Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân so bằng nhau. ỏ

- Biết giải toán các bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu bài tập

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ 2 ngày 05 tháng 03 năm 2012.
Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; đọc đúng tên riêng nước ngoài, biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh chân dung Cô - pec- ních, Ga- li- lê (SGK).
- Sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KTBài cũ
- Gọi 4 HS đọc phân vai và trả lời câu hỏi SGK. 
- 4 HS (mỗi em 1 vai).
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giáo viên giới thiệu:
2. Luyện đọc
- GV đọc lần 1.
- HS nghe.
- Cho HS đọc luớt và tìm xem bao nhiêu đoạn.
- 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu... Chúa trời
+ Đoạn 2: Tiếp theo... chục tuổi.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Gv cho 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
+ GV kết hợp sửa sai câu và luyện từ khó đọc.
- HS đọc.
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu: Dù sao trái đất vẫn quay (đọc giọng bực tức, phẩn nộ),
- HS đọc.
+ GV giảng từ khó hiểu.
+ HS giải từ khó.
- Cho HS đọc nhóm đôi.
- GV đọc cả bài.
- HS phát hiện giọng đọc.
3. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc và TLCH.
+ ý kiến của Cô -péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Thới đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vủ trụ, đứng yên 1 chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và vì sao phải quay xung quanh nó. Cô -péc-ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất mới là 1 hành tinh quay xung quanh mặt trời.
- GV giới thiệu sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời cho HS hiểu thêm.
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? 
+ Ga-li-lệ viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô -péc-ních.
+ Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ônng?
+ ...vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
+ Lòng dũng cảm của Cô -péc-ních và Ga -li-lê thể hiện ở chỗ nào?
à Cho HS rút ra nội dung?
+ Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga -li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh đày vì bảo vệ chân lí khoa học.
4. HD đọc diễn cảm: 
- Cho HS đọc nối tiếp.
- 3 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 “Chưa đầy 1..... 70 tuổi ”. “vẫn quay”
- GV hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm nhóm đôi.
- Cho HS thi đọc.
- 3 nhóm thi đua đọc, lớp chọn nhóm đọc hay.
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại ND bài
- HS nhắc lại
- GV nhận xét.
- GV liên hệ thực tế.
- GV dặn dò về đọc lại và TLCH.
- GV dặn HS về xem bài “Con sẻ”. /.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân so bằng nhau. ỏ
- Biết giải toán các bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu bài tập 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
-Nhận xét chung ghi điểm.
2.Bài mới: 
-Giới thiệu bài: 
Bài 1: 
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-GV nêu lần lượt từng bài yêu cầu HS làm.
-Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Các bước tiến hành như bài 1
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
+Làm thế nào để tính được số km còn phải đi?
+Trước hết ta phải làm phép tính gì?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở .1 em lên bảng làm bài .
-Nhận xét chấm một số bài.
Bài 4;(HSKG)
-Gọi HS đọc đề bài.
-HD giải.
-Theo dõi giúp đỡ HS làm bài.
-Nhận xét chấm một số bài.
3. Củng cố - dặn dò:
-2HS lên bảng làm bài tập.
-Nhắc lại tên bài học.
-1 HS đọc đề bài.
-2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con
-Rút gọn rồi so sánh hai phân số bằng nhau.
-Các phân số bằng nhau là:
-Nhận xét chữa bài trên bảng.
-1HS đọc bài.
-Quãng đường dài 15 km.
Đã đi 
-Phải đi bao nhiêu km đường nữa. 
-Lấy quãng đường trừ đi số km đã đi.
-Tìm số km đã đi.
-HS làm bài vào vở .
-1HS lên bảng làm bài.
Bài giải.
Anh Hải đã đi được số km đường:
15 (km)
Anh còn phải đi số km là:
15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5 km.
-Nhận xét sửa bài.
-1HS đọc đề bài.
-1HS lên bảng giải.
-Lớp làm bài vào vở.
Bài giải.
Lần thứ hai lấy đi số lít xăng là
32850 : 3 = 10950 (l)
Số xăng có trong lúc đầu là:
32850 + 10950 + 56200 =100000(l) 
Đáp số: 100000 l
-Nhận xét sửa bài.
-2 HS nêu lại.
-Về thực hiện. 
.................................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.
- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
 - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc, có nhân vật, ý nghĩa nói về lòng dũng cảm của con người.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số truyện viết về lòng dũng cảm (GV và HS sưu tầm).
 - Bảng lớp.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KTBC:
 -Kiểm tra 1 HS.
 * Vì sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Các em đã nghe, được đọc nhiều truyện trên sách báo, qua lời kể của bố mẹ, anh chị hoặc các anh chị phụ trách đội. Trong tiết học hâm nay mỗi em sẽ kể một câu truyện mình đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm cho cả lớp cùng nghe.
 b). Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
 -Cho HS đọc đề bài.
 -GV ghi lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
 Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc.
 -Cho HS đọc các gợi ý.
 -Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
 c). HS kể chuyện:
 -Cho HS kể chuyện trong nhóm.
 -Cho HS thi kể.
 -GV nhận xét, khen những HS kể chuyện hay, nói ý nghĩa đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
-HS kể 2 đoạn truyện Những chú bé không chết.
* Vì: 3 chú bé ăn mặc giống nhau nên tên phát xít nhầm tưởng chú bé bị chết sống lại.
* Vì: tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chú bé sẽ sống mãi trong tâm trí mọi người.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc đề bài.
-4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
-Một số HS nối tiếp nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-Từng cặp HS kể nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
-Một số HS thi kể, nói về ý nghĩa câu chuyện mình kể.
-Lớp nhận xét.
Thứ Ba ngày 06 tháng 03 năm 2012.
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Giữa kỳ II)
I. MỤC TIÊU:
-Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn, so sánh phân số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
-Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; Cộng, trừ, nhân phân số với số tự nhiên; chia phân số cho số tự nhiên khác 0.
-Tính giá trị của biểu thức các phân số (không quá 3 phép tính), tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
-Chuyển đổi, thưc hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian.
-Nhận biết hình bình hành và một số đặc điểm của nó; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.
-Giải bài toán có 3 bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán: Tìm 2số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó; Tìm phân số của một số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Đề bài 
Phần 1: TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào ý đúng trước mỗi câu trả lời sau:
Câu 1: Trong các phân số: phân số bằng 1 là:
 A. B. C. D. 
Câu 2: Trong các phân số : Phân số lớn hơn 1 là:
 A. B. C. D. 
	Câu 3: Phân số bằng phân số nào dưới đây?
 A. B. C. D. 
 	Câu 4:	Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 
 A. > B. < C. = 
 	Phần 2:- TỰ LUẬN:
Bài 1: Tìm x:
 a/ X x b / X 
Bài 2: Tính rồi rút gọn :
 a/ b/ 
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 55 m. Chiều rộng kém chiều dài 16m. Tính diện tích mảnh vườn đó?
2.HS làm bài.
3. Thu bài -Dặn dò về nhà.
Tập làm văn
MIÊU TẢ CÂY CỐI 
(Kiểm tra viết)
 I. MỤC TIÊU: 
-HS thực hành viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK .
- Bài viết dủ ba phần (mở bài – thân bài – kết bài m). Diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên, rõ ràng .
II. CHUẨN BỊ: 
- HS chuẩn bị một số ảnh một số cây cối 
- Bút – giấy kiểm tra .
- Bảng lớp ghi đề bài và dàn ý của bài văn tả đồ vật 
- Mở bài: + Giới thiệu bao quát cây cối .
- Thân bài: + Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Kết bài: + Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
.1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học 
Tiết học hôm nay thầy sẽ cùng các em viết hoàn chỉnh một bài văn miêutả cây cối .
 b.Hướng dẫn gợi ý đề bài : 
 -Gọi HS đọc yêu cầu đề bài -lớp theo dõi 
-Gọi HS nhắc lại dàn ý của bài văn miêu tả 
-HS đọc thầm bài 4 đề bài – chọn 1 trong 4 đề mà mình thích 
+ Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em (mở bài theo cách gián tiếp m) 
+ Đề 2: Hãy tả một cái cây mà do chính tay em vun trồng . (kết bài theo kiểu mở rộng k)
+ Đề 3: Hãy tả loài hoa mà em thích nhất . (mở bài theo cách gián tiếp m)
+ Đề 4: Hãy tả một luống rau hoặc vườn rau . (kết bài theo kiểu mở rộng k)
- GV nhắc nhở HS nên lập dàn ý trước khi viết hoặc tham khảo bài viết trước và làm vào giấy kiểm tra . 
GV thu chấm nhận xét 
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét chung về bài làm của HS 
-1HS đọc thành tiếng 
- HS lớp theo dõi .
+ 2 hS trình bày dàn ý 
-HS dọc thầm đề bài 
+HS Suy nghĩ và làm bài vào vở kiểm tra hoặc giấy kiểm tra .
1-2 HS đọc bài làm của mình – nhận xét 
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng 
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường , ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia .
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo. 
III. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ . 
- Câu hỏi xử lí tình huống .
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ: Tích cực
2/ Bài mới : Giới t ... GV có thể lựa chọn phần a hoặc phần b hoặc BT do GV chọn để chữa lỗi chính tả cho HS địa phương.
 Bài 2:
a/. Gọi HS đọc yêu cầu.GV dán giấy viết lên bảng phụ 
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở . 
- HS trình bày (tìm 3 trường hợp chỉ viết với st / không viết viết x; hoặc ngược lại) ; tương tự với dấu hởi / dấu ngã .
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc bài tập 
b/. Tiến hành tương tự a /
Bài tập 3 – Lựa chọn 
GV chọn BT cho HS – HS đọc thầm; xem tranh minh họa, làm vào phiếu 
GV dán lên bảng các phiếu mời HS lên lên bảng thi đua làm bài.
GV nhân xét – chốt ý đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
-Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên.
-Nhận xét tiết học, chữ viết hoa của HS và dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-3 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài 
-HS trao đổi tìm từ khó.
- GV cho HS viết bảng con.
- HS
- HS đổi bài dò lỗi.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS làm trên bảng phụ (giấy g) . HS dưới lớp làm vào vở 
-Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
a/ trường hợp viết với s: sai, sãi, sàn, sạn, sáng, sảng, sánh, sảnh ..
b/ trường hợp viết với x: xác, xạc, xòa, xõa, xoan, xoang 
c/ Trường hợp không viết với dấu ngã: ải, ảnh, ảo, ẩn, bản, bảng, bảnh .
d/ không viết với dấu hỏi: cõng, cỡi, cưỡi, cưỡng, dẫm, dẫn,
1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS làm trên bảng phụ (giấy g). HS dưới lớp làm vào vở.
-Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
-Chữa bài (nếu sai).
a/ sa mạc – xen kẽ 
b/ đáy biển – thũng lũng .
................................................................................................
Luyện Toán
CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU 
1- KT: Thực hiện được phép cộng, trừ phân số.
2-KN: Thực hiện được phép nhân, chia phân số.
3- GD: Cẩn thận khi tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1- GV : Nội dung bài .Bảng phụ ghi bài tập, bảng nhóm
2- HS : Vở, nháp, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Củng cố
GV hỏi, yêu cầu HS trả lời:
H1: Trong một biểu thức có cộng và trừ phán số, em thực hiện thế nào?
H2: Trong một biểu thức có nhận chia hai phân số, em thực hiện thế nào?
Hoạt động 2: Trò chơi
A. Đúng hay sai
- GV phổ biến luật chơi: 
- Treo bảng phụ trò chơi. 
Hoạt động 3: HS làm bài tập củng cố vào vở Toán
Bài 1: Tính:
Bài 2: Tính giá trị biểu thức 
2517 - 4286 : 22 = ; 8 x 2417 + 398 =.
(646 + 628) : 2 =; 9423 : 3 + 21 09 : 3 =
Bài 3: : Mẹ mua 20 quyển vở hết 60 600 đồng, mua 2 cái bút máy hết 16 000 đồng.Hỏi mẹ em mua một quyển vở và một cái bút máy thì hết bao nhiêu tiền?
*Bài 4: Một tổ sản xuất ngày đầu làm được 156 sản phẩm. Ngày thứ hai làm được số sản phẩm bằng số sản phẩm ngày đầu. Ngày thứ ba làm được số sản phẩm bằng trung bình cộng của 2 ngày đầu. Hỏi cả 3 ngày tổ sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
IV. CủNG Cố - DặN Dò:
- Chấm vở - Nhận xét.
- GV chữa bài ở bảng.
- H: Trong tiết học này chúng ta đã ôn lại các kiến thức nào?
- Nhận xét tiết học.
HS nêu cách tính giá trị biểu thức 
- HS tham gia trò chơi
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm
2517 - 4286 : 22 = 2517 - 194 = 2323 
8 x 2417 + 398 =.19336 + 398 = 19734
( 646 + 628) : 2 = 1274 : 2 = 637 
 9423 : 3 + 21 09 : 3 = 3141 + 703 = 3144
- HS đọc đầu bài
- HS nêu cách giảI bài toán
Bài giải
Mẹ em mua một quyển vở hết số tiền là: 60 600 : 20 = 3030(đồng®)
Mẹ em mua một cái bút hết số tiền là:
16 000 : 2 =8000(đồng)
Đáp số: 1 quyển vở: 3030 đồng
 1 cái bút: 8000 đồng
- HS đọc bài
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Ngày thứ hai làm được số sản phẩm là:
 (Sản phẩm)
Ngày thứ ba làm được số sản phẩm là:
(156 + 208) : 2 = 182(sản phẩm)
Cả 3 ngày tổ sản xuất được số sản phẩm là:
156 + 208 + 182= 546(sản phẩm)
Đáp số: 546sản phẩm
Thứ sáu ngày 09 tháng 03 năm 2012.
Toán
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS rèn kĩ năng: 
- Nhận biết một số biểu tượng và đặc điểm của hình thoi .
- Biết tính được diện tích hình thoi
II. CHUẨN BỊ: 
 - Phiếu học tập – bảng con .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại một số bài tập về tính diện tích hình thoi, đồng thời kiểm tra BT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: nêu mục đích yêu cầu bài học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1B
 -GV hỏi: 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài -HS làm vào vở 
 -GV chữa bài – nhận xét 
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS làm vào vở .
- HS nêu kết quả tìm được .
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (HSKG)
 -GV yêu cầu HS đọc -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm cách ghép hình làm bài, nêu cách tính diện tích hình thoi 
-GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
Trao đổi nhóm và thực hành. 
 -GV nhận xét và cho điểm.
4. Củng cỏ - Dặn dò:
-2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét 
– Lớp nhận xét bổ sung 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS đọc bài, 1 hs lên bảng –lớp làm vào vở 
- HS : Tính diện tích hình thoi và củng cố kĩ năng tính nhân các số tự nhiên .
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
HS nêu kết luận:
-HS thảo luận nhóm –Ghép hình nêu kết quả; lớp nhận xét 
-1 HS đọc bài .
2 HS lên ghép và tính kết quả 
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 2-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp thực hành 
Nhận xét .
- HS 
................................................................................................
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
 I. MỤC TIÊ U : 
- HS biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ýủ, bố cục rừ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,  ). Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài văn theo sự hướng dẫn của GV.
- HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động. 
-Biết tham gia sữa lỗi chung; biết sữa lỗi theo yêu cầu của thầy cô .
-Thấy được bài văn hay .
II. CHUẨN BỊ: 
- Bút – giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
- Cần chữa chung trước lớp 
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (chính tả, dùng từ, câu )trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi (phiếu phát cho từng HSp) .
- Mẫu:
Lỗi chính tả Lỗi dùng từ
Lỗi Sửa Lỗi
Lỗi Sửa Lỗi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
.1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học 
 b.Hướng dẫn nhân xét về kết quả bài làm 
 -GV viết đề bài lên bảng 
-Gọi HS nhắc lại 
Nêu nhận xét 
-GV nêu một số ưu điểm bài viết cuả Hs 
Xác định đúng đề bài X (tả cây cốit), kiểu bài (miêu tảm) ; bố cục; ý, diễn ý, sự sáng tạo; chính tả hình thức trình bày bài văn, 
-GV nêu những HS viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần mở bài, kết bài hay 
+Những thiếu sót hạn chế. Nêu một vài VD cụ thể, tránh nêu tên Hs.
+ Thông báo điểm số cụ thể 
Gv trả bài cho Hs
1/HD HS chữa bài 
-HD HS chữa lỗi:
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc. Giao việc cho các em:
+ Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
 + Viết những lỗi vào phiếu học tập trong bài làm theo từng loại (lỗi chinh tảl, từ, câu, diễn đạt, ý và sửa lỗi)
 + Đổi bài làm, đổi phiếu bạn bên cạnh để soát lỗi,. Soát lại những việc sửa lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra hs làm việc 
2/ HD chữa lỗi chung:
+ GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
+ Một số HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. HS trao đổi bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sain).HS chép bài vào vở .
3/ HD HS học tậõp những đoạn văn hay, bài văn hay 
-GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay (hoặc ngoài lớp sưu tầm được)
-HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn một đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn .
4 / Củng cố dăn dò :
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét chung về bài làm của HS 
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn của mình và chuẩn bị bài sau.
-HS đọc lại đề bài 
- HS lớp theo dõi lắng nghe 
HS lắng nghe 
HS lắng nghe 
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- HS theo dõi 
Luyện Tiếng Việt
ÔN LUYỆN
 I. MỤC TIÊU:
- Nghe -viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ / 15 phút), không mắt quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả .
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu . 
 - HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 85 chữ/15 phút) ; hiểu nội dung bài 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Bài viết :
 “Thắng biển” sách tiếng việt 4 tập II trang 76 viết đoạn “ Mặt trời lên cao dần  quyết tâm chống giữ” .
-GV đọc cho HS viết.
-Đọc HS soát bài.
2/ Bài tập: 
a/ Điền vào chỗ trống ch hay tr:
 ..uyềnong vòm lá
 ...im có gì vui
 Mà nghe ríu rít
 Như ẻ reo cười
b/ Tiếng có vần in hay inh:
 lung 	 bình .
 Giữ.. nhường 
3. - Đặt 3 câu kể Ai thế nào?
. - Đặt 3 câu kể Ai là gì?
. - Đặt 3 câu kể Ai làm gì?
-GV chấm chữa bài
4. Củng cố-dặn dò học ở nhà
-HS viết bài vào vở
-HSlàm việc theo nhóm -Trình bày kết quả.
-Nhận xét chữa bài
-HS làm bài vào vë
SINH HOẠT LỚP:
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh nhận đươc ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Rèn học sinh có tinh thần phê, tự phê.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II. NỘI DUNG
1.Kiểm điểm trong tuần:
- Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần.
- Giáo viên:
+ Về ý thức tổ chức kỷ luật
+ Học tập: Có ý thức học tập ở nhà cũng như trên lớp.
+ Lao động: Cả lớp có ý thức lao động tự quản cao.
+Thể dục vệ sinh: TD tương đối nhanh, ý thức tập tốt; VS sạch sẽ.
 +Các hoạt động khác: Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh.
2. Triển khai công tác tuần tới : 
-Ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra định kỳ lần 3
- Tích cực tham gia phong trào cùng nhau tiến bộ.
- Tích cực đọc và làm theo lời Bác dạy
- Phát động phong trào giúp nhau học tốt.
-Tổ chức đôi bạn cùng tiến.
- Phát động phong trào vở sạch chữ đẹp.
- Lên kế hoạch bồi dưỡng HS yếu kém. (Để chuẩn bị thi giữa HKII)
- Giữ gìn lớp học sạch sẽ.
- Tiếp tục tham gia kế hoạch nhỏ thu gom giấy loại

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_pham_thi_thu_huyen.doc