Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Tuấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Tuấn

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số

- Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.

có hai chữ số.

II. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: 1 HS lên bảng làm bài tập 2 SGK

2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học

*HĐ 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: GV nêu yêu cầu cho HS tính rồi rút gọn theo một trong hai cách

Cách 1:

Cách 2:

Bài 2: HS tính và trình bày theo cách viết gọn

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Buổi sáng: Thứ Hai, ngày 5 tháng 3 năm 2012.
Tiết 1: Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
Tiết 2: Tập đọc
Thắng biển
I. Mục tiêu:	
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng ở các từ gợi tả. Các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích
- Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống bình yên.
** Có thái độ thông cảm trước thiên tai xẩy ra trong cuộc sống. Có quyết định, ứng phó, có trách nhiệm trước thiên tai xẩy ra.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài thơ con thích nhất là hình ảnh nào? Vì sao?
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Đưa tranh ra
*HĐ 1: Luyện đọc
- GV chia bài 3 đoạn
- 3 em đọc nối tiếp, GV giúp HS hiểu từ khó: mập, cây vẹt, xung kích, chảo, HS chú ý đọc đúng
- HS luyện đọc nhóm 2
- 2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
*HĐ 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm cả bài để trả lời câu hỏi:
- Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Tìm từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
- Trong đoạn 1 và đoạn 2 tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
- Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
- Những từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
- Bài văn ca ngợi con người như thế nào?
Nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống bình yên.
*HĐ 3: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 3 em đọc nối tiếp
- GV chọn 1 đoạn hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Lớp luyện đọc diễn cảm
- HS luyện đọc nhóm 4
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
IV. Hoạt động nối tiếp: Bài văn giúp em hiểu điều gì? 2 HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc thêm.
Tiết 3: Chính tả 
Nghe viết: Thắng biển
I. Mục tiêu: 	
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Thắng biển
- Tiếp tục rèn luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn dễ viết sai chính tả l/ n; in/ inh
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy hoc:
1. Bài cũ: 1 HS lên bảng viết: lo lắng, inh ỏi
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết chính tả. 
*HĐ 1: GV hướng dẫn HS nghe viết
- 1 HS đọc bài viết, lớp theo dõi SGK chú ý những từ mình dễ viết sai: lan rộng, vật lên, dữ dội, điên cuồng,...
- GV đọc bài một lần HS theo dõi SGK
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
- GV đọc lại HS khảo bài
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- GV chấm bài
*HĐ 2: GV hướngdẫn HS làm bài tập
Bài 2b, GV nêu yêu cầu bài HS làm bài vào vở đọc kết quả
GV nhận xét chữa bài`
IV. Hoạt động nối tiếp: Bài văn ca ngợi con người như thế nào?
GV nhận xét tiết học -Về nhà luyện viết thêm.
Tiết 4: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân phép chia phân số.
- Yêu cầu đối với HSKT (Thảo Uyên) đọc bảng nhân, bảng chia. Tập nhân với số có hai chữ số.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 1 HS lên làm: 	
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS thực hiện phép chia phân số rồi rút gọn kết quả đến tối giản
a, 	 	
Bài 2: GV giúp HS nhận thấy các quy tắc “Tìm x” tương tự như đối với số tự nhiên
Bài 3: Cho HS tính
Bài 4: HS nhắc lại cách tính độ dài đáy của hình bình hành 
Độ dài đáy của hình bình hành là: (m)
	Đáp số: 1m
GV chấm chữa bài
IV. Hoạt động nối tiếp: 2 HS nêu cách nhân chia hai phân số?
 GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài.
Tiết 5: Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ
I. Mục tiêu:	
- Nhận biết chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
II. Đồ dùng dạy học: Phích nước sôi, chậu, cốc
III. Hoạt động dạy học:	
1. Bài cũ:	HS thực hành đo nhiệt độ để biết cách sử dụng nhiệt kế.
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
* Mục tiêu: HS biết và nêu được ví dụ về vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt có nhiệt độ thấp; các vật thu nhiệt sẽ nóng lên, các vật toả nhiệt sẽ lạnh đi.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: HS làm thí nghiệm trang 102 SGK theo nhóm 
 Bước 2: Các nhóm trình bày kết qủa thí nghiệm 
- GV hướng dẫn HS giải thích như SGK 
Bước 3: GV giúp HS rút ra nhận xét : Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
*Mục tiêu:Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng, lạnh của chất lỏng. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: HS tiến hành làm thí nghiệm trang 103 SGK theo nhóm.
- Bước 2: HS quan sát nhiệt kế sau đó trả lời câu hỏi trong SGK 
 -Bước 3:Trình bày kết quả 
- GV khuyến khích HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi có tính thực tế : Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm 
IV. Hoạt động nối tiếp: Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên hoặc lạnh đi? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Bài 52
Buổi chiều: 
Tiết 1: Tin học
GV chuyên trách dạy
Tiết 2: Lịch sử
Cuộc khẩn hoang ở đàng trong
I. Mục tiêu:	Học xong bài này, HS biết
- Từ thế kỷ XVI các nhà Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất NamTrung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
- Cuộc khẩn hoang từ thế kỷ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Dùng lựơc đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII
	 Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Chiến tranh Nam Triều và Bắc Triều cũng như chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỷ XVI - XVII
- HS xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam 
*HĐ 2: Thảo luận nhóm
- Lớp thảo luận nhóm 2 HS trình bày khái quát tình hình nước ta từ thế kỷ XVI - XVII
- Các nhóm dựa vào SGK thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
GV chốt: SGK
*HĐ 3: Làm việc cả lớp
- Cuộc sống chung giữa các tộc người phía Nam đã đem lại kết quả gì?
GV kết luận: Kết quả là xây dựng cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc
IV. Hoạt động nối tiếp: 	3 HS nhắc lại nội dung bài học 
GV nhận xét tiết học -Về nhà HTL nội dung bài.
Tiết 3: Luyện Tập làm văn
 Luyện tập miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu:	
Rèn kĩ năng viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng
II. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Ôn kiến thức
- Có mấy kiểu kết bài trong bài văn miêu tả cây cối?
HS nêu hai cách kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng
- Thế nào là kết bài mở rộng? 
- Thế nào là kết bài không mở rộng? 
*HĐ 2: Thực Hành
GV ghi đề: Viết đoạn kết bài mở rộng tả cây bàng hoặc cây hoa mà em yêu thích.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Cây đó là cây gì?
- Cây có ích lợi gì?
- Mình gắn bó với cây như thế nào ? Có cảm nghĩ gì về cây?
Ví dụ: Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. 
HS làm bài và trình bày kết quả
Lớp và GV nhận xét bổ sung
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học-Về nhà viết lại cho hoàn chỉnh đoạn
văn.
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập về phân số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện nhân chia phân số
- HS vận dụng được quy tắc nhân chia phân số để làm bài tập.
- Yêu cầu đối với HSKT (Thảo Uyên) đọc bảng nhân, bảng chia. Tập nhân với số có hai chữ số.
II. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Ôn kiến thức
- 2 HS lên bảng làm nêu quy tắc nhân phân số
- GV gọi 4 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở nháp
Bài 1: Tính: 
 3 6 
4 HS lên bảng làm nêu quy tắc chia phân số
Bài 2: Tìm x.
Bài 3: Một hình chữ nhật có diện tích m2 chiều rộng m.Tính diện tích hình chữ nhật đó?
- HS làm bài vào vở
- GV chấm, chữa bài
- Nhận xét giờ học
III. Hoạt động nối tiếp: Khi nhân hay chia phân số với số tự nhiên, số tự nhiên nhân, chia với phân số ta cần thực hiện như thế nào?
Tiết 3: Thể dục. 
GV chuyên trách dạy.
Buổi sáng: Thứ Ba, ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	Giúp HS
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số
- Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
có hai chữ số. 
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	1 HS lên bảng làm bài tập 2 SGK
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV nêu yêu cầu cho HS tính rồi rút gọn theo một trong hai cách
Cách 1: 
Cách 2: 
Bài 2: HS tính và trình bày theo cách viết gọn
Tính: 	viết gọn: 
Bài 3: HS áp dụng tính chất một tổng nhân một số, một hiệu nhân một số để tính
Cách 1: =
Cách 2: = 
b, Cách 1: =
Cách 2:= =
Bài 4: GV hướng dẫn
 Vậy gấp 4 lần 
	Vậy gấp 3 lần 
	Vậy gấp 2 lần 
GV chấm chữa bài
III. Hoạt động nối tiếp: Tiết Toán hôm nay các con được ôn lại những nội dung gì?GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài
Tiết 2: Thể dục. 
GV chuyên trách dạy.
Tiết 3: Địa lý
Ôn tập
I. Mục tiêu:	Học xong bài này HS biết
- Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, trên bản đồ, lược đồ Việt Nam
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên lược đồ vị trí thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên 
	 Lược đồ trống Việt Nam
III. Hoạt động dạy học: 
*HĐ 1: Làm việc cả lớp
- GV phát phiếu lược đồ trống Việt Nam HS làm việc điền các địa danh: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, s ... 1. Bài cũ: HS đọc kết bài tả cây chuối đã làm ở nhà nói rõ đó là kết bài theo kiểu gì 
2 Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập
- 1 HS đọc đề - GV chép đề lên bảng: Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em thích.
- Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
+ Tả một cây bóng mát, hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yâu thích
- HS lần lượt nói về cây mình định tả
- 4 em đọc nối tiếp nhau 4 gợi ý 1, 2, 3, 4
- HS viết nhanh dàn ý sau đó làm bài vào vở
- HS viết bài GV quan sát uốn nắn
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết
- GV nhận xét khen ngợi những em có bài viết hay
- GV đọc bài văn mẫu
IV. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu: 	
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Dũng cảm; qua việc tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa; biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp
- Biết một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS thực hành đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm.
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu 
GV gợi ý: Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau 
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- GV phát phiếu cho HS làm theo nhóm 4 dán kết quả lên bảng 
Đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét bổ sung tính điểm nhóm nào tìm được đúng nhiều từ là thắng
Bài 2:Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được. 
- HS nối tiếp nhau đặt câu 
Bài 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
- HS làm bài nhóm đôi 
GV kết luận: + Dũng cảm bênh vực lẽ phải
 + Khí thế dũng mãnh
 + Hi sinh anh dũng
Bài 4, 5: HS tự hoàn thành vào vở 
- GV chấm chữa
IV. Hoạt động nối tiếp: Yêu cầu hS nhắc lại nội dung của tiết học
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:	 Giúp HS rèn luyện kỹ năng
- Thực hiện các phép tính với phân số
- Giải bài toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	HS nhắc lại các bước nhân, chia, cộng, trừ phân số
 Lấy ví dụ?
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS làm bài cá nhân đọc kết quả
Bài 2: GV khuyến khích HS tính bằng cách thuận tiện
a, 	b. 
	 c. 
Bài 3: HS chọn MSC bé nhất
	a. 
Bài 4: GV hướng dẫn các bước giải
- Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể
- Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước
Số phần bể đã có nước là: (bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là: 1- (bể)
	Đáp số: bể
Bài 5: GV hướng dẫn HS tự làm
	GV chấm chữa bài 
III. Hoạt động nối tiếp: Khi thực hiện cách tính giá trị biểu thức có nhiều dấu phép tính ta thực hiện như thế nào? GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài.
Tiết 4: Khoa học
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I. Mục tiêu:	 Sau bài học HS có thể
- Biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại, đồng, nhôm,...) và những vật dẫn nhiệt kém (không khí, các vật xốp, gỗ, nhựa, len, bông,....)
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật.
** Biết các vật dẫn nhiệt và cách nhiệt để qua đó lựa chọn các giải pháp cần thiết xẩy ra trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: Phích nước nóng, cốc, thìa
III. Hoạt động dạy học:	
1. Bài cũ: Tại sao khi đun nước không nên đổ nước đầy vào ấm?
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém.
* Mục tiêu: HS biết được những vật dẫn nhiệt kém và đưa ra những ví dụ chứng tỏ điều này. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
*Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung 
- Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
- Tại sao khi chạm tay vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm tay vào ghế sắt?
- HS báo cáo kết quả 
- GV kết luận: Các kim loại đồng nhôm,...dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt. gỗ, nhựa, ...gỗ, nhựa, là vật cách nhiệt
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí 
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc phần đối thoại trong SGK 
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm để chứng tỏ điều mình vừa đọc.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK 
Bước 3: Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả 
Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt 
*Mục tiêu: Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản gần gũi 
* Cách thức tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi dưới dạng: "Đố bạn tôi là ai, tôi được làm bằng chất liệu gì?” 
IV. Hoạt động nối tiếp: Những vật nào dẫn nhiệt tốt, những vật nào dẫn nhiệt kém? GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều: 
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập về phân số
I. Mục tiêu:	 Giúp HS rèn kĩ năng
- Thực hiện phép tính với phân số
- Giải toán có lời văn.
- Yêu cầu đối với HSKT (Thảo Uyên) đọc bảng nhân, bảng chia. Tập nhân với số có ba chữ số.
II. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Ôn kiến thức
HS nhắc lại cách tính phép cộng hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số
- Phép trừ hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số
- Phép nhân hai phân số và phép chia hai phân số
* HĐ2 Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1: Tính
Bài 2: Tính rồi rút gọn
a) + ; - ; -
b) ; : ; : 
Bài 3: Một hình bình hành có độ dài đáy là 120m. Đường cao bằng cạnh đáy. Tính diện tích hình bình hành đó? 
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào? 
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 90m. Chiều rộng bằng chu vi. Tính diện tích hình chữ nhật? 
- Giành cho HS khá giỏi
- Chấm bài.
III. Hoạt động nối tiếp:Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật? 
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:	 
- Nề nếp hoạt động trong tuần: vệ sinh, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, học tập, thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội
- Kế hoạch tuần 27
II. Nội dung sinh hoạt
* HĐ1: Sơ kết tuần 26
Nề nếp: HS đi học đúng giờ, nghiêm túc, tình trạng vắng chậm học là không có 
Vệ sinh trực nhật sạch, nhưng ý thức giữ vệ sinh chung của một số em chưa tốt như: Khắc Tân, Thản, Thắng, ...
Học tập: Hầu hết các em đã có ý thức học bài và làm bài ở nhà đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những em lười học như: Thuỳ Trang, Mai, Cẩm Ly,
- Chữ viết có tiến bộ chậm. 
- Chất lượng của lớp chưa cao.
*HĐ 2: Kế hoach tuần 27.
Thực hiện mọi nề nếp trong tuần: 
- Đi học đúng giờ không đi quá sớm đối với buổi học thứ hai.
- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng trước khi đến lớp
- Sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội nghiêm túc
- Chú ý rèn luyện chữ viết và tích cực chuẩn bị ôn tập để thi định kì lần III đạt kết quả cao. 
Tiết 4: HĐ Đội
GV chuyên trách dạy
Tiết 5: Tin học
GV chuyên trách dạy
Buổi chiều: 
Tiết 2: Thể dục
Nhảy dây kiểu chân trước chân sau
I. Mục tiêu:	
- Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2, 3 người, nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học di chuyển tung (chuyền) và bắt bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện được động tác cơ bản đúng.
II. Phương tiện:	Bóng, dây nhảy
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Phần mở đầu: 4 - 6 phút
- ổn định nề nếp, phổ biến nội dung giờ học theo 4 hàng dọc
- Chạy nhẹ nhàng theo 4 hàng dọc
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu
- Ôn bài thể dục phát triển chung
*HĐ 2: Phần cơ bản: 18- 22 phút
A.Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2, 3 người
Học di chuyển tung và bắt bóng
GV nêu tên động tác làm mẫu lớp tự làm
Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau: HS nhảy dây cá nhân
B. Trò chơi vận động
Trò chơi: Trao tín gậy. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi HS chơi
*HĐ 3: Phần kết thúc:4 - 6 phút
- GV hệ thống bài HS tập một số động tác hồi tĩnh
- GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn nhảy dây.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Phát động phong trào thi đua học tập chăm ngoan làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8/ 3 và 26/ 3
I. Mục tiêu:	
- Ôn một số bài hát có nội dung ca ngợi về mẹ, cô và một số bài hát ca ngợi hai ngày lễ 8/ 3 và 26/ 3
- Phát động phong trào thi đua học tập, chăm ngoan làm nhiều việc tốt chào mừng hai ngày lễ.
- Giáo dục HS lòng biết ơn cô giáo và người mẹ
II. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Ôn một số bài hát về chủ đề yêu quý mẹ và cô giáo
Bài: Bông hồng tặng cô.
 Mẹ yêu.
- GV cho HS ôn lại hai bài hát đó. Yêu cầu HS múa phụ hoạ hai bài hát
- Thi bài hát múa tự chọn 
- Giáo dục HS ý nghĩa ngày 8/3 và ngày 26/3
*HĐ2: Phát động phong trào thi đua học chăm ngoan làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8/ 3 và 26/ 3
Lập thành tích trong học tập: Dành nhiều điểm giỏi
Chăm ngoan làm nhiều việc tốt tỏ lòng biết ơn cô giáo và mẹ
*HĐ 3: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần. Chuẩn bị hoạt động tuần sau
Tiết 4: Kĩ thuật
Lắp xe đẩy hàng (T2)
I. Mục tiêu:	
- HS biết chọn chi tiết để lắp được xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện các thao tác
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu xe, bộ lắp ghép
III. Hoạt động dạy học:	
1. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 3: HS thực hành lắp xe đẩy hàng
a. HS chọn chi tiết theo SGK
b. HS thực hành lắp từng bộ phận
c. Lắp xe đẩy hàng
*HĐ 4: Thực hành
HS thực hành lắp GV quan sát uốn nắn chỉnh sữa cho những HS còn lúng túng
*HĐ 5: Đánh giá kết quả học tập của HS
- HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Lắp xe đũng kĩ thuật, đúng quy trình, chắc chắn, không bị xộc xệch, xe chuyển động được
- HS dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm kết quả học tập của từng em
- Yêu cầu HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp
IV. Hoạt động nối tiếp: Nêu quy trình lắp xe đẩy hàng? 
GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an iop 4 Tuan 26.doc