Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2013-2014 (2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2013-2014 (2 cột)

CHÍNH TẢ (nghe viết)

AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, .?

I. Mục tiêu:

- Nghe và viết đúng chính tả bài: “ Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,.?” và viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.

- Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc lại các mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BTCT phương ngữ (2) a/b.

* HSKG: Viết đúng bài chính tả và làm được bài tập.

*HS yếu, TB: Viết được bài chính tả nhưng không viết sai quá 5 lỗi chính tả.

- GD học sinh: Có ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: 4 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung bài tập 2a.

- HS: SGK, vở ghi,

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2013-2014 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 7 tháng 4 năm 2014 
Tập đọc
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu :
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
II. Đồ dùng dạy - học
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ: Con sẻ
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài 
3 – Bài mới 
a – Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Đất nuớc ta có nhiều phong cảnh đẹp . Một trong địa danh đẹp nổi tiếng ở miền Bắc là Sa Pa. Sa Pa là một địa điểm du lịch và nghỉ mát. Bài đọc Đường đi Sa Pa hôm nay sẽ giúp các em hình dung được vẻ đẹp đặc biệt của đường đi Sa Pa và phong cảnh sa Pa. 
b – Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa?
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp quê hương?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài . Giọng đọc suy tưởng, nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. 
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn , học thuộc đoạn 1.
- Chuẩn bị:Trăng ơi từ đâu đến?.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Đoan 1 : Người du lịch đi lên Sa Pa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa rừng cây , hĩ­a những cảnh vật rực rỡ màu sắc : “ Những đám mây trắng . . . lướt thướt liễu rũ. “
- Đoạn 2 : Cảnh phố huyện rất vui mắt , rực rỡ sắc màu : “ nắng vàng hoe  núi tím nhạt “
- Đoạn 3: Một ngày có đến mấy mùa , tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ “Thoắt cái  hây hẩy nồng nàng. “
+ HS trả lời theo ý của mình.
- Các từ ngữ , những lời tả của tác giả trong bài đã tự nói lên tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với cảnh đẹp quê hương. Câu kết bài : “ Sa Pa quả là  đất nước ta. “ càng thể hiện rõ tình cảm đó .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
_____________________________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu :
 - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại .
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Chuẩn bị :, 
 - GV : SGK.
 - HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Luyện tập.
- Nêu các bước khi giải bài toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó?
- HS sửa toán nhà.
- GV chấm vở, nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
	Luyện tập chung.	
® GV ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1: “Tỉ số”.
Bài 1(a, b)
 Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Chú ý : Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
 Hoạt động 2: Giải toán.
 Bài 3: Toán đố.
- Đọc đề, tìm tổng của 2 số, tỉ số của 2 số đó.
- Vẽ sơ đồ minh họa.
- Giải toán.
- GV cho tổ sửa bài, mỗi HS sửa bài bằng cách 1 HS đọc lời giải, phép tính.
Bài 4:.
- GV cho HS nêu các bước giải:
B1: Vẽ sơ đồ
B2: Tìm tổng số phần bằng nhau 
B3: Tìm chiều rộng, chiều dài.
- GV cho HS sửa bài 
Hoạt động 3: Củng cố.
- GV nêu đề toán lên bảng: Tổng của 2 số là số bé nhất có 3 chữ số, tìm 2 số đó?
5. Tổng kết – Dặn dò :
- Chuẩn bị: “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”.
- Nhận xét tiết học.
 Hát tập thể.
- HS nêu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS chữa bài
a/ b/ 
Họat động lớp, cá nhân.
	Giải:
Tổng số phần bằng nhau:
	1 + 7 = 8 (phần).
Số thứ nhất là:
 1080 : 8 = 135 
Số thứ hai là:
- 135 = 945
	Đáp số: số thứ 1:135,
 Số thứ hai : 945	 
 Giải
Tổng số phần bằng nhau
 2 + 3 = 5 (phần).
Chiều rộng hình chữ nhật là
 125 : 5 x 2 = 50(m)
Chiều dài hình chữ nhật là
 125 – 50 = 75 (m)
 Đáp số : Chiều rộng 50m
 Chiều dài75 m
_________________________________________________________
Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2014 
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu :
 - Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
 II. Chuẩn bị :
 - GV : Bảng phụ + SGK Toán 4 + BT Toán 4.
 - HS : SGK Toán + BT Toán 4.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
Luyện tập chung
3. Giới thiệu bài : 
	Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Bài toán 1.
- GV nêu đề toán.
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời.
+ Số bé là mấy phần?
+ Số lớn là mấy phần?
+ Số lớn hơn số bé mấy đơn vị?
- GV phân tích đề, yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- Nhìn vào sơ đồ tìm hiệu số phần bằng nhau?
- Tìm giá trị 1 phần?
- Tìm số bé.
- Tìm số lớn.
- Khi hướng dẫn HS cách giải.
- GV hướng dẫn HS gộp bước 2 và bước 3 khi giải.
Hoạt động 2: Bài toán 2.
- GV nêu đề toán phân tích đề và yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
- Dựa vào sơ đồ gợi ý hướng dẫn HS cách giải.
GV lưu ý gộp bước 2 và bước 3 khi giải toán.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1:. Hướng dẫn HS đọc đề, nhìn vào sơ đồ áp dụng cách giải đã học để giải.
Hoạt động 4: Củng cố.
- GV vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng yêu cầu HS đặt đề và giải.
	 ?
	Gà:
	 18 con
	Vịt:
	 ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học.
 Hát 
Hoạt động cá nhân.
- HS đọc lại đề.
- HS trả lời.
+ 3 phần
+ 5 phần
+ 24
1 HS vẽ trên bảng lớp.
	 ?
	Số bé: 24
 Số lớn:	
	 ?
HS tìm.
5– 3 = 2 (phần)
24 : 2 = 12
12 ´ 3 = 36
36 + 24 = 60
24 : 2 ´ 3 = 36
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS đọc lại đề.
- 1 HS vẽ sơ đồ lên bảng lớp.
	?
CD:
	12 m
 CR:
 ?
HS giải.
Hiệu số phần bằng nhau:
	7 – 4 = 3 (phần)
Giá trị 1 phần:
	12 : 3 = 4 (m)
Chiều dài hình chữ nhật:
 4 x7 = 28 ( m)
 Chiều rộng hình chữ nhật
	28 – 12 = 16 (m)
Hoặc: gộp bước 2 và bước 3 để tìm chiều dài hình chữ nhật,
	12 : 3 ´ 7 = 28 (m)
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS đọc đề..
- HS tự giải.
+ Hiệu số phần: 5 – 3 = 2 (phần)
+ Số bé: (123 : 3) ´ 2 = 82
+ Số lớn:123 + 82 = 205 
 Đáp số : Số bé 82
 Số lớn 205 
 Hoạt động cá nhân, dãy.
- HS đặt đề và giải, dãy nào đặt đề hay, giải chính xác, nhanh thì sẽ thắng.
_________________________________________________________________
CHÍNH TẢ (nghe viết)
AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, ...?
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả bài: “ Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,...?” và viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc lại các mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BTCT phương ngữ (2) a/b. 
* HSKG: Viết đúng bài chính tả và làm được bài tập.
*HS yếu, TB: Viết được bài chính tả nhưng không viết sai quá 5 lỗi chính tả.
- GD học sinh: Có ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 4 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung bài tập 2a.
- HS: SGK, vở ghi, 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách viết tên riêng nước ngoài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:
a, HD HS nghe - viết:
- GV đọc bài viết.
- Nêu nội dung của mẩu chuyện?
- Lưu ý HS cách viết một số chữ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS nghe - viết bài.
- Thu một số bài, chấm, chữa lỗi.
b,Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: 
- Yêu cầu của bài.
- GV gợi ý HS: thêm dấu thanh để tạo tiếng có nghĩa.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giảiđúng.
Bài 3: Điền từ vào mẩu chuyện:
- Yêu cầu HS điền từ.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu sự khôi hài của mẩu chuyện.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu cách viết tên riêng nước ngoài.
- HS nghe GV đọc đoạn viết.
- HS đọc lại bài cần viết.
- Giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4,...? không phải do người A - rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn học ấn Độ khi sang Bát - đa ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số 1, 2, 3, 4,...
- HS luyện viết bảng con:
 Bát - đa, Ấn Độ, A - rập
- HS nghe - đọc viết bài.
- HS tự chữa lỗi trong bài viết 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày bài.
+ tr: trại, trảm, tàn, trấu, trăng, trân
+ ch: chài, chăm, chán, chậu, chặng, chẩn, 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 2-3 HS làm bài vào phiếu.
- HS trình bày bài.
Lời giải: nghếch mắt - châu Mĩ - kết thúc - nghệt mặt ra - trầm trồ - trí nhớ.
- HS đọc mẩu chuyện đã hoàn chỉnh.
- HS nêu tính khôi hài của mẩu chuyện.
__________________________________________________________
Khoa học
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu : 
 - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
II. Chuẩn bị:
- GV : Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm 
- HS : SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. Khởi động :
2. Bài cũ: Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
- Nêu tính chất của nước? Nêu một số ví dụ ứng dụng các tính đó vào đời Sống?
- Nêu tính chất của không khí? Nêu một số ví dụ ứng dụng các tính đó vào đời Sống?
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Giới thiệu bài :
 Thực vật cần gì để sống ?
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- Giáo viên phát phiếu, theo dõi thí nghiệm
- Tổ chức và HD
- Kết luận:
Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
- Giáo viên phát phiếu học tập
- GV nêu câu hỏi: 
- Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
- Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ?
- Hã ...  dõi, vài HS nhắc lại. 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
___________________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu đề nghị không lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
* HSKG: Đặt được hai câu khiên khác nhau với hai tình huống đã cho ở bài tập 4.
* HS yếu, TB: Biết đặt câu cầu khiến.
- Giáo dục HS có ý thức nghiêm túc trong giờ học. 
-GDKNS: Lắng nghe tích cực, hợp tác ,..
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số tờ phiếu ghi lời giải bài tập 2, 3 - Nhận xét, phiếu bài tập 4.
- HS: SGK, vở ghi, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tên các con sông đã học ở bài 4
(tiết 57)
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: 
a.Phần nhận xét:
- Đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
b. Ghi nhớ (SGK):
- Lấy ví dụ về một yêu cầu đề nghị lịch sự.
c. Luyện tập:
Bài 1:
- Cho các câu khiến.
- Lựa chọn cách yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS lựa chọn yêu cầu đề nghị lịch sự.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS đọc đúng ngữ điệu câukhiến
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 4:
- GV: với mỗi tình huống có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu tên các con sông đã học ở bài 4 (tiết 57)
- HS đọc đoạn văn.
- HS suy nghĩ làm bài.
- HS báo cáo kết quả:
+ Lời yêu cầu của Hùng với bác Hai là bất lịch sự.
+Lời của Hoa với bác Hai là yêu cầu lịch sự
- Là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xư hô phù hợp.
- HS nêu ghi nhớ SGK.
- HS lấy ví dụ về lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc câu khiến với ngữ điệu phù hợp.
- HS chọn cách nói lịch sự: lời giải đúng là b, c.
- HS nêu yêu cầu.
- HS lựa chọn cách nói phù hợp, lịch sự; b, c, d.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu.
- HS so sánh các cặp câu khiến.
VD: * Lan ơi, cho tớ về với! (Lời nói lịch sự.)
 * Cho đi nhờ một cái. - (Lời nói bất lịch sự.)
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 vài HS làm bài vào phiếu.
- HS nối tiếp đọc câu khiến đã đặt.
VD: Bố ơi, bố cho con xin tiền mua một quyển sổ ạ!
___________________________________________________________
Thứ 6 ngày 12 tháng 4 năm 2014 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
* HS khá giỏi: Biết làm thành thạo các bài tập trong SGK. 
* HS yếu, TB: Nắm được cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 
- GDHS: Có ý thức thực hiện nghiêm túc trong tiết học.
-GDKNS: Lắng nghe tích cực, hợp tác ,..
II. Chuẩn bị : 
- GV: CB phương án giải các BT
- HS: Giấy nháp, vở ghi, 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi hs lên làm bài tập 4.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 2 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề.
- Nêu các bước giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Tóm tắt.
 ?
Số T1: __
 738
Số T2: ________________________
 ?
Bài 4 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề.
- Chữa bài, nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 146.
- HS làm bài tập 4 (tiết 144)
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS nêu các bước giải bài toán.
- HS giải bài toánvào phiếu bài tập:
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
 10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ nhất là:
 738 : 9 = 82
Số thứ hai là:
 738 + 92 = 820
 Đáp số: Số thứ nhất: 82
 Số thứ hai: 820
- HS đọc, xác định yêu cầu của bài.
- HS giải bài toán vào nháp
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 5 = 8 (phần)
Quãng đường từ nhà An đến hiệu sách là:
 840 : 8 3 = 315 (m)
Quãng đường từ hiệu sách đến trường là:
 840 - 315 = 525 (m)
 Đáp số: 315 m; 525 m.
___________________________________________________________
ĐẠO ĐỨC 
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày .
- Tìm hiểu về các biển báo GT,Giải quyết các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.
-GDKNS: Lắng nghe tích cực, hợp tác, tham gia giao thông đúng luật, phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông .
II. Đồ dùng dạy học: Biển báo GT .
III. Hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng Luật GT
2/ Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về các biển báo giao thông .
- GV nêu tên trò chơi, nêu luật chơi .
Lần lượt Gv cho HS quan sát các biển báo GT nêu ý nghĩa,tác dụng của biển báo đó với người tham gia giao thông .
- Gv nhận xét kết luận: 
Gv liên hệ tình hình chấp hành các biển báo an toàn giao thông ở địa phương .
Hoạt động 3: Thực hành , luyện tập 
Giải quyết các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông .
Bài tập 3/tr42: 
Gv nêu yêu cầu ,giao nhiệm vụ cho các nhóm 
GV nhận xét kết luận từng tình huống 
Bài tập 4tr/42
Gv nêu yêu cầu
Nhận xét về tình hình an toàn giao thông ở địa phương và những đề xuất để thực hiện tốt hơn về an toàn giao thông.
Gv nhận xét kết luận 
Hoạt động nối tiếp:
Vì sao ta phải thực hiện đảm bảo Luật GT?
Dặn dò: Chuẩn bị bài Bảo vệ môi trường 
Kiểm tra 2 HS
Kiểm tra vở BT 4 HS
1 HS đọc đề nêu yêu cầu 
HS hoạt động nhóm đôi giải quyết tình huống và trả lời vì sao?
Các nhóm trình bày 
Lớp trao đổi ,nhận xét
HS hoạt động nhóm nêu nhận xét của mình về tình hình giao thông địa phương và nêu đề xuất phương án làm giảm tai nạn GT 
Đại diện các nhóm trình bày 
Lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe.
________________________________________________________
KHOA HỌC
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:	
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- Hs khá giỏi biết trình bày các câu hỏi. Hs yếu Tb biết làm bài 1, 2, trong VBT.
- GD học sinh: Có ý thức chăm sóc cây cối xung quanh nơi mình sống.
-GDKNS: Lắng nghe tích cực, hợp tác ,..
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình SGK, sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở các nơi khác nhau (khô hạn, ẩm thấp, dưới nước).
- HS: SGK, vở ghi, 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực vật cần gì để sống?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:
 a.Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày và phân loại cây theo 4 nhóm:
+ Cây sống dưới nước
+ Cây sống trên cạn
+ Cây ưa ẩm
+ Cây sống được cả trên cạn và dưới nước
- Nhận xét, tuyên dương nhóm HS làm tốt.
- Kết luận: các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
b. Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số loài cây ở những giai đoạn khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
- Hình SGK trang 117.
- Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kỳ phát triển của cây, cây mới có thể đạt năng suất cao .
- Kết luận : Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cũng cần những lượng nước khác nhau
Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 59. 
- HS nêu.
- Hs lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng tập hợp cây và cùng cả nhóm phân loại theo 4 nhóm, trưng bày.
- HS các nhóm quan sát, nhận xét.
- HS quan sát và trả lời:
- Lúa đang làm đòng , lúa mới cấy .
- HS lấy ví dụ: cây ngô ,cây mía ,cây ăn quả ...
- 1, 2 học sinh nêu lại mục bạn cần biết 
__________________________________________________________
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND nghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà( mục III).
* HSKG: Lập được dàn ý có đủ 3 phần.
* HS yếu và TB: Lập được dàn ý có thể chưa đầy đủ.
- GD học sinh: Biết yêu quý các con vật nuôi trong nhà.
-GDKNS: Lắng nghe tích cực, hợp tác ,..
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK, tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà.
- HS: SGK, vở ghi, giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: a.Nhận xét:
- Yêu cầu đọc bài văn.
- Phân đoạn, nội dung của từng đoạn?
- Nhận xét, bổ sung.
b. Ghi nhớ (SGK).
c. Luyện tập:
- GV treo tranh ảnh một số con vật nuôi.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ 
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn .
- Chuẩn bị bài sau.
- Nêu lại cách tóm tắt tin tức (2 HS)
- Hs lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc bài văn, phân đoạn và xác định nội dung của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Mở bài.
 - Giới thiệu về con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Đoạn 2; 3: Thân bài. 
- Tả hình dáng và hoạt động và thói quen của mèo.
+ Đoạn 4: Kết bài. Cảm nghĩ về con mèo.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS quan sát tranh.
- HS lựa chọn một con vật để quan sát kĩ, lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
- HS đọc dàn ý của mình.
_____________________________________________________________
SINH HOẠT TUẦN 29
I. Mục tiêu
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
b. Tồn tại :
.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 29(5).doc