Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

- Ôn tập một số nội dung cơ bản về các phép tính với phân số.Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.

 - Giải bài toán có lời văn.

B. Chuẩn bị:

- Phiếu học tập BT3

C. Các hoạt động dạy- học.

I. Bài cũ.

- Nêu cách nhân hai phân số? Lấy ví dụ? - 2 HS nêu và lấy ví dụ.

- Nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số? Lấy ví dụ?

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, ghi điểm.

II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

-2 HS đọc yêu cầu bài.

Bài 1(139)

- Yêu cầu HS nêu miệng.

- Nhận xét. a. Rút gọn các phân số:

 

doc 42 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ ngày tháng năm 2009 
 Toán.
Luyện tập chung.
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:	
- Ôn tập một số nội dung cơ bản về các phép tính với phân số.Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
	- Giải bài toán có lời văn.
B. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập BT3
C. Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ.
- Nêu cách nhân hai phân số? Lấy ví dụ?
- 2 HS nêu và lấy ví dụ.
- Nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số? Lấy ví dụ?
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
-2 HS đọc yêu cầu bài.
Bài 1(139)
- Yêu cầu HS nêu miệng.
- Nhận xét.
a. Rút gọn các phân số:
b. Các phân số
- Nêu yêu cầu của bài
Bài 2.(139)
Bài giải
a. 3 tổ chiếm số HS của lớp.
b.Số HS của 3 tổ là:
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảnh làm bài.
- Chữa bài.
32 x = 24 (học sinh) 
Đáp số: 24 học sinh
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm vào phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS chũa bài.
- Nhận xét.
Bài 3.(139)
Anh Hải đã đi được đoạn đường dài là:
 15 x = 10 ( km )
Anh Hải còn phải đi tiếp đoạn đường dài là:
15 - 10 = 5 ( km )
Đáp số: 5( km)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Bài 4. (139)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Số lít xăng lấy ra lần sau là:
 32850 : 3 = 10950 ( lít )
Số lít xăng lấy ra hai lần là:
32850 + 10950 = 43800 ( lít )
Số lít xăng chứa trong kho lúc đầu là:
56200 + 43800 = 100 000 ( lít )
 Đáp số : 100 000 lít xăng
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV hệ thống lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
 Địa lí.
(Dạy 4a- 5, 4c- 6)
 Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
A. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có khả năng:
	- Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT: tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hoà thuận.
	- Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT, các nghành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất.
	- Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
B. Chuẩn bị:
	- Bản đồ Việt Nam, 
C. Các hoạt động dạy- học.
I. Bài cũ.
- Nêu sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT?
- 1,2 HS nêu
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1, Giới thiệu bài.
2. Nội dung: 
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc.	
- Người dân ở ĐBDHMT là người dân tộc nào?
- ...chủ yếu là người Kinh, người Chăm và một số dân tộc khác sống bên nhau hoà thuận.
- Quan sát hình sgk nhận xét về trang phục của phụ nữ Kinh?
- Người Kinh mặc áo dài, cao cổ.
Hàng ngày để cho tiện sinh hoạt và sản xuất, người Kinh mặc áo sơ mi và quần dài.
 Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân.
- Tổ chức HS quan sát các hình 3-8 sgk/139.
- Cả lớp quan sát.
- Cho biết người dân ở đây có nghành nghề gì?
- Các nghành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, và nghề làm muối.
- Kể tên một số laọi cây được trồng?
- Lúa, mía, lạc...
- Ngoài ra còn nhiều cây mía, bông, dâu tằm, nho.
- Kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT?
- ...bò, trâu,...
- Kể tên một số loài thuỷ sản ở ĐBDHMT?
- cá, tôm,...
- Nghề muối là nghề rất đặc trưng của người dân ở ĐBDHMT.
-Giải thích vì sao người dân ở đây laị có những hoạt động sản xuất này?
- Vì họ có đất đai màu mỡ, họ gần biển, khí hậu nóng ẩm, ...
	* Kết luận: HS đọc ghi nhớ của bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học, Về nhà xem lại bài.
Đạo đức:
(Dạy 4c)
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2).
A. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập:
-Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn.
- Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo.
B. Chuẩn bị .
	- Phiếu điều tra theo mẫu bài 5 sgk/39.	
C. Các hoạt động dạy- học.
I, Bài cũ:
 -Thế nào là hoạt động nhân đạo?
- 1,2 HS nêu.
- GV nhận xét chung và đánh giá.
II, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2.Nội dung:
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi bài tập 4 sgk/38.
- Nêu yêu cầu bài tập.
Bài 4
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm 4:
- Trao đổi bài nhóm 4
- Trình bày: GV nêu từng việc làm:
- Đại diện lần lượt các nhóm nêu.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
+ Việc làm nhân đạo: b,c,e.
+ Việc làm không phải thể hiện lòng nhân đạo: a,d.
 Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 2 sgk/38.
- Chia lớp theo nhóm 4: Nhóm lẻ thảo luận tình huống a, nhóm chẵn thảo luận tình huống b.
- Thảo luận nhóm 4: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
- Tổ chức cho HS trình bày: 
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận.
- GV nhận xét chung, kết luận:
+Tình huống a: Đẩy xe lăn giúp bạn, hoặc quyên góp tiền giúp bạn mua xe.
+ Tình huống b: Thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc vặt hằng ngày như quét nhà, quét sân, nấu cơm,...
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 5.
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm 4:
- Gv phát phiếu khổ to và bút cho 2 nhóm:
- Trao đổi nhóm 4, cử thư kí ghi kết quả vào phiếu. 2 nhóm làm phiếu.
- Tổ chức cho HS trình bày:
- Đại diện các nhóm nêu, dán phiếu, lớp trao đổi việc làm của bạn.
- GV nhận xét chung chốt ý:
Càn phải cảm thông,chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
 - Một số HS đọc ghi nhớ bài.
3. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
 Toán:
( Dạy 4a- c)
Kiểm tra định kì (giữa học kì II).
 Khoa học:
( Dạy 4c- 4, 4c- 7)
Các nguồn nhiệt
A. Mục tiêu:
	 Sau bài học, HS có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
B. Chuẩn bị :
	- Chuẩn bị: nến, diêm, bàn là, kính lúp, tranh ảnh việc sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
C. Các hoạt động dạy- học.
I, Bài cũ.
- Kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt?
- 2,3 HS kể. Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
II, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
 Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
- Tổ chức HS quan sát tranh ảnh 
sgk /106 và tranh ảnh sưu tầm được:
- HS thảo luận theo nhóm 4:
- Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống?
- Mặt trời, ngọn lửa, bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là, ...
- Vai trò của các nguồn nhiệt kể trên?
- Đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,...
- Ngoài ra còn khí bi ô ga là nguồn năng lượng mới được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
	* Kết luận: GV tóm tắt ý trên.
Hoạt động 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
- Nêu những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra?
- Bỏng, điện giật, cháy nhà, ...
- Cách phòng tránh?
- HS nêu dựa vào tình huống cụ thể, lớp nhận xét, trao đổi. 
- GV nhận xét chốt ý dặn dò HS sử dụng an toàn các nguồn nhiệt.
 Hoạt động 3: Việc sử dụng các nguồn nhiệt và an thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm:
- Trao đổi nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày: 
- Lần lượt các nhóm cử đại diện trình bày, lớp trao đổi.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý: 
- VD: Tắt điện bếp khi không dùng, không để lửa quá to, theo dõi khi đun nước, đậy kín phích giữ cho nước nóng,...
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài. 
Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009
 Toán:
(dạy 4c- 1, 4a- 2)
Hình thoi
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Hình thành biểu tượng về hình thoi.
	- Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi, từ đó phân biệt được hình thoi với một số hình đã học.
	- Thông qua hoạt động vẽ và gấp hình để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và thể hiện một số đặc điểm của hình thoi.
B. Chuẩn bị :
	- GV chuẩn bị mô hình hình vuông chuyển sang hình thoi được.
	- HS chuẩn bị: Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, êke.
C. Các hoạt động dạy- học.
I, Bài cũ.(không)
II, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hình thành biểu tượng về hình thoi.
- GV cùng HS lắp ghép mô hình hình vuông.
- HS quan sát và lắp ghép.
- Xô lệch hình trên để được một hình mới:
- HS thực hiện và quan sát.
- Vẽ hình mới lên bảng:
- HS quan sát hình trên bảng và hình sgk/140.
- Hình mới gọi là hình gì?
- Hình thoi.
3. Đặc điểm của hình thoi.
-Tổ chức HS đo các cạnh hình thoi.
- HS thực hiện.
- Nêu đặc điểm của hình thoi?
- HS nhắc lại. 
4. Thực hành.
- Cả lớp đọc yêu cầu bài và suy nghĩ trả lời:
- Tổ chức HS nêu miệng và trao đổi cả lớp:
Bài 1.(140) 
- Hình thoi: Hình 1,3.
- Hình chữ nhật: Hình 2, 4, 5.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng.
GV vẽ hình lên bảng:
- 1 HS lên bảng thực hiện và cả lớp thực hiện với hình trong sgk, trả lời câu hỏi.
Bài 2(140).
- Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hình thoi còn có đặc điểm gì?
- HS đọc yêu cầu.
Bài 3.(140)
- Cả lớp thực hiện yêu cầu.
- Gấp và cắt tờ giấy để tạo hình thoi.
- Thực hiện trước lớp:
- GV nhận xét chung.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nhận xét tiết học. 
 - Về xem lại bài.
 Khoa học:
( Dạy 4c- 4, 4a- 5)
Nhiệt cần cho sự sống.
A. Mục tiêu:
	HS biết:
	- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
	- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
B. Chuẩn bị.
	- Sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu càu về nhiệt khác nhau.
C. Các hoạt động dạy- học.
I, Bài cũ:
- Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và vai trò của chúng?
- 2,3 HS nêu kể.
- Nêu một số cách tiết kiệm nguồn nhiệt ?
- 2,3 HS nêu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung:
 Hoạt độg 1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Các nhóm vào vị trí, cử mỗi nhóm 1 HS làm trọng tài.
- Cách chơi: GV đưa ra câu hỏi, GV có thể chỉ định HS trong nhómn trả lời.
- Mỗi câu hỏi cho thảo luận nhiều nhất 1 phút.
- Đánh giá:
-Đội nào lắc chuông trước được trả lời.
- Ban giám khảo thống nhất tuyên bố.
- GV nêu đáp án:
- Kể tên 3 cây và 3 con vật có thẻ sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết?
- HS kể tên các con vật hoặc cây bất kì (đúng yêu cầu)
- Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Nhiệt đới.
- Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
 ... lên bảng.
- Hs nhận biết các độ dài qua các yếu tố của 2 hình.
? Diện tích hình chữ nhật MNCA là: 
m x . Mà m x 
?Vậy diện tích hình thoi ABCD là?
? Diện tích của hình thoi bằng gì?
- Hs nêu, và viết công thức tính diẹn tích hình thoi.
- Tổ chức hs lấy ví dụ để tính diện tích của hình thoi?
- 2,3 Hs lấy ví dụ và cả lớp làm ví dụ.
3. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tự làm bài vào nháp, 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. Diện tích hình thoi ABCD là:
 (3 x 4) : 2 = 6 (cm2).
 Đáp số: 6 cm2.
(Phần b làm tương tự)
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào vở. 2 Hs len bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. Diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo 5dm và 20 dm là:
 (5 x20) :2 = 50 (dm2).
b. Đổi 4m = 40 dm
Diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo 40dm và 15 dm là:
(40 x 15) : 2 = 300 (dm2).
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài.
- Tính diện tích 2 hình rồi so sánh.
- Trình bày:
- Gv nx chốt ý đúng.
- Phần a: S; Phần b:Đ
- Lớp nx, trao đổi.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. Vn làm bài tập Tiết 134 VBT.
Tiết 4: Tập làm văn.
Bài 53: Miêu tả cây cối.
( Kiểm tra viết).
I. Mục đích, yêu cầu.
- Hs thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối- bài viết đúng với yêu cầu đề bài, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
	- ảnh một số cây trong sgk, một số tranh ảnh về cay cối khác.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Đề bài: GV chọn cả 4 đề bài trong sgk /92 chép lên bảng lớp.
- Gv nhắc nhở hs trước khi làm bài:
Nháp dàn ý... Mở bài gián tiếp, kết
- Hs đọc chọn 1 trong 4 đề bài để làm.
bài cách mở rộng.
- Hs viết bài.
2. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết kiểm tra.
Thứ sáu ngày 24 - 3 - 2006.
Tiết 1: Hát nhạc
Bài 27: Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn
Tập đọc nhạc: TĐN số 7.
I. Mục tiêu: 
- Hs hát đúng và thuộc 2 lời của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. Tập trình bày cách hát lĩnh xướng, hoà giọng. Tập trình bày bài hát bằng hình thức đơn, song ca,tốp ca.
- Hs đọc đúng nhạc và lời ca bài TĐN Đồng lúa bên sông.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Nhạc cụ quen dùng.
	- HS: Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Hát BH: Chú voi con ở Bản Đôn?
- Gv cùng hs nx đánh giá.
- 3 Hs hát cá nhân,
- Nhóm 2,3 hát.
B, Bài mới.
1. Phần mở đầu.
- Giới thiệu nội dung tiết học:
2. Phần hoạt động.
a. Nội dung 1: Ôn BH: Chú voi con ở Bản Đôn.
*Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- Gv trình bày bài hát.
- Ôn tập BH: Chú voi con ở Bản Đôn
- Tập đọc nhạc: TĐN số 7.
- Hs nghe, hát nhẩm theo.
- Hát lời 1 của bài hát:
- cả lớp hát.
- Ôn lời 2 của bài hát:
- Cả lớp hát, nhóm hát, dãy bàn hát.
- Cả bài: Lĩnh xướng và hoà giọng.
* Hoạt động 2: Trình bày bài hát kết hợp vận động.
- Hát gõ đệm bằng hai âm sắc.
- Cả lớp hát, nhóm hát, dãy bàn hát
- Hs làm theo.
- Một vài hs khá trình bày:
- 2,3 Hs thực hiện.
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp động tác phụ hoạ:
- Hs làm theo.
- Trình bày:
- Một vài học sinh khá. Cả lớp tập.
b. Nội dung 2: TĐN số 7.
* Hoạt động 1: Gv viết bài luyện tập cao độ lên bảng.
- Gv làm mẫu:
- Hs tập theo. Vừa gõ vừa đọc tên hình nốt.
* Hoạt động 2: Hs tập đọc nốt nhạc trên khuông.
- Gv đàn giai điệu vừa đọc nhạc vừa gõ theo tiết tấu.
- Hs nghe.
- Chia lớp thành 2 dãy:
- 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời.
- Tập kết hợp đọc nhạc và hát lời:
- Cả lớp, tổ, 
3. Phần kết thúc:
? Trình bày bài hát.
? Đọc nhạc rồi hát lời?
- Gv nx đánh giá chung.
- 1,2 Hs 
- 1,2 Hs, kết hợp gõ đệm.
 Tiết 2: Luyện từ và câu.
Bài 54: Cách đặt câu khiến
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hs nắm được cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết câu phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Câu khiến dùng để làm gì? Lấy ví dụ câu khiến và phân tích?
- 2 Hs trả lời, lấy ví dụ, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Chuyển câu kể theo 4 cách đã nêu trong sgk. Treo bảng phụ.
- Hs làm bài vào nháp, 4 Hs lên bảng điền theo bảng phụ.
- Trình bày: 
- Hs lần lượt nêu miệng,
- Gv cùng hs nx, chữa bài trên bảng và bài hs trình bày.
- Cách 1: Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. (thôi/ nào).
- Cách 3: Xin/ Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
- Cách 4: Chuyển nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- Lưu ý: Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ cuối câu nên đặt dấu chấm. Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh ( có hãy, đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than.
3. Phần ghi nhớ.
- 3,4 Hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc mẫu:
- 1 Hs đọc.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp những câu còn lại.
- Từng cặp trao đổi và nêu miệng.
- Trình bày:
- Nam chớ ( đừng, hãy, phải) đi học!
- Nam đi học đi. ( thôi, nào,)
( Câu còn lại làm tương tự)
- Gv cùng hs nx, trao đổi.
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần.
 ( Theo giảm tải).
- Lớp thực hiện phần a.
- Lớp viết câu cầu khiến vào nháp, 2 Hs lên bảng viết bài.
- Trình bày: 
- Gv nx chung, chốt câu đúng.
- Nhiều hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi chữa bài trên bảng.
- VD: Nam cho tớ mượn cái bút nào!
 Hoặc Tớ mượn cậu cái bút nhé!
Bài 3. Tương tự bài 2. 
- Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần.
 ( Theo giảm tải).
- Gv cùng hs nx, chữa bài, gv ghi điểm một số bài làm tốt.
- Hs thực hiện phần a, làm bài vào vở:
- VD: Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé!
+ Hãy giúp mình giải bài toán này với!...
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu.
- Nêu miệng tình huống dùng câu khiến nói trên:
- Nhiều học sinh nêu và nêu lại câu khiến bài 3.
- Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN làm vào vở đặt 5 câu khiến. 
 Tiết 3: Toán
Bài 135: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tính hình thoi.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Mỗi học sinh chuẩn bị 1 tấm bìa, kéo.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh?
- 2 Hs trả lời, nêu ví dụ, lớp thực hiện ví dụ.
- Gv cùng hs, nx, chữa ví dụ hs nêu và ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1. Làm miệng
- Cả lớp đọc yêu cầu bài, làm vào nháp, nêu miệng kết quả.
- Gv cùng hs nx kết quả, trao đổi cách làm và chốt kết quả đúng:
a. Diện tích hình thoi là 114 cm2.
b. Diện tích hình thoi là: 1050 cm2.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài.
- Hs nêu cách làm bài.
- Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm:
- Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài.
Bài giải
Diện tích miếng kính là:
 (14 x10 ) : 2 = 70 (cm2).
 Đáp số: 70 cm2.
Bài 3. Tổ chức hs thực hành trên bìa.
- Lớp thực hành theo N2:
- Cắt 4 hình tam giác như hình bên:
- Hs cắt:
- Xếp 4 hình tam giác đó thành hình thoi:
- Trình bày trước lớp:
- Hs suy nghĩ và xếp thành hình thoi: Như hình trên.
- Một số nhóm trình bày.
- Tính diện tích hình thoi:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp tính vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải 
Diện tích hình thoi đó là:
 ( 6x4) :2 = 12 (cm2)
 Đáp số: 12 cm2.
Bài 4.Tổ chức thực hành gấp và kiểm tra.
- Lớp thực hành theo hướng dẫn sgk/144.
- Trình bày và trao đổi:
- Một số học sinh trình bày gấp và cùng lớp trao đổi kết quả qua việc gấp.
? Nêu đặc điểm của hình thoi?
- Hs nêu.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. Vn làm bài tập VBT tiết 135.
Tiết 4: Tập làm văn.
Bài 41: Trả bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình.
	- Biết tham gia sửa lỗi chung: ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tảt; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của cô giáo.
	- Thấy được cái hay của bài văn hay.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp.
	- Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,...
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Nhận xét chung bài viết của hs:
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
- Gv nhận xét chung:
	* Ưu điểm: - Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả cây cối.
 	 - Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với cây chọn tả.
	 - Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
	- Có sự sáng tạo trong khi viết bài, viết đúng chính tả, trình bày bài văn lôgich theo dàn ý bài văn miêu tả. 
 - Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như:
 - Có mở bài, kết bài hay:
	* Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau:
	 - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác:
 - Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài.	 - Còn mắc lỗi chính tả:
	* Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến:
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/ 
Sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
Sửa lỗi
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
 - Gv trả bài cho từng hs.
2. Hướng dẫn hs chữa bài.
a. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài.
- Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
- Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
b. Chữa lỗi chung:
- Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
Lỗi chính tả
Lỗi Sửa lỗi
Lỗi câu:
- Hs trao đổi theo nhóm chữa lỗi.
- Hs lên bảng chữa bằng bút màu.
- Hs chép bài lên bảng.
Lỗi dùng từ
Lỗi Sửa lỗi
- Sửa lỗi:
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- Gv đọc đoạn văn hay của hs:
 +Bài văn hay của hs:
- Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
4. Hs chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả:
- Viết lại cho đúng
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối:
- Viết lại cho trong sáng.
- Đoạn viết sơ sài:
- Viết lại cho hấp dẫn, sinh động.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học.
- Vn viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs 
viết chưa đạt yêu cầu)...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27(5).doc