Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 (Bản 2 cột đẹp)

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1 – Kiến thức

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.

2 – Kĩ năng

- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ , biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung truyện.

3 – Thái độ

- Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc làm thể hiện lòng dũng cảm , tôn trọng và cảm phục những người có hành động dũng cảm.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3): Dù sao trái đất vẫn quay !

- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét , chấm điểm.

 3. Bài mới : (27)

 a) Giới thiệu bài : Con Sẻ.

 -Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của một con sẻ.

b) Các hoạt động :

 

doc 47 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Tập đọc 
Tiết 53:	DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY.
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
2 – Kĩ năng 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý đọc đúng các tên riêng tiếng nước ngoài : Cô-péc-ních , Ga-li-lê.
- Biết đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi , với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních , Ga-li-lê.
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc làm thể hiện lòng dũng cảm , làm điều đúng dù biết rằng sẽ gặp nguy hiểm.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Chân dung Cô-péc-ních , Ga-li-lê. ; sơ đồ quả đất trong vũ trụ.
- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’): Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài :
 - Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy một nét khác của lòng dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải . Đó là tấm gương của hai nhà khoa học vĩ đại : Cô-péc-ních , Ga-li-lê .
-Ghi bảng : Dù sao trái đất vẫn quay.
 b) Các hoạt động : 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
- Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
d – Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Chưa đầy một vẫn quay. Giọng kể rõ ràng, chậm rãi , nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê : “ Dù sao thì trái đất vẫn quay “ ; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của hai nhà bác học.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Thời đó , người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péch-ních đã chứng minh ngược lại : chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péch-ních.
- cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội , nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược lại những lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và lòng tự hào dân tộc về ý chí và lòng dũng cảm của con người Việt Nam.
 5. Dặn dò : (1’)
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Con sẻ
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ hai, ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Chính tả 
TIẾT 27:	BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH. 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng ba khổ thơ cuối của bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai s/x , dấu hỏi/dấu ngã.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2 a.
- Viết nội dung BT 3a hay 3b.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động : (1’) Hát .
 	2. Bài cũ : (3’) : Thắng biển.
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng ba khổ thơ cuối của bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
 	2. Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ sai s/x , dấu hỏi/dấu ngã.
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
-Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
-Học sinh đọc thầm đoạn chính tả: 3 khổ thơ cuối. 
-Cho HS luyện viết từ khó
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
-Nhắc cách trình bày bài
-Giáo viên đọc cho HS viết 
-Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
-Giáo viên giao việc 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
-HS theo dõi trong SGK 
-HS đọc thầm 
-HS viết bảng con: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt.
-HS nghe.
-HS viết chính tả. 
-HS dò bài. 
-HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
-HS đọc yêu cầu bài tập 2b, 3b. 
-Cả lớp đọc thầm
-Cả lớp làm bài tập 
-HS trình bày kết quả bài làm. 
Bài 2b:
Ba tiếng không viết với dấu ngã: ải, ẩn, gửi, buổi, thẳng.
Ba tiếng không viết với dấu hỏi: ẵm, giỗ, nghĩa.
Bài 3b: đáy biển, thung lũng.
4. Củng cố : (3’)
	-HS nhắc lại nội dung học tập
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
Nhận xét tiết học, làm VBT 2avà 3a, chuẩn bị tiết 29 
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ ba, ngày 21 tháng 3 năm 2006.
Luyện từ và câu 
TIẾT 53 :	CÂU KHIẾN 
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nắm được tác dụng và cấu tạo của câu khiến .
2. Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần nhận xét )
Bốn băng giấy – mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập ). 
Một số tờ giấy để học sinh làm BT2 – 3 (phần luyện tập )
.III Hoạt động dạy – học
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) : MRVT: Dũng cảm.
	- 1 em sử dụng các từ đã học để đặt câu.
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Câu khiến.
Tiết học hôm nay giúp các em: 
1. Nắm được tác dụng và cấu tạo của câu khiến .
2. Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến . 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động1: Nhận xét
Bài tập 1,2
-GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: 
GV theo dõi nhận xét. 
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1:
GV dán bốn băng giấy,mỗi băng viết một đoạn văn, mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến. 
GV nhận xét.
Bài tập 2: 
GV phát giấy cho HS các nhóm, ghi lời giải vào giấy.
GV nhận xét.
Bài tập 3: 
Giáo viên nhắc: HS đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng mình yêu cầu.
HS đọc yêu cầu
HS phát biểu ý kiến 
*Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! 
*Tác dụng: dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
*Cuối câu có dấu chấm than. 
- HS đọc yêu cầu, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh, viết vào vở 
-Từng HS đọc câu mình đặt
-HS khác nhận xét. 
- Ba HS đọc ghi nhớ, một HS lấy ví dụ minh hoạ. 
-HS đọc yêu cầu
-HS trao đổi với bạn bên cạnh.
- HS trình bày kết quả. 
*Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
*Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
*Đoạn c: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
*Đoạn c: Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta. 
HS đọc yêu cầu
HS thảo luận nhóm.
HS trình bày kết quả. 
HS đọc yêu cầu
HS đặt câu khiến theo yêu cầu.
Lần lượt từng HS đặt
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .- Chép bài tập 3 vào vở.
 - Chuẩn bị: Cách đặt câu khiến. 
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......Thứ ba, ngày 21 tháng 3 năm 2006.
Kể chuyện 
TIẾT 27: 	KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. 
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối .
-Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
-Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
 	 2. Rèn kỹ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Tranh minh họa việc làm của người có lòng dũng cảm (nếu có).
-Bảng lớp viết sẵn đề bài.
-Viết sẵn gợi ý 3(dàn ý cho 2 cách kể)
-Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 	1. Khởi động : (1’) Hát . 
2. BÀI CŨ : (3’) KỂ LẠI CÂU CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
CÂU CHUYỆN CA NGỢI ĐIỀU GÌ?
3. Bài mới : (27’)
 	 	A) GIỚI THIỆU BÀI : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.
 	b) Các hoạt động : 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 4 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Cho hs giới thiệu câu chuyện của mình.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho hs kể 
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt theo tiêu chí
-Đọc và ga ... ïi cây . 
-Hs quan sát, nắm cách vẽ:
*Vẽ hình dáng chung của cây, 
*Vẽ phác các nét sống lá hoặc cành cây,
*Vẽ nét chi tiết của thân cành lá,
*Vẽ thêm hoa quả,
 *Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích. 
-Hs vẽ.
- Hs quan sát, nhận xét và xếp loại theo ý thích.
4. Củng cố : (3’)
	 -Nhận xét HS hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc . 
5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .	
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2006.
Âm nhạc 
TIẾT 27: 	ÔN TẬP CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
	TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7.
I. MỤC TIÊU :
HS hát đúng và thuộc hai lời Chú Voi con ở Bản Đôn 
Tập trình bài cách hát lĩnh xướng , hòa giọng và bài hát bằng hình thức đơn ca , song ca , tốp ca 
HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài T Đ N Đồng lúa bên sông 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
Nhạc cụ ; Nghiên cứu một vài động tác phụ họa phù hợp với giai điệu và nội dung bài hát 
Đàn giai điệu , đệm và hát bài Chú voi con ở Bản Đôn và bài T Đ N Đồng lúa bên sông ;
Tranh ảnh đã sử dụng trong tiết học trước .
Học sinh :
SGK , vở chép nhạc , nhạc cụ gõ ; Học thuộc bài hát Chú voi con ở Bản Đôn ;
Chuẩn bị động tác để phụ họa cho bài hát Chú voi con ở Bản Đôn 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : ( 1’ )
2.BÀI CŨ : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN 
3. Bài mới : (27’)
 A).GIỚI THIỆU BÀI: 
ÔN TẬP CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7
 b) Các hoạt động : 
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học. 
-GV cho HS trình bày lại bài hát .
Kiểm tra lời 1 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và cách hát đã tập.
Ôn lời hai bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. 
Trình bày cả bài theo cách hát lĩnh xuống vàhoà giọng đã tập ở tiết học trước. 
Hoạt động 2: Trình bày bài và kết hợp vận động. 
-GV hướng dẫn HS tập hát 
- GV chỉ định HS lên bảng trình bày lời hát đã học. Yêu cầu một vài HS học khá thể hiện lời hát đó và động tác phụ hoạ đã chuẩn bị. 
- GV chọn động tác để hướng dẫn HS phụ hoạ khi hát. 
Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 7. 
Hoạt động 1: 
-GV viết bài luyện tập cao độ lên bảng, thể hiện cao độ 5 nốt nhạc. 
-GV viết bài luyện tập tiết tấu lên bảng và làm mẫu cho HS gõ theo. 
Hoạt động 2: 
-GV đàn giai điệu. HS vừa đọc nhạc vừa gõ theo tiết tấu đã tập. 
-GV chia lớp thành hai nửa, một nửa đọc nhạc, một nửa hát lời. Sau đó đổi lại.
-GV hướng dẫn HS tập đọc nhạc và hát lời, kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc, sau đó từng tổ trình bày. 
-HS hát.
-HS hát.
-HS tập hát kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc, sau đó từng tổ trình bày kết hợp gõ đệm.
-HS lên bảng trình bày lời hát đã học, thể hiện lời hát đó và động tác phụ hoạ đã chuẩn bị.
- HS làm mẫu trên bảng, tất cả tập theo.
Cả lớp cùng trình bày bài Chú voi con ở Bản Đôn, vừa hát vừa thể hiện động tác phụ họa.
- HS đọc cao độ 
- HS dùng nhạc cụ tập gõ và có thể vừa gõ vừa đọc tên hình nốt: đen, đơn đơn trắng, đen, đơn đơn trắng
- HS tập gõ và đọc tên hình nốt. 
-HS tập đọc nhạc.
-HS thực hiện. 
4. Củng cố : (3’)
	Củng cố vàkiểm tra kiến thức đã học.
GV chỉ định 1-2 em trình bày một trong hai lời bài Chú voi con ở Bản Đôn. 
Chỉ định 1-2 em đọc nhạc rồi hát lời bài TĐN số 7 kết hợp gõ đệm.
 GV nhận xét, đánh giá. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2006.
Thể dục 
Tiết 53:	NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG 
– TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	-Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi bước đầu tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn .
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau , di chuyển tung ( chuyền) và bắt bóng . Yêu cầu thực hiện được động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ , kẻ sẵn các vạch .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 1 phút.
-Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc theo vòng tròn :1 phút
- Ôn động tác tay, chân , lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài TDPTC : 2 lần / 8 nhịp.
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Trò chơi “Dẫn bóng”: 9 – 11 phút.
-Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu: 2phút
+Nhận xét, giải thích thêm cách chơi
- Trực tiếp điều khiển , chú ý nhắc nhở , đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em .
b) Bài tập rèn luyện TTCB : 9 – 10 phút 
-Ôn di chuyển tung ( chuyền) và bắt bóng : 2 – 3 phút
+Tổ chức cho HS quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi để di chuyển tung ( chuyền) và bắt bóng 
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. : 2 phút
Trên cơ sở đội hình chuyển về hàng ngang
* Thi nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 2 – 3 phút. 
Hoạt động lớp, nhóm .
-Nhắc lại cách chơi
+ Chơi thử: 2 lần.
+ Chơi chính thức: 2 lần
- Cả lớp chơi theo đội hình 2 hàng dọc.
+ Cho HS thực hiện bài tập.
-Đội hình hàng dọc, mỗi tổ chia đôi.
-HS dàn hàng để tập dưới hình thức thi xem tổ nào di chuyển tung ( chuyền) và bắt bóng giỏi ( HS tự bình chọn).
+Tập cá nhân theo tổ.
+ Từng tổ thi theo sự điều khiển của tổ trưởng – chọn đại diện thi vô địch lớp.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Trò chơi kết bạn : 1 phút
 - Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 24 tháng 3 năm 2006.
 Thể dục 
Tiết 54:	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
– TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Học một số nội dung của môn tự chọn : Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi bước đầu tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ và bóng , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 1 phút.
- Ôn động tác tay, chân , lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài TDPTC : 2 lần / 8 nhịp.
- Ôn nhảy dây : 1 – 2 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Môn tự chọn: Tập nâng cầu bằng đùi :9 – 11 phút.
-Nêu tên, giải thích và làm mẫu: 2phút
+Uốn nắn cho HS. 
- Trực tiếp điều khiển , chú ý nhắc nhở , đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em .
b) Trò chơi “Dẫn bóng”: 9 – 11 phút.
-Nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu: 2phút
+Phân công địa điểm , tổ trưởng điều khiển. 
- Trực tiếp điều khiển , chú ý nhắc nhở , đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em .
Hoạt động lớp, nhóm .
+ HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị : 2 – 3 lần
+ HS tập tung cầu và tập tâng cầu bằng đùi: 2 phút.
- Chia tổ tập luyện : 3 phút. 
- Mỗi tổ cử 1 – 2 HS thi xem tổ nào tâng cầu giỏi
- Cả lớp chơi theo đội hình 2 hàng dọc.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
-Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát : 2 – 3 phút.
- Trò chơi kết bạn : 1 phút
 - Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 24 tháng 3 năm 2006.
Sinh hoạt
TUẦN 27
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 28 .
- Báo cáo tuần 27 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 28 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : ....
	- Khuyết điểm :
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_ban_2_cot_dep.doc