Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Giáo viên: Đỗ Văn Tân - Trường TH Biển Bạch

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Giáo viên: Đỗ Văn Tân - Trường TH Biển Bạch

Tiết 1: Tập đọc

Tiết PPCT: 51

Bài: THẮNG BIỂN

A. MỤC TIÊU

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 38 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Giáo viên: Đỗ Văn Tân - Trường TH Biển Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Tập đọc 
Tiết PPCT: 51
BÀI: THẮNG BIỂN
A. MỤC TIÊU 
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
 * Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
 -GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Cuộc đấu tranh chống thiên tai luôn gay gắt và quyết liệt  Với lòng dũng cảm, lòng quyết tâm con người đã chinh phục được thiên nhiên. Bài tập đọc Thắng biển hôm nay các em học là một minh chứng cho lòng dũng cảm của con người trong cuộc vật lộn với cơn bão hung dữ, cứu được quãng đê.
 b). Luyện đọc:
 a). Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu  nhỏ bé.
 + Đoạn 2: Tiếp theo  chống giữ.
 + Đoạn 3: Còn lại.
 -Luyện đọc những từ ngữ khó đọc: nuốt tươi, mỏng manh, dữ dội, rào rào, quật, chát mặn 
 b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 c). GV đọc diễn cảm cả bài.
 -Cần đọc với giọng chậm rãi ở đoạn 1.
 -Đoạn 2: Đọc với giọng gấp gáp hơn. Cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh nhân hoá.
 c). Tìm hiểu bài:	
 -Cho HS đọc lướt cả bài.
 * Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
 Đoạn 1:
 -Cho HS đọc đoạn 1.
 * Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1.
 Đoạn 2:
 -Cho HS đọc đoạn 2.
 * Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?
 * Trong Đ1+Đ2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
 * Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
 Đoạn 3:-HS đọc đoạn 3.
 * Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
 d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
 -GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Em hãy nêu ý nghĩa của bài này.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà đọc trước bài TĐ tới.
-HS1: đọc thuộc bài thơ Tiểu đội xe không kính.
-Đó là các hình ảnh:
+Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
+Ung dung buồng lái ta ngồi 
-HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-HS đọc lướt cả bài 1 lượt.
* Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ1); Biển tấn công (Đ2); Người thắng biển (Đ3).
-HS đọc thầm Đ1.
* Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ  nhỏ bé”.
-HS đọc thầm Đ2.
* Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi  rào rào”.
* Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “Một bên là biển, là gió  chống giữ”.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá.
* Có tác dụng tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ.
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .. sống lại”.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp lắng nghe.
-Cả lớp luyện đọc.
-Một số HS thi đọc.
* Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển.
Tiết 2:Khoa học 
Tiết PPCT: 51
BÀI: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)
A. MỤC TIÊU 
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên. Vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	 -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
 	 -Phích đựng nước sôi.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/.KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 50.
 +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ? có những loại nhiệt kế nào ?
 +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh ?
 +Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt đố khi dùng nhiết kế đo nhiệt độ cơ thể người.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
-Thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước.
-Yêu cầu HS dự đón xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không ? Nếu có thì thay đổi như thế nào ?
-Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS: đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
-Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả.
 +Tại sao mứ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi ?
-Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
-GV yêu cầu:
 +Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
 +Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào là vật toả nhiệt ?
 +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102.
 *Hoạt động 2:Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.
-Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác.
-Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và gho lại mức chất lỏng trong ống.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế ?
 +Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau ?
 +Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi ?
 +Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì ?
-Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
 *Hoạt động 3:Những ứng dụng trong thực tế
-Hỏi:
 +Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ?
 +Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán ?
 +Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội để uống nhanh ?
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế.
 3/.Củng cố:
-Nhận xét tiết học.
-Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước cpo lại mà không nở ra.
4/.Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa.
-3 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm.
-Dự đoán theo suy nghĩ của bản thân.
-Lắng nghe.
-Tiến hành làm thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
+Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.
-Lắng nghe.
-Tiếp nối nhau lấy ví dụ:
+Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, 
+Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, 
+Vật thu nhiệt: cái cốc, cái bát, thìa, quần áo, 
+Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là, 
+Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi.
-Lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Nghe GV hướng dẫn cách làm thí nghi ... G DẠY HỌC 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KiĨm tra bµi cị : : 
2. Bµi míi
 H­íng dÉn HS lµm bµi tËp
 Bµi 1: 
- Cho HS chØ phÐp tÝnh lµm ®ĩng.
 Cã thĨ khuyÕn khÝch HS chØ ra chç sai trong phÐp tÝnh lµm sai.
 Bµi 2 : Nªn khuyÕn khÝch tÝnh theo c¸ch thuËn tiƯn. Ch¼ng h¹n :
 (Dành cho học sinh khá giỏi)
Bµi 3 : Nªn khuyÕn khÝch chän MSC hỵp lÝ (MSC bÐ nhÊt ). 
 b ) vµ c) : Lµm t¬ng tù nh phÇn a).
Bµi 4 : C¸c b­íc gi¶i :
 - T×m ph©n sè chØ phÇn bĨ ®· cã n­íc sau hai lÇn ch¶y vµo bĨ.
 - T×m ph©n sè chØ phÇn bĨ cßn l¹i cha cã n­íc.
Bµi 5 : (Dành cho học sinh khá giỏi)
C¸c b­íc gi¶i :
 - T×m sè cµ phª lÊy ra lÇn sau.
 - T×m sè cµ phª lÊy ra c¶ hai lÇn.
 - T×m sè cµ phª cßn l¹i trong kho.
3. Củng cố - dặn dò
 NhËn xÐt ưu, khuyÕt ®iĨm.
 ChuÈn bÞ tiÕt sau “ KT§K GHKII” 
 Bµi 1:
* PhÇn c) lµ phÐp tÝnh lµm ®ĩng.
 * C¸c phÇn kh¸c ®Ịu sai. 
Bµi 2 : tÝnh theo c¸ch thuËn tiƯn 
a)     b)
Bµi 3
( Nªn t×m MSC NN: 12) 
Bµi 4 
Giải:
Số phần bể đã cĩ nước là 
(bể)
Số phần bể cịn lại chưa cĩ nước là 
 (bể)
Đáp số:bể
Bµi 5: 
Giải
Số kg cà phê lấy ra lần sau là:
2710 x 2 = 5420 (kg)
Số ki-lơ-gam cà phê cả 2 lần lấy ra là :
2710 + 5420 = 8130 (kg)
Số kg cà phê cịn lại trong kho là
23450 – 8130 = 15320 (kg)
 §¸p số: 15320 kg
Tiết 4: Khoa học 
Tiết PPCT: 52
Bài: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
A. MỤC TIÊU 
- Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
- Các kim loại (đồng, nhơm,) dẫn nhiệt tốt.
- Khơng khí, các vật xốp như bơng, len, dẫn nhiệt kém.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	-HS chuẩn bị: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa.
 	 -Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len, nhiệt kế.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/.KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
-Gọi HS nhận xét các thí nghiệm bạn mô tả.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 1:Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
-Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
-Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,  dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông,  dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện.
-Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
 +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
 +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ?
 +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ?
-Những hôm trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ hoặc ghế nhựa thì tay ta cũng truyền nhiệt cho ghế nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém hơn sắt. Vì vậy, tay ta không có cảm giác lạnh như khi chạm vào ghế sắt mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt, ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau.
 *Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí
-Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
 +Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ?
 +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có nhiều chỗ rỗng không ?
 +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ?
 +Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
-Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
-GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
-Hướng dẫn:
 +Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây nít (chun) buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
-Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
 +Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc 
 +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ?
 +Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn.
 +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?
-Kết luận: Với cùng 2 chiếc cốc như nhau, với lượng nước và nhiệt độ của nước bằng nhau, bề mặt bốc hơi giống nhau. Nhưng do cốc thứ hai được quấn lỏng bằng những lớp báo nhăn nên có nhiều chỗ rỗng chứa nhiều không khí bên trong các chỗ rỗng ấy. Không khí có tính cách nhiệt nên nước trong cốc còn nóng hơn so với cốc quấn chặt giấy báo bình thường.
 *Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ?
 Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
-Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
-Tổng kết trò chơi.
3/.Củng cố:
-Hỏi:
 +Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông ?
 +Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay ?
4/.Dặn dò:
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hiểu bài, biết ứng dụng những kiến thức khoa học vào đời sống.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-2 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thí nghiệm thành tiếng, HS đọc thầm và suy nghĩ.
-Dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
-Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
-Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
-Lắng nghe.
-Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
+Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
-Lắng nghe.
-Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời:
+Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ,  đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn.
+Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có rất nhiều chỗ rỗng.
+Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+HS trả lời theo suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
-2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
-2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
+Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
+Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
+Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+Không khí là vật cách nhiệt.
-Lắng nghe.
-Ví dụ:
Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, 
Đội 1: Đúng.
Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 26(10).doc