Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

I/ Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia hai phân số.

- Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.

- Biết tìm phân số của một số.

- Bài tập cần làm bài 1a, bài 2, bài 4 và bi 3* dành cho HS khá giỏi.

II/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 29 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 05 / 03 đến ngày 09 / 03 /2012 )
Thứ/ngày
Tiết
PP
CT
Môn
Tên bài
Ghi chú
Thứ hai
05 – 03 2012
1
CC
2
51
TĐ
Kiểm tra GHKII (TV đọc)
3
121
T
Luyện tập
4
49
TD
GV bộ môn
5
25
Lịch sử
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
Thứ ba
06 – 03 2012
1
25
Đ.Đ 
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đaọ.
2
25
CT 
Kiểm tra GHKII (TV viết)
3
25
AN
GV bộ môn
4
122
T
Luyện tập chung
5
49
KH
Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo).
Thứ tư
07- 03 2012
1
49
LT-C
Luyện tập về câu kể ai là gì?
2
25
KC 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
123
T
Kiểm tra GHKII (Toán)
4
25
ĐL 
Dãi đồng bằng duyên hải miền Trung
5
50
TD
GV bộ môn
Thứ năm
08 – 03 2012
1
50
TĐ
Thắng biển
2
49
TLV
Luyện tập XD kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
3
25
KT
GV bộ môn
4
124
T
Luyện tập chung
5
50
KH 
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
Thứ sáu
09 – 03 2012
1
50
LT-C
Mỡ rộng vốn từ: Dũng cảm
2
25
MT 
Thường thức mĩ thuật: xem tranh đề tài sinh hoạt
3
125
T
Luyện tập chung
4
50
TLV 
Luyện tập miêu tả cây cối
5
T.Anh SH
(GDNGLL)
GV bộ môn
Thứ 2
Kiểm tra GHKII (môn TV đọc)
TOÁN
Tiết 126: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được phép chia hai phân số.
Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3* và bài 4* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KTBC: Phép chia phân số
- Muốn chia phân số ta làm sao? 
- Gọi hs lên bảng tính 
-Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm một số bài tập về phép nhân phân số, phép chia phân số, áp dụng phép nhân, phép chia phân số để giải các bài toán có liên quan 
2) HD luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu 
- YC hs thực hiện Bảng
Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao?
- Muốn tìm số chia ta làm sao? 
- YC hs tự làm bài 
*Bài 3: Gọi 3 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp 
- Em có nhận xét gì về phân số thứ hai với phân số thứ nhất trong các phép tính trên? 
- Nhân hai phân số đảo ngược với nhau thì kết quả bằng mấy? 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đáy của hình bình hành ta làm sao? 
- YC hs tự làm bài sau đó nêu kết quả trước lớp 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
 3 hs thực hiện theo yc
- Muốn chia phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Thực hiện Bảng 
a) b) 
- Tìm x 
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết 
- Ta lấy SBC chia cho thương 
- Tự làm bài (1 hs lên bảng thực hiện) 
 a ) x = 
- Tự làm bài 
a)
- Phân số thứ hai là phân số đảo ngược của phân số thứ nhất 
- Bằng 1 
- 1 hs đọc đề bài 
- Ta lấy diện tích chia cho chiều cao 
- Tự làm bài
 Độ dài đáy của hình bình hành là:
 Đáp số: 1 m
Lịch sử 
Tiết 26: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I/ Mục tiêu: 
 - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
 + Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
 + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang háa, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
 - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
II/ Đồ dùng học tập:
 - Bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A/ KTBC: Trịnh-Nguyễn phân tranh
1) Do đâu mà vào đầu TK XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
2) Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Đến cuối TK XVII, địa phận Đàng Trong được tính từ sông Gianh đến hết vùng Quảng Nam. Vậy mà đến TK XVIII, vùng đất Đàng Trong đã mở rộng đến hết vùng Nam Bộ ngày nay. Vì sao vùng đất Đàng Trong lại được mở rộng như vậy? Việc mở rộng đất đai này có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Bi mới:
Hoạt động 1: Xác định địa phận Đàng Trong trên bản đồ
- Treo bản đồ và xác định. 
- YC hs lên bảng chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến TK XVII và vùng đất Đàng Trong từ TK XVIII. 
 Hoạt động 2: Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang
- YC hs dựa vào SGK làm việc theo nhóm 4 (qua phiếu học tập)
 Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất.
1. Ai là lực lượng chủ yếu của cuộc khẩn hoang? 
 (Nông dân, quân lính, tù nhân, tất cả các lực lượng kể trên ) 
2) Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang? 
 Dựng nhà cho dân khẩn hoang
 Cấp hạt giống cho dân gieo trồng.
 Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang.
3) Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu? 
 Họ đến vùng Phú Yên, Khánh Hoà
 Họ đến vùng Nam Trung Bộ, đến Tây Nguyên
 Họ đến cả đồng bằng SCL ngày nay.
 Tất cả các nơi trên đều có người đến khẩn hoang.
4) Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
 Lập làng. lập ấp mới
 Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán. 
 Tất cả các việc trên 
- Dựa vào kết quả làm việc và bản đồ VN, em hãy mô tả cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía Nam. (Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào?) 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
Kết luận: Trước TK XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn. từ cuối TK XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng. 
* Hoạt động 3: Kết quả của cuộc khẩn hoang
- Gọi hs đọc SGK đoạn cuối/56
- Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại kết quả gì? 
- Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? 
Kết luận: Kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong là xây dựng cuộc sống hòa hợp, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/56
- Về nhà xem lại bài, học thuộc bài học, tập trả lời 2 câu hỏi phía dưới SGK
- Bài sau: Thành thị ở TK XVI-XVII
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời
1) Do chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn PK xâu xé nhau tranh giành ngai vàng cho nên đất nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt.
2) Hậu quả là đất nước bị chia cắt. Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau. Vợ phải xa chồng. Con không thấy bố, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. 
- Lắng nghe 
- Theo dõi 
- 2 hs lên bảngc hỉ:
+ Vùng đất thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam
+ Vùng đất tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay. 
- Chia nhóm 4 làm việc 
1. nông dân, quân lính 
2. Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dâ khẩn hoang 
3. Tất cả các nơi trên đều có người đến khẩn hoang. 
4. Lập làng, lập ấp mới 
- Lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang là nông dân và quân lính. Họ được chính quyền Nhà Nguyễn cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ để khẩn hoang. Đoàn người khẩn hoang chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. Họ tiến dần vào phía Nam, từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người lại tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng SCL ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới. Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía Nam trở thành những xóm làng đông đúc và trù phú.
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Nền văn hóa của các dân tộc hòa nhau, bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc VN, một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
- Có tác dụng diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no hơn. 
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thực hiện 
Thứ 3
Đạo đức
Tiết 26: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn của lớp, ở trường và công cộng.
KNS*: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.
TT.HCM: Lòng nhân ái, vị tha.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu điều tra theo mẫu
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A/ Giới thiệu bài: 
 Trong cuộc sống, có những người không may gặp phải khó khăn, hoạn nạn, chúng ta cần phải chia sẻ, giúp đỡ họ để họ giảm bớt những khó khăn. Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B/ Bi mới:
* Hoạt động 1: Trao đổi thông tin (thông tin SGK/37) 
- Gọi hs đọc thông tin SGK/37
- Các em hãy làm việc nhóm 4, nói cho nhau nghe những suy nghĩa của mình về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra? Và em có thể làm gì để giúp đỡ họ? 
- Gọi hs trình bày 
Kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần phải thông cảm, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ học. Đó là một hoạt động nhân đạo. 
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT1 SGK/38)
KNS*: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Gọi hs đọc yc và nội dung BT
- 2 em ngồi cùng bàn hãy trao đổi với nhau xem các việc làm trên việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao? 
- Đại diện nhóm trình bày 
a) Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn hs các tỉnh đang bị thiên tai.
b) Trong buổi quyên góp giúp đỡ các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích.
c) Đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc màu da cam, Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiến được mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó. 
Kết luận: Việc làm của Sơn, Cường là thể hiện lòng nhân đạo, xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với những người không may gặp khó khăn. Còn việc làm của Lương là sai, vì bạn chỉ muốn lấy thành tích chứ không phải là tự nguyện. 
* Hoạt động 3: BT3 SGK/39
 - Gọi hs đọc yc và nội dung
- Sau mỗi tình huống thầy nêu ra, nếu các em thấy tình huống nào đúng thì giơ thẻ màu đỏ, sai giơ thẻ màu xanh, lưỡng lự giơ thẻ màu vàng.
a) Tham gia vào các hoạt động nhân đạo là việc làm cao cả.
b) Chỉ cần tham gia vào những hoạt động nhân đạo do nhà trường tổ chức.
c) Điều q ... m được ở BT4 (vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt)
- Dựa vào nghĩa của từng thành ngữ, các em xem mỗi thành ngữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào, nói về phẩm chất gì, của ai.
- Gọi hs đọc câu của mình 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở BT4, học thuộc lòng các thành ngữ
- Bài sau: Câu khiến
Nhận xét tiết học 
- 4 hs lên thực hiện đóng vai 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Lắng nghe 
- Làm bài trong nhóm 
- Trình bày 
* Từ cùng nghĩa với dũng cảm: Can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì, táo bạo, bạo gan, anh hùng, anh dũng, quả cảm...
* Từ trái nghĩa với từ dũng cảm: nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược,...
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Lắng nghe, tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
+ Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.
+ Nó vốn nhát gan, không dám đi tối đâu.
+ Bạn ấy hiểu bài nhưng nhút nhát nên không dám phát biểu.
+ Cả tiều đội chiến đấu rất anh dũng. 
- 1 hs đọc yêu cầu
- Chúng ta ghép lần lượt từng cụm từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa.
- Phát biểu ý kiến, 1 hs lên gắn
+ dũng cảm bênh vực lẽ phải
+ khí thế dũng mảnh
+ hi sinh anh dũng 
- 1 hs đọc yêu cầu
- Làm bài theo cặp 
- Phát biểu: 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm
+ Vào sinh ra tử 
+ Gan vàng dạ sắt 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Nhẩm HTL
- Vài hs thi đọc thuộc lòng trước lớp 
- 1 hs đọc yêu cầu
- Lắng nghe, tự làm bài 
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
+ Bố tôi đã từng vao sinh ra tử ở chiến trường.
+ Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần 
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt
+ Chị ấy là con người gan vàng dạ sắt 
- Lắng nghe, thực hiện 
Bài 26: Thường thức mĩ thuật.
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
(Tích hợp GDBVMT: Bộ phận)
I,MỤC TIÊU.
- HS bước đầu hiểu về nội dung của tranh qua hình ảnh, cách sắp xếp và màu sắc.
- HS biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh về đề tài sinh hoạt.
- Tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
- HS cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
- Thêm yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan
* Hs khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà mình thích.
* Giáo dục BVMT: Hoạt động 1
II,CHUẨN BỊ.
 - Tranh minh họa (sgk 4/ 61+62+63) 
 - VTVẽ 4 + Đồ dùng học tập.
 - Sưu tầm tranh của thiếu nhi Việt Nam và Quốc tế.
III,CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
 1.ổn định tổ chức: Sĩ số.
 2.Kiểm tra đồ dùng học tập.
 3.Bài mới:
 *Giới thiệu bài: (1)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xem tranh.
(1) Giới thiệu tranh:" Thăm ông bà" (Tranh sáp màu của bạn Thu Vân).
- Treo tranh, y/c HS quan sát.
- Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu ?
- Trong tranh có những hình ảnh nào ? Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc ?
- Hãy kể những màu được sử dụng trong tranh? Được vẽ ở đâu?
Em có thích bức tranh này ko? Vì sao?
Kết luận:
- Bức tranh “ Thăm ông bà” thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà.
- Tranh vẽ hình ảnh ông bà, các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động, bố cục chặt chẽ thể hiện tình cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt.
- Màu sắc trong tranh tươi sáng, gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình.
(2) Giới thiệu tranh:
" Chúng em vui chơi" 
( Tranh sáp màu của Thu Hà ).
Treo tranh, y/c HS quan sát.
- Trong tranh vẽ về đề tài gì ?
- Đâu là H/ảnh chính? 
- H/ảnh phụ?
- Nhận xét các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh ?
- Màu sắc trong tranh ntn ?
Em có thích bức tranh này ko? Vì sao?
Kết luận:
 - “ Chúng em vui chơi” là bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động : em cầm hoa, em cầm bóng chạy nhảy tung tăng.
- Màu sắc tươi sáng, rực rỡ càng làm cho tranh thêm đẹp và tươi vui.
(3) Giới thiệu tranh “ Vệ sinh môi trường chào đón SeaGame 22 “. Tranh sáp màu của Phương Thảo.
Treo tranh, y/c HS quan sát.
- Tranh vẽ về đề tài gì ? 
- Trong tranh có những hình ảnh nào ?
- Đâu là H/ảnh chính ? Đâu là H/ảnh phụ ?
- Các hoạt động được vẽ trong tranh diễn ra ở đâu ? Vì sao em biết ?
- Màu sắc trong tranh ntn ?
- Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
- Vậy ở trong trường chúng ta phải làm gì để giữ cho môi trường luôn sạch đẹp.
Kết luận :
- Bức tranh này của bạn Thảo vẽ về đề tài lao động của thiếu nhi : làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta năm 2003 tại Hà Nội.
- Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng thể hiện được không khí lao động sôi nổi, hăng say.
- Để có môi trường luôn sạch đẹp chúng ta phải luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh không vứt rác bừa bãi, luôn quét dọn vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh như các bạn trong tranh vẽ.
Kết luận chung :
- Ba bức tranh được giới thiệu trong bài là những bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi.
- Các bạn đã vẽ về các hoạt động khác nhau những đều rất quen thuộc đối với lưa tuổi thiếu nhi.
- Nếu thường xuyên quan sát c/s xung quanh các em sẽ tìm được nhiều đề tài lí thú để vẽ thành những bức tranh đẹp.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.(1)
- Khen ngợi những HS tích cực phát biểu.
 3,Củng cố,dặn dò.(1)
 - Về nhà :Sưu tầm thêm tranh thiếu nhi của VN và Quốc tế. 
 Tập NX về bố cục, màu sắc. 
- Chuẩn bị bài sau : + Q/sát hình dáng và m/sắc 1 số loại cây xung quanh em.
 - NX chung tiết học.
I, Giới thiệu 1 số tranh của thiếu nhi.
1,Xem tranh :" Thăm ông bà" Tranh sáp màu của Thu Vân.
 - HS quan sát.
+ Trong gian bếp của gia đình ông bà vào ngày nghỉ.
 - HS trả lời.
 - HS trả lời.
 - HS trả lời.
2, Xem tranh:
 "Chúng em vui chơi " ( Tranh sáp màu của Thu Hà ).
 - HS quan sát.
+ Đề tài vui chơi của trẻ em “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai “.
+ Các em thiếu nhi đang quây quần nhảy múa.
+ Là những hàng cây, đất, trời,...
+ Mỗi em 1 dáng khác nhau tạo cho tranh sinh động hơn.
+ Màu sắc tươi sáng.
 - HS trả lời
3, Tranh “ Vệ sinh môi trường chào đón SeaGame 22 “. Tranh sáp màu của Phương Thảo.
- HS quan sát.
+ Đề tài lao động.
- HS trả lời.
+ Hình ảnh chính là các em thiếu nhi đang thu gom rác. Hình ảnh phụ là vườn hoa, cây, các ngôi nhà đang treo cờ,...
+ Diễn ra ở đường phố.
+ Nền màu vàng, màu sắc tươi sáng, rực rỡ gợi không khí sôi động.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TOÁN
Tiết 129: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết theo)
I/ Mục tiêu: 
- Thực hiện được các phép tính với phân số.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2 , bài 3, bài 4 và bài 5* dành cho HS khá giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A/ Giới thiệu bài: 
Tiết toán hôm nay, các em tiếp tục làm các bài toán luyện tập về các phép tính với phân số 
B/ HD luyện tập
Bài 1: Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
Bài 2: YC hs tự làm bài 
Bài 3: YC hs thực hiện Bảng con 
Bài 4: YC hs tiếp tục thực hiện Bảng con 
*Bài 5: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs nêu các bước giải 
- YC hs làm vào vở ( 1 hs lên bảng giải)
- Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra 
- Nhận xét 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm các bài tập trong VBT (nếu có)
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Tự làm bài
a) 
- 3 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở a) 
- Thực hiện B 
a) 
- Thực hiện B
a) 
b) 
- 1 hs đọc to trước lớp
+ Tìm số đường còn lại
+ Tìm số đường bán vào buổi chiều
+ Tìm số đường bán được cả hai buổi 
- Tự làm bài
 Số đường còn lại
 50 - 10 = 40 (kg)
 Số đường bán buổi chiều:
 40 x (kg)
 Số đường bán cả hai buổi:
 10 + 15 = 25 (kg)
 Đáp số: 25 kg 
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 52: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu: 
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối xác định.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý (gợi ý 1)
- Tranh, ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A/ KTBC: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
- Gọi hs đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh -BT4 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối theo các bước: lập dàn ý, sau đó viết từng đoạn - MB, TB, KB. Đây là bài luyện tập chuẩn bị cho bài kiểm tra viết ở tuần 27
2) HD hs làm bài tập
a) HD hs hiểu yêu cầu của bài tập
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng: cây có bóng mát (cây ăn quả, cây hoa) yêu thích
- Gợi ý: Các em chọn 1 trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây hoa, cây bóng mát để tả. Đó là một cái cây mà thực tế em đã quan sát từ các tiết trước và có cảm tình với cây đó. 
- Dán một số tranh, ảnh lên bảng lớp.
- Gọi hs giới thiệu cây mình định tả 
- Gọi hs đọc gợi ý 
- Các em viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết 
b) HS viết bài 
- YC hs đổi bài cho nhau để góp ý 
- Gọi hs đọc bài viết của mình 
- Cùng hs nhận xét, khen ngợi bài viết tốt 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại bài hoàn chỉnh (nếu chưa xong) 
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra viết (Miêu tả cây cối) 
 - 2 hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe 
- Theo dõi 
- Lắng nghe, lựa chọn cây để tả 
- Quan sát 
- Nối tiếp giới thiệu
+ Em tả cây phượng ở sân trường
+ Em tả cây dừa ở đầu làng
+ Em tả cây hoa hồng trước cửa phòng BGH
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý, cả lớp theo dõi
- Lập dàn ý 
- Tự làm bài 
- Đổi bài góp ý cho nhau 
- 5-7 hs đọc to trước lớp 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
SINH HOẠT TUẦN 26
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Thi đua diành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh lớp, sân trường.
KT của tổ trưởng
Duyệt của BGH
Ngàytháng 03 năm 2012
Tổ trưởng
Ngàytháng 03 năm 2012
P. Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 T26 CKTTich hop.doc