Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)

Chính tả (tiết 27)

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. MỤC TIÊU :

 - Hiểu nội dung bài Tiểu đội xe không kính .

- Nhớ – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài . Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày đúng các khổ thơ . Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn : s/x , hỏi/ngã .

 - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a hay b , viết nội dung BT2a hay b .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Thắng biển .

 - 1 , 2 em đọc cho 2 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những từ ngữ bắt đầu bằng l/n hoặc in/inh .

 3. Bài mới : (27) Bài thơ về tiểu đội xe không kính .

 a) Giới thiệu bài :

 - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .

 b) Các hoạt động :

 

doc 45 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 (Bản mới 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 53)
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm , kiên trì bảo vệ chân lí khoa học .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các tên riêng nước ngoài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê .
	- Giáo dục HS có ý chí vượt khó .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh chân dung Cô-péc-ních , Ga-li-lê SGK ; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Ga-vrôt ngoài chiến lũy .
	- Kiểm tra 4 em đọc truyện Ga-vrôt ngoài chiến lũy theo cách phân vai , trả lời các câu hỏi trong SGK .
 3. Bài mới : (27’) Dù sao trái đất vẫn quay .
 a) Giới thiệu bài :
	- Trong chủ điểm Những người quả cảm , các em đã biết nhiều tấm gương dũng cảm trong chiến đấu , trong đấu tranh chống thiên tai , trong đấu tranh với bọn côn đồ hung hãn . Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy một biểu hiện khác của lòng dũng cảm – dũng cảm bảo vệ chân lí , bảo vệ lẽ phải . Đó là tấm gương của 2 nhà khoa học vĩ đại : Cô-péc-ních và Ga-li-lê . 
	- Giới thiệu chân dung 2 nhà khoa học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Phân đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  Chúa Trời .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  bảy chục tuổi .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
- Giới thiệu sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời .
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
- Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Thời đó , người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ , đứng yên một chỗ ; còn mặt trời , mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó . Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại : chính trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời .
- Uûng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních .
- Vì cho rằng ông chống đối quan điểm của Giáo hội , nói ngược với những điều phán bảo của Chúa Trời .
- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa Trời , tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ , mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng . Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bài .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Chưa đầy  vẫn quay . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS có ý chí vượt khó .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc , kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe . 
v Rút kinh nghiệm:
Chính tả (tiết 27)
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Tiểu đội xe không kính .
- Nhớ – viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài . Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể thơ tự do và trình bày đúng các khổ thơ . Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn : s/x , hỏi/ngã .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a hay b , viết nội dung BT2a hay b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thắng biển .
	- 1 , 2 em đọc cho 2 em viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào nháp những từ ngữ bắt đầu bằng l/n hoặc in/inh .
 3. Bài mới : (27’) Bài thơ về tiểu đội xe không kính .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết 
MT : Giúp HS nhớ để viết lại đúng chính tả .
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ tự do , chú ý những từ ngữ dễ viết sai  
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc yêu cầu BT , đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối bài Tiểu đội xe không kính .
- Cả lớp nhìn SGK , đọc thầm lại để ghi nhớ 3 khổ thơ .
- Gấp SGK , nhớ lại 3 khổ thơ , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Giải thích yêu cầu BT .
+ Phát phiếu đã kẻ bảng nội dung để các nhóm làm bài .
+ Nhắc HS lưu ý :
@ BT yêu cầu tìm 3 trường hợp chỉ viết với s không viết với x hoặc ngược lại .
@ Chỉ tìm những tiếng có nghĩa . Có thể tìm những tiếng không có nghĩa nhưng vẫn thường gặp .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Chọn BT cho HS .
+ Dán bảng 2 , 3 tờ phiếu ; mời HS lên bảng thi làm bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc lại yêu cầu BT để hiểu đúng .
- Làm bài theo nhóm 4 , tìm càng nhiều từ càng tốt .
- Đại diện các nhóm dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả .
- Cả lớp kết luận nhóm thắng cuộc .
- Đọc thầm đoạn văn ; xem tranh minh họa ; làm bài vào vở .
- Đọc lại đoạn văn Sa mạc đỏ đã điền hoàn chỉnh .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS về nhà đọc lại kết quả BT2 , 3 .
v Rút kinh nghiệm:
Luyện từ và câu (tiết 53)
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU :
- Nắm cấu tạo , tác dụng của câu khiến .
	- Nhận diện được câu khiến , đặt được câu khiến .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 ( phần Nhận xét ) .
	- 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 đoạn văn ở BT1 ( phần Luyện tập ) .
	- Một số tờ giấy để HS làm BT2,3 ( phần Luyện tập ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Dũng cảm .
	- 1 em nêu lại nghĩa một số từ tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Câu khiến .
 a) Giới thiệu bài : 
	Hằng ngày , chúng ta thường xuyên phải nhờ vả , khuyên nhủ ai đó hoặc rủ những người thân quen cùng làm việc gì đó . Để thực hiện được những việc như vậy , phải dùng đến câu khiến . Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu để nhận diện và sử dụng câu khiến .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nhận diện và nắm cấu tạo , tác dụng của câu khiến .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 , 2 : 
+ Chốt lại lời giải đúng , chỉ bảng đã viết câu khiến , nói lại tác dụng của câu , dấu hiệu cuối câu .
 - Bài 3 : 
+ Chia bảng lớp làm 2 phần , mời 4 hoặc 6 em tiếp nối nhau lên bảng , mỗi em đặt 1 câu văn .
+ Nói : Những câu dùng để yêu cầu , đề nghị , nhờ vả  người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến .
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT , tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh , viết vào vở 
- Mỗi em lên bảng tự đọc câu văn của mình .
- Cả lớp nhận xét từng câu , rút ra kết luận : Khi viết câu nêu yêu cầu , đề nghị , mong muốn , nhờ vả  của mình với người khác , ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc chấm than .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
- 1 em cho ví dụ minh họa nội dung ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Dán bảng 4 băng giấy , mỗi băng viết 1 đoạn văn , mời 4 em lên bảng gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn . Sau đó đọc các câu văn với giọng điệu phù hợp .
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu BT , nhắc HS : Trong SGK , câu khiến thường được dùng để yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải BT . Cuối các câu khiến này thường có dấu chấm .
- Bài 3 : 
+ Nhắc HS : Đặt câu khiến phải hợp với đối tượng mình yêu cầu , đề nghị , mong muốn .
+ Phát phiếu cho một số em .
+ Nhận xét , mời những em làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài làm lên bảng lớp , đọc kết quả .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT .
- Trao đổi với bạn bên cạnh , cùng làm bài .
- Đại diện nhóm phân công các bạn tìm các câu khiến trong SGK , ghi nhanh ra giấy .
- Sau thời gian quy định , các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp , đọc những câu khiến tìm ... lớp .
Hoạt động 2 : Cách vẽ cây .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ cây .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để hướng dẫn :
+ Vẽ hình dáng chung của cây : thân cây và vòm lá .
+ Vẽ phác các nét sống lá hoặc cành cây 
+ Vẽ nét chi tiết của thân , cành , lá .
+ Vẽ thêm hoa , quả .
+ Vẽ màu theo mẫu thực hoặc ý thích .
- Gợi ý : Có thể vẽ một cây hoặc nhiều cây để thành vườn cây .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ được cây .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Quan sát chung và gợi ý về :
+ Cách vẽ hình : Vẽ hình chung , hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây .
+ Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho bố cục đẹp và sinh động .
+ Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt 
Hoạt động cá nhân .
- Cả lớp thực hành vào vở theo cảm nhận riêng .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS nhận xét , đánh giá bài vẽ của mình , của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , giảng giải .
- Chọn các bài vẽ đã hoàn thành và nhận xét :
+ Bố cục hình vẽ .
+ Hình dáng cây .
+ Các hình ảnh phụ .
+ Màu sắc .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét , xếp loại theo ý thích .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS yêu mến và có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây xanh .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Quan sát hình dáng , màu sắc của cây . Quan sát lọ hoa có trang trí .
Âm nhạc (tiết 27)
Ôn tập bài hát : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7
I. MỤC TIÊU :
	- Tiếp tục tập trình bày cách hát lĩnh xướng , hòa giọng . Tập trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca , song ca , tốp ca .
	- Hát đúng và thuộc 2 lời của bài hát . Đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN Đồng lúa bên sông .
	- Giáo dục HS yêu quê hương , đất nước .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- Nhạc cụ .
	- Nghiên cứu một vài động tác phụ họa phù hợp với giai điệu và nội dung bài hát tùy theo sáng tạo của GV .
	- Đàn giai điệu , đệm và hát bài Chú voi con ở bản Đôn và bài TĐN Đồng lúa bên sông .
	- Tranh , ảnh đã sử dụng trong tiết trước .
 2. Học sinh :
	- SGK , vở chép nhạc , nhạc cụ gõ .
	- Học thuộc bài hát .
	- Chuẩn bị động tác để phụ họa cho bài hát .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Chú voi con ở bản Đôn .
	- Một số em hát lại 3 bài hát đã ôn .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Chú voi con ở bản Đôn .
	Tập đọc nhạc : TĐN số 7 .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát .
MT : Củng cố bài hát đã học .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Cho HS nghe lại bài hát từ băng .
- Kiểm tra lời 1 bài hát và cách hát đã tập .
- Oân lời 2 bài hát .
- Hướng dẫn HS tập hát kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc .
- Chọn động tác để hướng dẫn HS phụ họa khi hát .
Hoạt động lớp .
- Trình bày cả bài theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng đã tập ở tiết trước .
- Từng tổ trình bày kết hợp gõ đệm .
- Lên trình bày lời hát đã học , có múa phụ họa .
- 1 em làm mẫu , cả lớp tập theo .
- Cả lớp cùng trình bày bài hát kết hợp động tác phụ họa .
Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 7 .
MT : Giúp HS đọc được bài TĐN số 7 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Viết bài luyện tập cao độ ở bảng , dùng đàn thể hiện cao độ 5 nốt nhạc .
- Viết bài luyện tập tiết tấu lên bảng và làm mẫu cho HS gõ theo .
- Đàn giai điệu .
- Chia lớp thành 2 nửa , một nửa đọc nhạc , một nửa hát lời , kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc cao độ theo đàn .
- Dùng nhạc cụ tập gõ và có thể vừa gõ vừa đọc tên hình nốt .
- Vừa đọc nhạc , vừa gõ theo tiết tấu đã tập .
- Từng tổ trình bày .
 4. Củng cố : (3’)
	- Kiểm tra lại những kiến thức đã học : Chỉ định 1 – 2 em trình bày một trong hai lời bài hát Chú voi con ở bản Đôn và TĐN số 7 kết hợp gõ đệm .
	- Giáo dục HS yêu quê hương , đất nước .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS về nhà ôn lại bài hát , bài TĐN số 7 .
v Rút kinh nghiệm:
Thể dục (tiết 53)
NHẢY DÂY , DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân nhảy dây kiểu chân trước chân sau , di chuyển tung và bắt bóng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
	- Chơi trò chơi Dẫn bóng . Yêu cầu biết cách chơi , bước đầu tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự nhanh nhẹn , khéo léo .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , bóng , dây nhảy , dụng cụ .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút .
- Kiểm tra bài cũ : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông : 1 phút .
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc theo vòng tròn : 1 phút .
- Oân các động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp , nhảy của bài TD : 2 x 8 nhịp .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập Rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng : 9 – 11 phút .
- Oân di chuyển tung và bắt bóng : 2 – 3 phút .
- Oân nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 2 – 3 phút .
- Thi nhảy dây kiểu chân trước chân sau : 3 – 4 phút .
b) Trò chơi “Dẫn bóng” : 9 – 11 phút .
- Nêu tên trò chơi , giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu : 2 phút .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Tập theo đội hình hàng dọc có thi đua xem tổ nào có nhiều bạn tung bóng giỏi .
- Tập cá nhân theo tổ .
- Thi theo từng tổ , tổ trưởng điều khiển .
- Chơi thử : 1 – 2 lần .
- Chơi chính thức : 2 lần .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 – 2 phút .
- Trò chơi hồi tĩnh : 1 phút .
Thể dục (tiết 54)
MÔN TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. MỤC TIÊU :
	- Học một số nội dung củamôn tự chọn : Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác 
	- Chơi trò chơi Dẫn bóng . Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo , nhanh nhẹn .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , bóng , dây nhảy .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút .
- Kiểm tra bài cũ : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Giậm chân tại chỗ và hát hoặc xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông : 1 phút .
- Oân các động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp và nhảy của bài TD : mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
- Oân nhảy dây : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng động tác của môn tự chọn và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Môn tự chọn “Đá cầu” : 9 – 11 phút .
- Tập tâng cầu bằng đùi : 
+ Làm mẫu , giải thích động tác .
+ Nhận xét , uốn nắn sai cho HS .
+ Chia tổ tập luyện : 3 phút .
b) Trò chơi “Dẫn bóng” : 9 – 11 phút .
- Nêu tên trò chơi , phân công địa điểm để HS chơi theo tổ .
Hoạt động lớp, nhóm .
- Theo đội hình 2 – 4 hàng ngang , em nọ cách em kia 1,5 m :
+ Tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị : 2 – 3 lần .
+ Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi : 2 phút .
+ Mỗi tổ cử 1 – 2 HS thi xem tổ nào tâng cầu giỏi : 1 phút .
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình chơi .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 1 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát : 2 – 3 phút .
- Chơi trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút .
Sinh hoạt
TUẦN 27
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 28 .
- Báo cáo tuần 27 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 28 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : .
.
	- Khuyết điểm : ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_ban_moi_2_cot_chuan_kien_thuc.doc