Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 đến 30 (2 cột mới nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 đến 30 (2 cột mới nhất)

Kĩ thuật (Tiết 26)

LẮP XE ĐẨY HÀNG (TIẾT 2)

I.Mục tiêu:

- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng.

- Lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao đômgk khi thực hiệnthao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàng.

- Yêu thích học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

- Mẫu xe đẩy hàng

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 108 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 đến 30 (2 cột mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
 Toán (tiết 126)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số , biết tìm thành phần chưa biết trong phép chia, phép nhân phân số.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Thước mét
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Nêu cách chia hai phân số?
2.Bài mới: 
- Cho HS làm các bài tập trang 136 trong SGK và gọi - HS lên bảng chữa bài
Bài 1: Tính rồi rút gọn
Bài 2: Tìm x
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
Tính 
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
Giải toán 
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Nêu các bước giải?
3.Củng cố, dặn dò : Nếu nhân hai phân số đảo ngược với nhau ta được kết quả là bao nhiêu?
- Về nhà ôn lại bài.	
- 3 ,4 em nêu:
- Cả lớp làm vở--1em lên bảng chữa bài
 a. : = x = = 
: = x= ==
(Các phần còn lại làm tương tự)
- Cả lớp làm vở 2 em chữa bài
 a. x x = 
 x = : 
 x = 
(Các phần còn lại làm tương tự)
Hs làm bài – Chữa bài
 a. x = = 1
(Các phần còn lại làm tương tự)
- Hs làm bài – Chữa bài
Độ dài đáy hình bình hành là:
 : = 1 ( m)
 Đáp số: 1 m
Có kết quả là 1
_______________________________
Tập đọc (tiết 51)
 Thắng biển
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn. Nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích vùng biển.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống yên bình.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ chép đoạn 3
III- Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra
2.Dạy bài mới Giới thiệu bài: 
a)Luyện đọc
- GV treo tranh minh hoạ, giúp HS hiểu từ mới, luyện đọc từ khó phát âm
- GV đọc mẫu diễn cảm cả bài
b)Tìm hiểu bài
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão được miêu tả theo trình tự nào ?
- Từ ngữ nói lên sự đe doạ của biển ?
- Cuộc tiến công dữ dội của cơn bão được miêu tả như thế nào ?
- Trong đoạn 1-2 tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để tả?
- Tác dụng của các biện pháp này?
- Những từ ngữ hình ảnh nào trong bài thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn chọn đoạn, giọng đọc
- Treo bảng phụ .Thi đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu ý nghĩa của bài
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 em đọc thuộc bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nêu ý nghĩa bài.
- Nghe, mở sách
- Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn của bài,đọc - 2 lượt, 1em đọc chú giải
- Luyện phát âm. luyện đọc theo cặp
- 1 em đọc cả bài
- Nghe GV đọc
- Theo đoạn: Đoạn 1 biển đe doạ, đoạn 2 biển tấn công, đoạn 3 người thắng biển. Gió mạnh, nước lên dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê
- Cách miêu tả rõ nét, sinh động. Cuộc chiến đấu rất dữ dội, ác liệt.
- So sánh: như con mậpnhư đàn cá voi
- Nhân hoá: biển, gió giận dữ điên cuồng
- Tạo nên hình ảnh rõ nét, ấn tượng mạnh 
- Hơn 2 chục thanh niên nhảy xuống dòng nước cuốn, khoác vai nhaucứu con đê sống lại.
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn
- HS đọc diễn cảm theo nhóm
- Luyện đọc đoạn 3,mỗi tổ cử 1 em thi đọc
*Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong đấu tranh chống thiên tai.
 ________________________________________
Chính tả (tiết 26)
Nghe- viết:Thắng biển
I- Mục đích, yêu cầu
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn 1 và 2 trong bài Thắng biển
-Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và âm vần dễ viết sai chính tả: l/ n; in/ inh.
- Rèn vở sạch chữ đẹp
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 2
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
GV đọc các từ ngữ ở bài tập 2
2. Dạy bài mới Giới thiệu bài: 
 Hướng dẫn học sinh nghe- viết 
- GV đọc mẫu
- Nội dung chính đoạn 1?
- Nội dung chính đoạn 2?
- HD học sinh viết chữ khó
- GV đọc chính tả
- GV đọc soát lỗi
- GV chấm 10 bài, nhận xét
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- GV nêu yêu cầu của bài
- Phần a yêu cầu gì?
- Phần b yêu cầu gì?
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a) Nhìn lại, búp nõn, khổng lồ,ngọn lửa, ánh nến, lóng lánh,lung linh, trong nắng,lũ lũ, lượn lên, lượn xuống.
b) lung linh thầm kín
 Giữ gìn lặng thinh
 Bình tĩnh học sinh 
 Nhường nhịn gia đình
 Rung rinh thông minh
3. Củng cố, dặn dò
- Đoạn văn a tả cây gì? nêu nhận xét về cách tả?
- Về nhà tìm và viết 5 từ bắt đầu bằng l, 5 từ bắt đầu bằng n.
- 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp 
- 1 em đọc bài đã viết đúng
- Nghe, mở sách
- Biển đe doạ làm vỡ đê
- Biển tấn công dữ dội vào con đê
- Học sinh luyện viết: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng
- HS viết bài vào vở
- Đổi vở, soát, ghi lỗi
- Nghe, chữa lỗi
- Học sinh đọc thầm yêu cầu
- Phân biệt l/n
- 1 em đọc phần a
- Điền tiếng có vần in/ inh tạo ra từ mới có nghĩa.HS làm bài cá nhân.
- học sinh chữa bài
- 2 em đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
- 1 em đọc từ vừa ghép
- Tả cây gạo, dùng nhiều từ gợi tả và hình ảnh đẹp.
Lịch sử (tiết 26)
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoangtừ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay
- Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII
- Phiếu học tập của HS 
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Nêu ý nghĩa của bài đọc “Trịnh – Nguyễn phân tranh ”
2.Dạy bài mới
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
 - GV giới thiệu bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII 
 - Gọi HS đọc SGK và xác định địa phận
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
 - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
 - Trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến đồng bằng sông Cửu Long?
 - Gọi đại diện các nhóm báo cáo
 - GV kết luận
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
 - GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
 - Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì?
 - GV nhận xét và bổ xung
 - Gọi HS đọc ghi nhớ
3.Củng cố, dặn dò:
- Cuộc khẩn hoang có tác dụng gì đối với việc phát triển nông nghiệp?
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - HS quan sát và theo dõi
 - HS đọc SGK và chỉ bản đồ
 - Các nhóm dựa vào SGK để thảo luận
 - Từ sông Gianh vào phía nam đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người dân ngheo ở phía Bắc di cư vào cùng dân địa phương khai phá, làm ăn. Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến vào phía nam khẩn hoang lập làng
- Mọi người xây dựng cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc
 - HS đọc ghi nhớ
 Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Toán (tiết 127)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia phân số.
- Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
II. Đồ dùng dạy học
 - Thước mét, bảng phụ chép mẫu bài 2, 4
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Nêu cách chia hai phân số?
2.Bài mới: 
- Cho HS làm các bài tập trang 137 trong SGK và gọi - HS lên bảng chữa bài
Bài 1: Tính rồi rút gọn
Bài 2: Tính theo mẫu
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS tính.
 Mẫu: 2 : = : = x = 
- Viết gọn như sau 2 : = = 
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
 - Tính bằng hai cách
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS làm bài
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
Giải toán 
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Nêu các bước giải?
4.Củng cố : muốn chia một số tự nhiên cho một phân số ta làm thế nào?
- Về nhà ôn lại bài.
- 3 ,4 em nêu:
Bài 1:Cả lớp làm vở-1em lên bảng chữa bài
 a. : = x = = =
(Các phần còn lại làm tương tự)
Bài 2: Cả lớp làm vở - 2 em chữa bài
- Nghe, theo dõi và tính
 a) 3 : = = 
(Các phần còn lại làm tương tự)
Bài 3: HS làm bài, chữa bài
a.Cách 1 : ( + ) x = x = 
Cách 2: ( + ) x = x + x
 = + = 
(Các phần còn lại làm tương tự)
Bài 4: HS làm bài, chữa bài
 : = x = 4 .Vậy gấp 4 lần 
(Các phần còn lại làm tương tự)
 _______________________________
 Kĩ thuật (Tiết 26)
Lắp xe đẩy hàng (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao đômgk khi thực hiệnthao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàng.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu xe đẩy hàng
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Hoạt động 3: Thực hành lắp xe đẩy hàng
a.Chọn các chi tiết
? Nêu các chi tiết cần có để lắp xe đẩy hàng
GV hướng dẫn học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng
b. Lắp từng bộ phận
- Gọi 2 em đọc phần ghi nhớ SGK
* HS thực hành
- Khi lắp cần chú ý điểm sau:
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng các hàng lỗ ở tấm lớn để làm giá đỡ trục bánh xe.
+ Vị trí lắp và vị trí trong, ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ 7 lỗ 6 lỗ
+ Lắp thành sau xe phải chú ý vị trí của mũ vít và đai ốc
- GVHD những em còn lúng túng
3. Củng cố – Dặn dò
- Về tự lắp lại
- Chuẩn bị bài sau.
HS nêu
Nhận xét – Bổ sung
HS nghe
Vài em nêu lại 
Nhận xét – Bổ sung
HS xem lại sản phẩm của mình
- Thu dọn sản phẩm
Luyện từ và câu (tiết 51)
 Luyện tập về câu kể Ai là gì?
I- Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN, VN trong các câu đó.
2. Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
II- Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ chép 4 câu kể Ai là gì ? bài tập 1
III- Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- GV nhận xét, chốt ý đúng
- Câu 1, 3 câu giới thiệu
- Câu 2, 4 câu nhận định
Bài tập 2
- GV treo bảng phụ
- GV chốt lời giải đúng
Chủ ngữ
Nguyễn Tri Phương
Cả hai ông
Ông Năm
Cần trục
Bài tập 3
- Tình huống đến nhà bạn Hà như t ... n dò:
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ.
- Tự đặt 3 câu vào vở.
Địa lý (Tiết 30)
thành phố đà nẵng
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này HS biết:
- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS chỉ vị trí TP Huế ?, nêu đặc điểm ?.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
* Đà Nẵng thành phố cảng:
- GV yêu cầu HS:
- Quan sát lược đồ và nêu được:
+ Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Gọi HS nhận xét.
- Tàu biển, tàu sông.
- Ô tô, tàu hỏa.
- Máy bay.
=> GV kết luận: (SGV).
 Đà Nẵng trung tâm công nghiệp:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm hoặc từng cặp.
- Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng.
HS: ô tô, máy móc, thiết bị hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt.
- Vật liệu xây dựng.
- Đá mĩ nghệ, vải may quần áo.
- Hải sản đông lạnh.
- GV kết luận.
 Đà Nẵng - địa điểm du lịch:
* Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp.
- GV yêu cầu HS quan sát và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu
 -G/v kết luận.
- Bãi tắm, chùa, bảo tàng
- Thường nằm ở ven biển.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: 3 - 5 em đọc ghi nhớ.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Đạo đức (Tiết 30)
bảo vệ môi trường (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Hiểu: Con người cần phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng:
SGK, tấm bìa màu, phiếu học tập,tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đọc bài học giờ học trước.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44 SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Đọc SGK và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận:
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói.
+ Dầu đổ vào đại dương: Gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết, nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: Lượng nước giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra
=> Rút ra ghi nhớ (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ và giải thích nội dung.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài 1 SGK).
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
HS: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
- Bày tỏ ý kiến đánh giá.
- 1 số HS giải thích.
- GV kết luận:
+ Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, d, g.
+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).
+ Giết mổ gia súc gần nguồn nước ô nhiễm nguồn nước e, d, h
- Liên hệ thực tế ở trường lớp...
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau.
	Toán (Buổi chiều)
Luyện tập về dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
Củng cố về cách thực hiện dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó qua làm 1 số bài tập có liên quan.
Vận dụng làm bài tập nhanh ,đúng.
 II. Đồ dùng dạy học: Sách Luyện giải toán 4
 III. Các hoạt động dạy học:
Họat động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
*Bài 1: bài 1 - đề 2 trang 44
 - Cho HS đọc và phân tích đề bài 
 -Yêu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xét 
 Củng cố cho HS về cách giải bài toán.
- 1 HS đọc và nêu
- Làm nháp – 1 HS lên bảng làm 
Giải:
Biểu thị số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 8 phần như thế. Hiệu số phần bằng nhau là :
8 – 3 = 5 ( phần )
Số bé là : 
2005 : 5 x 3 = 1203 
Số lớn là :
1203 + 2005 = 3208
Tổng của hai số là :
3208 + 1203 = 4411
Tích của hai số là :
3203 x 1203 = 3859224
 Đáp số : 4411 và 3859224
*Bài 2: bài 2 - đề 2 - trang 44
- Cho HS nêu bài toán rồi tự giải 
 -Yêu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xét – Nêu lại cách tính
- 1 HS đọc và nêu 
- Làm bài vào vở
Giải :
Vì hiệu số tuổi giữa hai người không thay đổi theo thời gian nên sau 2 năm mẹ vẫn hơn con 24 tuổi. Nếu coi tuổi con là 1
phần thì tuổi mẹ là 4 phần như thế. Hiệu số phần bằng nhau là :
4 – 1 = 3 ( phần )
Tuổi con sau 2 năm nữa là ;
24 : 3 = 8 ( tuổi )
Tuổi con hiện nay là :
8 - 2 = 6 ( tuổi )
Tuỏi mẹ hiện nay là :
6 + 24 = 30 ( tuổi )
Đáp số : Con : 6 tuổi
 Mẹ : 30 tuổi 
*Bài 3 : bài 4 đề 2 - trang 44
- Cho HS đọc bài toán phân tích rồi tự giải.
 - Cho HS chữa bài, nhận xét – Nêu lại cách tính
 - GV chấm 1 số bài, nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hệ thống kiến thức
- Nhận xét giờ
- 1 HS đọc và nêu
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ. 
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Toán (Tiết 150)
Thực hành
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây.
- Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (Bằng cách dóng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét.
	- Cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập 3 trang157.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hướng dẫn thực hành tại lớp:
- GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
HS: Cả lớp vừa đọc SGK, vừa nghe GV hướng dẫn để biết đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
 Thực hành ngoài lớp:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em 1 nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
+ Bài 1: Thực hành đo độ dài.
HS: Dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.
- GV giao việc: 1 nhóm đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường.
HS: Các nhóm thực hành đo.
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK.
- GV hướng dẫn, kiểm tra, ghi nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm.
+ Bài 2: Tập ước lượng độ dài.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đo cho quen.
HS: 2 em thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
 Tập làm văn (Tiết 60)
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. Đồ dùng dạy học:
 	Mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên đọc đoạn văn tả con vật ở bài trước.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK.
- GV treo tờ phiếu phôtô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND.
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- GV yêu cầu HS làm vở BT
HS: Làm việc cá nhân, điền nội dung vào vở BT.
- Tiếp nối nhau đọc tờ khai, đọc rõ ràng, rành mạch để các bạn và thầy cô nhận xét.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
	Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học (Tiết 60)
Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 120, 121 SGK.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt đông của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng” của giờ trước?.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
Mục tiêu : Kể vai trò không khí của TV
-Phân biệt quang hợp và hô hấp .
* Ôn lại kiến thức cũ:
? Không khí có những thành phần nào
- Gồm ôxi và Nitơ.
? Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật
- Khí ôxi.
* Làm việc theo cặp:
HS: Quan sát H1, 2 SGK trang 120, 121 và trả lời.
? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải khí gì
? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào
? Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu 1 trong 2 quá trình trên ngừng
HS: 1 số em trình bày.
- GV kết luận: SGV.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
Mục tiêu :Nêu được ứng dụng trong trồng trọt.
- GV nêu vấn đề:
? Thực vật ăn gì để sống
? Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được điều kì diệu đó
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí ôxi của thực vật
=> Kết luận: (SGV).
HS: 3 em đọc lại.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
	 Giáo dục tập thể (Tiết 30) 
 Sơ Kết Tuần + vui văn nghệ 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Trần Linh, Nguyễn Anh, Kiên, Lan.....
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học: Hưng, Hoàng
- Còn quên dụng cụ học tập: Lí, Nam
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp lớp
- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 2630 LAN.doc