Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)

I/ mục tiêu.

- Đọc dúng các từ khó,dễ lẫn:

+ Lên cao, gió lên, lan rộng, vật lộn,sống lại.

+ Nước, nam lẫn nữ.

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.

II/ Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học.

1/ Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính và nêu ý nghĩa của bài thơ.

- GV nhận xét cho điểm.

2/ Dạy học bài mới.

2.1/ Giới thiệu bài.

- GV treo tranh.

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 04/3/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Thắng biển
I/ mục tiêu.
- Đọc dúng các từ khó,dễ lẫn:
+ Lên cao, gió lên, lan rộng, vật lộn,sống lại.
+ Nước, nam lẫn nữ.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính và nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Dạy học bài mới.
2.1/ Giới thiệu bài.
- GV treo tranh. 
- HS quan sát.
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tranh vẽ những người thanh niên đang lấy thân mình làm hàng rào để ngăn dòng nước.
- GV giới thiệu bài: Lòng dũng cảm của con ngời không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải, mà còn bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai.Qua bài tập đọc Thắng biển của nhà văn Chu Văn, các em sẽ thấy được lòng dũng cảm của những con người bình dị trong cuộc vận lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê giữ vững cuộc sống cho dân làng.
2.2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a/ Luyện đọc.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
+ Lần 1: HS đọc nối tiếp, GV sửa phát âm các từ khó trong bài
+ Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão.
+ Lần 3: HS đọc câu dài cho đúng ngữ điệu, ngắt hơi hợp lí
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp (3’)
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu: Toàn bài cần đọc với giọng đọc hối hả, rành mạch, gấp gáp, căng thẳng.
b/ Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
? Qua đoạn 1, hãy tìm các từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- GV kết luận: Biển có những dấu hiệu của một trận cuồng phong, đó là những chuyển động của gió, sóng biển.
? Vậy nội dung của đoạn 1 là gì?
- GV ghi bảng.
* Đoạn 2.
- Chuyển ý: Cơn bão biển thật hung dữ, nó sẽ tấn công vào con đê nh thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển đợc miêu tả như thế nào?
*Kết luận: Sự tương quan lực lượng giữa một bên là sức mạnh của TN, một bên là những con người nhỏ bé.
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH(4)
? Những từ ngữ nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
*Kết luận: Bằng sức mạnh của sự đoàn kết, quyết tâm , sự dũng cảm con người đã thắng được biển lớn
? Bài ca ngợi ai? Vì sao?
2.3/Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn bài. HS khác nhận xét, GV cho điểm HS.
? Bài đọc bằng giọng ntn?
- GV treo bảng phụ đoạn 3. HS nêu cách đọc và đọc thể hiện. GV đánh giá.
- HS đọc trong nhóm (3’). Mời 3 HS thi đọc trước lớp. GV và HS khác ngợi khen HS.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- HS 1: Mặt trời lên cao...cá chim nhỏ bé.
- HS 2: Một tiếng ào...chống giữ
- HS 3: Một tiếng reo toquãng đê sống lại.
1/ Biển đe doạ tấn công con người
- “ Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi ngời vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nớc đang cuốn dữ”
- Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn đợc dòng lũ, cứu sống đê.
- Các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh, nớc biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tơi con đê mỏng manh nh con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
2/ Biển gầm gào tấn công đất liền
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển đợc miêu tả rõ nét, sinh động: Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn ngờivới tinh thần quyết tâm chống giữ.
3/ Con người đã làm nên việc lớn: Thắng biển lớn.
- Hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt. Quãng đê sống lại.
- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con ngời trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về luyện đọc; chuẩn bị trước bài sau: “Ga – Vrốt ngoài chiến luỹ”.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- HS tính toán nhanh, chính xác, khoa học, đúng dạng BT.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, SGK, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện tính: ; ;
? Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Luyện tập
2. Hướng dẫn HS làm BT.
* Bài 1: Tính rồi rút gọn:
- HS đọc đề bài
? Bài gồm mấy yêu cầu?
? Dạng BT? Phân số rút gọn phải ntn?
- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng lần lượt tính.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét.
? Để thực hiện được phép chia, ta làm ntn?
? Phân sốđược rút gọn ntn? Nhận xét kết quả?
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
a/ 
b/ 
*GV chốt: Dạng BT này cần thực hiện lần lượt từng yêu cầu, khi rút gọn cần đưa phân số về dạng tối giản.
* Bài 2: Tìm x:
- HS đọc yêu cầu BT.
? x là thành phần nào trong phép tính?
? Cách tìm thành phần x chưa biết trong biểu thức đó?
- HS làm bài, GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.
- HS dán kết quả. Lớp và GV nhận xét.
? Tại sao x được tìm bằng phép chia?
? Để kiểm tra lại kết quả, ta làm như thế nào?
Những ai ra kết quả đúng?
a/ x = b/ 
 x = : x = 
 x = x = 
* GV chốt: Củng cố cho học sinh cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính.
* Bài 3: Tính:
- HS đọc yêu cầu BT.
? Nhận xét về các thừa số trong phép tính?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (1’); Mời 2 HS lên bảng thi “Tính nhanh”; Dưới lớp cổ vũ, nhận xét.
? Kết quả 2 bạn làm? So sánh?
? Phép nhân phân số với phân số nghịch đảo có gì đặc biệt?
- HS nhắc lại, HS đổi chéo VBT.
a/ 
b/ 
c/ 
*GV chốt: Khi nhân một phân số với phân số nghịch đảo của nó sẽ được 1 phân số có TS bằng MS, giá trị của phân số bằng 1.
* Bài 4:
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? S hình bình hành được tính ntn?
- HS làm bài vào VBT; 1 HS lên bảng giải BT.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét, đọc to bài giải.
? Biết số đo S, chiều cao, độ dài đáy của hình bình hành được tính ntn?
? Tại sao có kết quả là 1m?
Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành là:
 Đáp số: 1m
* GV chốt: Học sinh biết áp dụng chia hai phân số để giải bài toán có lời văn.
3/ Củng cố, dặn dò
? Bài học ôn luyện những kiến thức nào?
GV nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------
Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu
- HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên và lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
- HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Nước nóng, 1 chiếc chậu, 1 cái cốc, 1 lọ cắm ống thuỷ tinh.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Có mấy loại nhiệt kế thông dụng? Đó là những loại nhiệt kế nào?
? Trong H1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất? Nhiệt độ thấp nhất?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Nóng, lạnh và nhiệt độ (Tiếp theo)
b/ Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. HS đọc và làm TN như H1(102)
? Dự đoán, một lúc sau mức độ nóng- lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không?
? Sau khi làm TN, kiểm tra kết quả có giống lúc dự đoán không?
- HS trình bày kết quả TN, nhóm khác nhận xét.
? Tại sao cốc nước lại nguội đi, nước trong chậu lại ấm hơn?
? Có những vật nào truyền nhiệt làm cho vật nóng lên hoặc lạnh đi không?VD?
*Kết luận: Vật nóng sẽ toả nhiệt ra xung quanh; vật lạnh hơn ngay gần nó mà thu nhiệt sẽ bị nóng lên.
- 3 HS đọc mục bạn cần biết. SGK(103)
- Cốc nước nguội đi.
- Nước trong chậu ấm lên.
- Nước trong chậu không ấm lên đáng kể.
- Nhiệt độ trong cốc nước đã truyền một ít sang nước ở chậu.
- Đun nước nóng, nấu thức ăn trên bếp lửa, ấm nước,rót nước ra cốc, cho nước vào tủ lạnh.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên.
- Từng nhóm lấy dụng cụ và làm TN (103), trình bày kết quả.
? Dùng nhiệt kế đo bình nước nóng, lạnh, nhận xét?
? Tại sao nhiệt kế lại có sự thay đổi đó?
*Kết luận: Nước đá trong khay có bề mặt lõm xuống, nước lạnh co đi. Nước sôi trong ấm sẽ trào ra ngoài , nước nóng nở ra. Một số chất lỏng khác sẽ có tính chất tương tự.
- HS đọc mục bạn cần biết (103)
- Nước nóng chất lỏng trong nhiệt kế tăng cao
- Nước lạnh Chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống.
- Do nhiệt độ trong nước thay đổi.
3/ Củng cố, dặn dò
? Vận dụng tính chất nở ra, co lại của nước khi có nhiệt độ trong cuộc sống ntn?
Nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------
Đạo đức
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Qua bài HS có khả năng:
+ Hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
+ Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, thẻ màu, thông tin từ các báo.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nộp phiếu kết quả điều tra về tình trạng các công trình công cộng ở địa phương
? Tại sao cần phải giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ?
B. Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
b/ Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin)
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1, 2 (38)
? Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra?
? Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- Các nhóm báo cáo kết quả, HS khác bổ sung.
*Kết luận: Trẻ em và người dân ở những vùng thiên tai hoặc chiến tranh phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của mọi người là rất cần thiết và đáng quý. Đó là những hoạt động nhân đạo.
? Hoạt động nhân dạo gồm những hoạt động nào?
? Tại sao phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ?
- 3 – 4 HS đọc ghi nhớ.
Thông ti ... 
_3 HS lên bảng chữa bài .HS khác nhận xét và góp ý:
?Bài tập ôn kiến thức nào?
?Nêu quy tắc chia phân số ?Yêu cầu HS đổi chéo VBT để kiểm tra.
*Bài 4 Tính
a/ 
b/ 
c/ 2 : 
Bài 5_HS đọc bài toán và tính toán:
?Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
?Số đường bán buổi chiều có gì khác biệt?Số đường còn?
- HS làm bài.1 HS lên bảng chữa bài.
- Dưới lớp quan sát và đối chiếu kết quả và nhận xét.
?Số đường nào cần tìm trước?
?Phép tính tìm số đường buổi chiều thuộc dạng KT’ nào?
- 2 hs đọc to bài giải đúng. Gv chốt kết quả.
Bài 5
Bài giải
Số kg đường còn lại:
50-10=40(Kg)
Buổi chiều bán được số Kg đường là
40x=15 (Kg)
Cả hai buổi bán được số Kg đường là:
10+15=25 (Kg)
Đáp số: 25 KG
3/Củng cố và dặn dò:
? Bài học ôn cho em những dạng bài tập nào?
 -------------------------------------------------------------- 
Địa lý
Ôn tập
I/ Mục tiêu
- Chỉ đợc vùng ĐBBB và ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lợc đồ VN.
- Nêu đợc điểm giống và khác nhau của 2 vùng ĐBBB và ĐBNB.
- Chỉ đợc trên bản đồ các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của những thành phố này.
II/ Đồ dùng dạy học
-Lợc đồ ĐBBB, ĐBNB, bản đồ VN.
III? Hoạt động dạy học
1/KTBC
? Chỉ vị trí, giới hạn của thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành chính VN?
? Nêu VD chứng tỏ thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tấ, văn hoá, khoa học của ĐBNB?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b/ Khởi động
-GV cho HS chơi trò tìm ô chữ.
? Ô chữ gồm 8 chữ cái? Tên vùng đát có địa hình bằng phẳng, đợc hình thành do phù sa các sông lớn
Đ
ồ
n
g
B
ằ
n
g
? Hãy kể tên những đồng bằng lớn đã học?
- GV chốt bài và giới thiệu ND ôn tập.
* Hoạt động 1: Vị trí các đồng bằng và các dòng sông lớn.
-GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi: Chỉ trên bản đồ 2 vùng ĐBBB và ĐBNB cùng các dòng sông lớn.
? Đồng bằng đó do những con sông nào bồi đắp nên?
? tại sao sông Mê Kông chảy trên địa phận nớc ta đợc gọi là sông Cửu Long?
*Kết luận: Các đồng bằng đều đợc hình thành bởi phù sa của những con sông lớn.
*Hoạt động 2: Đặc điểm TN của ĐBBB và ĐBNB
-Yêu cầu HS theo nhóm đọc SGK, tìm thông tin điền bảng trong phiếu học tập(10’)
- HS lần lợt báo cáo kết quả , GV ghi và hoàn thiện ở bảng.
- Nhóm khác nx, bổ sung. GV chốt kết quả.
- HS khác đọc lại kết quả BT.
*Hoạt động 3: Con ngời và hoạt động sản xuất ở các đồng bằng
- GV treo bản đồ hành chính VN.
? Xác định các thành phố lớn nằm ở ĐBBB và ĐBNB?
- HS theo nhóm đôi tìm những con sông lớn chảy qua những thành phố lớn đó?
? So sánh các hoạt động sản xuất của 2 đồng bằng?
- HS trình bày kết quả. GV nhận xét
- GV dán bảng kết quả. HS khác đọc lại.
* Kết luận: Mỗi đồng bằng đều có những thành phố lớn, có những con sông chảy qua TP. ĐBBB và ĐBNB đều có những nét đặc trng.
- ĐBBB, ĐBNB
- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ
Đặc điểm tự nhiên
Giống nhau
ĐBBB
ĐBNB
Địa hình
Sông ngòi
Đất đai
Khí hậu
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ----------------------- ---------------------------------------------------------------------------
Ngày soan: 08/3/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
I/ Mục tiêu
- Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối theo tuần từ các bước lập dàn ý, viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp, đoạn thân bài theo quá trình phát triển hoặc theo từng bộ phận của cây, đoạn kết bài theo cách mở rộng và không mở rộng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loại cây có bóng mát (Dừa, đa,), đề bài, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc kết bài mở rộng (BT4 trước). GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập miêu tả cây cối
b/ Hướng dẫn HS làm BT
*Tìm hiểu bài
- HS đọc đề bài và xác định trọng tâm yêu cầu.
? Cây cần tả thuộc loại cây nào?
? Em chọn loại cây nào? Tại sao?
- HS đọc tiếp các gợi ý (SGK-83, 84)
- Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý của bài.
- GV treo tranh ảnh một số cây để HS lựa chọn và quan sát trong quá trình viết bài.
*Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
VD: Cây phượng ở sân trường.
- Cây bàng đầu ngõ
- Cây dừa ở vườn.
- Cây bòng nhà ông ngoại.
Cây vú sữa
*HS viết bài
- Yêu cầu HS chọn cách viết mở bài, thân bài, kết bài rồi lần lượt hoàn chỉnh cả bài. (28’- 30’)
- 2 bạn ngồi gần đổi chéo vở, góp ý bài viết cho nhau.
- 7- 10 HS nối tiếp đọc bài viết. Lớp và Gv nhận xét.
- Khen ngợi những bài viết tốt, cho điểm.
- MB trực tiếp: (Trước sân trường sừng sững một cây bàng)
_ MB gián tiếp: Tuổi thơ của tôi có rất nhiều người bạn thân thiết. Nào là cậu hàng xóm hay khóc nhè, nào là chiếc xe đạp mi ni, nào là cái cặp tóc màu hồng. Nhưng tôi vẫn nhớ mãi gốc cây phượng cuối phố.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về hoàn chỉnh lại bài viết.
Toán
 Luyện tập chung 
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS 
 - Thực hiện các phép tính với phân số.
 - Giải bài toán có lời văn.
II- Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS chữa bài3 vbt
? Nêu cách chia hai phân số , cách chia phân số cho số tự nhiên..
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Cho hs làm VBT, 4 em làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài:
 ? Nêu cách làm.
 ? Sai ở chỗ nào.
 - Nhận xét Đ, S .
 - Đối chiếu kết quả
*GV: Củng cố cách chia phân số ,cách chia số tự nhiên cho phân số .
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Cho hs làm VBT, 3 em làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài:
 ? Nêu cách làm.
 - Nhận xét Đ, S .
 - Đối chiếu kết quả
*GV: Củng cố thứ tự thực hiện biểu thức có chứa phân số. 
- Gọi hs nêu yêu cầu
- Cho hs làm VBT, 3 em làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài:
 ? Nêu cách làm.
 ? So sánh với thứ tự thực hiện biểu thức đối với số tự nhiên.
 - Nhận xét Đ, S .
 - Đổi chéo KT kết quả
*GV: Củng cố thứ tự thực hiện biểu thức có chứa phân số ( Lưu ý :phép tính thay đổi, kết quả thay đổi...) 
- Gọi hs nêu yêu cầu
? BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- Cho hs làm VBT, 1 em làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài:
 ? Nêu cách làm.
 - Nhận xét Đ, S . 
 - Đối chiếu kết quả
*GV :+ Xác định dạng toán
 +Tìm cách giải
 + Lựa chọn câu trả lời phù hợp.
- Gọi hs nêu yêu cầu
? BT cho biết gì. BT hỏi gì?
- Cho hs làm VBT, 1 em làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài:
 ? Nêu cách làm.
 - Nhận xét Đ, S . 
 - Đối chiếu kết quả
*GV :+ Xác định dạng toán
 +Tìm cách giải
 + Lựa chọn câu trả lời phù hợp
Bài 1: 
 a ) ( S ) 
 b) ( S ) 
 c) ( Đ) 
 d) ( S ) 
 Bài 2: 
 a. 
 - kết quả: b. c. 
Bài 3 : Tính
 a. 
- kết quả: b. c. 
Bài 4 
Bài giải
 Sau 2 lần chảy, số nước có trong bể chiếm:
 ( bể) 
 Số phần bể chưa có nước là:
 (bể) 
 Đáp số: bể
Bài 5 
Bài giải
Số Ki- lô -gam cà phê lấy ra lần sau là:
 2710 x2 = 5420 (kg)
Số Ki- lô -gam cà phê còn lại là:
 23450 – ( 2710 + 5420) = 15320 (kg)
 Đáp số: 15320 (kg)
C. Củng cố, dặn dò. 
? Nêu cách cộng , trừ, nhân, chia phân số ?
? Nêu lại thứ tự thực hiện biểu thức có chứa phân số. 
- Nhận xét giờ học 
------------------------------------------------
Kĩ thuật
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình cơ khí
 (tiết 1)
I/ Mục tiêu
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Sử dụng được cờ lê, tuốc vít để tháo, lắp các chi tiết.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS kiểm tra bộ ĐD kĩ thuật cá nhân của môn học
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình cơ khí
b/ Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ
- GV giới thiệu: Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết và dụng cụ khác nhau được phân thành 7 nhóm chính
? Hãy cho biết cờ lê, tuốc tua vít là chi tiết nào?
? Đâu là thanh chữ U và L?
- GV tổ chức cho HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng
- GV giới thiệu cách sắp xếp các chi tiết trong bộ đồ dùng 
- HS hoạt động nhóm: Gọi tên các chi tiết, cách sắp xếp hợp lí trong hộp đồ dùng.
- Các tấm nền; các loại thanh thẳng; các thanh chữ U, chữ L; bánh xe; bánh đai, các chi tiết khác; các loại trục, ốc và vít; vòng hãm; cờ-lê, tua vít.
- H1 – SGK(74, 75)
- 3 ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2 – 3 loại khác nhau.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ – lê, tua vít.
*Lắp vít(H2, 3 – 79)
- GV thao tác mẫu 1 lần và giải thích rõ các bước.
- 1 HS lên bảng thao tác cho HS quan sát 
*Tháo vít: (H3- 79)
- GV hướng dẫn mẫu cho HS quan sát 
- HS thực hành thao tác tháo vít
? Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê, tua vít như thế nào?
*Lắp ghép 1 số chi tiết:
- GV thao tác một số mối ghép(H4-80)
? Gọi tên và số lượng các chi tiết trong mối ghép này?
- HS thực hành theo nhóm: Lắp tháo 1 mối ghép.
- Thu dọn bộ đồ dùng cho gọn gàng.
- 3 bước:
+ Lắp các chi tiết và tra vít cho khớp ren
+ Dùng cờ – lê vít chặt ốc, tua vít xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ.
+ Vặn chặt vít.
- Vặn cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị cho giờ học sau (tiết 2)
 -----------------------------------------
Hoạt động tập thể
Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em
I. Mục tiêu
- HS biết được một số quyền mà mình được hưởng.
- HS biết các bổn phẩn mà mình phải thực hiện.
- HS có ý thức thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Các hoạt động
a) Hoạt động1: Cung cấp kiến thức.
- GV đưa các thông tin về quyền mà các em được hưởng:
+ Các em có quyền được học tập và vui chơi.
+ Các em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình.
+ Các em cũng có quyền được tôn trọng
- GV đưa ra các bổn phận mà các em có nghĩa vụ phải thực hiện:
+ Các em phải có nghĩa vụ học tập.
+ Các em có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nội qui mà trường lớp đề ra.
b) Hoạt động 2: Thực hành
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận xử lý tình huống và sắm vai.
- Các nhóm thảo luận và lên đóng tiểu phẩm
- Nhận xét cách xử lý tình huống và sắm vai của các nhóm.
3. Củng cố
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 26(1).doc