Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 đến 30 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 đến 30 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng /phút)

- GD HS ý thức cao trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu trong đó:

+ 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27

+ 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL.

+ Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 77 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 đến 30 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2012
ĐẠO ĐỨC : ( T28) TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (Những qui định có lien quan đến HS)
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thong trong đời sống hang ngày; Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông.
 - HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số biển báo giao thông.
 - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Nội dung: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
(thông tin- SGK/40)
 - GV chia HS làm 4 nhóm, cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- GV kết luận:
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
(Bài tập 1- SGK/41)
- GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
 - GV mời một số nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc.
 - GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
(Bài tập 2- SGK/42)
 - GV chia 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
 ? Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống sau:
 (Xem SGV)
 - GV kết luận: các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Luật giao thông cần thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
 - Chuẩn bị bài tập 4 - SGK/42.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- HS lắng nghe.
- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?
- HS trình bày kết quả. Các nhóm khác chất vấn và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS các nhóm thảo luận.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
TẬP ĐỌC: (T55) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng /phút)
- GD HS ý thức cao trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu trong đó:
+ 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 
+ 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
+ Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Phần giới thiệu :
* Ở tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm giữa học kì II. 
2) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Từng HS lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- Theo dõi và ghi điểm.
- Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
 3) Lập bảng tổng kết: 
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm "Người ta là hoa của đất "
- HS đọc yêu cầu.
- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ? 
_ HS tự làm bài trong nhóm. 
+ Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác, nhận xet, bổ sung.
+ Nhận xét lời giải đúng.
 3) Củng cố dặn dò: 
*Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Xem lại 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?)
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- HS lắng nghe.
- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- Học sinh đọc.
+ Bài tập đọc: Bốn anh tài - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. 
- 4 em đọc lại truyện kể, trao đổi và làm bài.
- Cử đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nộidung
Nhân vật
Bốn anh tài 
Truyện cổ dân tộc Tày 
Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác cứ dân lành của bốn anh em Cẩu Khây 
Cẩu Khây- Nắm Tay Đóng Cọc.
Lấy Tai Tat Nước , Móng Tay Đục Máng, bà lão chăn bò, Yêu tinh 
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
Trần Đại Nghĩa 
+ 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- HS cả lớp.
 -------------------- ------------------ 
TOÁN: (T136) LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. 
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.(BT1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
- Giấy kẻ ô li, cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke và kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành:
*Bài 1 :
 - HS nêu đề bài.
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng.
 A B
 C D
- Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD, lần lượt đối chiếu các câu a), b), c), d) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
 - HS nêu đề bài.
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng.
- Quan sát hình thoi PQSR lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) , d) với các đặc điểm đã biết của hình thoi. Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm HS.
- Bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
* Bài 3 :
- HS nêu đề bài.
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng.
- Tính diện tích các hình theo công thức.
- So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng.
- HS cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng.
 - HS nhận xét bài bạn.
+ HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Quan sát hình vẽ và trả lời.
 + Nhận xét bài bạn.
- Củng cố đặc điểm của hình chữ nhật
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Quan sát hình vẽ và trả lời.
a. PQ và SR là hai cạnh không bằng nhau. ( SAI )
b. PQ không song song với PS( ĐÚNG)
c.Các cạnh đối diện song song(ĐÚNG)
d/ Có 4 cạnh bằng nhau ( ĐÚNG )
+ Nhận xét bài bạn.
- Củng cố đặc điểm của hình thoi.
- 1 HS đọc, tự làm vào vở.
+ 1 HS lên bảng thực hiện và trả lời.
- Nhận xét bổ sung bài bạn.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
 -------------------- ------------------ 
Thứ ba ngày 20 tháng 03 năm 2012
TOÁN: (T137) GIỚI THIỆU TỈ SỐ 
I. Mục tiêu:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. ( BT1,3)
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Vẽ các sơ đồ minh hoạ như SGK lên bảng phụ.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
+ HS: Thước kẻ, e ke và kéo.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
*) Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5 
- GV gọi HS nêu ví dụ: 
- Vẽ sơ đồ minh hoạ như SGK.
- Giới thiệu tỉ số:
- Tỉ số của xe tải và xe khách là: 5 : 7 hay 
- Tỉ số cho biết: số xe tải bằng số xe khách.
- Tỉ số của xe khách và xe tải là: 7 : 5 hay 
- Tỉ số này cho biết: số xe khách bằng số xe tải.
*) Giới thiệu tỉ số a : b ( b khác 0 )
- Y/cầu HS lập tỉ số của hai số : 5 và 7 ; 3 và 6 
+ Hãy lập tỉ số của a và b.
- Tỉ số của hai số không kèm đơn vị.
- Ví dụ : Tỉ số của 3m và 6 m là 3 : 6 
c) Thực hành :
*Bài 1 :
 - HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2: (Dành cho HS giỏi)
 - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
* Bài 3:
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 - Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài
- 1 HS làm bài trên bảng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và đọc thầm tỉ số của hai số.
+ HS lập tỉ số của hai số: 
- Tỉ số của 5 và 7 bằng: 5 : 7 hay 
- Tỉ số của 3 và 6 bằng: 3 : 6 hay 
- Tỉ số của a và b bằng: a : b hay 
 - Tự làm vào vở. HS làm trên bảng.
a/ = . b/ = .
c/ = . d/ = .
- Củng cố tỉ số của hai số.
- HS ở lớp làm bài vào vở.
- Củng cố tỉ số của hai số.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập. 
 -------------------- ------------------ 
CHÍNH TẢ: (T28) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; (tốc độ khoảng 85 chữ/15phút) ; không mắc quá năm lỗi trong bài ; trình bày đúng bài văn miêu tả.
 - Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học. (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai làm gì ) để kể, tả hay giới thiệu.
* HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 85 chữ/15 phút) ; hiểu nội dung bài.
- GD HS ý thức cao trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
- Ba tờ giấy khổ lớn để 3 HS lên làm bài tập 2 (các ý a , b , c) 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Phần giới thiệu:
2) Nghe - viết chính tả (Hoa giấ ... c đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngư như: lụa đào, thướt tha, mặc, trôi thơ thẩn, ráng vàng, rèm, vầng trăng, khuya, ngẩn ngơ, la đà, nhoà,... 
- Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
b)H/dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS tiếp nối nhau đoc từng đoạn của bài thơ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó.
- Lưu ý HS ngắt hơi đúng ở các cụm từ giữa các dòng thơ:
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
* Đọc diễn cảm:
- HS đọc tiếp 6 khổ thơ của bài thơ 
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài.
- Giới thiệu các câu thơ cần luyện đọc diễn cảm.
- HS đọc từng khổ.
- Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng từng khổ rồi cả bài thơ.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị tốt cho bài học sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự:
+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng.
+ Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
+ Chú ý nghe đọc.
- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc 
- HS luyện đọc trong nhóm 2 HS.
+ HS lắng nghe.
- Thi đọc tiếp nối từng khổ.
- 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài thơ.
- HS cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
Thứ sáu, ngày 6 tháng 04 năm 2012
TOÁN: (T150) THỰC HÀNH 
I. Mục tiêu:
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
- Bài 1: HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân 
- GD HS tính cẩn thận, tự giác trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi đánh dấu từng mét.
- Một số cọc mốc (để đo đoạn thẳng trên mặt đất)
- Cọc tiêu để gióng thẳng hàng trên mặt đất.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
1. Giới thiệu cách đo đo dài đoạn AB trên mặt đất:
- Hướng dẫn HS cách đo độ dài trên mặt đất như SGK: 
- Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường ta thực hiện như sau: 
+ Cố định đầu dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm A.
+ Ta kéo thẳng dây thước cho đến điểmB.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó chính là độ dài đoạn thẳng AB.
2. Giới thiệu cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất. 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
+ Hướng dẫn HS gióng cọc tiêu trên sân trường.
b) Thực hành:
Bài 1:
 - HS nêu đề bài.
- HS làm việc theo nhóm.
- Giao việc cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Đo chiều dài lớp học.
- Nhóm 2: Đo chiều rộng lớp học.
- Nhóm 3: Đo khoảng cách giữa 2 cây ở sân trường
- Nhận xét bài làm HS.
Bài 2: 
 - HS nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS bước đi trên sân trường 10 bước. 
- Dùng kí hiệu làm dấu chỗ xuất phát và chỗ đích đến.
- Nêu ước lượng độ dài của đoạn vừa bước.
- HS dùng thước dây đo lại và so sánh với kết quả ước lượng.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe giới thiệu bài.
- HS quan sát nghe GV hướng dẫn.
- Thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Đọc k/quả độ dài đoạn AB trên thước.
- HS quan sát nghe GV hướng dẫn.
- Thực hành dùng cọc tiêu gióng thẳng hàng trên mặt đất.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS tiến hành chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
- Cử thư kí ghi kết quả về độ dài của mỗi kích thước vào tờ phiếu bài tập 1.
- Cử đại diện đọc kết quả đo.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Lần lượt từng HS 10 bước trên sân trường.
- Nêu kết quả ước lượng.
- Dùng thước kiểm tra lại và đọc kết quả so sánh với kết quả ước lượng.
- Nhận xét bài bạn.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
 -------------------- ------------------ 
TẬP LÀM VĂN: (T60) ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tam trú, tam vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
- Có ý thức nhắc nhớ mọi người thực hiện việc khai báo tạm trú tạm vắng.
 * KNS:- Thu thập, xử lí thông tin 
 - Đảm nhận trách nhiệm công dân
Các kỹ thuật day học: - Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin - Trình bày 1 phút
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bản phô tô mẫu "Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng" đủ cho từng HS.
- 1Bản phô tô "Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng" cỡ to để GV treo bảng khi hướng dẫn học sinh điền vào phiếu.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
- HS đọc nội dung phiếu. 
- GV treo lên bảng giải thích các từ ngữ viết tắt: CMND (chứng minh nhân dân)
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- Đây là một tình huống giả định em và mẹ đến thăm một người bà con ở tỉnh khác vì vậy:
- Địa chỉ phải ghi địa chỉ người họ hàng.
- Họ tên chủ hộ phải ghi tên của chủ nhà nơi em và mẹ đến chơi.
- Họ tên phải ghi họ tên của mẹ em.
- Ở đâu đến, hoặc đi đâu em phải ghi nơi mẹ con của em ở đâu đến 
 - Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo em phải ghi họ tên của chính em.
- Ngày tháng năm sinh em phải điền ngày tháng năm sinh của em.
- Cán bộ đăng kí là mục giành cho cong an quản lí khu vực tự kí. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ kí và viết họ tên.
- Phát phiếu yêu cầu HS tự điền vào phiếu in sẵn.
- Lần lượt từng HS đọc phiếu sau khi điền.
+ Treo bảng Bản phô tô " Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng " cỡ to, gọi HS đọc lại sau đó nhận xét, sửa lỗi và cho điểm từng học sinh 
Bài 2: 
- HS đọc đề bài 
- HS trả lời câu hỏi.
* GV kết luận:
- Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại cho hoàn thành phiếu khai báo tạm trú tạm vắng.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc.
- Quan sát.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn mẫu.
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Địa chỉ Họ và tên chủ hộ 
Số nhà 11 , phố Thái Hà Nguyễn Văn Xuân 
phường Trung Liệt 
quận Đống Đa Hà Nội 
Điểm khai báo tạm trú tạm vắng số 1phường xá Trung Liệt , quận Đống Đa , thành phố Hà Nội .
 PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ , TẠM VẮNG
1 Họ và tên : Nguyễn Khánh Hà .
2. Sinh ngày : 05 tháng 10 năm 1965.
3 . Nghề nghiệp và nơi làm việc : Cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên bái .
4. CMND số : 011101111
5. Tạm trú tạm vắng từ ngày :10 / 4 / 2001 đến 
 10 / 5 / 2001
6. Ở đâu đến hoặc đi đâu : 15 phố Hoàng Văn Thụ thị xã Yên Bái 
7. Lí do : thăm người thân .
8 . Quan hệ với chủ hộ : Chị gái 
9 . Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo : 
 Trần Thị Mỹ Hạnh (8 tuổi )
10 Ngày 10 tháng 4 năm 2001 
Cán bộ đăng kí Chủ hộ 
( Kí , ghi rõ họ , tên ) ( hoặc người trình báo ) 
 Xuân 
 Nguyễn Văn Xuân 
- Nhận xét phiếu của bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau phát biểu. 
 - HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.
+ Lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
 -------------------- ------------------ 
ĐỊA LÍ: ( T30) THÀNH PHỐ HUẾ
I. Mục tiêu :
 	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Tp Huế:
 	+ Tp Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
 	+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
 	- Chỉ được Tp Huế trên bản đồ (lược đồ).
Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ hành chính VN.
 	- Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế (HS sưu tầm).
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC : 
 - Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
 - Vì sao ở các tỉnh duyên hải miền Trung lại có các nhà máy sản xuất đường và sửa chữa tàu thuyền?
 - Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía.
 GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài : 
Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ :
 * Hoạt động cả lớp và theo cặp:
 - GV yêu cầu 2 HS tìm trên bản đồ hành chính VN kí hiệu và tên TP Huế. Nếu có điều kiện về thời gian và nhận thức của HS về địa điểm của tỉnh (TP) nơi các em sống trên bản đồ thì GV yêu cầu HS xác định vị trí tỉnh (TP) của các em rồi từ đó nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế.
 - GV yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK.
 + Con sông chảy qua TP Huế là Sông gì?
 + Huế thuộc tỉnh nào?
 + Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.
 - GV nhận xét và bổ sung thêm:
 + Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra cửa biển Thuận An.
 + Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ).
 - GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Huế.
Huế- Thành phố du lịch :
 *Hoạt động nhóm: 
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
 + Em hãy cho biết nếu đi thuyền xuôi theo sông Hương, chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
 + Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của TP Huế.
 - GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. GV có thể cho kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế (tùy theo khả năng của HS).
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV cho 3 HS đọc phần bài học.
 -GV cho HS lên chỉ vị trí TP Huế trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
 - Yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành TP du lịch.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Thành phố Đà Nẵng”
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tìm và xác định.
- HS làm từng cặp.
 + Sông Hương.
 + Tỉnh Thừa Thiên.
 + Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức,
HS trả lời.
+ Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,chùa Thiên Mụ,khu Kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền,chợ Đông Ba 
- HS mô tả.
- HS mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Cả lớp.
 -------------------- ------------------ 
HĐTT: SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
*****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_den_30_nam_hoc_2011_2012.doc