Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Lê Hữu Trình

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Lê Hữu Trình

TẬP ĐỌC (53 ) DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cô-péc-ních sửng sốt ,Ga-li-lê, Cô-péc -ních, Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngư ca ngợi dũng khí bão vệ chân lí của hai nhà khoa học.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ca ngợi.

-Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lí. Hiểu nội dung bài :Ca ngợi những nhàkhoa học chân lí đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu

II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :Anh chân dung Cô-péc- ních và Ga-ni-lê.Sơ đồ trái đất trong hệ Mặt trời.

-Bảng phụ ghi sẵn câu văn , đoạn văn cần luyện đọc .

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 1/ Ổn định

2/ Bài cũ : (5) 3 em đọc và trả lời câu hỏi bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.

H:Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

H:Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?

H:Nêu đại ý ?

-GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Lê Hữu Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn:13/3/2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14/3/2011
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC (53 ) DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cô-péc-ních sửng sốt ,Ga-li-lê, Cô-péc -ních,Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngư õca ngợi dũng khí bão vệ chân lí của hai nhà khoa học.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ca ngợi.
-Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lí. Hiểu nội dung bài :Ca ngợi những nhàkhoa học chân lí đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :Aûnh chân dung Cô-péc- ních và Ga-ni-lê.Sơ đồ trái đất trong hệ Mặt trời.
-Bảng phụ ghi sẵn câu văn , đoạn văn cần luyện đọc .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 1/ Ổn định
2/ Bài cũ : (5’) 3 em đọc và trả lời câu hỏi bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
H:Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
H:Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
H:Nêu đại ý ?
-GV nhận xét ghi điểm. 
3 / Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :(10’)Luyện đọc 
MT: Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cô-péc-ních sửng sốt ,Ga-li-lê, Cô-péc -ních,
-Cho 1 em đọc .
-Cho 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài ( 3 lượt Gv chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS 
-Chú ý câu :Dù sao trài đất vẫn quay ! ( thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga- li-lê).
-Cho HS luyện đọc theo cặp, sau đó đại diện một số em đọc .
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : (15’)Tìm hiểu bài 
MT: Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , trao đổi và trả lời câu hỏi:
H:Ý kiến của Cô-péc –ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ ?
H:Vì sao phát hiện của Cô- péc –ních lại bị coi là tà huyết ?
-Sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng bài .
Thời của Cô-péc- ních , khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì người ta luôn cho rằng tất cả là do Chuá trời tạo ra.
Trái đất là trung tâm của vũ trụ , đứng yên một chỗ, còn mặt trời , mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Còn Cô-péc –ních đã chứng minh ngược lại : Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời .Điều đó đã làm cho mọi người vô cùng sửng sốt vì sai lời chúa.
H:Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H:Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
H: Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông?
H: Đoạn 2 kể lại chuyện gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
H:Lòng dũng cảm của Cô-péc –ních và Ga- li-lê thể hiện ở chỗ nào?
H:Ý chính của đoạn 3 là gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính của bài .
-GV kết luận ghi bảng .
Đại ý :Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
Hoạt động 3 :(7’)Đọc diễn cảm .
MT: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ca ngợi.
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau: Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới /cổ vũ cho ý kiến của Cô- péc –ních .Lập tức, toà án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử .Khi đó nhà bác học đã gần bảy chục tuổi .
 Bị coi là tội phạm , nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay .Nhưng vừa bước chân ra khỏi toà án , ông đã bực tức nói to:
-Dù sao thì trái đất vẫn quay!
-GV treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm.
-GV đọc mẫu.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét cho điểm HS.
4/ Củng cố- dặn dò(3’) GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà học bài và chuẫn bị bài sau: Con sẻ.
-1 HS đọc .Cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn .
-Đọc theo cặp.
-1 em đọc toàn bài .
-Đọc đoạn trao đổi và trả lời câu hỏi 
-Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm , công bố phát hiện mới .
-Đọc và trao đổi trả lời câu hỏi .
-Ga-li-lê bị xét xử .
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
-Đọc thầm trao đổi và phát biểu.
-3 em nhắc lại.
-3 HS đọc bài .Cả lớptheo dõi tìm cách đọc .
-Theo dõi GV đọc mẫu .
-4-5 em thi đọc.
-Bình chọn HS đọc hay nhất .
TOÁN (131 ) LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu. -Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số , phân số bằng nhau, rút gọn phân số. Giải toán có lời văn
-Rèn HS thực hiện thành thạo các phép tính với phân số và toán giải.
-GDHS tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học.
II.Chuẩn bị:Phiếu bài tập : bài 2 .
III.Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ: (5’) Nêu cách cộng , trừ phân số cùng mẫu?
H:Nêu cách nhân , chia phân số?
Tính: a/
3.Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:(15’)Củng cố rút gọn phân số,tìm phân số của một số
MT: -Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số , phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
Bài 1 : Cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau.
HS làm bài cá nhân vào vở.
-GV nhận xét sửa bài.
Bài 2 : Bài Toán
-Gọi HS nêu yêu cầu bài
-Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và làm vào phiếu
-Nhận xét sửa bài trên bảng
Hoạt động 2:(15’) Luyện tập giải toán
MT: Giải toán có lời văn.
Bài 3 : Bài Toán
Cho HS tìm hiểu đề
H:Bài toán cho biết gì?
H:Bài toán hỏi gì?
-Hướng dẫn HS giải theo các bước:
+Tìm độ dài đoạn đường đã đi
+Tìm độ dài đoạn đường còn lại
-Cho HS giải vào vở , 1em lên bảng giải
Bài 4: Bài Toán
Gọi HS đọc tìm hiểu bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
-Cho HS giải bàivào vở.1 em làm bảng.(Hướng dẫn HS các bước giải:
+Tìm số xăng lấy ra lần sau
+Tìm số xăng lấy ra cả hai lần
+Tìm số xăng lúc đầu trong kho có 
-Thu một số bài chấm, nhận xét ,sửa sai
4.Củng cố- Dặn dò:(5’)GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học. Dặn về học bài làm lại bài tập 2, chuẩn bị bài sau. 
2 em lên bảng làm bài
-Cả lớp làm vào nháp
-HS nêu yêu cầu.
-HS thảo luận theo nhóm đôi và làm vào phiếu
-Đại diện các nhóm lên bảng làm bài
-HS giải vào vở , 1em lên bảng làm bài
- Cho HS đọc tìm hiểu bài.
-HS giải vào vở, 1 em lên bảng làm bài
Ngày soạn :14/3/2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 15/3/2011
CHÍNH TẢ(Nhớ viết) (27 ): BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS nhớ – viết chính xác, đẹp đoạn: “Nhìn thấy  xe không kính” trong bài tập đọc Bài thơ về đội xe không kính.
-Làm đúng bài chính tả phân biệt dấu hỏi ( dấu ngã, âm đầu)
-GDHS tính chính xác, cẩn thận khi viết bài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Viết sẵn đoạn văn trong bài tập 3 vào bảng phụ.
-Bảng phụ ghi nội dung đoạn viết. ï
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định:TT
2 Bài cũ: (5’) -2HS lên bảng viết các từ: mênh mông, lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, quyết tâm, 
-GV nhận xét
3.Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:(20’)Hướng dẫn viết chính tả
MT: HS nhớ – viết chính xác, đẹp đoạn: “Nhìn thấy  xe không kính” trong bài tập đọc Bài thơ về đội xe không kính.
a.Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
Gọi HS đọc đoạn viết
H:Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảmvà lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
H: Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
b.Hướng dẫn viết từ khó.
-GV yêu cầu HS nêu những từ khó dễ lẫn lộn khi viết chính tả.
-GV gọi HS lên bảng viết từ khó, HS lớp viết vào vở nháp.
-GV hướng dẫn HS nhận xét đúng sai
-GV kết hợp phân tích, giải nghĩa một số từ.
C. Viết chính tả.
-HS đọc bài theo trí nhớ.
-GV hướng dẫn cách viết và trình bày
-HS nhớ và viết bài.
-GV đọc lại đoạn viết.
d. Soát lỗi và chấm bài.
-GV treo bảng phụ( viết sẵn đoạn viết)
-GV đọc từng câu đánh vần các từ khó cần chú ý.
-GV chấm một số bài, nhận xét.
HĐ2: (10’)Luyện tập.
MT: -Làm đúng bài chính tả phân biệt dấu hỏi ( dấu ngã, âm đầu)
Bài 1: -Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x. Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s.
b.-Tìm 3 tiếng không viết với dấu hỏi
-Tìm 3 tiếng không viết với dấu ngã.
Bài 3:Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn:
-GV yêu cầu HS đọc bài .HS thảo luận nhóm và trình bày.GV yêu cầu HS đọc đoạn văn
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS lớp làm bài vào vở.
-GV cho HS đọc lại bài sau khi đã hoàn thành phần điền từ.
4.Củng cố Dặn dò(3’)Viết lại một số từ sai vào vở luyện chữ. Chuẩn bị: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
-1 HS đọc, HS lớp nhẩm theo.
-Hình ảnh : không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. 
-Câu thơ:
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
-1HS lên bảng viết từ khó.
-HS nhớ và viết bài.
-HS kiểm tra lại bài viết của mình
-HS chấm bài theo sự hướng dẫn của GV
-HS tổng kết lỗi, báo lỗi. 
-HS thảo luận nhóm tìm từ và trình bày.
a ... áp gọn các chi tiết vào hộp.
4.Củng cố – Dặn dò:(3’)
- Hệ thống nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị dụng cụ : Thực hành ( Tiết 2)
Theo dõi
- Có ba bô phận : giá đỡ, ghế và trục đu
- Lắmg nghe và liên hệ .
- HS cùng chọn như GV hướng dẫn.
- 1-2 HS chọn một số chi tiết để lắp cái đu.
- 4 cọc đu , thanh thẳng 11 lỗ , giá đỡ trục đu.
- Chú ý trong và ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
- Chọn tấm nhỏ , 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Cần có 4 vòng hãm.
-HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV
THỂ DỤC (54)
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI:DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu:
+ Học 1số nội dungcủa môn tự chọn :Tâng cầu bằngđùi .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
+ Trò chơi :Dẫn bóng ” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện:
+ Mỗi HS 1 dây nhảy, dụng cụ tung và bắt bóng để chơi trò chơi.
+ Dọn vệ sinh sân trường, bảo đảm an toàn luyện tập.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
Định lượng
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn, chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
-Ôn nhảy dây.
-Trò chơi tự chọn.
.a/ Môn tự chọn :
-Đá cầu :
+ Tâng cầu bằng đùi .tập theo đội hình hàng 2-4 ngang ,em nọ cách em kia 1,5 m 
+GV làm mẫu và giải thích động tác .
+Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị 
+Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi .
+Chia tổ tập luyện ;
+Chọn 1-2 HS thitâng cầu giỏi.
b) Trò chơi vận động: Dẫn bóng 
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn cách chơi và làm mẫu.
+ Cho HS chơi thử. GV nhận xét và giải thích thêm cách chơi.
+ Cho HS chơi chính thức 2 lần ( cán sự điều khiển
+ Tập hợp lớp.
+ GV hệ thống bài học.
+ Cho HS tập 1 số động tác hồi tĩnh, trò chơi hồi tĩnh.
+ Nhận xét tiết học.
5 phút
22 phút
(12 phút)
9-11 phút 
( 10 phút)
-2-3 lần 
-2 phút 
-3 phút 
-1 phút 
5 phút
ĐẠO ĐỨC (27 ): TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO(T2)
I/ MỤC TIÊU.Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo : giúp đỡ các gia đình , những người gặp khó khăn , hoạn nạn vượt qua được khó khăn .
-Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường , ở cộng đồng nơi mình ở .
-Không đồng tình vơí những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
-Tuyên truyền ,tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.Nội dung cho trò chơi “ Dòng chữ kì diệu”
-Nội dung một số câu ca dao , tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1/ Ổn định .
2/ Bài cũ : (5’)Tại sao phải giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn ?
H: Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
H: Nêu ghi nhớ?
-GV nhận xét ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: (7’)Trò chơi “ Những dòng chữ kì diệu”.
MT: Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo.
-GV phổ biến luật chơi cho HS :
-GV đưa ra các ô chữ cùng các lời gợi ý.
-Nhiệm vụ của HS là nghe gợi ý , đoán nội dung của ô chữ đó và giơ tay phát biểu ý kiến đến khi có HS đoán ra thì dừng lại .
-Nếu nếu sau lần gợi ý đầu tiên HS không đoán được .GV sẽ đưa ra gợi ý thứ hai .
-GV tổ chức cho HS chơi.
-GV nhận xét HS chơi.
*Nội dung chuẩn bị của GV : 
1.Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói về tình yêu thương giữa hai loại cây .
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn .
2. Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự cảm thông , chung sức đồng lòng trong một tập thể .
 Một con ngựa đau ,cả tàu bỏ cỏ.
3. Đây là một thành ngữ có 5 tiếng nói về tình tương thân tương ái của mọingười với nhau trong cộng đồng .
 Lá lành đùm lá rách .
Hoạt động 2 :(10’)Bày tỏ ý kiến .
MT: Không đồng tình vơí những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo
-Yêu cầu thảo luận nhóm đôi , hãy tỏ ý kiến và giải thích lí do về các ý kiến được đưa ra dưới đây:
1.Uống nước ngọt để lấy thưởng .
2.Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
3.Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
4.Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường .
5.Hiến máu tại các bệnh viện .
6.Nhịn ăn sáng để đóng góp tiền , ủng hộ các bạn nghèo vượt khó .
7.Chỉ có những hành động nhân đạo với những người ở xung quanh, gần gũi với mình. 
-Nhận xét câu trả lời của HS 
-Kết luận: Như vậy có rất nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo của em tời những người gặp hoàn cảnh khó khăn như : góp tiền ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo , hiến máu nhân đạo,
Hoạt động 3 :(10’)Liên hệ bản thân.
*MT: Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường , ở cộng đồng nơi mình ở.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra (Bài tập về nhà ).
-Nhận xét kết quả điều tra của HS .
H: Khi tham gia các hoạt động nhân đạo, em có cảm giác như thế nào?
Kết luận :Tham gia các hoạt động nhân đạo là góp phần nhỏ bé của mỗi cá nhân giúp nhiều người khác vượt qua được khó khăn của chính mình.
Hiện nay trên khắp nơi đều có nhiều hoạt động nhân đạo diễn ra như “Xoa dịu nỗi đau da cam”trên kênh KTV3, Quỹ tấm lòng vàng , Quỹ trẻ em nghèo vượt khó.
4/ Củng cố –Dặn dò.(3’)-GV hệ thống bài học .
-Nhận xét tiết học .-Dặn về nhà học và chuẩn bị bài sau.
-Đoán nội dung của ô chữ đó và giơ tay phát biểu ý kiến .
-Tiến hành thảo luẫn nhóm đôi.
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
-Sai .Vì lợi ích này chỉ mang lại lợi ích cho riêng cá nhân , không đem lại lợi ích chung cho nhiều người , nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn .
-Đúng .Vì với nguồn quỹ này , nhiều gia đình và người nghèo sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ , vượt qua khó khăn.
-Đúng .Vì giúp đỡ các em khó khăn cũng là giúp đở các em vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn (vượt qua được) cuộc sống .
-Sai. Vì đó chỉ là hỗ trợ thêm cho đội bóng đá , mang tính giải thưởng .
-Đúng .Hiến máu sẽ giúp các bác sỹ có thêm nguồn máu bổ sung để giúp đỡ các nạn nhân.
-Sai. Vì để giúp được những người nghèo cũng cần phải giúp sao cho phù hợp với khả năng và sức khoẻ của bản thân.
-Sai. Vì đã là hoạt động nhân đạo thì phải hướng tới nhiều đối tượng khác nhau và không có sự phân biệt .
-HS trình bày.
-HS nhận xét các công việc của bạn đưa ra đã hợp lí chưa và bổ sung.
-HS nhắc lại ghi nhớ.
KHOA HỌC (53 ) CÁC NGUỒN NHIỆT
I/ MỤC TIÊU.Sau bài học HS có thể:
-Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. 
-Biết thực hiện các quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
-Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến ,bàn là, kính núp(nếu vào ngày trời nắng).
-Chuẩn bị theo nhóm :Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1/ Ổn định 
2/ Bài cũ: Nêu công dụng của các vật cách nhiệt ?
H: Kể một số vật dẫn nhiệt tốt ?
H:Kể một số dẫn nhiệt kém?
-Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới :Giới thiệu bài ghi bảng .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :(7’)Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
MT: Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. 
-Cho HS quan sát hình trang 106 SGK, tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng .
-HS báo cáo .GV giúp HS phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm: Mặt Trời; ngọn lửa của các vật bị đốt cháy(lưu ý :khi các vật bị cháy hết , lửa sẽ tắt);sử dụng điện (các bếp điện, mỏ hàn điện , bàn là, đang hoạt động).Phân nhóm vai trò nguồn điện trong đời sống hàng ngày như: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm
-GV bổ sung ví dụ :Khí bi-ô –ga( khí sinh học ) là một loại khí đốt , được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ , phân được ủ kín trong bể , thông qua quá trình lên men .Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới , được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
Hoạt động 2 :(10’)Các rủi ro nguy hiểm có thể khi sử dụng các nguồn nhiệt.
MT: -Biết thực hiện các quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
-HS thảo luận theo nhóm (Tham khảo SGK và dựa vào kinh nghiệm sẵn có ) rồi ghi vào bảng sau:
Những rủi ro , nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách phòng tránh.
-GV hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đã biết về dẫn nhiệt , cách nhiệt , về không khí cần cho sự cháy để giải thích một số tình huống liên quan.
Hoạt động 3 : (10’)Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt, lao động sản xuất ở gia đình .
Thảo luận :Có thể làmgì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
-HS làm việc theo nhóm .Sau đó các nhóm báo cáo kết quả.
Ví dụ:Tắt điện bếp khi không dùng ; không để lửa quá to; theo dõi khi đun nước ,không để nước sôiđến cạn ấm ;đậy kín phích giữ cho nước nóng ,
4/Củng cố- Dặn dò:(3’)Hệ thống bài.Nhận xét tiết học.
-Dặn về học và chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát và tìm hiểu.
-HS báo cáo kết quả thảo luận.
-Thảo luận theo nhóm đôi.
-Trình bày kết quả thảo luận.
-HS làm việc theo nhóm.
-Báo cáo kết quả thảo luận .
-HS đọc mục Bạn cần biết .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27LOP 4CKTKN.doc