét, sửa lỗi cho H.
- HS: NHững em có mở bài hay đọc lại trước lớp cho các bạn nghe.
Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập.
-T kiếm tra H đã quan sát ở nhà 1 cái cây. Sưu tầm ảnh về cây đó.
- H lần lượt trả lời các câu hỏi ở sgk để hoàn thành các ý cho một đoạn cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh. 
-H nối tiếp phát biểu, T nhận xét, góp ý cho câu trả lời của H.
Bài tập 4: 
T nêu yêu cầu của bài, gợi ý cho H viết 1 đoạn mở bài trực tiếp hay gián tiếp, dựa trên dàn ý trả lời cho các câu hỏi ở BT3.
- H viết đoạn văn, nối tiếp đọc mở bài của mình, yêu cầu H nói rõ đó là đoạn mở bài theo kiểu nào ?
T nhận xét, biểu dương và cho điểm những đoạn viết tốt.
 C. Củng cố, dặn dò: 
T nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết mở bài chưa đạt về nhà viết lại 
-------------------------------------a&b------------------------------------
Toán
PHÉP CHIA PHÂN SỐ.
I. Mục đích, yêu cầu: 
Giúp H: Biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược)
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu phép chia phân số
- T nêu VD: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m. Tính chiều dài.
- H nhắc lại cách tính chiều dài HCN, khi biết diện tích và chiều rộng.
- H nêu phép tính, T ghi bảng : : 
- T nêu cách chia phân số: Lấy phân số nhân với đảo ngược tức là: 
- H tính: : = = . Vậy chiều dài HCN là: m
- H thử lại: x = 
- HS: Rút ra qui tắc chia hai phân số.
2. Thực hành
Bài tập 1: 
H tự làm bài vào bảng con, T kiểm tra kết quả và chữa bài
Bài tập 2: T cùng H làm 1 bài:VD:
a. 	H làm các câu còn lại và nêu kết quả.
Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập.
H tính theo từng cột 3 phép tính x ; : ; :. Chẳng hạn:
a. 
Bài tập 4: 1H đọc bài toán.
H dựa vào bài toán mẫu để làm bài tập 4.
Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là:
 (m)
Đáp số: m.
T chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS: Nhắc lại cách chia phân số
-T nhận xét giờ học 
-------------------------------------a&b------------------------------------
Khoa học
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. Mục đích, yêu cầu: Sau bài học H có thể:
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiẹt độ cao, thấp.
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh
- Biết cách đọc nhiệt kế và cách sử dụng nhiệt kế.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự truyền nhiệt 
* Mục tiêu: Nêu dược ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh .
* Cách tiến hành: B1: H kể tên một số vật nóng lạnh thường gặp hàng ngày.
B2: H quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi trang 100 sgk.
B3: Người ta dùng khái niệm “nhiệt độ” để diến tả sự nóng lạnh của một vật.
-H nêu ví dụ về các vât có nhiệt độ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia, vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật.
2. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
* Mục tiêu: H biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản
* Cách tiến hành: B1: T giới thiệu cho H 3 loại nhiệt kế: Đo nhiệt độ cơ thể. Đo nhiệt độ không khí.
- H thực hành đọc nhiệt kế. 
- T hướng dẫn cách đọc nhiệt kế.
B2: H thực hành đo nhiệt độ: Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của cơ thể.
-H đọc mục Bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò: 
T nhận xét giờ học,yêu cầu HS ghi nhớ cách sử dụng nhiệt kế để sử dụng 
-------------------------------------a&b------------------------------------
SINH HOẠTLỚP
 I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 25
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Khắ phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Khoa, Xuân Sơn, Phương Thảo, Dương Hải, Thanh Hải. Đình Tuấn, Ngọc, Hoàn, Thế Sơn
- Đồ dùng học tập đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số em thường không mang theo đến lớp
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phụng
c.Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn
 e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 26
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
b. Học tập: 
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở bạn yếu
- Chuẩn bị tốt 1 tiết thao giảng cụm
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì II
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu. 
----------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4Tuan 25 2 buoi(1).doc