Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Vũ Thị Thanh Hường

I/ Mục tiêu

- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.

- HS tính toán nhanh, chính xác, khoa học, đúng dạng BT.

II/ Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ, SGK, phiếu học tập.

III/ Hoạt động dạy học

1/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện tính: ; ;

? Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, ghi điểm.

2/ Bài mới.

a/ Giới thiệu bài

- Luyện tập

b/ Hướng dẫn HS làm BT.

 

doc 24 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ 2 ngày 8 tháng 3 năm 2010
Mĩ thuật 
(GV chuyên dạy)
Tập đọc
Thắng biển
I/ mục tiêu.
- Đọc dúng các từ khó,dễ lẫn:
+ Lên cao, gió lên, lan rộng, vật lộn,sống lại.
+ Nước, nam lẫn nữ.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính và nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Dạy học bài mới.
2.1/ Giới thiệu bài.
- GV treo tranh.
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài: Lòng dũng cảm của con ngời không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lợc, trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải, mà còn bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai.Qua bài tập đọc Thắng biển của nhà văn Chu Văn, các em sẽ thấy được lòng dũng cảm của những con người bình dị trong cuộc vận lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê giữ vững cuộc sống cho dân làng.
2.2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a/ Luyện đọc.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
+ Lần 1: HS đọc nối tiếp, GV sửa phát âm các từ khó trong bài
+ Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão.
+ Lần 3: HS đọc câu dài cho đúng ngữ điệu, ngắt hơi hợp lí
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp (3’)
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu: Toàn bài cần đọc với giọng đọc hối hả, rành mạch, gấp gáp, căng thẳng.
b/ Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
? Qua đoạn 1, hãy tìm các từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- GV kết luận: Biển có những dấu hiệu của một trận cuồng phong, đó là những chuyển động của gió, sóng biển.
? Vậy nội dung của đoạn 1 là gì?
- GV ghi bảng.
* Đoạn 2.
- Chuyển ý: Cơn bão biển thật hung dữ, nó sẽ tấn công vào con đê nh thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển đợc miêu tả nh thế nào?
*Kết luận: Sự tương quan lực lượng giữa một bên là sức mạnh của TN, một bên là những con người nhỏ bé.
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH(4)
? Những từ ngữ nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
*Kết luận: Bằng sức mạnh của sự đoàn kết, quyết tâm , sự dũng cảm con người đã thắng được biển lớn
? Bài ca ngợi ai? Vì sao?
2.3/Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn bài. HS khác nhận xét, GV cho điểm HS.
? Bài đọc bằng giọng ntn?
- GV treo bảng phụ đoạn 3. HS nêu cách đọc và đọc thể hiện. GV đánh giá.
- HS đọc trong nhóm (3’). Mời 3 HS thi đọc trước lớp. GV và HS khác ngợi khen HS.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS quan sát.
- Tranh vẽ những người thanh niên đang lấy thân mình làm hàng rào để ngăn dòng nước.
- Lắng nghe.
- HS 1: Mặt trời lên cao..cá chim nhỏ bé.
- HS 2: Một tiếng ào.chống giữ
- HS 3: Một tiếng reo toquãng đê sống lại.
1/ Biển đe doạ tấn công con người
- “ Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi ngời vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nớc đang cuốn dữ”
- Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn đợc dòng lũ, cứu sống đê.
- Các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh, nớc biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tơi con đê mỏng manh nh con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
2/ Biển gầm gào tấn công đất liền
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển đợc miêu tả rõ nét, sinh động: Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn ngờivới tinh thần quyết tâm chống giữ.
3/ Con người đã làm nên việc lớn: Thắng biển lớn.
- Hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt. Quãng đê sống lại.
- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con ngời trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về luyện đọc; chuẩn bị trước bài sau: “Ga – Vrốt ngoài chiến luỹ”.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- HS tính toán nhanh, chính xác, khoa học, đúng dạng BT.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, SGK, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện tính: ; ;
? Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập
b/ Hướng dẫn HS làm BT.
*Bài 1(136)
- HS đọc đề bài
? Bài gồm mấy yêu cầu?
? Dạng BT? Phân số rút gọn phải ntn?
- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng lần lượt tính.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét.
? Để thực hiện được phép chia, ta làm ntn?
? Phân sốđược rút gọn ntn? Nhận xét kết quả?
*GV: Dạng BT này cần thực hiện lần lượt từng yêu cầu, khi rút gọn cần đưa phân số về dạng tối giản.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
*Bài 1(136) Tính rồi rút gọn
a/ 
b/ 
*Bài 2(136)
- HS đọc yêu cầu BT.
? x là thành phần nào trong phép tính?
? Cách tìm thành phần x chưa biết trong biểu thức đó?
- HS làm bài, GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.
- HS dán kết quả. Lớp và GV nhận xét.
? Tại sao x được tìm bằng phép chia?
? Để kiểm tra lại kết quả, ta làm như thế nào?
Những ai ra kết quả đúng?
*Bài 2(136) Tìm x
a/ x = b/ 
 x = : x = 
 x = x = 
*Bài 3(136) ( Nếu còn thời gian)
- HS đọc yêu cầu BT.
? Nhận xét về các thừa số trong phép tính?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (1’); Mời 2 HS lên bảng thi “Tính nhanh”; Dưới lớp cổ vũ, nhận xét.
? Kết quả 2 bạn làm? So sánh?
? Phép nhân phân số với phân số nghịch đảo có gì đặc biệt?
*GV: Khi nhân một phân số với phân số nghịch đảo của nó sẽ được 1 phân số có TS bằng MS, giá trị của phân số bằng 1.
- HS nhắc lại, HS đổi chéo VBT.
*Bài 3 (136) Tính
a/ 
b/ 
c/ 
*Bài 4(136) ( Nếu còn thời gian)
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? S hình bình hành được tính ntn?
- HS làm bài vào VBT; 1 HS lên bảng giải BT.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét, đọc to bài giải.
? Biết số đo S, chiều cao, độ dài đáy của hình bình hành được tính ntn?
? Tại sao có kết quả là 1m?
*Bài 4(136)
Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành là:
Đáp số: 1m
3/ Củng cố, dặn dò
? Bài học ôn luyện những kiến thức nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm BT: 1, 2, 3, 4(48).
Thứ 3 ngày 9 tháng 3 năm 2010
Chính tả(Nghe – viết)
Thắng biển
I/ Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài đọc “Thắng biển”.
- HS rèn tính cẩn thận, khoa học, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT2a)
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng viết từ; dưới lớp viết nháp: Giao thừa, con dao, rao vặt, ranh giới, cỏ gianh, danh lam.
- HS nhận xét bài bạn, GV chữa bài (nếu có)
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài:
- Nghe viết: Thắng biển
b/ Hướng dẫn HS nghe viết
- 1 HS đọc to, rõ ràng đoạn bài viết; cả lớp theo dõi trong SGK(76)
? Biển có những dấu hiệu nào của một cơn bão lớn?
? Con người so với thiên nhiên như thế nào?
*Kết luận: Đoạn văn miêu tả sự hung dữ của cơn bão và sự tấn công vào đất liền của cơn bão biển.
- Yêu cầu HS viết nháp 1 số từ trong bài; GV nhận xét.
? Dạng bài viết? Cách trình bày?
- HS ngồi ngay ngắn. GV đọc rõ ràng toàn bài 
- HS viết bài theo từng câu GV đọc
- GV đọc soát bài: 1 lần.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra cho bạn.
? Ai sai 1 lỗi, 2 lỗi,. 0 lỗi?
- Thu bài, chấm 5-7 bài tại lớp và nhận xét.
- Mặt trời lên cao dầnquyết tâm chống giữ”
- Gió to, sóng dữ, ầm ĩ, dữ dội,
- Con người bé nhỏ, dụng cụ thô sơ.
- Lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, quyết tâm.
- HS sửa lỗi ra lề vở.
c/ Hướng dẫn làm BT chính tả
*Bài 2(77)
- GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS làm bài theo nhóm đôi (3’)
- 2 nhóm lên bảng điền kết quả và trình bày bài.
- Lớp và GV nhận xét, góp ý, sửa lỗi.
- 1 HS đọc to kết quả BT.
*Bài 2(77) Điền vào chỗ trống
a/ l hay n
- Nhìn lại, lóng lánh, khổng lồ, lung linh, ngọn lửa, nắng, búp nõn, lũ lũ, ánh nến, lượn lên lượn xuống.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn lại BT và làm BT2b vào VBT.
Tin học 
( GV chuyên dạy)
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- Biết cách tính và viết gọn phép tính một số tự nhiên chia cho một phân số.
II/ Đồ dùng dạy học
- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng tính và nhận xét:
a/ x X= b/ 
- Thu và chấm VBT của 3 – 5 HS 
- Dưới lớp nhận xét.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập
b/ Dạy bài luyện tập
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài ở lớp
*Bài 1(137)
- HS đọc đề và quan sát bảng phụ
? Bài gồm mấy yêu cầu ? Là những yêu cầu nào?
? Rút gọn phân số là như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi (5’)
- Lần lượt lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét, GV chốt kết quả.
? Bài ôn kiến thức nào đã học?
? Nêu cách chia phân số?
*Bài 1(137) Tính rồi rút gọn.
a/ 
b/ 
c/ 
d/ 
*Bài 2 (137)
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và nhận xét.
? Số 2 được viết dưới dạng phân số ntn?
? Chia một số tự nhiên cho phân số có gì thay đổi?
- HS áp dụng bài làm. 3 HS lên bảng thực hiện tính.
- Lớp và GV nhận xét kết quả.
? Cách làm dạng bài chia 1 STN cho 1 phân số?
Bài 2(137) Tính (theo mẫu)
a/ 3 : = 
b/ 4 : 
c/ 5 : 
*Bài 3(137) ( Nếu còn thời gian)
- HS đọc đề bài. GV phát phiếu cho 2 HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở trong (3’)
- 2 HS dán kết quả và trình bày cách làm. HS khác nhận xét
? Dạng BT? Đó là tính chất nào? Phát biểu tính chất đó?
- GV chốt tính chất: Nhân một tổng(hiệu) với 1 số?
*Bài 3 (137) Tính bằng 2 cách
a/ () x 
b/ () x 
*Bài 4(137) ( Nếu còn thời gian)
- GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu đề bài và quan sát mẫu.
? Muốn biết kém mấy lần, ta làm như thế nào?
- HS theo mẫu làm vào VBT. 3 HS lên bảng tính và trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét.
? Để biết 1 phân số này gấp phân số kia ba ... như hoạt động múa hát tập thể giữa giờ.
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức tự quản. 
Thứ 7 ngày 13 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I/ Mục tiêu
- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ điểm “Dũng cảm”. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT1, BT4); sổ tay từ ngữ tiếng việt, từ điển.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đóng vai- giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm(BT3)
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học.
b/ Hướng dẫn HS làm BT
*Bài 1(83)
- HS đọc yêu cầu BT1 và đọc mẫu.
? Từ cùng nghĩa là từ như thế nào? Thế nào là từ trái nghĩa
- HS làm bài theo nhóm 5 người. GV phát phiếu cho 3 nhóm (4’).
- Các nhóm dán kết quả và nêu lại những từ tìm được; HS khác bổ sung. GV chốt kết quả ở bảng.
*Bài 1(83) Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ “Dũng cảm”.
- Từ cùng nghĩa: Can đảm. can trường, gan góc, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng,
- Từ trái nghĩa: Nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược,
*Bài 2(83)
- HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS đặt 2 câu với từ đồng nghĩa, 2 câu với từ trái nghĩa. 2 HS lên bảng viết câu.
- Lớp và GV nhận xét.
? Em đặt câu với từ nào?Em hiểu nghĩa của từ đó ntn?
- HS nối tiếp đọc câu của mình đặt được. GV góp ý.
*Bài 2(83) Đặt câu với từ ở BT 1.
VD: Cả tiểu đội chiến đấu rất ngoan cường.
- Trần Quốc Toản đã anh dũng hi sinh.
- Nó vốn là một tên nhát gan.
- Chúng ta không được hèn nhát trước kẻ thù.
*Bài 3(83)
- HS đọc đề bài. GV treo bảng phụ
- 2 HS lên bảng thi điền từ nhanh- đúng. Lớp quan sát và nx. GV chốt kết quả.
- 2 HS đọc to kết quả BT.
*Bài 3(83) Chọn từ điền vào chỗ trống
- Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
- Khí thế dũng mãnh.
- Hi sinh anh dũng.
*Bài 4(83)
- GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
? Hãy nêu ý nghĩa của từng câu thành ngữ đó?
? Những câu nào nói về lòng dũng cảm?
- HS đánh dấu vào câu chọn được, nêu lí do.
- GV chốt kết quả.
*Bài 4(83) Tìm thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
- Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều nguy hiểm.
- Gan vàng dạ sắt: Không nao núng trước hiểm nguy.
*Bài 5(83)
- HS đọc đề và làm theo nhóm đôi (2’)
- HS lần lượt đọc câu. GV góp ý, nx.
*Bài 5(83) Đặt câu với thành ngữ ở BT4
- Bố tôi là người gan vàng dạ sắt.
- Anh ấy đã từng vào sinh ra tử ở Quảng Trị.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu lại toàn bộ các từ tìm được trong bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học thuộc các thành ngữ ở BT4.
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số.
- Biết giải bài táon có lời văn
- Phát triển tư duy, sự tìm tòi yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng chữa bài toán 5(138)
- Thu và chấm 1 số VBT của 5 HS, nhận xét.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập chung
b/ Hướng dẫn HS làm BT
* Bài 1(138)
- GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS theo nhóm đôi để kiểm tra kết quả, cách làm của các phép tính.
? Phép tính nào đúng? Sai? Tại sao?
- HS khác nhận xét, góp ý. GV chốt kết quả.
? Nêu lại quy tắc cộng (trừ) hai phân số?
? Nêu lại quy tắc nhân (chia) hai phân số?
? BT giúp em có bài học nào?
*Bài 1(138) Kiểm tra các phép tính
a/ Sai: Cộng 2 phân số khác MS không đúng quy tắc.
b/ Sai: Trừ 2 phân số khác MS không đúng quy tắc.
c/ Đúng: Nhân đúng quy tắc.
d/ Sai: Chia phân số không theo quy tắc.
*Bài 2(139)( Nếu còn thời gian)
- HS nêu yêu cầu BT và nhận xét
? Biểu thức gồm mấy phép tính? Để tính được thuận tiện, em sẽ làm như thế nào?
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS khác và GV nhận xét bài.
? Tại sao (b) ta chuyển thành phép nhân (một lúc)?
? Kết quả cuối cùng có đặc điểm gì?
*Kết luận: Đưa các phép tính về một loại và tính bằng cách thuận tiện nhất.
*Bài 2(139) Tính
a/ 
b/ 
c/ 
*Bài 3(139)
- HS nêu yêu cầu BT và nhận xét
? Biểu thức có những phép tính nào? Thứ tự thực hiện?
- Cả lớp làm bài, GV phát phiếu cho 3 HS làm bài.
- HS dán kết quả và trình bày bài làm. Lớp nhận xét.
? Biểu thức có nhân, chia, cộng trừ, ta thực hiện ntn?
? Để cộng(trừ) phân số khác mẫu số ta làm ntn?
*Kết Luận: Chọn MSC hợp lý (bé nhất) cho phép tính cộng trừ phân số khác MS.
*Bài 3(139) Tính
a/ ;
b/ ;
c/ 
* Bài 4(139)
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Để biết mấy phần của bể chưa có nước, cần biết những gì?
- HS giải BT vào vở. 1 HS lên bảng giải BT.
- Lớp đối chiếu bài và nhận xét.
? Tại sao phải tìm số nước đã có trong bể?
? Phân số chỉ số phần của bể nước lúc đầu?
*GV: Coi lúc đầu là 1 đơn vị (hoặc dựa vào số nước 2 lần chảy vào bể để tìm phân số chỉ số phần của bể lúc đầu)
*Bài 4(139)
- Tìm số nước chảy vào bể sau 2 lần
- Tìm số phần bể còn lại
Bài giải
Số phần bể đã có nước là:
(bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
(bể)
Đáp số: bể
*Bài 5(139) ( Dành cho HS khá giỏi)
- HS đọc bài toán và tóm tắt
? Bài toán cho biết những gì và hỏi gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm cách giải (5’)
- 1 HS lên bảng giải bài toán.
- Dưới lớp làm xong bài đối chiếu kết quả với bạn và nhận xét.
? Những ai có kết quả, cách làm như bạn?
- 1 HS đọc to bài giải đúng.
*Bài 5(139)
Bài giải
Số cà phê lấy ra lần 2 là:
2710 x 2 = 5420 (kg)
Số kg cà phê lấy ra cả 2 lần là:
2710 + 5420 = 8130(kg)
Số kg cà phê còn lại trong kho là:
23450 – 8130 = 15320(kg)
Đáp số: 15320kg
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm BT 1, 2, 3, 4(53)
Đạo đức
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1)
I/ Mục tiêu
- Qua bài HS có khả năng:
+ Hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo? Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
+ Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II/ Đồ dùng dạy học
- SGK, thẻ màu, thông tin từ các báo.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- HS nộp phiếu kết quả điều tra về tình trạng các công trình công cộng ở địa phương
? Tại sao cần phải giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ?
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
b/ Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin)
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1, 2 (38)
? Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra?
? Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- Các nhóm báo cáo kết quả, HS khác bổ sung.
*Kết luận: Trẻ em và người dân ở những vùng thiên tai hoặc chiến tranh phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ của mọi người là rất cần thiết và đáng quý. Đó là những hoạt động nhân đạo.
? Hoạt động nhân dạo gồm những hoạt động nào?
? Tại sao phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ?
- 3 – 4 HS đọc ghi nhớ.
Thông tin SGK (37)
- Thiên tai, chiến tranh gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của 
- Thiệt hại đó không chỉ xảy ra trong nước mà ở mọi nơi trên thế giới.
- Hậu quả đau thương, mất mát còn ám ảnh mãi trong cuộc đời mỗi con người.
- Quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ về sức và tiền của,.
- Ghi nhớ SGK (38)
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi
- Cán sự lớp yêu cầu các bạn đọc và trả lời câu hỏi (2’)
? Việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Tại sao?
- Đại diện các nhóm nêu kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Các việc làm ở tình huống (a), (c) là đúng vì đó là những việc do các bạn tự nguyện, chân thành làm vì mọi người có hoàn cảnh khó khăn.
*Bài 1(38)
a/ Sơn giành tiền giúp các bạn trong tỉnh đang bị thiên tai.
c/ Cùng bố mẹ tìm cách giúp những gia đình có con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc hoá học màu da cam.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT3-38)
- HS đọc các ý kiến và dùng thẻ màu để kết luận tình huống đúng (Đỏ)-sai(Xanh).
? Tại sao ý kiến đó đúng? Tại sao sai?
*Kết luận: Các ý kiến đúng: (a), (d);
 Các ý kiến sai: (b), (c).
*Bài 3(38)
a/ Đúng
b/ Sai
c/ Sai
d/ Đúng
3/ Hoạt động nối tiếp
? Em và các bạn đã tham gia những hoạt động nhân đạo nào?Hãy kể lại?
? Khi tham gia các hoạt động đó, em có cảm nghĩ gì?
4/ Củng cố, dặn dò
- HS nêu lại ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về sưu tầm thông tin, tranh ảnh về các hoạt động nhân đạo.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
I/ Mục tiêu
- Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối theo tuần từ các bước lập dàn ý, viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp, đoạn thân bài theo quá trình phát triển hoặc theo từng bộ phận của cây, đoạn kết bài theo cách mở rộng và không mở rộng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loại cây có bóng mát (Dừa, đa,), đề bài, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc kết bài mở rộng (BT4 trước). GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập miêu tả cây cối
b/ Hướng dẫn HS làm BT
*Tìm hiểu bài
- HS đọc đề bài và xác định trọng tâm yêu cầu.
? Cây cần tả thuộc loại cây nào?
? Em chọn loại cây nào? Tại sao?
- HS đọc tiếp các gợi ý (SGK-83, 84)
- Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý của bài.
- GV treo tranh ảnh một số cây để HS lựa chọn và quan sát trong quá trình viết bài.
*Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
VD: Cây phượng ở sân trường.
- Cây bàng đầu ngõ
- Cây dừa ở vườn.
- Cây bòng nhà ông ngoại.
Cây vú sữa
*HS viết bài
- Yêu cầu HS chọn cách viết mở bài, thân bài, kết bài rồi lần lượt hoàn chỉnh cả bài. (28’- 30’)
- 2 bạn ngồi gần đổi chéo vở, góp ý bài viết cho nhau.
- 7- 10 HS nối tiếp đọc bài viết. Lớp và Gv nhận xét.
- Khen ngợi những bài viết tốt, cho điểm.
- MB trực tiếp: (Trước sân trường sừng sững một cây bàng)
_ MB gián tiếp: Tuổi thơ của tôi có rất nhiều người bạn thân thiết. Nào là cậu hàng xóm hay khóc nhè, nào là chiếc xe đạp mi ni, nào là cái cặp tóc màu hồng. Nhưng tôi vẫn nhớ mãi gốc cây phượng cuối phố.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về hoàn chỉnh lại bài viết.
- Dặn HS chuẩn bị bài kiểm tra sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_vu_thi_thanh_huong.doc