Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

 Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.

 Cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS sửa bài tập làm thêm.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Nhân số đo thời gian với 1 số

b. Các hoạt động:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 51 ngày dạy: 
Bài: NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu:
 Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến câu chuyện.
 Hiểu ý nghĩa bài, ca ngợi truyền thống tôn sư, trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài, giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
 Kính thầy, yêu bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) NGHĨA THẦY TRÒ
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Hiểu nghĩa từ ngữ.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc bài văn.
- Cho HS luyện đọc từng đoạn văn (2 – 3 lượt). Có thể chia bài thành 3 đoạn – kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm, giúp hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài.
0 Cách tiến hành:
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ từ thở nhỏ như thế nào? Những thành ngữ - tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? (giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn, Tôn sư trọng đạo).
- Tìm thành ngữ, tục ngữ hay ca dao hoặc khẩu hiệu nào có nội dung tương tự.
 - Giảng: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam gìn giữ, bồi đắp và nâng cao.
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Giọng đọc nhẹ nhàng, trang trọng
0 Cách tiến hành: 
- Cho đọc cả bài – hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn – hướng dẫn một đoạn.
- Vài HS tiếp nối nhau đọc.
- Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc – đọc theo cặp – 1 – 2 HS đọc lại cả bài.
- Lắng nghe – theo dõi.
- Đọc thầm đoạn 1 – suy nghĩ – tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhóm đôi – đọc thầm, suy nghĩ – trao đổi.
- Cá nhân tiếp nối phát biểu.
- HS đọc – đọc cặp – thi đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ý nghĩa bài văn. 
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Yêu cầu HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 126 ngày dạy: 
Bài: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Nhân số đo thời gian với 1 số
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Thực hiện phép chia số đo thời gian.
0 Mục tiêu: Biết thực hiện phép tính.
0 Cách tiến hành:
* Ví dụ 1:
- Cho HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng?
- Cho HS nêu cách đặt tính, rồi tính.
Vậy 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 ph.
* Ví dụ 2: 
- Yêu cầu HS đọc bài toán – trao đổi – nhận xét kết quả và nêu ý kiến.
 3 giờ 15phút
 X 5
 15giờ 75phút
 75 phút = 1giờ 15phút
Vậy 3giờ15phút x 5 = 16giờ15 ph
- Cho HS nêu nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.
- Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
v Hoạt động 2: Luyện tập.
0 Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi sửa.
* Bài 2: Cho HS đọc đề bài, nêu cách giải và sau đó giải
- HS đọc.
- HS nêu: 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- HS nêu.
- HS cùng bàn trao đổi – nêu nhận xét.
- Vài HS nêu.
- Cá nhân – bảng con.
- 1 HS đọc đề - trao đổi cách giải – giải.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại phần nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà làm vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
CHÍNH TẢ
Tiết: 26 ngày dạy: 
Bài: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I. Mục tiêu:
 Nghe – viết đúng bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
*Kỹ năng: Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập. 
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS: Bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết tên riêng như: Sác - lơ- Đác Uyn; A - đam, Pa - xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Lịch sử ngày Quốc tế lao động 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết.
0 Mục tiêu: Nghe – viết đúng.
0 Cách tiến hành:
- Đọc bài chính tả.
- Cho HS đọc bài chính tả - trả lời câu hỏi: Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc lại bài chính tả - nhắc chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Đọc cho HS viết tên riêng.
- Đọc cho HS viết – soát lại – chấm chữa bài.
- Dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài – yêu cầu HS lấy ví dụ là các tên riêng vừa viết trong bài chính tả để minh hoạ.
- Mở rộng: Ngày Quốc tế Lao động là tên riêng chỉ một ngày lễ.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập CT.
0 Mục tiêu: Ôn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc nội dung bài tập 2, đọc cả chú giải từ Công xã Pa- ri.
- Yêu cầu HS dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong bài tập, giải thích (miệng) cách viết những tên riêng đó.
- Mở rộng: Công xã Pa- ri: tên một cuộc cách mạng. Quốc tế ca: tên một tác phẩm.
- Nêu nội dung bài văn?
- Cả lớp theo dõi.
- HS đọc + HS trả lời.
- Cả lớp đọc thầm – lưu ý điều GV nhắc nhở.
- Vài HS viết bảng.
- Cả lớp viết vào vở - soát lại – đổi vở kiểm tra.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm lại bài văn – thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm – nhóm đôi.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Nhớ nội dung bài, về nhà kể lại cho người thân.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KĨ THUẬT 
Tiết: 26 ngày dạy: 
Bài: LẮP XE BEN (Tiết 3)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) LẮP XE BEN (Tiết 3)
b. Các hoạt động: (Như tiết 2)
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 51 ngày dạy: 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. Mục tiêu:
 Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
 Biết thực hành, sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
 Yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
- HS: Từ điển.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, sau đó làm lại bài tập 2,3 (phần luyện tập) tiết trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
7’
19’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Nhắc HS đọc kĩ từng dòng thể hiện đúng nghĩa của từ truyền thống.
- Giải thích thêm: truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2, bài tập 3.
0 Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ: truyền bá, truyền máu, truyền nhiễm, truyền tụng.
- Yêu cầu HS làm bài – đọc lại kết quả (Cho vài nhóm làm ở bảng nhóm).
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu .
- Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
(Lưu ý: Nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, Vườn Cà bên sông Hồng đó là những cụm từ chỉ các sự vật nhắc trực tiếp đến lịch sử dân tộc; con người, thế hệ, ý thức, cội nguồn đây là những từ ngữ chỉ con người, thế hệ, ý thức nói chung)
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi SGK.
- Đọc – suy nghĩ – phát biểu.
- HS đọc.
- Tra từ điển.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- HS đọc.
- Đọc thầm đoạn văn.
- Nhóm 8 trao đổi.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại nghĩa từ truyền thống – đặt câu.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc các em vừa được cung cấp.
 Rút kinh nghiệm: ............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 127 ngày dạy: 
Bài: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
 Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
 Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
0 Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia.
0 Cách tiến hành:
* Ví dụ 1: 
- Cho HS đọc và nêu phép tính chia tương ứng.
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia.
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 0
Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.
* Ví dụ 2: Cho HS đọc và nêu phép chia tương ứng.
- Gọi HS đ ... 
12’
14’
v Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn.
0 Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi của mục 1 SGK.
- Chỉ trên quả Địa cầu vị trí địa lí châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy rõ, châu Phi có vị trí cân xứng nằm hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và Châu Mĩ.
v Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
0 Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm tự nhiên châu Phi.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
+ Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
- Trả lời các câu hỏi mục 2 SGK.
- Kết luận: địa hình, khí hậu, các quang cảnh tự nhiên, mô tả một số quang cảnh tự nhiên điển hình.
(sau khi HS trình bày về đặc điểm của hoang mạc và xa- van. GV nên đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên (xem SGV).
- Làm việc theo cặp.
- Quan sát – theo dõi.
- Cá nhân trả lời.
- Nhóm 8 – dựa vào SGK, lược đồ Tự nhiên châu Phi để trả lời.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- Tổ chức cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ, thi kể chuyện về hoang mạc và xa- van của châu Phi.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Sưu tầm tranh ảnh về dân cư châu Phi.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 ngày dạy: 
Bài: LUYỆN TẬP
 THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. Mục tiêu:
 Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
 Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
 Làm tốt các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm lại các bài tập 2; 3 tiết luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) LUYỆN TẬPTHAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1; 2.
0 Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đánh số thứ tự câu văn, đọc thầm lại đoạn văn, làm bài.
- Yêu cầu HS lên bảng gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương, nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc nội dung bài tập. 
- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS đánh số thứ tự các câu văn, đọc thầm lại 2 đoạn văn, làm bài.
+ Yêu cầu 1: nói số câu trong 2 đoạn văn; từ ngữ lặp lại.
+ Yêu cầu 2: Trình bày phương án thay thế những từ ngữ lặp lại.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3.
0 Mục tiêu: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu giới thiệu người hiếu học chọn viết là ai.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn, nói rõ từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu.
- Chấm điểm những đoạn văn viết tốt.
- HS đọc, còn lại theo dõi.
- Cá nhân – vở bài tập.
- HS làm bảng lớp.
- Cả lớp.
- HS đọc – còn lại theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 HS cùng bàn – trao đổi – làm bảng nhóm 7 câu – lặp lại 7 lần.
Triệu Thị Trinh
- Vài HS trình bày.
- HS đọc.
- vài HS giới thiệu.
- Cá nhân – bài tập.
- Cá nhân – tiếp nối nhau đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại nội dung bài tập 1.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 130 ngày dạy: 
Bài: VẬN TỐC
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
 Bước đầu có khái niệm, đơn vị đo vận tốc.
 Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) VẬN TỐC
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc.
0 Mục tiêu: Có khái niệm, đơn vị đo vận tốc.
0 Cách tiến hành:
a) Bài toán 1:
- Nêu bài toán (SGV)
- Hỏi: Ô tô và xe máy, xe nào đi nhanh hơn?
- Nêu: Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy.
a) Bài toán 1:
- Nêu bài toán (SGK).
- Gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải bài toán: 170 :4 = 42,5 (km)
- Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt là vận tốc của ô tô là là bốn mười hay phẩy năm ki- lô- mét giờ, viết tắt là 42,5 km/g.
Ghi bảng: Vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 (km/g)
Nhấn mạnh đơn vị vận tốc của bài này là km/g
Gọi HS nêu cách tính vận tốc.
Hướng dẫn ghi công thức: v = s.t
Cho HS biết thêm: người đi bộ khoảng 5km/g xe đạp: 15km/g, xe máy 35km/g, ô tô: 50km/g
- Nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là: để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
b) Bài toán 2: Tiến hành tương tự bài toán 1. Nhấn mạnh đơn vị vận tốc là m/giây.
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Biết tính vận tốc.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1; 2: Cho HS tự làm bài.
* Bài 3: Đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây.
- Theo dõi.
- HS trả lời.
- Cá nhân – suy nghĩ – tìm kết quả.
- HS nêu – trình bày lời giải.
- Lắng nghe – lặp lại.
- Vài HS nêu.
- Lắng nghe – nhắc lại.
- 2- 3 HS nhắc lại.
- 2 HS bảng – còn lại vở.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại quy tắc và công thức tính vận tốc.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Hướng dẫn làm vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 52 ngày dạy: 
Bài: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
 HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
 Nhận thức được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; biết viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS đọc lại màn kịch Giữ nghiêm phép nước (tiết tập làm văn trước) đã được viết lại.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết.
0 Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm.
0 Cách tiến hành:
- Mở bảng phụ viết sẵn 5 đề bài và một số lỗi điển hình.
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết cả lớp:
- Những ưu điểm chính, những thiếu sót, hạn chế. 
b) Thông báo một số điểm cụ thể.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa bài.
0 Mục tiêu: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi.
0 Cách tiến hành:
- Trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung:
- Cho HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- Trao đổi về bài sửa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
- Theo dõi, kiểm tra.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của HS.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn vừa viết (có so sánh với đoạn cũ).
- Cho HS nhận xét – chấm điểm.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nhận bài.
- Một số HS, còn lại nháp.
- Cả lớp.
- Cá nhân – sửa lỗi.
- HS cùng bàn trao đổi tìm cái hay.
- Cá nhân chọn viết lại.
- Tiếp nối nhau đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại bố cục bài văn tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn để nhận điểm cao hơn.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KHOA HỌC
Tiết: 52 ngày dạy: 
Bài: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
 Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
 Yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích.
- HS: Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi và đọc mục Bạn cần biết.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
8’
9’
v Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập xử lý thông tin trong SGK.
0 Mục tiêu: Nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
0 Cách tiến hành:
* Bước 1: Yêu cầu HS đọc thông tin trang 106 SGK và: Chỉ vào hình 1 và nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
* Bước 2: Trình bày kết quả.
* Bước 3: Yêu cầu HS làm các bài tập trang 106 SGK.
( Đáp án: 1 – a ; 2 – b ; 3 – b; 4 – a; 5 – b).
v Hoạt động 2: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình”
0 Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa.
0 Cách tiến hành:
* Bước 1: Phát cho các nhóm hình 3 và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích.
* Bước 2: Từng nhóm giời thiệu sơ đồ.
v Hoạt động 3: Thảo luận.
0 Mục tiêu: Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
0 Cách tiến hành: 
* Bước 1: Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK, quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật và tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng.
* Bước 2: Trình bày kết quả.
- Làm việc theo cặp.
- Một số HS trình bày.
- Làm việc cá nhân.
- Nhóm 8 – thi đua gắn chú thích.
- Làm việc cả lớp.
- Nhóm 8 thảo luận.
- Đại diện từng nhóm.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS nếu có điều kiện tiếp tục sưu tầm một số tranh ảnh hay vật thật về hoa thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_nguyen_thi_xen.doc