Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)

I - Mục tiêu :

- HS biết : ở thế kỉ XVI- XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại.

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tư liệu qua kênh chữ, kênh hình.

- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc.

II - Hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Kiểm tra : Nội dung bài 22.

2. Bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học .

b, Nội dung chính:

HĐ 1 : Tìm hiểu một số thành thị : Phố Hiến, Thăng Long, Hội An.

GV cho HS đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu :

- Xác định vị trí của Phố Hiến, Thăng Long, Hội An trên bản đồ.

HS thực hành trên bản đồ.

- Mô tả các thành thị ở thế kỉ XVI-XVII.

 

doc 16 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Sáng:
Lịch sử
Tiết 27: Thành thị ở thế kỉ XI – XII
I - Mục tiêu : 
- HS biết : ở thế kỉ XVI- XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại. 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích tư liệu qua kênh chữ, kênh hình.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc.
II - Hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Kiểm tra : Nội dung bài 22.
2. Bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học .
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Tìm hiểu một số thành thị : Phố Hiến, Thăng Long, Hội An.
GV cho HS đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu :
- Xác định vị trí của Phố Hiến, Thăng Long, Hội An trên bản đồ.
HS thực hành trên bản đồ.
- Mô tả các thành thị ở thế kỉ XVI-XVII.
HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trình bày theo từng nội dung.
Thành thị
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu á
Lớn bằng thị trấn ở một số nước châu á
- Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
- Ngày phiên chợ,người đông đúc, buôn bán tấp nập, nhiều phố phường
Phố Hiến
- Các cư dân từ nhiều nước đến ở
Trên 2000 nóc nhà
Nơi buôn bán tấp nập
Hội An
Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số dân cư địa phương lập nên.
Phố cảng đẹp, lớn nhất ở Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
HĐ 2 : Tìm hiểu hoạt động buôn bán và sự phát triển của kinh tế.
GV cho HS thảo luận, TLCH.
- Nhận xét chung về quy mô buôn bán của các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
- ...quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất...
- Theo em, hoạt động buôn bán ...nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
-...phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt là thương mại.
* Kết luận : (SGK/tr 58).
3. Củng cố dặn dò : Liên hệ ý thức bảo tồn và phát huy những phố cổ.
- Nhận xét giờ học, ôn bài.
- Chuẩn bị bài sau : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
__________________________________
Toán
Tiết 132: Hình thoi
I. Mục tiêu:
- HS biết hình thành biểu tợng về hình thoi, phân biệt hình thoi với 1 số hình khác.
- Vẽ và gấp hình để củng cố hình thoi.
- Vận dụng làm bài tập thành thạo. 
- HS có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ, SGK
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: Nêu đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông?
2. Bài mới: 
21 Giới thiệu bài : (qua kiểm tra bài cũ)
22 Nội dung chính : 
HĐ 1 : Nhận biết đặc điểm hình thoi.
GV tổ chức cho HS thực hành nhận biết hình thoi trên đồ dùng học tập (SGK/tr 140).
- Cạnh AB song song với cạnh nào?
- Cạnh AD song song với cạnh nào?
- Những cạnh nào bằng nhau?
- Hình thoi là hình có đặc điểm như thế nào?
HS thực hành nhận biết, đo độ dài các cạnh của hình, trả lời câu hỏi.
- Cạnh AB song song với cạnh DC.
- Cạnh AD song song với cạnh BC
- Cạnh AB = BC = CD = DA	
	B
 A	C
	D
HĐ 2 : Thực hành : GV tổ chức cho HS thực hành, nhận biết hình thoi, kiểm tra đường chéo, nhận biết trung điểm của mỗi đường chéo, gấp hình thoi. 
Bài 1 : Nhận biết hình thoi:
GV vẽ sẵn hình lên bảng, cho HS nhận biết hình, giải thích vì sao.
GV cho HS KG phân biệt hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành.
Bài 2 : GV cho HS kiểm tra hai đường chéo của hình thoi, nhận biết theo yêu cầu của bài:
Bài 3 : Thực hành gấp hình thoi:
Hình 1, hình 3 là hình thoi vì đều có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
- Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
HS thực hành trên giấy bìa.
3. Củng cố , dặn dò : 
- Nêu đặc điểm của hình thoi.
- Nhận xét giờ học. Ôn bài, chuẩn bị bài : Diện tích hình thoi.
_______________________________________
Chính tả ( Nhớ – viết )
I-Mục tiêu: 
- HS nhớ - viết đúng, trình bày đẹp 3 khổ thơ cuối trong bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
II.Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu l/n.
2. Dạy bài mới : 
21 Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
22 Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn viết chính tả: GV cho HS đọc thuộc bài viết.
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
 Từ: xoa, sa, xối, gió lùa....
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
GV cho HS gấp SKG, nhớ, viết bài.
GV cho HS đổi vở soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, thi tìm từ:
- Trường hợp chỉ viết với s, không viết với x.
- Trường hợp chỉ viết với x, không viết với s.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ, phương thức ghép, cấu tạo từ.
VD : sa # xa :
Sa : động từ (rơi)
Xa : khoảng cách (tính từ)
- Viết hoa những chữ đầu câu.
HS nhớ - viết bài, soát lỗi.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
HS thi tìm từ, giải nghĩa từ (với HS KG)
-.....sai, sánh, sục.
-......xem, xoong, xây.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập giữa kì 2.
______________________________________
Kĩ thuật
( Giáo viên bộ môn dạy )
_________________________________
Chiều:
Tiếng Anh
( Giáo viên bộ môn dạy )
_________________________________
Thể dục
( Giáo viên bộ môn dạy )
_________________________________
Toán ( Ôn )
Luyện tập bốn phép tính về phân số.
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học về cộng, trừ, nhân, chia phân số.
 	- Rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân, chia phân số và giải bài toán có liên quan.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Thực hành
Bài 1 : Tính :
a, x b, +
c, - d, : 
Củng cố cộng, trừ, nhân, chia phân số.
Kết quả :
 a, x=
c, - =- = 
Bài 2 : Tính : 
a, 3 + b, x 4
c, 6 - d, : 7
 ( Củng cố cộng, trừ, nhân, chia phân số với số tự nhiên)
a, 3 + = + =
Bài 3: Tính theo nhiều cách:
a, ( +) x b, (-) x 3
c, xx
Củng cố nhân một hiệu (một tổng) với một số, tính chất giao hoán của phép nhân.
a) ( +) x = x = 
Bài 4 : Một tấm bìa hình chữ nhật diện tích bằng m2 , chiều rộng bằng m. Tính chiều dài hình chữ nhật.
HS đọc, phân tích đề, giải toán, chữa bài trên bảng.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là :
: =(m)
 Đáp số: m.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2010
Sáng:
Mĩ thuật
( Giáo viên bộ môn dạy )
_________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 53: Câu khiến
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- HS biết nhận diện được câu khiến, đặt câu khiến.
- Giáo dục ý thức học tập, thái độ đúng mực khi sử dung câu khiến
II . Chuẩn bị : Bảng nhóm, bảng phụ ghi sẵn nội dung ghi nhớ, yêu cầu bài tập1.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra : - Đặt một câu kể trong đó có sử dụng thành ngữ vào sinh ra tử.
- Đặt một câu hỏi .
- Câu kể là câu dùng để làm gì? Cuối câu kể có dấu câu gì?
- Câu hỏi khác câu kể như thế nào?
2. Bài mới : 
21 Giới thiệu bài : (từ KTBC)
22 Nội dung chính :
a, Tìm hiểu cấu tạo và tác dụng của câu khiến : 
A - Nhận xét:
- Đọc yêu cầu bài tập 1 :
- Tìm câu in nghiêng có trong đoạn văn
- Câu in nghiêng có tác dụng gì?
- GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 3.
- GV cho HS nêu miệng câu, GV ghi lại hai câu trên bảng, một HS viết câu trên bảng.
- Những câu trên dùng để làm gì?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Câu khiến là câu dùng để làm gì?
- Khi viết, cuối câu khiến có dấu gì?
B . Ghi nhớ: SGK/tr 88.
C. Luyện tập :
Bài 1 : Đọc, tìm câu khiến có trong đoạn trích 
- GV cho HS làm việc cá nhân : đọc thầm và làm bài tập (VBT).
- Nêu các câu khiến có trong bài.
- GV cho HS đọc thể hiện đúng ngữ điệu của mỗi câu.
Bài 2 : Tìm ba câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán của em.
- GV cho HS đọc, xác định yêu cầu đề, định hớng cho HS, cho HS viết vào vở, bảng nhóm, chữa bài.
Bài 3 : Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo(thầy giáo).
- GV cho một HS làm mẫu, cho HS viết vào vở, chữa bài, lưu ý cách xng hô, lời đề nghị đúng mực phù hợp với ghi thức xã giao
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1:
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con.
- Lời của Thánh Gióng dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
VD : - Cho mình mượn quyển sách với!
- Này, hãy cho tớ mợn quyển vở của cậu nhé!
 -...nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, ....
-....dấu chấm hoặc dấu chấm than.
- HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ, nêu một VD minh hoạ.
- Một HS đọc đoạn 1, một HS nêu câu khiến : 
- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta! (giọng rõ ràng, dứt khoát- mệnh lệnh của công chúa )
- Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu! (giọng nhẹ nhàng, tình cảm thiết tha)
VD : Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đựơc chứng kiến hoặc tham gia.
- Tìm ví dụ về lòng dũng cảm : (vì sau yêu cầu này thường có thêm phần gợi ý, ví dụ hoặc làm mẫu minh hoạ).
VD : 
- Mẹ ơi, mẹ cho con sang nhà bạn Tùng chơi nhé!
- Cậu đừng nói chuyện nữa!
3. Củng cố dặn dò : 
- HS đóng vai tình huống. GV chốt kiến thức, chuyển tiếp bài sau.
- Nhận xét giờ học.
_________________________________
Toán
Tiết 133: Diện tích hình thoi
I.Mục tiêu:
 - Giúp HS hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
- Rèn kĩ năng thực hành vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán về diện tích hình thoi.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng dạy toán, vẽ sẵn một số hình trong SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra : - Nêu đặc điểm của hình thoi.
2. Bài mới : 
21 GV nêu yêu cầu giờ học từ nội dung kiểm tra:
22 Nội dung chính :
HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
GV tổ chức cho HS thao tác trên đồ dùng, thành lập công thức tính di ... HS chữa bài theo trình độ.
Bài 1 : Tính :
a, - b, -
c, -- d, --
Củng cố trừ hai phân số cùng mẫu, khác mẫu.
Bài 2 : Rút gọn rồi tính:
a, - b, -
c, - d, -
Bài 3: Tính :
a, 4 - b, - 2 c, -1
Bài 4 : Trong buổi đồng diễn thể dục của lớp 4B có học sinh mặc áo xanh, học sinh mặc áo vàng còn lại là mặc áo trắng. Hỏi số học sinh mặc áo trắng chiếm bao nhiêu phần số học sinh của lớp?
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- Trừ hai phân số cùng mẫu số....khác mẫu số.....
HS KG nêu ví dụ minh hoạ.
VD : -= -=
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành làm bài tập, chữa bài.
**Kết quả :
Bài 1: a, -= 
c, --=--= 
Bài 2 : 
a, -=-= 
Củng cố rút gọn phân số, trừ phân số.
Bài 3: 
a, 4 - =- = 
HS đọc, phân tích đề, giải toán, chữa bài trên bảng.
- Số học sinh mặc áo trắng chiếm số phần số học sinh của lớp là: 
1 - - =(số học sinh)
(Không bắt buộc với mọi đối tượng học sinh).
IV Củng cố , dặn dò : - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2010
Sáng:
Toán
Tiết 134: Luyện tập
I .Mục tiêu: 
- Củng cố tính diện tích hình thoi.
- Rèn kĩ năng thực hành tính diện tích hình thoi, ghép và tính diện tích hình.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra : 
- Nêu cách tính diện tích hình thoi.
- Chữa lại bài tập 2.
2. Bài mới : 
21 GV nêu yêu cầu giờ học 
22 Nội dung chính :
- ....tích hai đường chéo chia hai.
HS thực hành.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
GV tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố khắc sâu cách tính diện tích hình thoi.
Bài 1 : Tính diện tích hình thoi :
GV cho HS làm trong vở, chữa bài, củng cố tính diện tích hình thoi, đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 2 : GV cho HS đọc, phân tích đề, làm trong vở, đổi vở chữa bài, củng cố tính diện tích hình thoi.
Bài 3 : GV cho HS thực hành ghép hình, nêu độ dài hai đường chéo của hình thoi, tính diện tích hình thoi.
Bài 4 : GV cho HS thực hành gấp hình, kiểm tra các yếu tố của hình thoi.
VD :
a, Diện tích hình thoi là :
(19 x 12) : 2 = 114 (cm2)
 	ĐS : 114 (cm2)
Diện tích miếng kính là:
(14 x 10) : 2= 70 (cm2)
ĐS : 70 (cm2)
Hai đường chéo của hình thoi là 4 cm và 6 cm.
Diện tích hình thoi là : 
 (4 x 6) : 2 = 12 (cm2)
ĐS : 12 (cm2)
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Ôn bài. – Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Tập đọc
Tiết 34: con sẻ
I-Mục tiêu : 
- HS đọc lưu loát, trôI chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu từ ngữ phần chú giải.
+ Nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, trân trọng sự hi sinh cao cả của loài sẻ bé nhỏ.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
III .Hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra: Đọc bài : Dù sao tráI đất vẫn quay.
TLCH trong bài.
HS đọc bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
2. Dạy bài mới:
21 Giới thiệu bài: qua tranh .
22 Nội dung chính:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc .
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó, tìm hiểu từ (chú giảI SGK/tr 91).
GV đọc minh hoạ.
*Giọng đọc : Đoạn 1: hai cầu đầu đọc giọng kể chậm ráI, khoan thai, từ câu 3 giọng hồi hộp, căng thẳng .
Đoạn 2, 3 giọng hồi hộp, căng thẳng .
Đoạn 4, 5: Giọng chậm rãI, thán phục. 
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.
Câu hỏi 1 :
Câu hỏi 2 : 
Câu hỏi 3 :
Em hiểu thế nào là sức mạnh vô hình?
Câu hỏi 4 :
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV cho HS luyện đọc theo đoạn.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
Sửa lỗi phát âm : sẻ non, lông tơ, khổng lồ, kính cẩn...
** Câu : VD : Bỗng/từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/rơI trước mõm con chó.
HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc.
HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-...đánh hơI thấy con sẻ non rơI từ trên tổ xuống, nó chậm rãI tiến lại gần 
-,,,đột nhiên, một con sẻ già lao từ trên cây xuống...dáng vẻ hung dữ khiến con chó phảI ngần ngại.
-..”Con sẻ già lao xuống....phủ kín sẻ con”.
-...đó là sức mạnh của tình mẹ con, tình cảm tự nhiên, bản năng...
-..vì hình ảnh con sẻ nhỏ dũng cảm đối đầu với chó săn là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phảI cảm phục.
Mục 1.
HS luyện đọc theo đoạn, đọc diễn cảm toàn bài.
** Thi đọc diễn cảm đoạn, bài.
HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục tình cảm yêu quý, trân trọng những tấm gương dũng cảm.
- Nhận xét giờ học. – Chuẩn bị bài : Dù sao tráI đất vẫn quay.
Âm nhạc
( Giáo viên bộ môn dạy )
Tập làm văn
Tiết 33: Miêu tả cây cối
( Bài kiểm tra viết )
I – Mục tiêu : Học sinh biết viết một bài văn miêu tả cây cối theo yêu cầu của 
đề : bố cục bài văn rõ ràng, nội dung đảm bảo, miêu tả chân thực, sinh động, 
sáng tạo, giàu cảm xúc.
- Rèn kĩ năng thực hành viết văn : câu văn mạch lạc, từ ngữ giàu hình ảnh, chính xác.
- Giáo dục ý thức học tập, tính tự giác, kỷ luật trong giờ kiểm tra.
II – Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. GV nêu yêu cầu giờ học, giới thiệu đề, tổ chức cho học sinh thực hành viết bài.
“ Tả một cây ăn quả”.
2. Học sinh thực hành viết bài.
3. GV thu, chấm bài .
4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn miêu tả cây cối.
Chiều:
Tin học
( Giáo viên bộ môn dạy )
Địa lí
Tiết 27: Người dân và hoạt động sản xuất 
 ở đồng bằng duyên hải miền trung
I. Mục tiêu: 
- HS giải thích được : dân cư tập trung khá đông ở đồng bằng duyên hải miền Trung do có điều kiện sản xuất , sinh hoạt thuận lợi.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đòng bằng duyên hải miền Trung.
- Giáo dục ý thức học tập, chia sẻ với người dân miền Trung những khó khăn do 
thiên tai gây ra.
II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh ảnh về dân cư và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra : nội dung bài 24.
2. Bài mới : 
* GV nêu yêu cầu giờ học 
* Nội dung chính : 
HĐ 1 : Tìm hiểu : Dân cư tập trung khá đông đúc.
GV cho HS làm việc cá nhân thông tin trong SGK, cùng quan sát tranh, phân tích nội dung bài học theo yêu cầu.
- Câu hỏi 1 : 
- Nhận xét trang phục của người phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
GV giới thiệu liên hệ trang phục áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
HS thực hiện theo yêu cầu.
- ..dân cư tập trung khá đông đúc vì đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
-...phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao, phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt lưng và khăn choàng đầu.
HĐ 2 : Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân
GV cho HS đọc thông tin, quan sát tranh SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK/tr 140.
- Xếp các hình theo nhóm sản xuất cho phù hợp.
- Vì sao người dân đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía, lạc và làm muối?
- Trồng trọt : trồng lúa, mía, ngô.
- Chăn nuôi : gia súc (bò)
- Nuôi, đánh bắt thuỷ sản : đánh bắt cá, nuôi tôm.
- Ngành khác : làm muối.
- Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm : trồng lúa,
- Đất pha cát, khí hậu nóng : trồng mía, lạc....
** GV kết luận : “ở đồng bằng duyên hải miền Trung...thuỷ sản” (SGK/tr 140).
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miềnTrung. (tiếp)
_______________________________________
Toán ( Ôn )
Luyện tập : Phép chia phân số.
I. Mục tiêu: - Giúp HS tiếp tục củng cố về nhân, chia phân số.
- Rèn kĩ năng thực hành nhân, chia phân số với phân số, nhân, chia phân số với số tự nhiên và giải bài toán có liên quan đến phép nhân, chia phân số.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị: Tham khảo sách 500 bài tập cơ bản và nâng cao toán 4.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện tập.
- Nêu cách thực hiện nhân, chia phân số.
- Vận dụng làm các bài tập liên quan đến nhân, chia các phân số.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
*Bài 1: Tính
a) : : : 
b) : : : 
*Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a) x ... = 1 b) ... x = 1
c) x ... = 1 d) ... x = 1
- GV theo dõi giúp HS yếu làm bài, trình bày bài.
4.Tổ chức cho HS chữa bài
*Bài 1:- Gọi HS lên bảng làm từng phần.
- GV kết hợp cho HS làm miệng (nói cách làm).
- GV củng cố cho HS: Cách chia hai phân số và xác định phân số đảo ngợc.
*Bài 2:
- GV yêu cầu HS lên bảng làm.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt đáp án đúng
- Củng cố:
+Nêu cách tìm số chia chưa biết ?
+Lưu ý cách trình bày khoa học cho HS.
*Bài 3: Cho HS nêu cách làm
-GV cùng lớp nhận xét rút ra kết luận:Tích của một phân số với phân số đảo ngợc của chính nó bằng 1.
*Bài 4: Gọi HS nhắc lại cách tính chiều rộng HCN khi biết diện tích và chiều dài.
Sau đó tính chu vi hình chữ nhật đã cho.
-GV chấm, nhận xét một số bài.
-Chốt lại lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống nội dung bài.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán.
- Nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.
HS thực hành, chữa bài.
HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, củng cố nhân, chia phân số.
- HS lần lượt làm các bài tập GV giao.
- HS làm xong bài này thì tự kiểm tra rồi chuyển sang bài tập khác.
- HS khá giúp đỡ HS yếu.
*Bài 2: Tìm x
 : x = : x = 
*Bài 4: Diện tích hình chữ nhật là m2. Chiều dài là m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét. Hoàn thành bài theo kết quả đúng.
a) : = x = 
-HS nêu miệng và giải thích.
-Lớp đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
 : x = : x = 
 x = : x = : 
 x = x = 
- HS nêu cách làm.
- Lớp theo dõi, đối chiếu cách làm.
- Rút ra nhận xét.
- Lớp tự tóm tắt và giải bài toán.
- Đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
*Chiều rộng hình chữ nhật là:
 : = (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
 ( + ) x 2 = (m)
 Đáp số: m
________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 cktkn.doc