Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Đồng Kim Thạo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Đồng Kim Thạo

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp HS:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- Giáo dục HS lòng dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học; Chân dung Cô-péc-ních, ga-li-lê, sơ đồ quả đất trong vũ trụ (nếu có); Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: Cho HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.

- Gọi 3 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi (mỗi HS 1 câu).

- GV nhận xét, cho điểm HS.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu: Dù sao trái đất vẫn quay!

b) Các hoạt động:

 

doc 101 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Đồng Kim Thạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2010
TOÁN
Tiết 131: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày soạn: Ngày dạy : 15 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải các bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung.
- Kiểm tra một số VBT của HS.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Luyện tập chung.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện tập.
. Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1:
- Yêu cầu HS rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV chữa bài trên bảng, sau đó yêu cầu HS kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Bài tập 2: 
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GVđọc từng câu hỏi, yêu cầu HS trả lời trước lớp.
+ Bài tập 3:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- Hỏi: .Chúng ta làm thế nào để tính được số ki-lô-mét còn phải đi?
 .Vậy trước hết ta phải tính được gì?
- Gọi 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
+ Bài tập 4:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán.
- Hỏi: .Chúng ta làm thế để tính được số lít xăng có trong kho lúc đầu?
 .Vậy trước hết chúng ta phải tính được gì?
- Gọi 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở toán.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
.2HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.1HS đọc đề bài toán
.HS tự làm bài
.HS trả lời câu hỏi
.1HS đọc đề bài toán
.HS trả lời câu hỏi
.1HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
.1HS đọc đề bài toán
.HS trả lời câu hỏi
.1HS lên bảng làm bài
.Lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới:
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Tiết 53: DÙ SAO TRÁI ĐẤT DẪN QUAY!
Ngày soạn: Ngày dạy : 15 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Giáo dục HS lòng dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học; Chân dung Cô-péc-ních, ga-li-lê, sơ đồ quả đất trong vũ trụ (nếu có); Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
- Gọi 3 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi (mỗi HS 1 câu).
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Dù sao trái đất vẫn quay!
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc
. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Hướng dẫn HS hiểu các từ mới trong bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: 
+ Đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-níc và Ga-li-lê.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bác bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo,...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
. Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 1; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 1: Cô-péc-níc dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 2; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông?
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 2: Ga-li-lê bị xét xử.
- Gọi HS đọc thành tiếng đoạn 3; cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-le thể hiện ở chỗ nào? 
- GV gợi ý để HS nêu được ý chính đoạn 3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
- Gợi ý HS rút ra ý chính của bài.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
. Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm bài tập đọc.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp các đoạn của bài, các HS khác theo dõi để tìm giọng đọc đúng.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn, đọc toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt.
.3HS nối tiếp nhau đọc 
.HS luyện đọc theo cặp
.2, 3HS đọc toàn bài
.HS đọc và trả lời câu hỏi đoạn 1
.HS nêu ý chính đoạn 1
.HS đọc và trả lời câu hỏi đoạn 2
.HS nêu ý chính đoạn 2
.HS đọc và trả lời câu hỏi đoạn 3
.HS nêu ý chính đoạn 3
.Rút ra ý chính của bài
.3HS đọc nối tiếp
.HS lắng nghe
.HS luyện đọc theo cặp
.HS thi đọc diễn cảm 
.Cả lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Con sẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 27
Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 53: CÂU KHIẾN
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.
- Bồi dưỡng HS thói quen nói và viết đúng câu khiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn.
- HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.
- Yêu cầu HS tìm từ và đặt câu 1 thành ngữ nói về lòng dũng cảm (mỗi HS 1 câu).
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Câu khiến.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Nhận xét.
. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi của phần nhận xét.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS phát biểu ý kiến lần lượt các câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận: Những câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vảngười khác làm 1 việc gì đó được gọi là câu khiến.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ.
. Mục tiêu: Giúp HS HTL phần ghi nhớ.
. Cách tiến hành:
- Gọi 2, 3HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm. sau đó cả lớp viết vào vở.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
. Mục tiêu: Giúp HS biết nhận diện câu khiến và đặt câu khiến.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1:
- Gọi 4HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập, mỗi em đọc 1 ý.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Các em gạch dưới bằng bút chì mờ những câu khiến trong SGK. Sau đó, mỗi tổ cử 1 bạn đọc những câu khiến đã tìm trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV lưu ý: Trong SGK, câu khiến thường được dùng để nêu yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập, cuối các câu khiến này thường có dấu chấm.
- Mỗi nhóm cử 1HS đóng vai điều khiển các bạn trong nhóm tím các câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán, thư kí nhóm ghi nhanh ra giấy những câu tìm được. Nhóm nào làm xong dán nhanh bài lên bảng lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, tính điểm cho từng nhóm.
+ Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 2HS ngồi cùng bàn nói câu khiến và sửa cho nhau. Mỗi HS đặt 3 câu khiến theo từng tình huống với bạn, với anh (chị) hoặc với thầy (cô) giáo.
- GV nhắc HS: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là bạn bè cùng lứa, anh chị là người lớn tuổi hơn, với thầy cô giáo là bậc trên.
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV sửa lỗi cho từng HS.
.1HS đọc các câu hỏi
.HS làm bài 
.HS phát biểu ý kiến 
.Lớp nhận xét
.2, 3HS đọc ghi nhớ
.4HS tiếp nối đọc
.HS làm bài theo tổ, đại diện tổ trình bày
.Lớp nhận xét
.1HS đọc đề bài
.HS lắng nghe
.HS làm việc theo nhóm
.Đại diện nhóm trình bày kết quả
.HS đọc đề bài
.HS thảo luận nhóm đôi
.HS lắng nghe
.HS đọc câu mình đặt
.Lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Cách đặt câu khiến.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
Tiết 27: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 3 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm theo gợi ý trong SGK.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện).
- Biết kể chuy ... n: Ngày dạy : 16 / 4 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Giáo dục HS biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trên giấy tờ in sẵn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản phô tô mẫu: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng: Cỡ to, cỡ thường.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả các bộ phận của con vật.
- Gọi HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) (BT3) đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó) (BT 4).
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Điền vào giấy tờ in sẵn.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
. Mục tiêu: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 1: 
- Treo tờ phiếu phô tô phóng to, giải thích các từ viết tắt: CMND.
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- Chú ý: BT này nêu 1 tình huống giả thiết, vì vậy.
 .Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
 .Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
 .Ở mục 6: Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì 2 mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng).
 .Ở mục 9: Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em.
 .Ở mục 10: Chủ hộ, em không được viết gì để để chủ hộ tự viết và kí tên.
 .Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực.
- GV phát phiếu cho từng HS
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, điền nội dung vào phiếu bằng bút chì.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Bài tập 2:
- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ em hỏi: "Con biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?".
Em trả lời mẹ thế nào?
.1HS đọc yêu cầu.
.1HS lên bảng làm bài trên tờ phiếu to.
.HS tự điền thông tin
.Lớp nhận xét
.1HS đọc yêu cầu.
.Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
Tiết 30: ĐƯỜNG ĐI SA PA
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 4 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhớ - viết đúng chính tả đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc v/d/gi.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết bài và trung thực trong việc sửa lỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn BT2a, 3a.
- HS: Vở, bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3, 4  ?
- Đọc các từ viết sai chính tả tiết trước cho HS viết.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Đường đi Sa Pa.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
. Mục tiêu: Giúp HS nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng của đoạn trích: Đường đi Sa Pa.
. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đoạn viết chính tả. 
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết và luyện viết.
- GV lưu ý HS cách trình bày đoạn văn.
- Yêu cầu HS gấp sách lại, nghe - viết đoạn văn.
- HS soát lại bài, yêu cầu HS nộp tập.
* Hoạt động 2: Luyện tập
. Mục tiêu: Giúp HS luyện viết đúng những tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc v/d/gi.
. Cách tiến hành:
+ Bài tập 2:
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT2a lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 3HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài tập 3:
- GV treo bảng phụ viết sẵn BT3 lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
.2, 3HS đọc đoạn văn
.HS thực hiện
.HS nghe - viết bài
.HS soát lại bài
.1HS đọc BT2
.HS tự làm bài
.3HS lên bảng sửa bài
.Cả lớp nhận xét
.1HS đọc BT2
.HS tự làm bài
.1HS lên bảng sửa bài
.Cả lớp nhận xét
.1HS đọc lại 
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Cho HS thi đua viết từ khó viết.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Nghe lời chim nói.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TOÁN
Tiết 150: THỰC HÀNH
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 4 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây ; biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
- Thực hành thành thạo 2 kĩ năng trên.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Thước dây cuộn, một số cọc mốc. Cọc tiêu.
- HS: SGK, thước dây cuộn, một số cọc mốc. Cọc tiêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo).
- Kiểm tra một số VBT của HS.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Thực hành.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành tại lớp.
. Mục tiêu: Giúp HS nắm cách đo độ dài một đoạn thẳng bằng thước dây.
. Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành ngoài lớp.
. Mục tiêu: Giúp HS nắm cách đo độ dài một đoạn thẳng bằng thước dây.
. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
+ Bài tập 1: Đo rồi ghi kết quả đo vào ô trống (thực hành đo độ dài).
+ Bài tập 2: Em bước đi 10 bước dọc thảng theo sân trường từ A đến B. 
- Em ước lượng xem đoạn thẳng AB dài mấy mét ?
- Em hãy kiểm tra bằng cách dùng thước dây để đo độ dài đoạn thẳng AB.
.Theo dõi
.Dựa vào cách đo để đo độ dài 2 điểm cho trước 
.Thực hiện như bài 2 SGK 
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành (tiếp theo).
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
Ngày soạn: Ngày dạy : 16 / 4 /2010
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết vai trò của không khí đối với đời sống cây xanh.
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống cây xanh.Kể ra vai trò của khí các-bô-níc đối với đời sống cây xanh và ứng dụng thực tế của hiểu biết đó.
- Thích tìm hiểu khoa học và ứng dụng vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình vẽ SGK trang 120, 121.
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Nhu cầu về chất khoáng của cây xanh.
+ Để cây phát triển tốt, cho năng suất cao, cây cần được cung cấp các loại chất khoáng nào?
+ Trong các chất khoáng, thì chất nào cây cần được cung cấp nhiều?
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Nhu cầu về không khí của thực vật.
b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật.
. Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
. Cách tiến hành:
- Không khí có những thành phần nào?
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của cây xanh?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 120 và 121 SGK để tự đặt câu hỏi, trả lời lẫn nhau. 
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Tóm lại, cây xanh cần không khí để làm gì?
- Nếu thiếu không khí cây sẽ như thế nào?
* Hoạt động 2: Vai trò của khí các-bô-níc đối với đời sống của cây xanh.
. Mục tiêu: Kể ra vai trò của khí các-bô-níc đối với đời sống cây xanh và ứng dụng thực tế của hiểu biết đó.
. Cách tiến hành:
- Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người và động vật nhưng chúng vẫn “ăn” và “uống”. Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên. Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước.
- Nêu câu hỏi:
+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật
+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
- GV nhận xét, chốt lại.
.HS nêu
.Quan sát và thảo luận nhóm đôi.
.HS trình bày kết quả
.Lắng nghe
.HS lắng nghe
.HS trả lời câu hỏi
.Lớp nhận xét
4. Củng cố:
- Hỏi lại tựa bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_den_30_dong_kim_thao.doc