THẮNG BIỂN
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài Thắng biển .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn bài Thắng biển . Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai : l/n , in/inh .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Khuất phục tên cướp biển .
- Đọc cho 2 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
3. Bài mới : (27) Thắng biển .
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Thứ hai ngày 13 tháng 03 năm 2006 Tập đọc (tiết 51) THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai , bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống yên bình . - Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp , căng thẳng , cảm hứng ngợi ca . Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão , sự bền bỉ , dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích . - Giáo dục HS có ý chí vượt khó . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc SGK . - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Bài thơ về tiểu đội xe không kính . - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Tiểu đội xe không kính , trả lời các câu hỏi trong SGK . 3. Bài mới : (27’) Thắng biển . a) Giới thiệu bài : Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược , trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai . Bài văn Thắng biển các em học hôm nay khắc họa rõ nét lòng dụng cảm ấy của con người trong cuộc vật lộn với cơn bão biển hung dữ , cứu sống quãng đê . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Có thể xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn . - Đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt . - Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ cả bài . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ? - Tìm từ ngữ , hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển . - Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ? - Trong đoạn 1 và 2 , tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ? - Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? - Những từ ngữ , hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm , sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc lướt cả bài . - Biển đe dọa ( đoạn 1 ) – Biển tấn công ( đoạn 2 ) – Người thắng biển ( đoạn 3 ) . - Đọc đoạn 1 . - Gió bắt đầu mạnh Nước biển càng dữ nhỏ bé . - Đọc đoạn 2 . - Rõ nét , sinh động . Cơn bão có sức phá hủy tưởng như không gì cản nổi . Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội , ác liệt . - So sánh , nhân hóa . - Tạo nên những hình ảnh rõ nét , sinh động , gây ấn tượng mạnh mẽ . - Đọc đoạn 3 . - Hơn hai chục dòng nước mặn ; Họ ngụp xuống dẻo như chão ; Đám người sống lại . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bài . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3 . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ý nghĩa của bài . - Giáo dục HS có ý chí vượt khó . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài . v Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 14 tháng 03 năm 2006 Chính tả (tiết 26) THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài Thắng biển . - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn bài Thắng biển . Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai : l/n , in/inh . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Khuất phục tên cướp biển . - Đọc cho 2 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những từ ngữ đã được luyện viết ở BT2 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Thắng biển . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Nhắc HS chú ý cách trình bày 2 đoạn , những từ ngữ dễ viết sai - Đọc cho HS viết . - Chấm , chữa bài . - Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em đọc 2 đoạn văn cần viết . Cả lớp theo dõi . - Đọc thầm lại đoạn 2 văn . - Gấp SGK , viết bài vào vở . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán một số tờ phiếu ở bảng , mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức , mỗi nhóm khoảng 5 em để điền vào 14 chỗ trống trong BT2a . + Chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp , nhóm . - Làm bài vào vở . - Đại diện nhóm đọc kết quả . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tìm và viết vào vở 5 từ bắt đầu bằng n , 5 từ bắt đầu bằng l . v Rút kinh nghiệm: Luyện từ và câu (tiết 51) LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU : - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì ? - Tìm được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn , nắm được tác dụng của mỗi câu , xác định được CN và VN trong các câu đó . Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì ? . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 . - 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì ? ở BT1 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Dũng cảm . - 1 em nói nghĩa của 3 , 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm . - 1 em làm lại BT4 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập về câu kể Ai là gì ? a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm BT . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Nhận xét , dán tờ giấy đã ghi lời giải lên bảng , kết luận . - Bài 2 : + Kết luận bằng cách dán 4 băng giấy viết 4 câu văn ở bảng , mời 4 em có lời giải đúng lên bảng làm bài . Hoạt động lớp . - Đọc yêu cầu BT , tìm các câu kể Ai là gì ? có trong mỗi đoạn văn , nêu tác dụng của nó . - Phát biểu ý kiến . - Đọc yêu cầu BT , xác định CN và VN trong mỗi câu vừa tìm được . - Phát biểu ý kiến . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Gợi ý : @ Mỗi em cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu . Gặp bố mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi , nói lí do em và các bạn đến thăm Hà bị ốm . Sau đó giới thiệu với bố mẹ Hà từng bạn trong nhóm . @ Giới thiệu thật tự nhiên . + Nhận xét , chấm điểm . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT . - 1 em giỏi làm mẫu . - Viết đoạn giới thiệu vào vở . - Từng cặp đổi vở , sửa lỗi cho nhau . - Tiếp nối nhau đọc đoạn văn , chỉ rõ các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn giới thiệu nếu chưa đạt yêu cầu . v Rút kinh nghiệm: Kể chuyện (tiết 26) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : - Hiểu truyện mình kể . - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một truyện đã nghe , đã đọc có nhân vật , ý nghĩa , nói về lòng dũng cảm của con người . Trao đổi được với bạn về ý nghĩa truyện . Lắng nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . - Giáo dục HS có lòng dũng cảm . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người . - Bảng lớp viết đề bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Những chú bé không chết . - 1 em kể lại vài đoạn của truyện Những chú bé không chết , trả lời câu hỏi : Vì sao truyện có tên là Những chú bé không chết . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . a) Giới thiệu bài : - Ngoài những truyện đọc trong SGK , các em còn được đọc , được nghe nhiều truyện ca ngợi những con người có lòng quả cảm . Tiết học hôm nay giúp các em được kể những truyện đó . - Kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà . Xem lướt , yêu cầu HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài . MT : Giúp HS nắm yêu cầu của đề bài . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Gạch dưới những từ ngữ : lòng dũng cảm – được nghe – được đọc . - Nói : Những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 là những truyện trong SGK . Nếu không tìm được truyện ngoài SGK , các em có thể kể một trong những truyện đ ... ủa tranh thiếu nhi . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Sưu tầm tranh và tập nhận xét về cách vẽ hình , vẽ màu . Quan sát một số loài cây . v Rút kinh nghiệm: Toán (tiết 128) LUYỆN TẬP (tt) I. MỤC TIÊU : - Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số . - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập . - Sửa các bài tập về nhà . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập (tt) . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : - Bài 2 : Hoạt động lớp . - Tính rồi rút gọn theo một trong 2 cách . - Tính và trình bày theo cách viết gọn . VD : Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : - Bài 4 : Hoạt động lớp . - Aùp dụng tính chất : một tổng nhân với một số ; một hiệu nhân với một số để tính . - Làm theo mẫu SGK . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện chia phân số ở bảng . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập tiết 128 sách BT . v Rút kinh nghiệm:Á Âm nhạc (tiết 26) Học hát bài : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN I. MỤC TIÊU : - Học bài hát mới : Chú voi con ở bản Đôn . - Hát đúng nhạc và lời bài hát . Hát đúng chỗ luyến hai nốt nhạc với trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép . Tập trình bày bài hát theo hình thức hòa giọng và lĩnh xướng . - Giáo dục HS yêu quê hương , đất nước . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ . - Tập đàn và hát trước bài hát . - Tranh minh họa về cảnh núi rừng Tây Nguyên , những con vi được thuần dưỡng chung sống với người . 2. Học sinh : - SGK , vở chép nhạc , nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập 3 bài hát : Chúc mừng , Bàn tay mẹ , Chim sáo – Nghe nhạc . - Một số em hát lại 3 bài hát đã ôn . 3. Bài mới : (27’) Học hát bài : Chú voi con ở bản Đôn . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Dạy hát . MT : Giúp HS hát đúng bài hát . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Chia bài hát làm 2 đoạn : + Đoạn 1 : Chú voi con ham chơi . + Đoạn 2 : Phần còn lại . - Dịch giọng bài hát xuống cho phù hợp với giọng hát của HS , tốc độ khoảng 110 - Hướng dẫn hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt nhạc ; thể hiện rõ nốt móc đơn chấm dôi và móc kép đi liền nhau . Hoạt động lớp . - Thực hiện theo hướng dẫn của GV . Hoạt động 2 : Củng cố bài hát . MT : Giúp HS trình bày được bài hát một cách sinh động . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Đệm đàn cho HS hát . - Nhận xét , đánh giá . Hoạt động lớp , nhóm . - Hát lời 1 : Tập trình bày theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng . Mỗi nhóm trình bày cách hát nêu trên 1 lần . - Hát lời 2 : Tự hát . 4. Củng cố : (3’) - Hát lại 2 lời bài hát . - Giáo dục HS yêu quê hương , đất nước . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS về nhà tự suy nghĩ , tìm động tác thích hợp để phụ họa cho nội dung bài hát . v Rút kinh nghiệm: Thể dục (tiết 51) MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CÂN BẰNG TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY” I. MỤC TIÊU : - Oân tung bóng bằng một tay , bắt bóng bằng 2 tay ; tung và bắt bóng theo nhóm 2 , 3 người ; nhảy dây kiểu chân trước , chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích . - Chơi trò chơi Trao tín gậy . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi để rèn luyện sự nhanh nhẹn , khéo léo . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : 2 còi , bóng nhỏ , dây nhảy . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút . Hoạt động lớp . - Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai : 1 phút . - Oân các động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp của bài TD : 2 x 8 nhịp / động tác . - Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập Rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Chia lớp thành 2 tổ , một tổ học nội dung bài tập , một tổ học trò chơi Trao tín gậy . Sau 9 – 11 phút , đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng . a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 9 – 11 phút . - Oân tung bóng bằng 1 tay , bắt bóng bằng 2 tay : 2 phút . + Nêu tên động tác , làm mẫu , giải thích - Oân tung và bắt bóng theo nhóm 2 người : 2 phút . + Nêu tên động tác , làm mẫu , giải thích - Oân tung , bắt bóng theo nhóm 3 người : 2 phút . + Nêu tên động tác , làm mẫu , giải thích - Oân nhảy dây kiểu chân trước , chân sau : 2 – 3 phút . + Nêu tên động tác , làm mẫu , giải thích - Thi nhảy dây hoặc tung bắt bóng : 1 phút . b) Trò chơi “Trao tín gây” : 9 – 11 phút . - Nêu tên trò chơi , giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu : 2 phút . Hoạt động lớp, nhóm . + Cả lớp tập đồng loạt theo đội hình 4 hàng ngang . + 2 hàng quay mặt vào nhau để tập . + 3 cặp cạnh nhau tạo thành 2 nhóm cùng thực hiện . + Tập theo nhóm 2 người . - Chơi thử : 2 – 3 lần . - Chơi chính thức : 1 – 2 lần . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút . Hoạt động lớp . - Đi đều và hát : 1 – 2 phút . - Tập một số động tác hồi tĩnh : 1 phút . - Trò chơi hồi tĩnh : 1 phút . Thể dục (tiết 52) DI CHUYỂN TUNG , BẮT BÓNG , NHẢY DÂY TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY” I. MỤC TIÊU : - Oân tung và bắt bóng theo nhóm 2 , 3 người ; nhảy dây kiểu chân trước , chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích . - Học di chuyển tung và bắt bóng . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện được động tác cơ bản đúng . - Chơi trò chơi Trao tín gậy . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : 2 còi , bóng , dây nhảy . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút . - Kiểm tra bài cũ : 1 phút . Hoạt động lớp . - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 120 – 150 m . - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút . - Oân các động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp và nhảy của bài TD : mỗi động tác 2 x 8 nhịp . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập Rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 9 – 11 phút . - Oân tung và bắt bóng theo nhóm 2 , 3 người : 1 – 2 phút . + Tổ chức và tiến hành như bài 51 . - Học mới di chuyển tung và bắt bóng : 4 – 5 phút : + Cho mỗi tổ xếp thành 1 hàng dọc , chia đôi đứng đối diện nhau sau vạch kẻ đã chuẩn bị . + Nêu tên động tác , làm mẫu . - Oân nhảy dây kiểu chân trước , chân sau : 2 – 3 phút . + Cho HS quay chuyển thành hàng ngang , dàn hàng để tập . b) Trò chơi “Trao tín gậy” : 9 – 11 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi . Hoạt động lớp, nhóm . - Chơi thử : 1 – 2 lần . - Chơi chính thức : 1 – 2 lần . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút . Hoạt động lớp . - Chơi trò chơi Kết bạn : 1 phút . - Tập một số động tác hồi tĩnh : 2 phút . Sinh hoạt TUẦN 26 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 27 . - Báo cáo tuần 26 . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội . - Tham dự Đại hội Liên Đội . - Tích cực đọc và làm theo báo Đội . - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội . 4. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta . - Chơi trò chơi : Tìm bạn thân . 5. Tổng kết : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 27 . - Nhận xét tiết . 6. Rút kinh nghiệm : - Ưu điểm : . . - Khuyết điểm : .. .
Tài liệu đính kèm: