Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.

 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.

 Biết quý trọng nét đẹp cổ truyền.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh làng Hồ.

- HS: Tranh làng Hồ (nếu có)

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về bài đọc.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) TRANH LÀNG HỒ

b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 54 ngày dạy: 
Bài: TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu:
 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
 Biết quý trọng nét đẹp cổ truyền.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh làng Hồ.
- HS: Tranh làng Hồ (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về bài đọc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) TRANH LÀNG HỒ
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’
9’
8’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc lưu loát.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc cả bài.
- Cho xem tranh làng Hồ trong SGK – xem tranh sưu tầm.
- Chia 3 đoạn – gọi HS đọc (2 – 3 lượt) hướng dẫn đọc đúng từ ngữ khó hoặc dễ viết sai chính tả, kết hợp hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài.
0 Cách tiến hành:
- Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
- Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có ý gì đặc biệt?
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Chốt: tranh có nội dung sinh động, vui tươi, kĩ thuật tinh tế
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Giọng vui tươi, rành mạch.
0 Cách tiến hành: (như các bài trước).
- 1 – 2 HS (khá giỏi) đọc.
- Cả lớp quan sát – nêu nội dung tranh.
- 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn – từng cặp luyện đọc, 1 – 2 HS đọc lại.
- Lắng nghe.
- Cá nhân tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS cùng bàn – đọc theo – trao đổi.
- Nhóm 4 – đọc lướt trao đổi.
- Cá nhân phát biểu.
- Luyện đọc đoạn 1.
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về đọc bài nhiều lần.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 131 ngày dạy: 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 Củng cố cách tính vận tốc.
 Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) LUYỆN TẬP
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Làm bài tập 1; bài tập 2.
0 Mục tiêu: Củng cố cách tính vận tốc.
0 Cách tiến hành: 
* Bài 1: Gọi HS đọc đề - nêu công thức tính vận tốc.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài giải – Có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/giây không?
- Hướng dẫn HS có thể làm theo hai cách. (Đáp số: 1050m/phút hoặc 17,5m/giây).
* Bài 2: Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
- Yêu cầu HS tự làm bài – Hướng dẫn HS cách viết vào vở:
Với s = 130km; t = 4 giờ 
thì v = 130 : 4 = 32,5 (km/giờ)
- Gọi HS đọc kết quả (để nêu tên đơn vị của vận tốc trong mỗi trường hợp).
v Hoạt động 2: Làm bài 3, bài 4.
0 Mục tiêu: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
0 Cách tiến hành: 
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô.
- Yêu cầu HS làm bài. (Đáp số: 40km/giờ)
* Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi sửa bài.
Thời gian của ca nô đi là:
7giờ45phút – 6giờ30phút = 1giờ15phút = 1,25giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Chú ý: Có thể cho HS đổi 1g45ph = 75phút
- Chú ý: có thể cho HS đổi 1g45ph = 75ph và vận tốc ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/ph)
0,4km/phút = 24km/giờ
- 2 HS nêu.
- Cả lớp làm bài.
- 1 HS đọc.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Cả lớp – vở.
- 2 HS tiếp nối nhau thực hiện.
- Cả lớp – vở.
- Cả lớp – vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại công thức tính vận tốc. Thi đua.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Hướng dẫn làm bài ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
CHÍNH TẢ (Nhớ viết)
Tiết: 27 ngày dạy: 
Bài: CỬA SÔNG
I. Mục tiêu:
 Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
 Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và viết 2 tên người, tên địa lí nước ngoài.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) CỬA SÔNG	
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
17’
9’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
0 Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối bài.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối bài.
- Cho HS đọc thầm lại 4 khổ thơ – nhắc HS chú ý cách trình bày các khổ thơ 6 chữ, những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai chính tả.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Chấm chữa 7 – 10 bài – nêu nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Ôn tập qui tắc viết hoa.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS gạch dưới các tên riêng tìm được, giải thích cách viết các tên đó.
- Cho HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét – chốt lại ý kiến đúng (giải thích tên người: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng đó. Các tiếng trong bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối – Giải thích tên địa lí: viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt).
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi.
- 1 HS xung phong.
- Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn.
- Cá nhân – vở.
- Đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc.
- Cá nhân – vở bài tập – trao đổi cặp.
- Vài nhóm HS phát biểu.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại nội dung bài tập 2.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên địa lí nước ngoài.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KĨ THUẬT
Tiết: 27 ngày dạy: 
Bài: LẮP MÁY BAY (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
 Chọn đúng và đủ chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) LẮP MÁY BAY (Tiết 1)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
20’
v Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
0 Mục tiêu: Chọn đúng và đủ chi tiết.
0 Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát mẫu trực thăng đã lắp ráp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi:
+ Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
v Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
0 Mục tiêu: Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
0 Cách tiến hành:
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết.
+ Gọi HS chọn đúng, đủ theo bảng SGK.
b. Lắp từng bộ phận.
+ Lắp thân và đuôi máy bay.
+ Lắp sàn ca bin và giá đỡ.
+ Lắp ca bin (H.4).
+ Lắp cánh quạt (H.5).
+ Lắp càng máy bay (H.6).
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK.
c.Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1)
- Hướng dẫn lắp ráp theo các bước SGK.
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
(như các bài trước)
- Quan sát.
- Vài HS tiếp nối nhau trả lời.
- 1 – 2 HS lên chọn.
- Quan sát H.2
- Quan sát H.3 – trả lời câu hỏi.
- Quan sát bạn làm mẫu.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Quan sát GV.
- Vài HS trả lời.
- Quan sát mẫu.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS mang hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ được lắp ở cuối tiết 2.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 53 ngày dạy: 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG
I. Mục tiêu: 
 Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm. Nhớ nguồn.
 Vận dụng tốt vào bài tập.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu; chỉ rõ những từ ngữ được thay thế (Bài tập 3).
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc bài tập (đọc cả mẫu)
- Chia lớp thành các nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài tập.
- Nhắc HS: Bài tập yêu cầu các em minh hoạ mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao, nhóm nào tìm được nhiều hơn càng đáng khen.
- Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài lên bảng, trình bày.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc – nhóm viết được nhiều câu đúng và nhanh (Lưu ý: nếu HS có nêu thành ngữ cũng được chấp nhận).
- Cho HS viết lại ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ cho 4 truyền thống đã nêu.
v Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Vận dụng vào bài tập.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, giải thích bằng cách phân tích mẫu (cầu kiều, khác giống).
- Chia nhóm – sau thời gian quy định đại diện mỗi nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả, giải ô chữ màu xanh.
- Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại tất cả các câu tục ng ...  HS nêu.
- Vài HS phát biểu.
- Lắng nghe.
- 1 HS cùng bàn trao đổi – làm bảng nhóm.
- Vài HS nêu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS làm vào bảng nhóm, còn lại làm vào vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách tính và công thức.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Hướng dẫn làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
ĐỊA LÍ
Tiết: 27 ngày dạy: 
Bài: CHÂU MĨ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ thế giới.
 Có một số hiểu biết về thiên nhiên của Châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
 Nêu tên chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
+ Quả Địa cầu hoặc Bản đồ thế giới.
+ Bản đồ Tự nhiên châu Mĩ (nếu có).
+ Tranh ảnh tư liệu về rừng A- m- dôn.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) CHÂU MĨ
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn.
0 Mục tiêu: Xác định trên Quả địa cầu hoặc Bản đồ.
0 Cách tiến hành:
- Chỉ trên quả địa cầu đường phân chia bán cầu Đông, Tây, bán cầu Đông và bán cầu Tây (Lưu ý: đường phân chia 2 bán cầu đông và tây là một vòng tròn đi qua kinh tuyến 200 T – 1600 Đ
- Quan sát quả Địa cầu và cho biết: những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 1 SGK.
- Kết luận: Châu lục là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây (SGV).
v Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
0 Mục tiêu: Có một số hiểu biết về tự nhiên.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1,; 2 SGK rồi thảo luận các câu hỏi: 
+ Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
+ Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
- Nêu tên và chỉ trên hình 1: Hai đồng bằng lớn, các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông, hai con sông lớn của châu Mĩ.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi đồ sộ (SGV).
- Hỏi: Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
- Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu?
- Nêu tác dụng rậm A- ma- dôn?
- Kết luận: Có vị trí trải dài trên hai bán cầu Bắc và Nam.
- Cả lớp theo dõi trên quả Địa cầu theo nhóm 4.
- Vài HS phát biểu.
- 2 HS cùng bàn.
- Nhóm 4 – trao đổi.
- Đại diện nhóm.
- Lắng nghe.
- Làm việc cả lớp. 
- HS (khá, giỏi).
- Giới thiệu tranh.
4. Củng cố: (3’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Về nhà sưu tầm một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có).
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 54 ngày dạy: 
Bài: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I. Mục tiêu:
 Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
 Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn, biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm lại bài tập trong tiết luyện từ và câu ở tiết trước và đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn phần Nhận xét và Ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối. 
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn.
- Cụm từ “vì vậy” ở ví dụ nêu trên giúp chúng ta biết đuợc biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
* Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu, suy nghĩ tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối như từ vì vậy ở đoạn trích trên.
- Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
v Hoạt động 2: Phần luyện tập.
0 Mục tiêu: Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu – phân việc cho HS:
- 1/2 lớp tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu (sẽ đánh số thứ tự các câu văn từ 1 đến 7).
- 1/2 còn lại còn lại tìm những từ ngữ nối trong 4 đoạn cuối (sẽ đánh tiếp số thứ tự câu văn từ 8 đến 16).
* Bài tập 2: Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Cho HS suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ nối sai.
- Treo bảng phụ - gọi HS lên làm bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui nhận xét về tính láu lỉ nh của cậu bé trong truyện.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân.
- Vài HS đọc.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập – sau đó 2 HS cùng bàn trao đổi – giải thích quan hệ giữa các câu, các đoạn.
- 1 HS đọc.
- Đọc thầm – làm bài.
- 1 HS bảng lớp.
- Cả lớp đọc thầm – cá nhân phát biểu.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 135 ngày dạy: 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	Gúp HS:
 Củng cố cách tính thời gian của chuyển động .
 Củng cố quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) LUYỆN TẬP
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
18’
v Hoạt động 1: Ôn lại công thức.
0 Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ t với v, s.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- Cho HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Cho HS tính, điền vào ô trống, gọi HS kiểm tra kết quả của bạn.
* Bài tập 2: 
- Cho HS tự làm bài, rồi sửa bài.
- Yêu cầu HS tự kiểm tra kết quả học tập.
* Bài tập 3: 
Có thể hướng dẫn HS tính
72 : 96 = (giờ)
 giờ = 45 phút
- Yêu cầu HS tự làm bài.
* Bài tập 4: 
- Yêu cầu HS trao đổi – giải.
- Hướng dẫn HS có thể đổi:
420m/phút = 0,42km/phút
Hoặc 10,5km = 10500m
- Áp dụng công thức t = s : v để tính thời gian.
- Kết quả là 25phút.
- Vài HS nhắc lại.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Cả lớp – phiếu học tập.
- Cả lớp – vở.
- 2 HS cùng bàn.
- Cả lớp – vở.
- 2 HS cùng bàn.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách tính và công thức vừa học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Hướng dẫn làm vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 54 ngày dạy: 
Bài: TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra)
I. Mục tiêu:
- Viết được bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, hoặc ảnh chụp về một số loài cây, trái.
- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
30’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
0 Mục tiêu: Viết bài văn có bố cục rõ ràng.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài và Gợi ý của tiết Viết bài văn tả cây cối.
- Hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài (chọn đề, quan sát cây trái theo đề đã chọn) như thế nào.
v Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
0 Mục tiêu: Thể hiện được những quan sát riêng.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc – còn lại đọc thầm.
- Vài HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Cá nhân – vở.
4. Củng cố: (2’)
- Nhắc HS dò soát lại bài – Thu bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu học thuộc lòng) trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 (từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm ôn tập tuần tới.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KHOA HỌC
Tiết: 54 ngày dạy: 
Bài: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. Mục tiêu: - Sau bài học, HS biết:
 Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
 Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
 Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình trang 110, 111 SGK.
- HS: (theo nhóm) : vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng (sống đời) củ gừng, riềng, hành, tỏi, một thùng giấy to đựng đất. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi và đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: 
. Giới thiệu bài: (1’) CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Quan sát.
0 Mục tiêu: Quan sát, tìm vị trí của chồi, kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK.
- Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Tiếp theo có thể yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
- Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ bộ phận của cây mẹ.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Thực hành trồng cây từ một bộ phận của cây mẹ.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn các nhóm tập trồng cây vào chậu bằng thân hoặc cành hoặc lá của cây mẹ (do nhóm tự chọn)
- Nhóm 4 – vừa kết hợp quan sát SGK và quan sát vật thật.
- Làm việc cả lớp.
- Vài HS nêu.
- Lắng nghe.
- Nhóm 4 – thực hành.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh một số động vật đẻ trứng, một số động vật đẻ con.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_nguyen_thi_xen.doc