Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - GV: Vi Hải Quý - Trường Tiểu học Thị trấn Cầu Gồ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - GV: Vi Hải Quý - Trường Tiểu học Thị trấn Cầu Gồ

Tập đọc

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!

I.Mục tiêu: Giúp HS :

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên nước ngoài: Cố-péc-ních,

Ga-li-lê.

 -Biết đọc diễn cảm bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.

-Hiểu các từ ngữ trong bài và ý nghĩa bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II.Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh, bảng phụ

 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - GV: Vi Hải Quý - Trường Tiểu học Thị trấn Cầu Gồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay!
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên nước ngoài: Cố-péc-ních, 
Ga-li-lê.
 -Biết đọc diễn cảm bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
-Hiểu các từ ngữ trong bài và ý nghĩa bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II.Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh, bảng phụ
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ.
-Quan sát tranh, nhận xét.
-Trò chuyện GTB gây hứng thú cho HS.
2.Luyện đọc
 -1 HS đọc bài và chia đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp các đoạn(2,3 lượt) kết hợp đọc từ khó ( Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, Ga-li-lê,...) và giải nghĩa từ khó hiểu.
-Nêu giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
-Lắng nghe, giúp HS chia đoạn (nếu cần).
- Khuyến khích HS phát hiện lỗi sai và giải nghĩa từ khó hiểu.
-Giúp HS nêu được cách đọc hay.
 - Một số từ cần giải nghĩa: thiên văn học, tà thuyết, chân lí,...
- Dành đủ thời gian.
- Đọc mẫu (nếu cần).
3.Tìm hiểu bài
-Hoạt động cá nhân câu 1 SGK 
-Hoạt động cặp đôi câu 2, 3 SGK.
-Trình bày trước lớp.
-Suy nghĩ trình bày trước lớp ý nghĩa bài.
 - Nêu câu hỏi.
 - Giúp đỡ HS gặp khó khăn
-Dành đủ thời gian cho HS
-Tổ chức cho HS trình bày.
H/ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét, KL (mục tiêu)
4.Đọc diễn cảm 
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, nêu giọng đọc.
-Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-Đọc trước lớp – nhận xét, đánh giá.
- Khuyến khích HS có cách đọc hay, phù hợp.
 - Dành đủ thời gian.
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm – nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò
- Nêu lại ý nghĩa bài.
- Nhận xét , dặn dò VN.
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
-Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm, bảng tay
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
 -Lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ
-Trò chuyện - GTB
2. Luyện tập
Bài 1: Hoạt động cá nhân
-Đọc các phân số- nêu các phân số chưa tối giản.
-Rút gọn các phân số đó vào bảng tay.
-Từ đó so sánh, nêu các phân số bằng nhau.
Bài 2 :Hoạt động cặp đôi
-Trao đổi làm bài.
-Lập phân số chỉ số phần HS của 3 tổ từ đó tìm phân số của một số.
-1 HS chữa bài trên bảng lớp.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
-HS đọc đề, tóm tắt bài toán.
-Trao đổi (nếu khó khăn) để tìm lời giải bài toán.
-1 HS khá trình bày trước lớp.
 -Làm bài vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
-Đọc đề bài- phân tích bài toán.
-Làm bài vào nháp.
-Chữa bài.
-Nêu yêu cầu, đề bài.
-Dành đủ thời gian.
-Giúp HS rèn kĩ năng rút gọn phân số và củng cố kiến thức phân số bằng nhau.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Nêu yêu cầu.
-Dành đủ thời gian, giúp HS yếu.
-Giúp HS biết lập phân số và tìm phân số của số đó.
-Tổ chức cho HS chữa bài.
-Nhận xét, chốt cách làm đúng.
-Giúp HS phân tích đề bài:
H/ Làm thế nào để biết quãng đường phải đi tiếp?
-Giúp HS biết tìm quãng đường đã đi để tính được quãng đường còn lại.
-Tổ chức cho HS chữa bài.
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-Giúp HS vận dụng kiến thức tìm phân số của một số vào giải bài toán.
-Dành đủ thời gian cho HS làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
ĐS: 100 000 l xăng
3. Củng cố
Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học , dặn dò VN 
Âm nhạc
Đ/c Yến dạy
Lịch sử
Thành thị ở thế kỉ XVI- XVII
 I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
-ở thế kỉ thứ XVI- XVII nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị này.
-Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
 -Bày tỏ suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-GTB gây hứng thú cho HS.
H/” Thành thị” là gì?
-Nhận xét, GTB.
2. Ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An
Hoạt động lớp: 
-Quan sát bản đồ nhận biết vị trí của ba thành thị thế kỉ XVI-XVII: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
-Quan sát tranh trong SGK nhận xét.
-Trình bày trước lớp- bổ sung.
 -Nêu yêu cầu.
-Cho HS quan sát bản đồ- nhận biết ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII.
-Giúp HS biết được 1 số đặc điểm của các thành thị đó.
-Nhận xét, KL
3.Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVII
-Dựa vào kênh hình, kênh chữ SGK trả lời câu hỏi để biết được hoạt động buôn bán tấp nập ở các thành thị.
-Trình bày trước lớp
-Nhận xét, bổ sung.
H/Từ đặc điểm đó em hãy dự đoán xem ở thành thị sẽ có hoạt động gì nổi bật?
H/ Theo em hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó ntn?
-Dành đủ thời gian, gợi ý nếu gặp khó khăn.
-Nhận xét, KL:Thành thị nước ta thời đó đông đúc, buôn bán sầm uất, phản ánh sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
4. Củng cố
-Liên hệ địa phương.
-Nêu lại nội dung bài
-Giúp HS liên hệ thực tế địa phương biết bảo vệ, xây dựng quê hương mình (GDBVMT).
-Nhận xét, KL
Ngoại ngữ
G/v chuyên dạy
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì II
(Soạn ôn tập)
I.Mục tiêu:Giúp HS :
-Củng cố các phép tính đối với phân số và một số tính chất của phép tính.
-Giải bài toán liên quan.
 II. Đồ dùng dạy học : bảng cá nhân, bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động
-Nêu các phép tính với phân số-lấy VD minh hoạ.
-Giúp HS nhớ lại các phép tính với phân số.
-GTB
2.Luyện tập
Bài 1: Hoạt động cá nhân
-Lấy VD các phép tính theo yêu cầu của GV.
-HS tự làm bài vào bảng tay.
-Đổi bảng, nhận xét.
Bài 2: Hoạt động cá nhân
-Đọc phép tính.
-Suy nghĩ tìm cách tính thuận tiện nhất.
-Nêu cách làm trước lớp.
-Làm bài vào nháp, 2 HS chữa bài trên bảng lớp.
-Nhận xét, chữa bài- nêu kiến thức vận dụng.
 Bài 3:
-Đọc đề bài.
-Tự làm bài vào vở.
-1 HS làm bài vào bảng nhóm.
-Gắn bảng, nhận xét.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS củng cố các phép tính đối với phân số.
-Biết kiểm tra, đánh giá bài của bạn.
-Nêu yêu cầu và phép tính.
-Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính vào để thực hiện tính thuận tiện nhất.
-Dành đủ thời gian cho HS, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
-Nhận xét, chữa bài.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS củng cố dạng toán tìm phân số của một số vào giải toán.
-Dành đủ thời gian.
-Nhận xét, KL
3.Củng cố
Nêu lại nội dung bài học 
 -Nhận xét, dặn dò về nhà.
Luyện từ và câu
Câu khiến
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
-Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
II.Đồ dùng dạy học: bảng nhóm, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nêu các loại câu đã học.
-Lấy VD minh hoạ.
-Trò chuyện GTB
2. Phần nhận xét
-Đọc và nêu tác dụng của câu, dấu hiệu ở cuối câu.
-Nhận biết được câu khiến.
-Hoạt động cặp: Nói với bạn bên cạnh để mượn sách, đồ dùng của bạn.
-Viết lại các câu đó.
-1 số cặp trình bày trước lớp- nhận xét.
-Nhận xét, rút ra ghi nhớ.
-Đọc ghi nhớ- lấy VD.
-Tổ chức cho HS tìm hiểu các VD.
-Giúp HS biết được tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu.
-Yêu cầu HS thực hành đặt câu để mượn đồ dùng của bạn.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, KL: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, ... người khác gọi là câu khiến.
3.Luyện tập
Bài 1:Hoạt động cặp.
-Đọc đoạn văn- trao đổi tìm câu khiến.
-Trình bày trước lớp.
-Nêu tác dụng của các câu đó.
Bài 2: Hoạt động cá nhân
-Tìm 3 câu khiến trong SGK Toán hoặc Tiếng Việt.
-Trình bày trước lớp- nêu tác dụng của câu đó.
-Nhận xét
Bài 3
-Đọc yêu cầu.
-Làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.
-Gắn bảng , nhận xét
 -Nêu yêu cầu.
 -Giúp HS tìm được câu khiến nhờ vào dấu hiệu đã học.
-Dành đủ thời gian.
-Nhận xét, KL
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS củng cố kiến thức về câu khiến.
-Dành đủ thời gian.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS rèn kĩ năng đặt câu khiến theo yêu cầu.
-Dành đủ thời gian.
-Chấm bài, nhận xét.
4.Củng cố
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
Khoa học
Các nguồn nhiệt
I. Mục tiêu: Giúp HS sau bài học:
-Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
-Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, nến, diêm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
-Hoạt động cặp: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết trao đổi nêu các vật là nguồn toả nhiệt cho các vật xung quanh.
-Trình bày trước lớp.
-Nêu vai trò của các nguồn nhiệt đó.
-Quan sát, nhận xét.
-Chia nhóm, giao việc
-Giúp HS nêu được các vật là nguồn nhiệt toả nhiệt cho các vật xung quanh.
-Dành đủ thời gian, giúp HS gặp khó khăn.
-Giúp HS biết được vai trò của các nguồn nhiệt đó.
-Cho HS quan sát một số tranh về sử dụng các nguồn nhiệt giúp HS biết vai trò của nguồn nhiệt.
2. Các rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt
 - Hoạt động lớp: Nêu những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt và cách phòng tranh.
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét.
-Tổ chức cho HS biết 1 số rủi ro khi sử dụng các nguồn nhiệt, từ đó biết cách phòng tránh.
-Ghi bảng ý kiến của HS.
-Nhắc nhở HS chú ý cẩn thận khi sử dụng các nguồn nhiệt.
3.Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống
-Hoạt động lớp: Kể tên các nguồn nhiệt và cách sử dụng.
-Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
-Liên hệ thực tế bản thân.
-Lấy VD trong thực tế cần sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt.
H/ Càn phải sử dụng các nguồn nhiệt ntn?
H/ Tại sao phải sử dụng tiết kiệm?
-Nhắc nhở HS sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt.
4.Củng cố
 -Nhắc lại nội dung bài.
 -Nhận xét, dặn dò VN.
Thể dục
Đ/c Cường dạy
Kĩ thuật
Đ/c Yến dạy
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Con sẻ
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
-Đọc đúng, trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ. Đọc diễn cảm bài văn- chuyển giọng linh hoạt phù hợp với ... các đặc điểm đã học.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS biết đường chéo của hình thoi và đặc điểm hai đường chéo vuông góc với nhau qua việc thực hành đo.
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, KL (SGK)
-Nêu yêu cầu.
-Hướng dẫn HS cách gấp, cắt hình thoi.
-Giúp HS gặp khó khăn.
-Từ việc gấp hình thoi giúp HS kiểm tra một số đặc điểm của hình thoi.
-Nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố
- Nêu lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN.
Tập làm văn
 Miêu tả cây cối (kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối- bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả sinh động, tự nhiên.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Nội dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Trình bày cấu tạo bài văn miêu tả- cách miêu tả cây cối.
-Trò chuyện với HS.
-Nhận xét, GTB 
2.Viết bài
-Đọc các đề bài.
-Nhận xét đề.
-Nêu đề bài lựa chọn.
-Lắng nghe
-Làm bài.
-Nộp bài.
 -Nêu đề bài (3-4 đề).
-Giúp HS hiểu rõ đề bài.
-Tổ chức cho 1 số HS nêu đề bài lựa chọn.
-Nhắc nhở HS trước khi làm bài.
-Dành đủ thời gian cho HS làm bài.
- Bao quát, nhắc nhở HS làm bài.
-Thu bài- nhận xét.
3.Củngcố
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN
Khoa học
Nhiệt cần cho sự sống
I. Mục tiêu: Giúp HS biết: 
-Nêu VD chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
-Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
-Biết sử dụng nhiệt một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học: tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động
-Nêu lại nội dung bài trước.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Nhận xét.
H/ Trên trái đất có phải chỗ nào nhiệt độ cũng như nhau không?
-GTB
2. Nhu cầu về nhiệt của các loài sinh vật
Hoạt động nhóm: 
-Thi trả lời các câu hỏi về nhu cầu nhiệt của các loài sinh vật trên trái đất không giống nhau.
- 1 HS làm trọng tái.
-Các nhóm thi.
-Nhận xét, đánh giá kết quả.
-Rút ra kết luận như mục bạn cần biết SGK.
-Đọc mục Bạn cần biết
 -Nêu 1 số câu hỏi cho HS trả lời để biết được nhu cầu nhiệt của các loài sinh vật không giống nhau.
-Tổ chức cho HS hoạt động dưới hình thức thi giữa các nhóm.
yêu cầu.
 -Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, KL (Bạn cần biết)
3.Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
-Suy nghĩ, trả lời – trao đổi nếu gặp khó khăn.
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc mục Bạn cần biết
H/ Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời chiếu sáng?
-Dành đủ thời gian cho HS trao đổi.
-Nhận xét, KL (Bạn cần biết)
4.Củng cố
-Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò VN
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Chọn được một câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 -Lời kể tự nhiên, chân thực kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
 -Lắng nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học : Phấn màu, tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Nội
dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Khởi động
-Lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ.
-Trò chuyện GTB gây hứng thú cho HS.
2. Tìm hiểu đề bài
-HS đọc đề bài, tìm hiểu đề để thấy rõ yêu cầu.
-3 HS đọc nối tiếp các gợi ý.
-Dựa vào gợi ý tìm câu chuyện theo yêu cầu: tìm được câu chuyện kể về lòng dũng cảm.
-Quan sát tranh minh hoạ- nhận xét.
-Nêu truyện định kể trước lớp.
-Lập dàn ý cho câu chuyện của mình.
-GV nêu đề bài 
-Gạch chân những từ ngữ quan trọng.
-Giúp HS phân tích gợi ý để hiểu rõ đề bài.
-Tổ chức cho HS quan sát tranh biết thêm một số việc làm thể hiện lòng dũng cảm.
-Lắng nghe HS nêu tên truyện và giới thiệu về truyện.
-Dành đủ thời gian cho HS lập dàn ý cho câu chuyện của mình.
-Giúp HS gặp khó khăn khi tìm truyện.
3. Kể chuyện
-Dựa vào dàn ý kể chuyện theo nhóm.
-1 số HS kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Nhận xét
-Dành thời gian cho HS kể chuyện.
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp.
-Tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa chuyện.
-Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
4. Củng cố, dặn dò
Nêu lại nội dung bài học.
- Nhận xét, khen ngợi HS kể tốt.
- Dặn dò về nhà
Thứ năm ngày 18 tháng 3 năm 2010
Đ/c ánh dạy
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS :
-Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của nó.
-Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
-Rèn kĩ năng giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: 4 tấm bìa hình tam giác bằng nhau, tờ giấy hình thoi, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nhắc lại công thức tính diện tích hình thoi- 1 HS viết công thức trên bảng.
-Giúp HS nhớ lại cách tính diện tích hình thoi.
-GTB.
2.Luyện tập 
Bài 1: Hoạt động cá nhân
-Đọc đề bài.
-Làm bài vào nháp, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
-Gắn bảng- nhận xét.
-Nêu lại kiến thức vận dụng.
 Bài 2: Hoạt động cá nhân.
-Tự làm bài vào vở.
-1 HS chữa bài vào bảng nhóm.
-Gắn bảng, nhận xét
Bài 3
-Trình bày đồ dùng đã chuẩn bị.
Hoạt động cặp đôi trao đổi cách ghép 4 hình tam giác thành hình thoi.
-1 Cặp trình bày vào tấm bìa.
-Gắn bảng- nhận xét.
-Tính diện tích hình thoi vừa ghép.
-1 HS làm bài trên bảng lớp.
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
-Quan sát GV hướng dẫn.
-Tự gấp hình.
-Trình bày- nhận xét, kiểm tra các đặc điểm của hình thoi.
-Bổ sung.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích hình thoi khi biết độ dài hai đường chéo.
-Dành đủ thời gian.
-Nhận xét, chữa bài.
-Tiếp tục củng cố kĩ năng tính diện tích hình thoi và cách trình bày bài giải toán.
 -Nhận xét, chữa bài.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nêu yêu cầu.
-Giúp HS rèn kĩ năng ghép hình tam giác thành hình thoi.
-Dành đủ thời gian, giúp cặp gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS trưng bày- nhận xét.
-Yêu cầu HS tính diện tích hình thoi vừa ghép.
-Chữa bài.
-Nêu yêu cầu.
-Hướng dẫn HS cách gấp hình và kiểm tra kết quả.
-Tổ chức cho HS kiểm tra các đặc điểm trên sản phẩm.
-Nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố
Nêu lại nội dung bài học.
-Nhận xét giờ học.
- Dặn dò VN
Tập làm văn
 Trả bài văn miêu tả cây cối
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận thức đúng về lỗi sai trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được GV chỉ rõ.
-Biết tham gia vào việc sửa lỗi sai chung về ý, bố cục bài, dùng từ, đặt câu.
-Nhận thức được cái hay của bài viết tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1. Nhận xét kết quả bài làm của HS
-Lắng nghe.	
-Bày tỏ ý kiến.
-Nhận xét bài làm của HS.
-Thông báo điểm.
2.Hướng dẫn chữa bài
-Nhận bài.
-Đọc bài.
-Nêu 1 số lỗi của bài.
-Sửa lỗi vào nháp.
-Đọc phần đã sửa lỗi.
-Nhận xét.
-Trả bài cho HS.
-Dành thời gian cho HS đọc bài.
-Theo dõi, kiểm tra, giúp HS sửa lỗi.
-Tổ chức cho HS trình bày bài sau khi sửa lỗi.
-Nhận xét, KL
3. Học tập bài văn, đoạn văn hay
-1 số HS làm bài tốt đọc bài trước lớp.
-Lắng nghe- nhận xét, nêu được cái hay của bài.
-Chọn 1 đoạn viết lại.
-Tổ chức cho HS làm bài tốt đọc bài trước lớp.
-Giúp HS thấy được cái hay của bài viết để học tập.
-Nhận xét
4.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
 - Dặn dò về nhà
Thể dục
Đ/c Cường dạy
Địa lí
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết người Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
-Giải thích được: dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt sản xuất.
-Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,...
-Khai thác các thông tin để giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung trồng lúa, mía và làm muối.
II. Đồ dùng dạy học:bản đồ dân cư Việt Nam, lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, tranh ảnh. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
ND
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
1.Khởi động
-Nêu đặc điểm tự nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung.
-Nhận xét - GTB.
2. Dân cư tập trung khá đông đúc
 -Quan sát lược đồ và nhận xét tình hình dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
-So sánh dân cư với các khu vực khác.
-Dựa vào kênh hình, kênh chữ trong SGK so sánh về trang phục của hai phụ nữ.
-Treo lược đồ phân bố dân cư Việt Nam.
-Gợi ý HS dựa vào lược đồ và SGK tìm hiểu dân cư ở đồng bằng.
-Biết được trang phục truyền thống và phổ biến của phụ nữ ở đây.
-Nhận xét, KL
3. Hoạt động sản xuất của người dân
Hoạt động nhóm:
-Quan sát tranh và nhận xét.
-Trao đổi sắp xếp các bức tranh vào từng nhóm cho phù hợp.
-Các nhóm trình bày.
-Trao đổi cặp nêu nguyên nhân ở đồng bằng duyên hải miền trung có các hoạt động sản xuất trên (nếu khó khăn dựa vào SGK).
-Trình bày trước lớp.
-Nhận xét, bổ sung.
-Chia nhóm, giao việc cho các nhóm.
-Dành đủ thời gian, giúp HS nhận biết từng hoạt động và sắp xếp cho phù hợp.
H/ Vì sao ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại có những hoạt động sản xuất trên?
-Gợi ý (nếu cần).
-Tổ chức cho HS trình bày.
-Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
4.Củng cố
-Làm bài trắc nghiệm trên phiếu học tập.
- Nêu lại nội dung bài học.
-Tổ chức cho HS làm bài trắc nghiệm.
-Chấm bài-nhận xét
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 27
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần.
- HS thấy rõ ưu-khuyết điểm của bản thân.
- HS có ý thức rèn luyện sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS tính tự giác, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II.Nội dung
1. Kiểm điểm các mặt trong tuần : 
- Lớp trưởng duy trì buổi sinh hoạt: 
+ Các tổ báo cáo các mặt hoạt động trong tuần.
+ Xếp loại thi đua từng tổ.
- Tuyên dương một số HS có ưu điểm(.............................................................), nhắc nhở HS mắc khuyết điểm (.................................................................................).
2. Phương hướng tuần tới
-Phát huy những ưu điểm: thực hiện tốt an toàn giao thông, đi học đầy đủ, đúng giờ, ...........................................................................................................................
- Khắc phục nhược điểm: ...................................................................................
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 27.doc