Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Đỗ Thị Xuân Cúc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Đỗ Thị Xuân Cúc

I.MỤC TIÊU:

1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời được

1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Các phiếu thăm.

 -Bảng phụ

III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Đỗ Thị Xuân Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 28
CHỦ ĐỀ: VÀNG THẬT KHÔNG SỢ LỬA.
Thứ 
Môn
Tiết 
Tên bài
Ghi chú 
Hai 
23 / 3
CC
28
TĐ
55
Oân tập tiết 1
T
136
Luyện tập chung
ĐL
28
Người dân và hđsx ở đồng bằng duyên hải miền Trung tt
Ba 
24 / 3
CT
28
Oân tập tiết 2
LS
28
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
T
137
Giới thiệu tỉ số
LTVC
55
Oân tập tiết 3
KH
55
Oân tập vật chất và năng lượng
Tư 
25 / 3
TĐ
56
Oân tập tiết 4
T
138
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
TLV
55
Oân tập tiết 5
Năm 
26 / 3
T
139
Luyện tập
LTVC
56
Oân tập tiết 6
KC
28
Oân tập tiết 7
Sáu 
27 / 3
TLV
56
Oân tập tiết 8
T
140
Luyện tập
KH
56
Oân tập vật chất và năng lượng tt
SH
28
Sinh hoạt lớp
	 Long Giao .
 Người lập 	 Người duyệt	
 Đỗ Thị Xuân Cúc	 Nguyễn Thị Phương Mai
Thứ hai: 23 / 3
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP - TIẾT 1
I.MỤC TIÊU:
1. Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (HS trả lời được 
1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các phiếu thăm.
 -Bảng phụ
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
25 phút
10phút
2 phút
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 Bắt đầu từ tiết 1 này, các em sẽ được kiểm tra để lấy điểm tập đọc và HTL. Các em nhớ đọc kĩ phiếu thăm mình bắt để đọc và trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu được ghi trong phiếu thăm.
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
 -Gọi từng HS lên bốc thăm.
 -Cho HS chuẩn bị.
 -Cho HS đọc bài .
 -GV ghi điểm.
 -GV lưu ý HS: Những em nào kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
 c. Luyện tập
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 -GV giao việc: Các em chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
 * Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể ?
 -Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (GV đưa bảng tổng kết lên).
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì ?Ai thế nào ? Ai là gì ?) để chuẩn bị học tiết ôn tập tới.
-HS lắng nghe.
-HS lần lượt lên bốc thăm
-Mỗi em chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo phiếu thăm.
-1 HS đọc.
-Có bài Bốn anh tài và bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
-3 HS làm bài vào giấy. Cả lớp làm bài vào vở.
-3 HS làm bài vào giấy dán trên bảng lớp, đọc nội dung.
-Lớp nhận xét.
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kĩ năng :
- Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích của hình bình hành vàhình thoi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8 phút
25 phút
5 phút
A. Hoạt động 1: KTBC và gt bài mới
Tiến hành: 
- Gọi HS chữa bài về nhà; Lớp thực hiện bảng con một số kiến thức liên quan tiết học trước và liên quan đến tiết học này
- GV chấm một số vở
- Nhận xét kiểm tra bài cũ
Giới thiệu: Luyện tập chung. 
 B. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
Tiến hành: 
Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
HS nêu yêu cầu và làm miệng. 
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.
Yêu cầu HS giải thích vì sao đúng và vì sao sai
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Yêu cầu HS tính diện tích từng hình rồi so sánh để tìm hình có diện tích lớn nhất. 
Bài 4: HS đọc đề, tóm tắt, giải bài toán
Tóm tắt: 
Chu vi HCN: 56 m
Chiều dài : 18 m
Tính S hình chữ nhật. 
- Sửa bài bảng phụ và yêu cầu HS đổi bài chấm chéo
 C. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
- Chấm một số bài và nhận xét chung tiết học
- Hướng dẫn bài về nhà 
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau
2 em làm bảng lớp, lớp làm bảng con
Hs nhận xét và chữa bài
HS làm bài. HS sửa bài. 
HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài bảng phụ 
HS làm bài vào vở. 2 em làm bảng phụ HS sửa bài. 
Hs tóm tắt và tự giải. 1 em làm bài bảng phụ
- Đổi bài chấm chéo
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI 
MIỀN TRUNG (Tiết 2 )
I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết:
-Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
-Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
-Biết mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
-Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có ).
-Mẫu vật :đường mía hoặc một số sản phẩm từ đường mía.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
5 phút
1 phút
7 phút
15 phút
8 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 1)
Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung?
Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía & làm muối?
- GV nhận xét
Giới thiệu bài mới
 A. Hoạt động 1: Một số nét tiêu biểu về hoạt động kinh tế
Tiến hành: 
* Yêu cầu HS quan sát hình 9 và trả lời các câu hỏi: 
- Người dân miền Trung dùng cảnh đẹp đó để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn đầu của mục này
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi trong SGK
GV treo bản đồ Việt Nam, gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
=> GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch & việc tăng thêm các hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm & thu nhập) & vùng khác (đến nghỉ ngơi, thăm quan cảnh đẹp sau thời gian làm việc, học tập tích cực)
 B. Hoạt động 2: Sự phát triển một số ngành kinh tế
Tiến hành: 
* Yêu cầu HS quan sát hình 10, 11 và thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:
- Vì sao có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển?
=> GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn (người dân chài thường lênh đênh trên tàu ngoài biển trong khoảng thời gian dài, có khi phải lên đến hàng tháng trời, đi xa đất liền, trên tàu có hàng chục thuyền viên vì vậy con tàu phải thật tốt để đảm bảo an toàn. Ngày 30-4-2004, một con tàu du lịch trên đường ra đảo Hòn Khoai (Cà Mau) đã bị chìm khiến 39 người chết do tàu không đảm bảo an toàn)
* GV cho HS quan sát hình 12,13, 14, 15 
- Yêu cầu 2 HS nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường?
 C. Hoạt động 3: Lễ hội - Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân
Tiến hành: 
- GV cho HS nêu các lễ hội mà em biết.
- GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội Cá Voi, gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua trên biển, hằng năm tại Khánh Hoà có tổ chức lễ hội Cá Voi. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng Cá Ông tại các đền thờ Cá Ông ở ven biển.
GV yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang
* Quan sát hình 16 & mô tả khu Tháp Bà.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
 D. Hoạt động 4: Củng cố , Dặn dò: 
- Rút ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
- Hát chuyền hoa- trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình (cá nhân)và trả lời các câu hỏi
* HS quan sát và thảo luận
- Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở khách nên cần xưởng sửa chữa.
- HS quan sát và nói cho nhau nghe theo nhóm đôi
- HS nêu tên và mô tả các lễ hội mà các em đã tìm hiểu, đã biết
- HS quan sát
Chở mía về nhà máy, rửa sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước, sản xuất đường trắng, đóng gói phục vụ tiêu dùng & sản xuất.
- HS Đọc ghi nhớ SGK
Các ghi nhận, lưu ý trong ngày:
Thứ ba : 24 / 3
CHÍNH TẢ 
ÔN TẬP - TIẾT 2
I.MỤC TIÊU:
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy.
2. Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì ?Ai thế nào ? Ai là gì ?
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
 -3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
22phút
13 phút
2 phút
* Giới thiệu bài:
 Trong thiên nhiên, mỗi loại hoa lại mang một vẻ đẹp riêng. Hoa sen vừa có hương thơm vừa đẹp về sắc mầu. Hoa hồng rực rỡ  Hoa giấy mang vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp ấy như thế nào ? Điều đó các em sẽ biết được qua bài chính tả Hoa giấy hôm nay chúng ta học.
 B Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả
 -GV đọc một lượt toàn bài Hoa giấy.
 -Cho HS đọc thầm lại đoạn văn.
 -GV nêu nội dung bài chính tả: Bài Hoa giấy gi ... 4:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.
 ¶ Câu 5:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: nhỏ bé
 ¶ Câu 6:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.
 ¶ Câu 7:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: Có cả 3 kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
 ¶ Câu 8:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý b: Cuộc đời tôi.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS ghi nhớ biện pháp nhân hoá, các loại câu, các kiểu câu.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm bài văn.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-1 HS lên làm trên bảng.
-HS còn lại dùng viết chì khoanh tròn ở chữ a, b hoặc ở câu các em cho đúng.
-Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
Các ghi nhận, lưu ý trong ngày:
Thứ sáu: 27 / 3
TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP - TIẾT 8
I.MỤC TIÊU:
1. HS nhớ – viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá .
2. HS viết được là mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn văn tả bộ phận của đồ vật hoặc của cây về đề em đã chọn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bảng phụ chép 3 khổ thơ để HS soát, chữa lỗi.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
20 phút
15 phút
2 phút
* Giới thiệu bài:
 Trong tiết luyện tập hôm nay, các em sẽ nhớ viết 3 khổ thơ đầu của bài Đoàn thuyền đánh cá. Sau đó, các em chọn một trong hai đề tập làm văn đã cho và viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn tả bộ phận của đồ vật hoặc của cây em tả.
 Hoạt động 1: Kiểm tra kĩ năng nhớ - viết
 a). Hướng dẫn chính tả:
 -GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
 -Cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
 -Yêui cầu HS nhắc lại về nội dung bài chính tả.
 -Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: thuyền, biển, luồng sáng, dệt 
 b). HS viết chính tả:
 -Cho HS nhớ và viết bài vào vở
- Yêu cầu soát lỗi. GV đưa bảng phụ đã viết 3 khổ thơ lên.
 c). Chấm, chữa bài:
 -Chấm bài + nhận xét chung.
 Hoạt động 2: Củng cố viết đoạn văn miêu tả
 -Cho HS đọc yêu cầu của đề.
 -GV giao việc: Bài tập cho hai đề tập làm văn. Các em chọn một trong hai đề đó và viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật (nếu em chọn tả đồ vật) hoặc tả một bộ phận của cây (nếu em chọn tả cây).
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét, khen những HS viết hay.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS lưu ý những từ ngữ hay viết sai chính tả để bài sau viết chính tả cho đúng.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc 3 khổ thơ viết CT + cả lớp đọc thầm lại bài CT.
- HS nêu
- Luyện bảng con 
-HS viết chính tả.
-Viết xong tự soát lỗi, nhìn vào bảng phụ trên lớp để soát lỗi.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS viết mở bài + viết một đoạn miêu tả một bộ phận của đồ vật, của cây.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :
- Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ”.
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7 phút
30 phút
2 phút
A. Hoạt động 1: KTBC và gt bài mới
Tiến hành: 
Khởi động: 
Bài cũ: 
- Gọi HS chữa bài về nhà; Lớp thực hiện bảng con một số kiến thức liên quan tiết học trước và liên quan đến tiết học này
- GV chấm một số vở
- Nhận xét kiểm tra bài cũ 
Giới thiệu bài mới: Luyện tập
 B. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết & phân biệt tổng của hai số & tổng số phần biểu thị hai số; tỉ số của hai số, sự so sánh hai số theo tỉ số.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số & tỉ số của hai số đó. Vẽ sơ đồ minh hoạ và giải toán.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ 
- Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số & tỉ số của hai số đó. 
 Lưu ý cho HS giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức số lớn gấp số bé 5 lần 
Bài 4: HS nêu đề toán dựa vào tóm tắt đã cho rồi giải bài toán đó theo sơ đồ đã cho 
 C. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
- Chấm một số bài và nhận xét chung tiết học
- Hướng dẫn bài về nhà 
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau 
Hát chuyền hoa để chọn người lên bảng sửa bài
2 HS sửa bài về nhà, lớp làm bảng con
HS sửa bài và nhận xét
- HS làm bài theo nhóm 2. Một nhóm làm bảng phụ
- Trình bày bài làm, lớp nhận xét
- 1 HS tóm tắt trên bảng, lớp làm bài vào vở. 1 em làm bảng phụ
HS nhận xét và sửa bài ở bảng phụ
- HS làm bài theo nhóm 4. đại diện 2 nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, sửa bài
- HS thi đua làm bài theo nhóm bàn
KHOA HỌC
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I- MỤC TIÊU:
-Củng cố các kiến thức về vật chất và năng lượng: các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
-Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
-Học sinh yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng đối với các thành tựu khoa học kĩ thuật. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số đồ dùng cho thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như :cốc, túi ni lông, xi-lanh, đèn, nhiệt kế
-Tranh ảnh về việc dùng âm thanh, ánh sáng, nhiệt trong cuộc sống hàng ngày và trong sản xuất, vui chơi giải trí.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
7 phút
15 phút
15 phút
3 phút
A. Hoạt động 1 : Khởi động và KTBC
- Khởi động: 
- Kiểm tra bài cũ:
-Nước có những tính chất gì? Nước tồn tại trong thiên nhiên dưới những dạng nào? Đặc điểm cuả mỗi dạng là gì?
- Không khí có những tính chất gì giống và khác nước?
Giới thiệu: Bài “Ôn tập: vật chất và năng lượng”
B. Hoạt động 1: Củng cố kíen thức về Vật chất và năng lượng 
Tiến hành: 
Trả lời các câu hỏi ôn tập 
-Cho hs thực hiện theo nhóm 2 , trả lời các câu hỏi SGK.
-Chữa và nhận xét chung.
 B. Hoạt động 2: Trò chơi rèn luyện kĩ năng quan sát
Tiến hành: 
Trò chơi “Đố bạn chứng minh được”
-Cho các nhóm bốc thăm câu đố và chuẩn bị câu trả lời, sau đó sẽ đố các nhóm khác.:
+Nước không có hình dạng xác định.
+Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
+Nhiệt độ truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn.
-GV chốt câu trả lời 
C. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
-Nêu các nội dung đã được ôn tập
- Nhận xét tiết học
- Hát chuyền hoa có thăm ghi câu hỏi KTBC
- Hs nêu câu trả lời, các em khác nhận xét
- HS hỏi đáp với nhau theo nhóm 2. 
HS hỏi HS với nhau trong lớp về các câu hỏi SGK
-HS thực hiện đố nhau trong nhóm 4. Sau đó chuẩn bị câu trả lời và dùng câu đố, đố nhóm khác
- Các nhóm đưa ra nhận xét.
Các ghi nhận, lưu ý trong ngày:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 28
I. MỤC ĐÍCH:
 - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 28
 - Kế hoạch yêu cầu HS hiện trong tuần 29 
II. CHUẨN BỊ:
 + Bảng đánh giá công tác trong tuần của GV và HS
 + Kế hoạch trong tuần 29
III. TIẾN HÀNH :
1. Cán sự lớp:
 _ Các tổ trưởng báo cáo các thành viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt từng mặt trong Tổ của mình.
 _ Lớp trưởng và lớp phó bổ sung phần theo dõi chung hoạt động của lớp. Nêu các khó khăn trong công tác quản lí lớp và các việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành của lớp
2. Giáo viên chủ nhiệm:
a. Đánh giá và nhận xét hoạt động của lớp :
- Nề nếp lớp ổn định tốt.
- Còn bỏ quên vở ở nhà: Tiên, Trang, Trọng
- Chưa tập trung nghe giảng và nói chuyện nhiều.
- Truy bài 15 phút đầu giờ và sửa bài đều.
- Thi giữa kì II có tiến bộ về TV riêng toán còn yếu
- Các em còn vi phạm về việc không học bài và không làm bài về nhà nhiều
- Đọc sách thư viện còn ít 
- Các em trong đội tuyển HS giỏi luyện thi đều 
- Tổ trực nhật tốt
- Bông tua tương đối mang đầy đủ nhưng hàng ngũ khi tập còn chưa ngay và nhiều em múa còn hình thức chưa đều đẹp
- Đồng phục đều , đúng quy định
- Các em tham gia tập nghi thức vào các buổi ra chơi chưa đều
- 1 HS vi phạm chơi trò chơi điện tử: Tấn
- Chữ viết và trình bày sách vở của các em chưa có chuyển biến tích cực. Tỉ lệ VSCĐ đạt tốt chưa cao. Cần viết và trình bày cẩn thận từng bài trong các giờ học ở lớp và rèn viết thêm chữ đẹp ở nhà.
b. Công việc tuần tới:
+ Sửa chữa khuyết điểm, 
+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh
+ Cán sự lớp và đôi bạn cùng tiến cần làm việc tích cực hơn. Duy trì thật tốt hoạt động 15 phút đầu giờ.
+ Luyện viết chính tả, chữ đẹp và tập đọc bài thật nhiều hàng ngày ở nhà
+ Chấn chỉnh việc xêùp hàng tập thể dục. 
+ Luyện Toán và Tiếng Việt chuẩn bị cho HS thi Huyện. 
+ Chăm bồn hoa và cây cảnh, lao động phần đất quy định
+ Oân và thực hành thật đều các thao tác nha khoa cho thật thuần thục
+ Kiểm Tra Vệ sinh cá nhân đột xuất trong tuần: Tóc, quần áo, móng tay chân
+ Luyện Nghi thức và sinh hoạt Sao
+ Đọc sách thư viện.
+ Luyện thi Văn nghệ
Nhận xét tiết sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_do_thi_xuan_cuc.doc