1. Khởi động: Hát vui
2. Kiểm tra:
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm, tranh minh hoạ chủ điểm. HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh: có thể là anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Bá Ngọc.
GV cho HS quan sát tranh minh hoạ sẽ thấy 2 hình ảnh trái ngược nhau: tên cướp biển hung hãn, dữ tợn nhưng cụp mặt xuống, ở thế thua. Ông bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị, cương quyết, đang ở thế thắng. Vì sao có cảnh tưởng này, đọc truyện các em sẽ hiểu rõ.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
a. Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn, đọc 2 lượt.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Tiêp theo đến tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.
+ Đoạn 3: còn lại
- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ khó được viết ở phần chú giải
- Hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tuần 25 Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2011 TẬP ĐỌC KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Hát vui 2. Kiểm tra: GV gọi HS đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm, tranh minh hoạ chủ điểm. HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh: có thể là anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Bá Ngọc. GV cho HS quan sát tranh minh hoạ sẽ thấy 2 hình ảnh trái ngược nhau: tên cướp biển hung hãn, dữ tợn nhưng cụp mặt xuống, ở thế thua. Ông bác sĩ vẻ mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị, cương quyết, đang ở thế thắng. Vì sao có cảnh tưởng này, đọc truyện các em sẽ hiểu rõ. GV ghi tựa bài lên bảng. a. Luyện đọc: HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn, đọc 2 lượt. + Đoạn 1: 3 dòng đầu. + Đoạn 2: Tiêùp theo đến tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới. + Đoạn 3: còn lại GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ khó được viết ở phần chú giải Hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi. HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc lại cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi: + Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua hnững chi tiết nào? (Tên chúa tàu đập tay xuốngbàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly“ cô câm mồm không?”; rút soạt dao ra, lâm lâm chực đâm bác sĩ Ly) + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? (ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm) + Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? (Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hãn như con thú dữ nhốt chuồng) + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? (Vì bác sĩ bình tĩnh và kiên quyết bảo vệ lẽ phải) + Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? (Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. Sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục.) c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: Gọi 3 HS đọc truyện theo cách phân vai. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật. GV cho HS thi đọc diễn cảm đoạn: “Chú tàu trừng mắt Phiên toà sắp tới.” Nhận xét cho điểm. 4. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - HS nhắc lại nội dung bài. - GD HS sức mạnh chính nghĩa sẽ chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà đọc diễn cảm câu chuyện và có thể kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau. HS đọc thi tiếp sức. Cả lớp nhận xét. HS lắng nghe. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. HS nhắc lại. 3 HS đọc nối tiếp. HS đọc chú giải. HS đọc nhóm đôi. 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe. HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét và bổ sung. HS nêu nội dung truyện 3 HS đọc theo vai. 2 nhóm thi đọc. Nhận xét – khen ngợi. Vài HS đọc lại. TOÁN PHÉP NHÂN PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật). - Biết thực hiện phép nhân hai phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vẽ hình sau trên bảng phụ hoặc giấy khổ to: - Nếu không có điều kiện thì dùng hình vẽ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Hát vui. 2. Kiểm tra bài cũ: GV cho 2HS lên sửa bài. Dùng tính chất kết hợp của phép cộng. 3. Dạy bài mới: 1/. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhânphân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật GV bắt đầu dạy cho HS tính diện tích bằng số tự nhiên, ví dụ: chiều dài 5m, chiều rộng 3m. GV Ghi trên bảng. S = 5 x 3 (m2). Tiếp theo GV nêu ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng GV gợi ý để HS nêu được: Để tính diện tích hình chữ nhật ta phải thực hiện phép nhân. 2/. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số a) Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ Ch HS quan sát hình vẽ đã chuẩn bị (như trong SGK). GV hướng dẫn để HS nhận thấy được: - Hình vuông có diện tích bằng 1m2. Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có diện tích bằng 2 - Hình chữ nhật (phần tô màu) chiếm 8 ô. Vậy diện tích hình chữ nhật bằng 2 b) Phát hiện quy tắc nhân hai phân số - GV gợi ý để HS nêu: Từ phần trên, ta có diện tích hình chữ nhật là: (m2) (GV ghi lên bảng) Giúp HS quan sát hình vẽ và phép tính trên, nhận xét: 8 (số ô của hình chữ nhật) bằng 4 x 2. 15 (số ô của hình vuông) bằng 5 x 3. Từ đó dẫn dắt đến cách nhân: - GV hướng dẫn HS dựa vào ví dụ trên để rút ra quy tắc: Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. (Lưu ý: chỉ phát biểu thành quy tắc, không dùng công thức: 3/Thực hành Bài 1: HS vận dụng quy tắc vừa học để tính, không cần giải thích. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài: rút gọn trước rồi tính. Có thể hướng dẫn HS làm chung một câu. Chẳng hạn: a) Sau đó cho HS làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài. Bài 3: HS tự làm bài vào vở, không cần vẽ tranh. Bài giải Diện tích hình chữ nhật là : (m2) Đáp số : 2 4. Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - Hs nhắc lại quy tắc nhâ phân số. - Nhận xét ưu, khuyết điểm. - Chuẩn bị tiết sau “Phép trừ phân số”. HS lên bảng thực hiện. HS quan sát, HS làm vào vở. HS làm vào vở. HS lên bảng làm. HS lên bảng thực hiện. Đạo đức THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011 KHOA HỌC ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có thể: - Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt. - Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. - Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt; về các cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Hát vui 2. Kiểm tra: Nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật. Nêu ví dụ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. Mục tiêu: Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt, Cách tiến hành: + Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. HS hoạt động theo nhóm, dựa vào và hình trang 98, 99 SGK để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp. GV kết luận: Aùnh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết. + Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng để bảo vệ mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá yếu. + Cách tiến hành: Bước 1: HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? (Che dù, đội nón hoặc đeo kính râm không nên cho ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt như: đèn, ánh nắng mặt trời) Quan sát hình 5, 6, 7, 8 trang 99 SGK cho biết trường hợp nào dưới đây cần tránh để không gây hại cho mắt? (Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh, nhìn lâu vào màn hình ti vi) + Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo. GV hỏi thêm: Tại sao khi viết bằng tay phải, không nên đặt đèn chiếu sáng ở tay phải? (Vì ánh sáng sẽ bị che nên áng sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải.) GV có thể cho HS thực hành về vị trí chiếu sáng (ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn để chiếu sáng) HS nhận xét. GV gọi HS đọc lại bài học, kết hợp viết lên bảng. 4. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - HS nhắc lại nội dung bài học. - GD HS biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu. - Học bài thuộc và thực hiện tốt những điều đã học. - Nhận xét tiết học. 2 HS trả lời câu hỏi. HS lắng nghe HS quan sát tranh và thảo luận nhóm Đại diện nhóm báo cáo. HS nhắc lại HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi Đại diện vài nhó ... sáng quá mạnh chiếu vào mắt? - Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. Mục tiêu: Nêu được ví du ïvề các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng lạnh. Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hàng ngày - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Bước 2: HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: + Trong 3 cốc nước dưới đây, cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? + Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong hình 1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất? - GV gọi 1 vài HS trình bày. - GV: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác. Bước 3: GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. - HS có thể tìm ví du ïvề các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản. Cách tiến hành: Bước 1: GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế (đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí). GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế. Khi đọc cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế. Bước 2: Cho HS thực hành đo nhiệt độ: Đo nhiệt độ của các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể. - GV gọi HS làm thí nghiệm và nêu lại kết quả. - GV hỏi lại và rút ra bài học.GV viết lên bảng. - HS đocï lại cả bài học. 4. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà có thể thực hành thí nghiệm. Gọi HS trả lời câu hỏi. HS lắng nghe HS nêu ví dụ, HS khác bổ sung. HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét HS nêu ví dụ, HS khác bổ sung. HS lắng nghe. HS đọc nhiệt kế. HS làm thí nghiệm đo nhiệt độ của cốc nước và nhiệt độ của cơ thể và nêu kết quả. HS đọc lại nội dung bài học. Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn niêu tả cây cối. Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây coiá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh một vài cây, hoa để hS quan sát, làm BT3. Bảng phụ viết dàn ý quan sát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Hát vui 2. Kiểm tra: GV kiểm tra 2 HS làm lại BT3 (Luyện tập tóm tắt tin tức) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Các em đã làm quen với 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong một bài văn. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối. LUYỆN TẬP: - Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn miêu tả cây hồng nhung. - HS phát biểu ý kiến. GV kết luận: + Cách 1: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây hoa cần tả. + Cách 2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập, nhắc HS: + Chọn viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. + Đoạn mở bài gián tiếp có thể 2 hoặc 3 câu, không phải nhất thiết phải viết thâät dài. - HS viết đoạn văn vào VBT. - HS đọc tiếp nối đọc đoạn viết của mình. - Cả lớp nhận xét, GV chấm điểm cho những đọan mở bài hay. Bài tập3: HS đọc yêu cầu của bài. - GV dán tranh, ảnh một số cây. - HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài hoàn chỉnh. HS nối tiếp nhau phát biểu. GV nhận xét góp ý. Bài tập 4: GV nêu yêu cầu của bài, gợi ý cho HS viết một đoạn mở baì theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên trả lời dàn ý của BT3. - HS viết đoạn văn. Sau đó, từng cặp đổi bài góp ý cho nhau. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp. Trước khi đọc, nói rõ đó là mở bài trực tiếp hay gián tiếp. - GV nhận xét khen ngợi vàchấm điểm cho HS viết tốt. 4. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - Nhận xét tiết học. - HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cây. Tiếp tục quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó, chuẩn bị tiết học sau. 2 HS lần lượt đọc BT3 đã làm tiết trước. HS lắng nghe. 1 HS to. Phát biểu ý kiến.HS khác bổ sung. HS lắng nghe. HS làm bài vapò VBT. Vài HS đọc đoạn viết của mình. Cả lớp nhận xét. HS quan sát. Suy nghĩ và viết vào nháp và lần lượt trình bày. HS làm bài vào vở. Trao đổi vở kiểm tra. HS đọc nối tiếp đoạn đã viết. HS và GV nhận xét. TOÁN PHÉP CHIA PHÂN SỐ I.MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động 2. Bài mới a. Giới thiệu bài và ghi đề bài b. Giới thiệu phép chia phân số - GV nêu ví dụ (SGK) - Cho HS nhắc lại cách tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng của nó. - Gv ghi bảng : - Gv nêu cách chia phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Trong ví dụ này phân số 3 phần 2 được gọi là phân số đảo ngược của phân số 2 phần 3. - GV kết luận: - Vậy chiều dài của hình chữ nhật là m - Cho HS thử lại bằng phép nhân - Cho HS nhắc lại cách chia phân số. Sau đó vân dụng tính, phân số : *Thực hành: - Bài tập 1: Cho HS làm bài vào bảng con. GV nhận xét sửa bài lên bảng lớp. - Bài tập 2: + Cho cả lớp giải vào vở bài tập, 3 HS lên bảng làm. GV nhận xét sửa bài lên bảng. - Bài tập 3, 4: tiến hành tương tự như bài tập 2. 4. Củng cố – dặn dò - HS nhắc lại tựa bài. - HS nhắc lại quy tắc chia phân sối. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm bài và chuẩn bị bài. - 2 HS đọc lại đề bài, cả lớp lắng nghe - HS đọc lại hai phân số trên - HS lập lại quy tắc - HS lập lại - HS nêu cách tính bài toán bằng miệng - HS đọc lại quy tắc chia phân số. - Cả lớp giải vào bảng con - Ca lớp giải vào vở học ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ CẦN THƠ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: Vị trí địa lí của Cần thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam. Bản đồ Cần Thơ. Tranh, ảnh Cần Thơ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: Hát vui 2. Kiểm tra: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh HS lên bảng chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng. 1/ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. HOẠT ĐỘNG 1: Làm việc theo cặp. + Bước 1: HS dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi: Cho biết thành phố Cần Thơ giáp với tỉnh nào? - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên lược đồ và cho biết từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào? (Bên sông Hậu, trung tâm đồng bằng sông Cửu Long). 2/ Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. HOẠT ĐỘNG 2: Làm việc theo nhóm. + Bước 1: Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam, SGK, thảo luận theo câu hỏi sau: - Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là: + Trung tâm kinh tế (Kể tên các nghành công nghiệp của Cần Thơ) + Trung tâm văn hoá khoa học. + Trung tâm du lịch. - Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long? + Bước 2: - Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời. - GV phân tích thêm về ý nghĩa địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuân lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế. + Vị trí ở trung tâm đông bằng sông Cửu Long, bên dòng sông Hậu.Đó là vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long vàvới các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng sông Cửu Long. + Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cho cả nước; đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các nghành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón phục vụ nông nghiệp. Gọi HS đọc lại bài học. 4. Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại tựa bài. - HS đọc lại nội dung bài. - HS chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam. - GV nhận xét tiết học. - HS ôn lại từ bài 11 đến bài 22 để tiết sau ôn tập. HS lắng nghe. Thảo luận nhóm đôi. 1, 2 HS lên bảng chỉ vị trí và báo cáo kết quả. HS ý kiến bổ sung. Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung. HS lắng nghe. 2 HS đọc lại bài học.
Tài liệu đính kèm: