Luyệ từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG KỂ AI LÀ GÌ?
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2, mục III); đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ chép BT2(mục III)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 25 Thứ Hai, ngày 21 tháng 02 năm 2011 Tập đọc KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I/ MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phụ hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HĐ DẠY HĐ HỌC A. Kiểm tra: (3p) - Gọi HS lên đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài.(1p) 2) Luyện đọc(12p) - Gọi HS đọc toàn bài. - Yêu cầu Hs chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS: + Lần 1: Đọc đúng các tiếng, từ khó: khuất phục, cao lớn, trắng bệch, nín thít, nanh ác, + Lần 2: Hiểu nghĩa các từ mới: Bài ca man rợ, nín thít, gườm gườm, làu bàu, + Lần 3: Luyện đọc đúng. - GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần 3) Tìm hiểu bài(14p) H: Hình ảnh tên cướp biển được miêu tả như thế nào? -HD nêu nội dung đoạn 1. H: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? H: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? - HD nêu nội dung đoạn 2. H: Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển? H: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? - HD nêu nội dung đoạn 3. H: Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? - HD nêu nội dung bài. - Bổ sung, ghi bảng: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. - Gọi HS nhắc lại. 4) Đọc diễn cảm.(8p) - HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm toàn bài. - GV HD và tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai. - Cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS đọc tốt. C. Củng cố dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và trả lời câu hỏi. - 1HSKG đọc bài, lớp đọc thầm theo. - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đ1: Tên chúa tàu man rợ. + Đ2: Một lần, sắp tới. + Đ3: Trông bác sĩ im như thóc. - Từng tốp 3 HS luyện đọc. - HS luyện đọc từ theo HD của GV. - HS nêu theo mục Chú giải. - 3HS nối tiếp nhau đọc. - Hs lắng nghe, đọc thầm theo. + Trông rất dữ tợn: cao lớn, vạm vỡ, trên má có vết sẹo, - Ý1: Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển. + Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người; thô bạo quát bác sĩ Ly "Có câm mồm không?"; rút soạt dao ra lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. + Nhân hậu, điềm đạm nhưng cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. - Ý2: Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly với tên cướp biển. + Một đằng thì đức độ, hiền từ và nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. + Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Ý3: Tên cướp biển bị khuất phục. + Phải đấu tranh 1 cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. - HS nêu. - Nhắc lại nhiều lần. - 3 HS đọc diễn cảm toàn bài - HS phân vai, luyện đọc diễn cảm. - Một nhóm HS thi đọc diễn cảm. Toán PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I/ MỤC TIÊU:Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân hai phân số. - Làm đươc các bài tập: BT1; BT3. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. HĐ DẠY HĐ HỌC A. Bài cũ: (3p) H: Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài(1p) 2) Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua tính diện tích hình chữ nhật. (5p) - GV nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ và đi đến cách giải. 3) Tính diện tích hình chữ nhật thông qua đồ dùng trực quan.(7p) H: Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có dt là bao nhiêu? - Chia diện tích hình vuông 1m2 thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô có diện tích là bao nhiêu? - Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô? - Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiều phần mét vuông? 4) Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số(5p) - H: Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết - GV hướng dẫn HS tìm tích ở tử, tích ở mẫu và rút ra: Muốn nhân hai phân số với nhau ta làm thế nào? -GV: Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. 5) HD làm bài tập.(20p) Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - HD chữa bài. - GV nhận xét, KL lời giải đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - H: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? - Yêu cầu HS giải bài toán. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: (Dành cho HSKG) - Yêu cầu HSKG tự làm bài. - GV kiểm tra, nhận xét kết quả. C. Củng cố, dặn dò: (1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 1HS nhắc lại. - HS đọc lại đề toán. - Diện tích hình vuông là 1m2 - Mỗi ô có diện tích là: m2 - Gồm 8 ô. - m2 - Học sinh nêu: - Ta lấy tử số nhân tử số, lấy mẫu số nhân mẫu số. - HS nêu. - 4HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. Kq: a) ; b) ; c) ; d) - 2HS đọc bài toán. + Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng, cùng một đơn vị đo. - 1HS lên bảng giải; lớp làm nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. Bài giải: Diện tích hình chữ nhật đó là: x = (m2) Đáp số: m2 - HSKG tự làm bài vào vở nháp. Kq: Ví dụ: Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Ôn tập hệ thống những kiến thức đã học từ bài 9 đến bài 11. - Thực hành những kĩ năng về hành vi thái độ đúng đắn đối với người lao động. Biết giữ phép lịch sự với mọi người và có ý thức giữ gìn các công trình công cộng. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Phiếu học tập ghi câu hỏi ôn tập (HĐ1) và ghi tình huống (HĐ2). III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ DẠY HĐ HỌC A. Bài mới. 1) Giới thiệu bài(1p) 2) Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (BT4-SGK)(18p) - Chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nội dung cau hỏi đã ghi trong phiếu. - Tổ chức thảo luận trước lớp theo hình thức: nhóm nêu câu hỏi, nhóm trả lời, nếu trả lời đúng thì được quyền hỏi lại. H: Hãy kể một số nghề lao động chân tay, một số nghề lao động trí óc? H: Đối với người lao động chúng ta phải có thái độ thế nào? H: Cư xử lịch sự với bạn bề và mọi người xung quanh bằng những cử chỉ, lời nói và hành động như thế nào? H: Tại sao ta phải cư xử lịch sự với mọi người? H: Hãy kể tên những công trình công cộng mà em biết? H: Mỗi chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với các công trình công cộng? 3) Hoạt động 2: Thực hành kĩnăng(20p) - GV chia nhóm, phát phiếu: + Nhóm 1: Nhà Minh ở gần một cánh đồng. Sáng nay, khi đang ngồi học bài thì có tiếng gọi phía sau vườn. Minh mở cửa thấy bác nông dân tay chân lấm bê bết vì bác vừa ở ruộng lên. Bác xin nước uống. Minh đóng sầm cửa lại. Nếu là Minh em có làm như vậy không? Tại sao? + Nhóm 2: Có 1 em bé đang chơi, sơ ý trượt té. Khi ấy em sẽ làm gì (nếu là) em trông thấy? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, KL về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Các nhóm thảo luận, hoàn thành nội dung phiếu. - Hai nhóm thi đua lẫn nhau. + Lao động chân tay: thợ xây, thợ mộc, thợ cơ khí, ...; LĐ trí óc: bác sĩ, kỹ sư, ... + Kính trọng và biết ơn người lao động, vì cơm ăn, áo mặc, mọi của cải đều do người lao động làm ra. + Có cử chỉ gần gũi, lời nói nhã nhặn, đủ nghe, thái độ khiêm tốn, lễ phép. + Vì như vậy là sẽ được mọi người quí mến. + Trường học, đường phố, công viên, đình chùa, ... + Bảo vệ và giữ gìn các di sản chung. - Các nhóm thảo luận. - Các nhóm lên trình bày. Chiều thứ 2 Lịch sử TRỊNH –NGUYỄN PHÂN TRANH I/ MỤC TIÊU: - Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút. - Dùng bản đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. - Bản đồ Việt Nam. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài mới: 1) Giới thiệu bài.(1p) 2) Hoạt động 1: Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỷ XVI(10p) - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự sụp đổ của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỷ XVI. - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét, KL chung. 3) Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam triều - Bắc triều(10P) - Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: H: Mạc Đăng Dung là ai? H: Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì? H: Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào? H: Vì sao có chiến tranh Nam triều - Bắc triều? H: Chiến tranh Nam triều - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào? 4) HĐ 3: Chiến tranh Trịnh Nguyễn(10p) - Yêu cầu HS thảo luận theo các gợi ý: H: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn? H: Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh - Nguyễn? H: Nêu kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn. - Yêu cầu HS lên chỉ vào bản đồ ranh giới Đàng Trong, Đàng Ngoài. 4)HĐ 4:Đời sống nhân dân ở thế kỷ XVI (7p) - GV yêu cầu HS tìm hiểu về đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI. B. Củng cố, dặn dò(1p) - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS đọc SGK. thực hiện yêu cầu của GV. - HS trả lời: Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm, bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện; Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là "vua quỷ", gọi vua Lê Tương Dực là "vua lợn"; Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để giành quyền lực. - 2 nhóm hoạt động. Đại diện nhóm báo cáo kết quả: + Là 1 quan võ dưới triều nhà Hậu Lê + Năm 1527 lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê. Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều (vì ở phía bắc) + Nam triều là triều đình của của họ Lê. Năm 1533, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa. + Hai thế lực PK Nam triều và Bắc triều tranh giành quyền lực với nhau gây nên cuộc chiến tranh Nam triều - Bắc triều. + Chiến tranh Nam triều - Bắc triều kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc. - HS hoạt động cặp. + Khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh đó. + Trong vòng 50 năm, ... ừa tìm được. - GV nhận xét, KL. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - HD chữa bài. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, KL. Bài 4: - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. - HD chữa bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + gạn dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm, ... + Có dũng khí dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm. - HS nối tiếp nhau đặt câu: + Bộ đội ta rất dũng cảm. + Chú công an dũng cảm bắt cướp. - HS nối tiếp nhau đặt câu: + Chị Võ Thị Sáu rất gan dạ. + Trông thế mà nó gan lì thật. + Bác sĩ Ly là một người quả cảm. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào VBT. - HS nhận xét bài trên bảng. - tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, người chiến sĩ dũng cảm, nữ du kích dũng cảm, em bé liên lạc dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật. - N2: Trao đổi làm bài rồi strinhf bày miệng trước lớp. - Lớp nhận xét bổ sung. - Bài làm đúng là: + Gan dạ: không sợ nguy hiểm. + Gan góc: (chống chọi) kiên cường, không lùi bước. + Gian lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì. - Học sinh làm. - HS nối tiếp nhau đọc bài làm. Anh một người liên lạc rất can đảm. Tuy ở mặt trận, nhưng sức hiểm nghèo. Anh nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi. Toán (chiều) TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. - Làm được các bài tập: BT1; BT2 , BT2ở VBT trang46 II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra (3p) - H: nhân hai phân số ta làm thế nào? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài (1p) 2) HD làm bài tập (35p) Bài 1: - Gọi HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS làm bài. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt bài giải đúng. Bài 3: (Dành cho HSKG) - Yêu cầu HS tự làm bài. - Kiểm tra, nhận xét kết quả. C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 1HS trả lời câu hỏi. - 1HS đọc bài toán. - 1HS lên bảng làm; lớp làm vào vở nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. Bài giải: Số học sinh 10 tuổi là: 28 x 6/7 = 24(học sinh) Đáp số: 24 học sinh. (Hoặc:28 :7 x 6 = 24) - 1HS lên bảng làm; lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. Bài giải: Số học sinh nam của lớp là: 18 x 8/9 =16(Học sinh) Đáp số: 16 học sinh (Hoặc 18 : 9 x 8 = 16) - HSKG tự làm bài. KQ: 120 m. Luyện viết CÂY TRÁM ĐEN I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Chép lại đoạn văn “Hoa mai vàng” (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 50) bằng kiểu chữ viết nghiêng nét đều, cỡ chữ một ô li. - Viết đúng các chữ hoa: H, M. - Rèn kĩ năng viết cho học sinh. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Mẫu chữ viết. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài mới 1) Giới thiệu bài: (1p) 2) HD viết bài:(35p) - Gọi HS đọc đoạn văn Hoa mai vàng (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 50) - Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa. - Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa. - Lưu ý HS cách trình bày. - GV yêu cầu: Viết các chữ hoa mỗi chữ viết một dòng; Viết đoạn văn một lần. - Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS. 3) Chấm, chữa lỗi chính tả(5p) C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc. - Các chữ hay viết sai: không phô hồng, ngời xanh, xoè ra, sắc vàng muốt, Các chữ cần viết hoa: Hoa mai, Những nụ, Sắp nở, Khi nở, Một mùi hương. - Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp. - HS lắng nghe. - HS viết bài Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2011 Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI. I/ MỤC TIÊU: 1. HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối. 2. Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra(5p) - Gọi học sinh đọc bản tin và phần tóm tắt về hoạt động của Chi đội, liên đội của trường em đang học hoặc tìm về hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi em ở. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài (1p) 2) HD làm bài tập.(34p) Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập. - Yêu cầu học sinh thảo luận tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. - GVKL: Điểm khác nhau giữa 2 mở bài là: Cách 1: Mở bài trực tiếp, giới thiệu ngay cây cần tả Cách 2: Mở bài gián tiếp: nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây cần tả. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu học sinh viết mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp. Bài 3: - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi HS trình bày. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. Bài 4: - Yêu cầu học sinh dựa vào câu trả lời ở trên, em hãy viết 1 đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả. - Gọi HS trình bày. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò(1p) - H: Em hãy nêu cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp về một loại cây mà em thích. - Dặn: Về hoàn thiện đoạn mở bài giới thiệu về cây mà em thích và tìm hiểu về ích lợi của cây đó - Nhận xét tiết học. - 2HS đọc, lớp nhận xét. - 2 em đọc to thành tiếng. - N2:Thảo luận trả lời câu hỏi: - 1 học sinh đọc thành tiếng a) Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay cây hoa cần tả là cây hồng nhung. b) Mở bài gián tiếp: nói về mùa xuân, nói về các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu đến cây hoa hồng nhung. - Ví dụ: Từ xa nhìn lại trường em như 1 khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặng trường. Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường. Ví dụ: Em thích nhất cây đa đầu làng. Chẳng biết cây có tự bao giờ. Ông em bảo khi ông còn bé đã thấy cây đứng đó rồi. Cây đa rất cổ kính. - 3 - 5 em trình bày. - HS viết bài vào vở. - HS nối tiếp nhau trình bày. Ví dụ: Em thích nhất là cây bàng. Cây bàng như một cái ô xanh khổng lồ giữa sân trường em. Đây là món quà mà thầy hiệu trưởng cũ trồn tặng trường. Những giờ ra chơi chúng em thường vui chơi dưới gốc bàng. Nó đã từng chứng kiến bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của chúng em. Tiếng anh Cô Chi lên lớp Toán PHÉP CHIA PHÂN SỐ I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - Làm được các bài tập: BT1(3 số đầu); BT2; BT3(a). II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra (3p) - Yêu cầu HS nêu cách tìm phân số của một số. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1) Giới thiệu bà(1p) 2) Giới thiệu phép chia phân số(12p) - GV nêu đề toán như SGK và nêu câu hỏi: + Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật, muốn tính chiều dài chúng ta làm như thế nào? + Hãy đọc phép tính để tính chiều dài của hình chữ nhật ABCD. + Em nào có thể tính phép tính trên. - GV: Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược. - Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép chia hai phân số. 3) Luyện tập (20p) Bài 1(3 số đầu): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài (Nhắc HSKG làm cả bài). - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - HD chữa bài. - Nhận xét, KL. Bài 3(a): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. - HD chữa bài. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: (HSKG làm, nếu còn thời gian) - Yêu cầu HS giải bài toán. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 HS nhắc lại. - HS đọc lại đề và trả lời. + Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều dài. + HS: chiều dài của hình chữ nhật ABCD là + HS tự do phát biểu + HS thực hiện: * Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. - 1HS nêu yêu cầu. - 1HS lên bảng làm; lớp làm nháp sau đó nhận xét bài trên bảng. Kq: thành ; thành ; thành HSKG: thành ; thành - 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. a) ; b) ; c) - HS nêu yêu cầu. - 1HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. ; - HSKG tự làm bài vào vở nháp. Bài giải: Chiều dài của hình chữ nhật đó là: (m) Đáp số: m SHTT HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. Yêu cầu. 1) Hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Trò chơi Tiếng Việt: Thi đọc thơ tiếp sức. - HS nhớ và đọc thuộc các câu thơ đã học; Rèn luyện sự nhanh nhẹn, phối hợp tập thể. 2) Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 25; Phổ biến kế hoạch tuần 26. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bộ phiếu ghi chữ đầu của các câu thơ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá; Bài thơ về tiểu đội xe không kính. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - GV nêu nội dung tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Chơi trò chơi Thi đọc thơ tiếp sức. - GV chia lớp thành hai đội chơi có số người ngang nhau. - GV phát phiếu cho từng đội chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS thi đua chơi. - GV nhận xét HĐ1. - Các đội chơi về vị trí. - Các đội nhận phiếu, lắng nghe cách chơi và luật chơi. - 1 đội chơi thử để làm mẫu. - Hai đội thi đua chơi. - Đội thua cuộc biểu diễn văn nghệ. HĐ2: Sinh hoạt lớp. a, GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt: - Đạo đức. - Chuyên cần. - Học tập. - Trực nhật, lao động, vệ sinh. - Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ... b, Thông báo tình hình nộp các khoản quỹ. c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua. d, Phổ biến lịch kế hoạch tuần 26: - Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Căn cứ tình hình thực tế, kế hoạch Nhà trường để phổ biến kế hoạch trong tuần tiếp theo cho HS. - GV căn dặn HS bổ sung sách vở sau khi nghỉ tết. ****************************** Chiều thứ 6 Âm nhạc , Mĩ thuật, thể dục GV bộ môn lên lớp
Tài liệu đính kèm: