Giáo án lớp 4 - Tuần 26, 27

Giáo án lớp 4 - Tuần 26, 27

I-MỤC TIÊU: Giúp HS :

 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số ,chia cho phân số .

 - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính .

 - Củng cố về diện tích hình bình hành.

II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3- 5)

- HS làm bảng con -Tính :

 Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành (32-34)

Bài 1: (9-11)- Đọc thầm yêu cầu - VBT

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

=>Chốt KT: Muốn chia hai PS em làm thế nào?

Bài 3 (6-8)

- Đọc thầm yêu cầu - VBT

=>Chốt KT: Muốn nhân hai PS em làm thế nào?

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 26, 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tiết 1 Hoạt động tập thể
Chào cờ ngoài sân
________________________________
Tiết 2 Toán
 Tiết 126 . Luyện tập 
I-Mục tiêu: Giúp HS :
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số ,chia cho phân số .
 - Tìm thành phần chưa biết trong phép tính .
 - Củng cố về diện tích hình bình hành.
II-Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3- 5’)
- HS làm bảng con -Tính : 
 Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành (32-34’)
Bài 1: (9-11’)- Đọc thầm yêu cầu - VBT 
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
=>Chốt KT: Muốn chia hai PS em làm thế nào?
Bài 3 (6-8’) 
- Đọc thầm yêu cầu - VBT 
=>Chốt KT: Muốn nhân hai PS em làm thế nào?
Bài 2 7-9’ 
- Đọc thầm y/c làmvở- GV chấm - Nhận xét
=>Chốt KT: Nêu cách tìm một thừa số, số chia ?
- Lưu ý : Tính ra nháp, rút gọn rồi viết kết quả vào bài 
Bài 4 6-8’
- HS làm vở – GV chấm bài, nhận xét
=>Chốt KT : Muốn tính độ dài đáy hình bình hành ta làm thế nào ?
*Dự kiến sai lầm : HS nhầm lẫn ST với SBT -Bài 3 
 Hoạt động 3: Củng cố : 3’ ? Nêu cách nhân, chia PS ? 
Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm :
. 
______________________________
Tiết 3 Tập đọc
Thắng biển
I- Mục đích- yêu cầu 
1/ Đọc đúng : 
-Đọc trôi chảy toàn bài ,ngắt nghỉ hơi đúngdấu câu ,..
- Đọc diễn cảm toàn bài:giọngkể rõ ràng ,chậm rãi.
2/ Hiểu nghĩa các từ ngữ: mập, cây vẹt, xung kích, chão
- Hiểu nội dung :Ca ngợi lòng dũng cảm ,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc chống thiên tai ,bảo vệ con đê ,bảo vệ cuộc sống bình yên .
II- chuẩn bị đồ dung
- Tranh minh họa - SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Kiểm tra bài cũ : 2 - 3’
- 1-2 HS đọc thuộc bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? Nêu ý chính của bài thơ?
2/ Dạy học bài mới	
a) Giới thiệu bài 1-2’
 b) Luyện đọc đúng 10-12’
1 HS khá đọc bài, lớp đọc thầm, xđ đoạn ? Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từng đoạn
 *Đoạn 1:- Hướng dẫn phát âm : nuốt tươi . HS đọc câu 4
 - Giải nghĩa từ: mập - 1HS đọc chú giải.
 - HD đọc đoạn 1: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 1 theo dãy.
 *Đoạn 2: - HD phát âm : vật lộn
 - Giải nghĩa từ :  cây vẹt 
 - HD đọc đoạn 2: Đọc rõ ràng ,ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 2 theo dãy.nhóm
 *Đoạn 3:- HD phát âm : cứu - 1 HS đọc câu cuối
 - Giải nghĩa từ: xung kích , chão
 - Hướng dẫn đọc đoạn 3: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - Đọc đoạn 3 theo dãy.
*Đọc nhóm đôi
*HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng,...
 - HS đọc
 - GV đọc toàn bài.
c) HD tìm hiểu bài 10-12’
- Đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
? Tìm những từ ngữ ,hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển ?
Những từ ngữ hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ?
? Trong Đ1,2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả hình ảnh của biển cả? Tác dụng ?
? Những từ ngữ ,hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
? Nêu nội dung bài?
- Ghi ý chính
d) Luyện đọc diễn cảm 10-12’
- GV hướng dẫn đọc từng đoạn – HS đọc diễn cảm từng đoạn.
Đoạn 1: Giọng chậm rãi, những câu sau nhanh dần. Nhấn giọng: gió lên,...
Đoạn 2: Giọng gấp gáp, căng thẳng. Nhấn giọng: ào, dữ dội ...
Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp.Nhấn giọng: ầm ầm...
- HD đọc cả bài - Đọc mẫu – HS đọc diễn cảm đoạn, cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm
3) Củng cố - dặn dò 2 - 4’ ’
- Chốt nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm :...
.
____________________________________
 Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Tiết 2 Toán
 Tiết 127. Luyện tập 
I-Mục tiêu : Giúp HS :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số . 
- Biết cách tính và rút gọn phép tính chia một số tự nhiên cho một phân số .
- Củng cố tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số, nhân một hiệu hai phân số với một phân số.
II-Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ( 3 – 5’) 
HS làm bảng con. Tìm x : 
Hoạt động 2: Luyện tập 32-34’
Bài 1 7-8’
- Đọc thầm yêu cầu
- Làm VBT ,trình bày, nhận xét
=> Chốt KT : Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta làm thế nào ?
Bài 2 5-6’ 
- Đọc thầm yêu cầu
- Làm vở, trình bày , nhận xét
=>Chốt KT: Muốn chia một số tự nhiên cho một phân số ta làm thế nào ?
- GV lưu ý cách viết cho gọn : 2 : 
Bài 3: (6-8’ ) - Đọc thầm yêu cầu
- Đọc mẫu
- a,Làm nháp . b, làm vở, chữa bảng phụ
=>Chốt KT:Để tính giá trị các biểu thức bằng hai cách, em đã vận dụng các tính chất nào ? 
Bài 4: (10-12’)- Làm vở BT- Đọc thầm yêu cầu
 - Đọc mẫu
 – GV chấm ĐS - chữa bảng phụ
=>Chốt KT : muốn biết PS này gấp (kém ) PS kia bao nhiêu lần ta làm thế nào ? 
Hoạt động 3: Củng cố 3’ 
? Nêu cách chia phân số ? 
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
*Rút kinh nghiệm :...................................................
......................
____________________________________
Tiết 3 Chính tả (Nghe - viết) 
Thắng biển
I- Mục đích, yêu cầu
 - HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài chính tả: Thắng biển.
 - Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: l/n .
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ : ( 2-3’) 
HS viết bảng con : giao thừa, rao vặt, con dao 
2/ Dạy học bài mới
a) Giới thiệu bài: 1-2’: 
b) Hướng dẫn chính tả 10-12’
- GV đọc mẫu 
- GV nêu từ khó, viết bảng : L/an rộng
?Âm lờ được viết bằng con chữ gì?
Thực hiện tương tự với: d/ữ dội , v/ật lộn, ch/ống gi/ữ
- Đọc cho HS viết tiếng khó vào bảng con. 
c) HS viết chính tả 14-16’
- Nhắc nhở cách trình bày, đặt vở, cầm bút....
- HS viết vở.
d) Hướng dẫn chấm – chữa 3-5’
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài, chữa lỗi
đ) Hướng dẫn bài tập chính tả 8-10’
Bài 2 a): - Đọc yêu cầu
- Làm vở - Chữa bảng phụ
- Nhận xét chữa bài: nhìn lại, khổng lồ, ngọn lửa, búp nõn, ánh nến, lóng lánh, lung linh, lũ lũ, lượn lên, lượn xuống
 3/ Củng cố 1-2’ 
Nhận xét giờ học - Dặn dò VN
*Rút kinh nghiệm :...................................................
......................
_____________________________________
Tiết 4 Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể: Ai là gì?
I-Mục đích yêu cầu 
- Ôn tập và củng cố về câu kể ‘’Ai là gì?’’
- Viết được đoạn văn trong đó có một số câu kể “Ai là gì?”.Yêu cầu câu đúng ngữ pháp , chân thực, giàu hình ảnh , có sáng tạo khi viết. 
II- Các hoạt động dạy học
1) Kiểm tra bài cũ ;( 3-5’) HS làm nháp - Đặt câu thuộc mẫu câu kể “Ai là gì ’’có 
sử dụng cụm từ ở bài tập 2 tiết trước 
?Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể “Ai là gì ?”
2) Dạy bài mới
 a) Giới thiệu bài 1-2’
 b) Hướng dẫn thực hành 32-34’
Bài 1: ( 8-10’) - Đọc thầm y/c - Làm SGK - Trình bày, nx
=>Chốt KT : Tại sao câu Tàu nào có hàng cần bốc là cần trục vươn tay tới không phải là câu kể “Ai là gì ?’’
?Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể “Ai là gì ?’’?
Bài 2: ( 4-6’) - Đọc thầm y/c - Làm VBT - Chữa bảng phụ
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
=> Chốt KT: Để tìm được CN- VN trong các câu trên, em đã làm gì?
Bài 3 :(18-20’)
- Hướng dẫn : Các em tưởng tượng ra mình và các bạn đến nhà Hà lần đầu tiên. Gặp bố mẹ bạn trước tiên ta phải chào hỏi, nói lí do đến nhà bạn, sau đó mới giới thiệu ...
- Đọc thầm y/c - Làm vở - Trình bày, nx.
 3- Củng cố – Dặn dò 2 - 4’
? Nêu cấu tạo và tác dụng của câu kể “Ai là gì ?”? 
Nhận xét giờ học: Dặn dò VN.
*Rút kinh nghiệm :...
............
 Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm2013
Tiết 1 Toán
Tiết 128.Luyện tập chung 
 I-Mục tiêu : Giúp HS :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số 
 - Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên
 II-Đồ dùng dạy học 	
 - Bảng phụ 
 III-Các hoạt động dạy học	
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3 - 5’ ), HS làm bảng con.
 Tính : ( ) : = - Nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập;( 32 -34’)
Bài 1: (7-8’) - Đọc thầm yêu cầu
- Làm VBT - Đổi vở KT
=>Chốt KT: Nêu cách chia hai phân số?
Bài 2: (7-8’) - Đọc thầm yêu cầu - Làm VBT
=>Chốt: Cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên. 
Bài 3: (7-8’) - Đọc thầm yêu cầu
- Làm vở.
=>Chốt KT: Trong biểu thức có các phép tính cộng ,trừ ,nhân , chia ta thực hiện thế nào? 
Bài 4 : (9-10’) - Đọc thầm yêu cầu - Làm vở.
=>Chốt KT: Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ?
*Dự kiến sai lầm: HS còn nhầm lẫn thứ tự thực hiện phép tính ở bài 3
 Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 3’ 
- Chữa bảng phụ bài 
- Nhận xét tiết học - Dặn dò VN.
*Rút kinh nghiệm :...
.
_________________________
 Tiết 2 	 Kể chuyện	
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I-Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:HS kể lại tự nhiên bằng lời của mình một cc đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Hiểu được tính cách, hành động của nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện mà bạn kể.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể. Nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng
 +HS : sưu tầm truyện về lòng dũng cảm.
III-Các hoạt động dạy học 
 1- Kiểm tra bài cũ :( 2-3’) Gọi 1-2 HS kể chuyện Những chú bé không chết
- Nhận xét, cho điểm.
 2-Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài. 1 - 2’
 b- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài (6-8’) 
- Đọc yêu cầu, nêu
- Đọc gợi ý 1, 2, 3
? Đề bài yêu cầu gì ?
 - Gạch chân: Được nghe, được đọc, lòng dũng cảm.
 =>Truyện ca ngợi lòng dũng cảm ở đây là : lòng dũng cảm trong chiến đấu, lòng 
dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai, lòng dũng cảm trong đấu tranh vì lẽ 
phải, lòng dũng cảm trong đấu tranh với bản thân mình.
?Em biết những cc nào có nội dung ca ngợi lòng dũng cảm?
! Hãy giới thiệu những cc mà em sẽ kể cho các bạn nghe .
*Lưu ý :HS gt sẽ kể chuyện ngoài nhà trường thì GV cho HS đó giơ truyện đó lên để kiểm tra 
? Khi kể, chúng ta kể theo trình tự nào ?
 c-Học sinh kể chuyện 22 - 24’
+ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 3 - 5’
 - Giao nhiệm vụ: Nghe bạn kể, nhận xét về: nội dung, diễn đạt, điệu bộ.
- Tập kể trong nhóm 2, trao đổi ý nghĩa cc
- Trong nhóm nhận xét
- Kể trước lớp, nêu ý nghĩa cc
- Lớp nhận xét...
- Nhận xét, cho điểm.
 3-Củng cố – Dặn dò 2 – 4’ 
- Nhận xét tiết học
- Dặn VN tập kể chuyện cho người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm :...
.
__________________________
Tiết 3 	 Tập đọc
Ga - vrốt ngoài chiến lũy
I-Mục đích yêu cầu
1/ Đọc: 
- Đọc tr ... Mục đích yêu cầu 
 Học xong bài này , HS biết : 
 - ở thế kỉ XVI – XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, 
Hội An.
 - Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại .
II - Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ VN
- Tranh vẽ cảnh Thăng Long, Phố Hiến , ở thế kỉ XVI – XVII.
III. Hoạt động dạy học
 1. KT bài cũ: ? Cuộc sống của người dân vùng khẩn hoang như thế nào?
2. Bài mới:a) Giới thiệu bài
 b) HĐ dạy học 
Hoạt động 1:làm việc cả lớp
GV giới thiệu bản đồ VN thế kỉ XVI – XVII, HS xác định vị trí của Thăng Long, 
Phố Hiến , Hội An trên bản đồ
 Hoạt động 2; làm việc cá nhân
- Đoc các nhận xét của nước ngoài về Thăng Long
- Mô tả lại thành thị của Thăng Long 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. HS tả lời câu hỏi
?Nhận xét chung về dân số, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta?
? Theo em, họat động buôn bán ở các thành tị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV KL : Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động rộng lớn
3. Củng cố – Dặn dò : GV nhận xét giờ học .
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2013
Tiết 1 Toán 
 Tiết 134. Diện tích hình thoi 
I. Mục tiêu 
- Giúp H/s hình thành công thức tính diện tích của hình thoi 
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
II.Đồ dùng dạy học 
- G/v chuẩn bị các miếng ghép ở bộ đồ dùng học toán có hình dạng hình vẽ ABCD /sgk
- H/s chuẩn bị miếng ghép bộ đồ dùng học toán. 
III. Hoạt động dạy học 
* Hoạt động 1: Kiểm tra : 1; 2 H/s nêu khái niệm về hình thoi ?
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm diện tích hình thoi.
GV yêu cầu: H/s lấy miếng ghép hình thoi đã chuẩn bị Tách hình thoi thành 4 tam giác rồi ghép lại thành HCN 
- Hãy so sánh diện tích HCN và diện tích hình thoi đó ?
- Tính diện tích HCN ? Xác định chiều dài và chiều rộng hình CN theo độ dài m,n.
	S (HCN) = m x 
- Tính diện tích hình thoi dựa vào diện tích HCN?
- Viết công thức tính diện tích hình thoi?
	S (HT) = 
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào ? 1HS đọc ghi nhớ sgk
- H/S đọc thầm phần khung xanh
*Hoạt động 3 : Thực hành 
Bài 1. H/s làm bảng con.
- H/s trình bài miệng – G/v nhận xét. 
- Chốt KT : Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?
Bài 2. H/s làm vở
- H/s đổi vở kiểm tra 
- Chốt KT : Lời giải đúng, ngắn gọn, lưu ý cùng một đơn vị đo.
Bài 3. H/s làm SGK 
- G/v chấm ĐS
- Chốt KT : Nếu độ dài 2 đường chéo của hình thoi bằng độ dài 2 cạnh tương ứng của HCN thì diện tích của HCN bằng 2 lần diện tích hình thoi.
 * Hoạt động 4 :Củng cố – Dặn dò ? Muốn tính diện tích hình thoi ta cần biết mấy yếu tố? G/v nhận xét giờ học . 
*Rút kinh nghiệm:....
____________________________________
Tiết 2 Khoa học 
Các nguồn nhiệt
I - Mục đích yêu cầu 
 Sau bài học HS có thể;
- Kể tên và nêu được vài trò các nguồn nhiệt thường gặp trọng cuộc sống.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
- Có thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II - Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung: Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp
- Chuẩn bị nhóm: Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Nói về những nguồn nhiệt và vai trò của chúng
- Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò của các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
 - Tiến hành: ? Kể một số vật nóng và lạnh hằng ngày thường gặp?
HS quan sát hình Sgk/ 106 . - HS trình bày
- KL : Người ta xếp các nguồn nhiệt vào 3 nhóm: Mặt trời, Điện, Khí bi - ô - ga 
 * Hoạt động 2 : Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. 
- Mục tiêu: Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Tiến hành: HS thảo luận nhóm: Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra.cách phòng tránh
- HS trả lời miệng
- GV KL : SGV
*Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình .Thảo luận : Có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Mục tiêu: Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong c/sống hằng ngày 
- Tiến hành: HS làm việc nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày
- GV KL: tắt điện, đậy kín phích nước
3. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 Tiết 3 Tập làm văn 
 Miêu tả cây cối (Bài viết)
I - Mục đích yêu cầu 
 - HS thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về 
văn miêu tả cây cối-bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài,thân bài,kết bài ), diễn đạt thành câu, lời tả sinh động tự nhiên.
II - Đồ dùng dạy học
 - ảnh một số cây cối trong SGK ; Một số tranh ảnh cây cối khác.
 - Vở HS làm bài KT.
 - Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài văn tả cây cối.
III. Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài :
2.Bài mới :
- GV ghi đề bài lên bảng. 
- HS đọc, phân tích .
- HS làm vào vở.
3. Củng cố- Dặn dò : GV nhận xét giờ học .
*Rút kinh nghiệm:...
____________________________________
Tiết Đạo đức
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2)
I- Mục tiêu
II- Các hoạt động dạy học: 
1/ Khởi động 2-3’ 
Cho HS hát tập thể
2/ Các hoạt động: 29 - 31’
HĐ 1: Thảo luận nhóm 10-12’ 
* Mục tiêu: thảo luận nhóm đôi BT 4/ SGK
* Cách tiến hành:
- Nêu YC BT
- HS thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày
=>KL: b, c, e là việc làm nhân đạo. a, d không phải là hoạt động nhân đạo. Trẻ em
 và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc chiến tranh đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông chia sẻ, giúp đỡ họ .
HĐ 2: Xử lý tình huống 8-10’
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hành
* Tiến hành: Thảo luận tình huống BT2
- Nêu yêu cầu bài 2
- Trình bày, nhận xét
? Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì ?
 * GV KL : Tình huống a, Có thể đẩy xe giúp bạn 
 Tình huống b, có thể hỏi thăm, trò chuyện
Hoạt động 3: Xử lý tình huống 9-10’
*Mục tiêu: HS biết cách giải quyết đúng trong mỗi tình huống. 
*Cách tiến hành - Nêu yêu cầu bài 5 - Thảo luận nhóm 2 - Trình bày , nhận xét
- Nhận xét, chốt cách giải quyết đúng trong mỗi trường hợp
=>Kết luận – 1HS đọc to phần ghi nhớ/ SGK 
 3/ Hoạt động tiếp nối 2-3’
- Dặn HS phải biết tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo .
- Nhận xét giờ học. 
_________________________________________________________________
	Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
Tiết 2 Luyện từ và câu 
 Cách đặt câu khiến
I - Mục đích yêu cầu 
 - HS nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau .
II - Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy học
 1. KT bài cũ: ( 2-3’) 1HS nêu ghi nhớ câu khiến. Đặt 1 câu khiến dùng để đề nghị – HS làm nháp.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : (1-2’)
 b. Hình thành khái niệm.( 10-12’)
- HS đọc thầm nhận xét
- 1Hs nêu YC1. HS làm vào nháp.
- HS trình bày. 
- GV chốt: Em đã chuyển câu kể thành câu khiến bằng cách thêm từ  đề nghị, yêu cầu, mong muốn, 
=> Ghi nhớ /SGK=> 1HS đọc to phần ghi nhớ.
 c. Luyện tập – Thực hành: ( 15-17’)
* Bài 1: 1HS nêu yc cầu bài.
- HS làm nháp.
- HS trình bày.
- GV chốt: Câu khiến khác với câu kể là câu khiến có từ yêu cầu, mong muốn, đề nghị. 
* Bài 2:HS đọc thầm yc làm vào vở – HS trình bày bài.
=> GV chốt: Khi yc, mong muốn, đề nghị ta phải giữ phép lịch sự.
 * Bài 3,4 HS làm vào VBT
- GV chấm ĐS – HS trình bày miệng – GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố – Dặn dò : (2-4’) GV nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm :.................
.......
____________________________________
Tiết 3	 Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I-Mục đích -yêu cầu
- Học sinh hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình .
- Học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của bạn .
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn .
II-Các hoạt động dạy học
 1- Nhận xét chung về bài làm của học sinh 8-10’
*Ưu điểm: 
 + Đa số HS hiểu đề ,viết đúng yêu cầu của đề
 + Trình bày đầy đủ 3 phần 
 + Đã có sự sáng tạo trong bài viết ,biết dùng các biện pháp nghệ thuật : so sánh ,nhân hoá trong miêu tả:Lan, Hương ,Minh, Thuận ...
*Nhược điểm :
 + Còn sai lỗi chính tả: Cường, Công, Dạt, Khôi ...
Câu văn chưa gọn, diễn đạt ý còn lủng củng: Thường, Thuấn, Loan ...
- GV treo bảng phụ 
 2 –Hướng dẫn chữa bài 	8-10’
- Theo dõi ,giúp HS yếu
- Thảo luận , phát hiện lỗi sai
- Thảo luận ,chữa cho nhau theo nhóm 2
 3-Học tập những đoạn văn hay ,bài văn tốt 6-8’
- 3-5 em đọc bài văn hay cho các bạn nghe 
 4-Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn 6-8’
- Theo dõi ,giúp HS yếu 
 Viết lại đoạn văn sai chính tả, câu lủng củng, dùng từ, diễn đạt chưa hay 
 5-Củng cố - dặn dò 2-4’
- Nhận xét kĩ năng làm bài của HS.
- Nhận xét giờ học, dặn dò.
*Rút kinh nghiệm :.................
.......
_______________________________
Tiết 4	 Toán
 Tiết 135. Luyện tập
 I-Mục tiêu 
 - Củng cố cách tính diện tích hình thoi qua việc giải các bài toán có liên quan .
II - Đồ dùng dạy học
HS chuẩn bị 4 hình tam giác vuông cạnh 2x4 cm. 1 tờ giấy trắng.
III-Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 3 -5 ‘
HS làm bảng con - Tính : 6 + 
 Hoạt động 2: Luyện tập 32 - 34’
Bài 1: VBT 7-8’
- Đọc thầm yêu cầu - Làm bài. Chữa – nhận xét.
=>Chốt KT: Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào ?
Bài 2: 6-7’ 
- Đọc thầm yêu cầu
- Làm vở
=>Chốt KT: Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào ?
Bài 3: 7-9’
- Thực hành xếp 4 hình tam giác thành hình thoi/a
- Làm nháp - b
- Chữa bảng phụ
=>Chốt KT: Muốn tính được diện tích hình thoi cần phải biết gì?
Bài 4: 8 - 10’
+Đo độ dài hai đường chéo
- Thực hành gấp ,kiểm tra
=>Chốt KT:Nêu đặc điểm của hình thoi?
 +Bốn cạnh đều bằng nhau 
 +Hai đường chéo vuông góc với nhau
 +Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
- Nhận xét, chữa bài.
 Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 3’
- Nhận xét tiết học ,dặn dò về nhà 
*Rút kinh nghiệm:........................................................................................
______________________________
Kiểm tra ngày tháng 3 năm 2013
 Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26-27.doc