I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
2.Kĩ năng:
- HS đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài (Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật.
3. Thái độ:
- Cảm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Ngày: Tuần: 26 Môn: Toán BÀI: LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số. II.CHUẨN BỊ: Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 25 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Phép chia phân số GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS thực hiện phép chia rồi rút gọn kết quả (đến tối giản) Các kết quả đã rút gọn: Bài tập 2: GV lưu ý: Tìm một thừa số hoặc tìm số chia chưa biết được tiến hành như đối với số tự nhiên. Bài tập 3: - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán - Phân tích đề toán: + GV nêu một ví dụ tương tự (về số tự nhiên): Một vòi nước chảy trong 3 giờ thì đầy bể. Hỏi trong 1 giờ vòi đó chảy được mấy phần bể? + Tương tự, HS lập & thực hiện phép tính với bài toán đã cho. Bài tập 4: Yêu cầu HS quan sát & so sánh, đối chiếu hai phép tính đó (Phân số thứ nhất: giống nhau; phân số thứ hai: là hai phân số đảo ngược) Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS lập & thực hiện phép tính HS làm bài HS sửa bài Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Toán BÀI: LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phên số: trường hợp số bị chia là số tự nhiên. II.CHUẨN BỊ: Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 25 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS thực hiện ở giấy nháp Bài tập 2: + Trường hợp số tự nhiên chia phân số: 2 : + Cần giải thích trước khi thực hiện theo mẫu: Đây là trường hợp số tự nhiên chia cho phân số Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 (2 = ) Thực hiện phép chia hai phân số () Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung HS sửa bài HS nhận xét HS thực hiện theo trình tự Viết phép chia phân số: Thực hiện phép chia (để tìm thương) Rút gọn phân số chỉ kết quả (thương) HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Toán BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số. Thực hiện phép chia phân số cho số tự nhiên. II.CHUẨN BỊ: Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 25 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Bài tập này có ý định nêu hiện tượng sau: Khi đổi chỗ hai phân số trong phép chia đã cho thì được phân số đảo ngược với kết quả của phép chia đã cho Bài tập 2: Trường hợp số tự nhiên chia phân số: + Cần giải thích trước khi thực hiện theo mẫu: Đây là trường hợp phân số chia cho số tự nhiên Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 (5 = ) Thực hiện phép chia hai phân số () Bài tập 3: - GV hỏi lại cách thực hiện các phép tính trong biểu thức Bài tập 4: Các hoạt động giải toán: Vẽ sơ đồ minh hoạ. Phân tích: Tấm vải chia thành 4 phần bằng nhau. Đã bán 3 phần, còn 1 phần là 15m. Tìm chiều dài tấm vải lúc chưa bán? (Tìm 4 phần đó). Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung HS sửa bài HS nhận xét HS thực hiện phép chia HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS nêu HS làm bài HS sửa bài HS trình bày bài giải Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Toán BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Ôn tập về thực hiện 4 phép tính trên các phân số Giải 2 bài toán đơn, chuẩn bị cho bài toán hợp với hai phép tính trên các phân số (cộng , trừ, nhân, chia) II.CHUẨN BỊ: Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 15 phút 15 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập chung GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Ôn tập về thực hiện 4 phép tính trên các phân số Bài tập 1: Mục đích là ôn về các trường hợp cộng, trừ phân số ở hai phân số có cùng mẫu số, một mẫu số chia hết cho mẫu số kia, cần lấy tích các mẫu số làm mẫu số chung. Bài tập 2: Ôn về các trường hợp nhân, chia hai phân số: theo quy tắc chung, nhân chia phân số với số tự nhiên. Hoạt động 2: Giải các bài toán chuẩn bị cho bài toán hợp gồm hai phép tính cộng & trừ, nhân & chia. Bài tập 3: - Chú ý: + Làm phần a) để chuẩn bị làm phần b) + Điểm khó của bài 3 là coi cả tấm vải là 1 (1 tấm vải) + Nên tập cho HS thói quen tính toán (quy đồng, cộng, trừ, nhân, chia) trên giấy nháp. Bài tập 4: Chú ý: + Cho HS rút gọn ở phần a) để thấy số lít nước mắm là số tự nhiên, mặc dù số lít ở mỗi can là phân số (lít còn gọi là 4 lít rưỡi) + Kết quả của phép chia là phân số. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Toán BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS Ôn tập về quy tắc thực hiện các phép tính. Ôn tập về thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc. Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng & trừ phân số. II.CHUẨN BỊ: - Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 10 phút 10 phút 10 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập chung GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Ôn tập về quy tắc cộng hai phân số Bài tập 1: GV yêu cầu HS tự làm bài tập Yêu cầu HS trao đổi nhóm vì sao mỗi phần a, b, c, d là đúng, là sai. Chú ý: Tuy bài tập chỉ nói về phép cộng, nhưng có thể liên hệ thêm với phép trừ, phép nhân & phép chia. Hoạt động 2: Thực hiện dãy hai phép tính không có dấu ngoặc Bài tập 2, 3: GV viết lên bảng các phân số. Các nhóm thi đua điển thêm hai dấu phép tính vào chỗ chấm rồi thực hiện dãy hai phép tính. Nhóm nào nghĩ ra nhiều cách điền dấu & tính đúng hơn là thắng cuộc. Hoạt động 3: Giải bài toán hợp với hai phép tính cộng & trừ phân số Bài tập 4: Yêu cầu HS làm bài cá nhân theo hai bước. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài HS trao đổi nhóm & nêu kết quả thảo luận Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS nêu lại mẫu HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Tập đọc BÀI: THẮNG BIỂN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình. 2.Kĩ năng: HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai & tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích. 3. Thái độ: Bảo vệ thiên nhiên góp phần làm giảm thiên tai, lũ lụt. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 8 phút 8 phút 8 phút 3 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời các câu hỏi trong bài GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai. Bài văn Thắng biển các em học hôm nay khắc hoạ rõ nét lòng dũng cảm ấy của con người trong cuộc vật lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài + Đoạn 1: câu đầu đọc chậm rãi. Những câu sau nhanh dần, nhấn giọng từ nuốt tươi (miêu tả sự đe doạ của cơn bão biển) + Đoạn 2: giọng gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh, nhân hoá, gợi ra cảnh tượng biển cả giận dữ, điên cuồng tấn công con đê – thành quả lao động của con người: ào, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua, vụt vào + Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng từ ngữ thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết liệt; sự dẻo dai, ý chí quyết thắng của những thanh niên xung kích: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắt Câu kết, giọng khẳng định, tự hào. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm lướt cả bài Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển? GV nhận xét & chốt ý Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? GV hỏi thêm: + Trong đoạn 1 & 2, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? GV nhận xét & chốt ý Bước 4: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh & sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài GV hướng dẫn, nhắc nhở HS để các em tìm đúng giọng đọc bài văn & thể hiện diễn cảm Bước 2: Hướn ... kiến thức vào bảng hệ thống. Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân GV yêu cầu HS làm câu hỏi 5 Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. HS điền các địa danh theo câu hỏi 1 vào bản đồ HS trình bày trước lớp & điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường. Các nhóm thảo luận Các nhóm trao đổi bài để kiểm tra. Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. HS làm bài HS nêu. Bản đồ Việt Nam Bảng so sánh Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Hát nhạc TIẾT 26: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuôc lời ca bài Chú voi con ở Bản Đôn, thể hie765n đúng những chỗ hát luyến và trường độ. Trình bày bài Chú voi con ở Bản Đôn theo cách hát lĩnh xướng, hoà giọng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với 2 âm sắc. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV: Nhạc cụ, máy nghe, băng, đĩa nhạc bài Chú voi con ở Bản đôn. Bản nhạc bài Chú voi con ở Bản đôn có kí hiệu phân chia các câu hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1/ Hoạt động 1: Học hát Chú voi con ở Bản đôn. GV treo bản nhạc lên bảng. GV hát mẫu. GV đọc lời ca và giải thích từ khó. GV chỉ định 1 – 2 HS đọc lời ca. Tập hát từng câu: Dịch giọng, GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu từng câu, hướng dẫn HS cách lắng nghe và hát hoà với tiếng đàn. Tập xong 2 câu, GV cho hát nối liền 2 câu, GV hướng dẫn hát nhanh, vui, rõ lời. Tập hát những câu theo tương tự. Hát cả bài. GV đệm đàn, HS hát lời 2 kết hợp gõ đệm theo phách. Cả lớp hát bài kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. Hoạt động 2: Củng cố bài. GV hướng dẫn tập kĩ năng hát lĩnh xướng và hoà giọng: Lời 1: HS hát lĩnh xướng chú voi con....ham chơi, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Phần tiếp theo, cả lớp hát hoà giọng, vừa hát vừa gõ đệm với 2 âm sắc. Lời 2: Thực hiện tương tự. GV chỉ định tổ, nhóm trình bày bài hát trước lớp. - Các em về nhà tìm động tác thích hợp để phụ hoạ cho nội dung bài hát HS theo dõi. 1 – 2 em đọc. HS tập hát từng câu. HS hát câu 1 – 2. HS hát những câu còn lại. HS hát cả bài, gõ 2 âm sắc. HS thực hiện. Tổ, nhóm thực hiện. HS ghi nhớ. Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Đạo đức BÀI: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 1) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1.Kiến thức: HS hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo 2.Kĩ năng: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 3. Thái độ: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. II.CHUẨN BỊ: SGK Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 7 phút 7 phút 7 phút 2 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1) Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37) GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin & thảo luận các câu hỏi 1, 2 GV kết luận: Trẻ em & nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần phải cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hành động nhân đạo. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (bài tập 1) GV giao cho từng nhóm thảo luận bài tập 1 GV kết luận: + Việc làm trong tình huống (a), (c) là đúng + Việc làm trong tình huống (b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (bài tập 3) GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 GV yêu cầu HS giải thích lí do GV kết luận: Các ý kiến (a), (d) là đúng. Ý kiến (b), (c) là sai Củng cố GV mời vài HS đọc ghi nhớ. Dặn dò: HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo. HS nêu HS nhận xét Các nhóm HS thảo luận Đại diện các nhóm trình bày Cả lớp trao đổi, tranh luận HS đọc nội dung bài tập 1 Các nhóm HS thảo luận Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp Cả lớp nhận xét, bổ sung + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành + Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối + Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước HS giải thích lí do & thảo luận chung cả lớp SGK Bìa màu Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Kĩ thuật CÁC CHI TIẾT, DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KỸ THUẬT (3 tiết ) I/ Mục tiêu: -HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. -Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết. -Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II/ Đồ dùng dạy- học: -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Các chi tiết dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật và nêu mục tiêu bài học. b)Hướng dẫn cách làm * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ. -GV giới thiệu bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết khác nhau, phân thành 7 nhóm chính nhận xét và lưu ý HS một số điểm sau: -Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết? -GV tổ chức cho các nhóm kiểm tra gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1 SGK). -GV chọn 1 số chi tiết và hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết đó. -GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp :có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau. -GV cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như H.1 SGK. -Nhận xét kết quả lắp ghép của HS. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ - lê, tua vít . a/ Lắp vít: -GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít , lắp ghép một số chi tiết như SGK. -Gọi 2-3 HS lên lắp vít. -GV tổ chức HS thực hành. b/ Tháo vít: -GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi : +Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua –vít như thế nào ? -GV cho HS thực hành tháo vít. c/ Lắp ghép một số chi tiết: -GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK. +Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK. -GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau thực hành. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS theo dõi và nhận dạng. -Các nhóm kiểm tra và đếm. -HS đthực hiện. -HS theo dõi và thực hiện. -HS tự kiểm tra. -Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua –vít ngược chiều kim đồng hồ. -HS theo dõi. -HS nêu. -HS quan sát. -HS cả lớp. Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 26 Môn: Kể chuyện BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người. Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về tính cách của nhân vật & ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện) 2.Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn II.CHUẨN BỊ: Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người. Bảng lớp viết sẵn đề bài KC. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 2 phút 23 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Những chú bé không chết Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện , TLCH: Vì sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”? GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Ngoài những chuyện đã đọc trong SGK, các em còn được đọc, được nghe nhiều chuyện ca ngợi những con người có lòng quả cảm. Tiết học hôm nay các em sẽ được kể những chuyện đó. (GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc. GV nhắc HS: + Những chuyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 là những chuyện trong SGK. Nếu không tìm thấy được câu chuyện ngoài SGK, em có thể chọn kể một trong những câu chuyện ấy. Khi đó, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn chịu đọc, chịu nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hoặc ai đó kể lại) nên tự tìm được câu chuyện ngoài SGK. Bước 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm - Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp - GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện - GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện - GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia. HS kể & nêu ý nghĩa câu chuyện HS nhận xét HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp Bước 1 HS đọc đề bài HS cùng GV phân tích đề bài Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Bước 2 a) Kể chuyện trong nhóm HS kể chuyện theo cặp Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện b) Kể chuyện trước lớp HS xung phong thi kể trước lớp Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện. Có thể đối thoại thêm cùng các bạn về nhân vật, chi tiết trong truyện. HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất Bảng viết đề bài Bảng phụ Bảng phụ Các ghi nhận, lưu ý:
Tài liệu đính kèm: