Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Nguyễn Thị Hồng

TOÁN:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kĩ năng :

Vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi để giải mộ số bài tập có liên quan.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 44 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 28 - GV: Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
toán:
luyện tập chung
I. Mục Tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng :
Vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi để giải mộ số bài tập có liên quan.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A.Bài cũ: 
- Gọi HS chữa BT làm thêm tiết trước.
- GV nhận xét, củng cố lại cách tính diện tích hình thoi.
B. Bài mới: 
* GTB:
HĐ1: HDHS luyện tập:
- GV giao bài tập, ghi bảng
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
HĐ2: Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài1: Một mảnh đất hình chữ nhật có trung bình cộng chiều dài và chiều rộng là 23m, chiều rộng mảnh đất là 15m. Tính diện tích mảnh đất đó.
Bài 2: Một hình thoi có diện tích là 78 cm2, biết độ dài một đường chéo là 12cm. Tính độ dài đường chéo còn lại.
Bài 3: a) Một hình bình hành có diện tích 
6m2, độ dài đáy m. Tính chiều cao của hình bình hành đó.
b) Một hình vuông có chu vi m. Tính diện tích hình vuông đó.
Bài 4: Cho hình chữ nhật ABCD và hình thoi MNPQ (như hình vẽ), biết AB = 6cm, AD = 4cm. Tính diện tích phần hình chữ nhật ngoài hình thoi.
 A M B
 Q N
 D P C
C. Củng cố dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Giao việc về nhà.
- 2HS chữa bài tập.
+ Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe
- HS đọc Y/C các BT
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng giải:
Tổng chiều dài và chiều rộng của mảnh đất là: 23 2 = 46 (m)
Chiều dài của mảnh đất là:
46 – 15 = 31 (m)
Diện tích của mảnh đất là:
31 15 = 465 (m2)
 Đáp số: 465 m2
- 1 HS lên bảng giải:
Độ dài đường chéo còn lại là:
78 2 : 12 = 13 (cm)
 Đáp số : 13 cm
- 2 HS lên bảng giải
a)Chiều cao của hình bình hành là:
6 : (m)
Đáp số: m
b) Cạnh hình vuông là:
 : 4 = (m)
Diện tích hình vuông đó là:
 = (m2)
Đáp số: m2
- 1 HS lên bảng giải
Diện tích hình thoi là:
6 4 : 2 = 12 (m2)
Diện tích hình chữ nhật là:
6 4 = 24 (m2)
Diện tích phần hình chữ nhật ngoài hình thoi là:
24 – 12 = 12 (m2)
Đáp số: 12m2
- 1HS nhắc lại ND bài học .
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2009 
toán:
Luyện tập: giới thiệu tỉ số
I .Mục tiêu: Giúp HS :
- Hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số .
- Biết đọc, viết tỉ số của hai số; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số .
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Top of Form
A. Bài cũ:
 - Gọi HS chữa bài tập tiết trước.
 - GV nhận xét.
B.Bài mới: 
* GTB : 
HĐ1: HDHS luyện tập:
- GV giao bài tập, ghi bảng
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
HĐ2: Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài1: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng:
Số thứ nhất
Số thứ hai
Tỉ số củasố thứ nhất và số thứ hai
5
3
4m
7m
8kg
9cm
Bài 2: Trên bãi cỏ có 20 con trâu và 11 con bò.
a) Viết tỉ số của số bò và số trâu.
b) Viết tỉ số của số bò so với tổng số trâu và bò có trên bãi cỏ.
Bài 3: Một tổ công nhân ngày đầu may được 125 bộ quần áo. Số bộ quần áo ngày thứ hai may được bằng số bộ quần áo đã may ngày đầu. Hỏi cả hai ngày tổ công nhân may được tất cả bao nhiêu bộ quần áo?
Bài 4: Một lớp học có 12 bạn gái và 13 bạn trai.
a)Viết tỉ số của số bạn trai và số bạn gái của lớp đó.
b)Viết tỉ số của số bạn gái và số bạn của cả lớp đó.
Bài 5: Nhà bác An thu hoạch vụ mùa được 3 tạ thóc nếp và 15 tạ thóc tẻ.
a) Tìm tỉ số của số thóc nếp và số thóc tẻ.
b) Tìm tỉ số của số thóc tẻ và số thóc nếp.
c) Biết rằng nếu đem xát số thóc để lấy gạo thì số gạo thu được bằng số thóc. Hỏi nhà bác An đã thu hoạch được bao nhiêu tạ gạo?
C.Củng cố - dặn dò: 
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học . 
- Giao việc về nhà.
 - 1HS làm bảng lớp.
 + HS khác nhận xét .
- HS theo dõi.
- HS đọc Y/C các bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
 - 1 HS lên bảng điền:
Số thứ nhất
Số thứ hai
Tỉ số củasố thứ nhất và số thứ hai
5
3
4m
7m
8kg
5kg
7
9cm
- 1 HS lên bảng làm:
Tổng số trâu và bò trên bãi cỏ là:
20 + 11 = 31 (con)
a) Tỉ số của số bò và số trâu là 
b) Tỉ số của số bò so với tổng số trâu và bò có trên bãi cỏ là .
- 1HS lên bảng giải:
Số bộ quần áo ngày thứ hai may được ngày thứ hai là:
125 (con)
Cả hai ngày tổ công nhân may được số bộ quần áo là: 125 + 100 = 225 (con)
 Đáp số: 225 con
- 1 HS lên bảng giải:
Lớp có tất cả số bạn là:
12 + 13 = 25 (bạn)
a) Tỉ số của số bạn trai và số bạn gái của lớp đó là 
b) Tỉ số của số bạn gái và số bạn của cả lớp đó là 
 - 1 HS lên bảng làm:
a) Tỉ số thóc nếp và thóc tẻ là hay 
b) Tỉ số của số thóc tẻ và số thóc nếp là hay 5.
c) Nhà bác An thu hoạch được tất cả số tạ thóc là: 3 + 15 = 18 (tạ)
 Nếu đem xát số thóc đó để lấy gạo thì số gạo thu được là:
18 = 12 (tạ)
Đáp số: 12 tạ
- HS lắng nghe.
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau . 
 Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2009 
toán:
Luyện tập: tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
I .Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Top of Form
A. Bài cũ: 
- Nêu các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.
- GV nhận xét. 
B.Bài mới: 
* GTB : 
HĐ1: HDHS luyện tập:
- GV giao bài tập, ghi bảng
- Cho HS nêu Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
HĐ2: Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài 1: Tổng của hai số là 100. Số bé bằng số lớn. Tìm hai số đó.
Bài 2: Lớp 4B có 32 học sinh. Số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh nam; bao nhiêu học sinh nữ?
Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi 120 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 4: Tổng của hai số là số bé nhất có bốn chữ số. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
Bài 5: Một thùng có 98 quả bóng xanh và bóng đỏ. Số bóng xanh bằng số bóng đỏ. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu quả?
C.Củng cố - dặn dò: 
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học .
- Giao việc về nhà. 
- 2 HS nêu
- Lớp nhận xét.
- HS đọc Y/C đề bài. 
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài tập, lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng giải:
Ta có sơ đồ:
Số bé: ? 100
Số lớn:
Số bé là: 100 : (2 + 3) 2 = 40
Số lớn là: 100 – 40 = 60
Đáp số: Số bé: 40; Số lớn: 60
- 1 HS lên bảng giải:
HS nam: 
HS nữ: ? 32 học sinh
Số học sinh nam là:
32 : (3 + 5 ) 3 = 12 (học sinh)
Số học sinh nữ là:
32 – 12 = 20 (học sinh)
Đáp số: 12 học sinh nam
 20 học sinh nữ
- 1 HS lên bảng giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng: 60m
Chiều dài:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
60 : (1 + 3) = 15 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 – 15 = 45 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
15 45 = 675 (m2)
 Đáp số: 675 m2
- 1 HS lên bảng giải:
Số bé nhất có bốn chữ số là 1000
Vậy, tổng của hai số là 1000
Ta có sơ đồ:
 Số bé: 1000 
Số lớn : ? 
Số bé là: 1000 : (3 + 5) 3 = 375
Số lớn là: 1000 – 375 = 625
 Đáp số: Số lớn 625
 Số bé: 375 
- 1HS lên bảng giải:
Ta có sơ đồ: ?
Bóng xanh: ? 98 quả
Bóng đỏ: 
Số quả bóng xanh là:
98 : (3 + 4) 3 = 42 (quả)
Số quả bóng đỏ là:
98 – 42 = 56 (quả)
 Đáp số: 42 quả bóng xanh
 56 quả bóng đỏ
- HS lắng nghe.
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau . 
Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2009
toán:
Luyện tập: tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
I .Mục tiêu: Giúp HS :
- Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Top of Form
A. Bài cũ: 
-Gọi HS chữa bài tập làm thêm tiết trước.
- GV nhận xét. 
B.Bài mới: 
* GTB : 
HĐ1: HDHS luyện tập:
- GV giao bài tập, ghi bảng
- Cho HS nêu Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
HĐ2: Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài 1: Tổng của hai số là 320. Số bé bằng số lớn. Tìm hai số đó.
Bài 2:Lan mua sách và vở tổng cộng hết 48000 đồng. Số tiền mua vở bằng số tiền mua sách. Hỏi bạn Lan mua mỗi loại hết bao nhiêu tiền?
Bài 3: Một hình chữ nhật có nửa chu vi 75 cm. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 4: Trung bình cộng của hai số là 63. Số bé bằng .Tìm hai số đó.
Bài 5: Hai thùng dầu đựng tất cả 154 lít dầu. Số dầu ở thùng thứ nhất bằng dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
C.Củng cố - dặn dò: 
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học .
- Giao việc về nhà. 
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc Y/C đề bài. 
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài tập, lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng giải:
Ta có sơ đồ:
Số bé: 320
Số lớn: 
Số bé là: 320 : (3 + 5) 3 = 120
Số lớn là: 320 – 120 = 200
Đáp số: Số bé: 120; Số lớn: 200
- 1 HS lên bảng giải:
Mua vở: 48000 đồng
Mua sách : ? 
Số tiền mua vở là 
48000 : (3 + 5 ) 3 = 18000 (đồng)
Số tiền mua sách là:
48000 – 18000 = 30000 (đồng)
Đáp số: Mua vở: 18000 đồng
 Mua sách: 30000 đồng
- 1 HS lên bảng giải:
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng: 75 cm
Chiều dài:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
75 : (2 + 3) 2 = 30 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
75 – 30 = 45 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
30 45 = 1350 (cm2)
 Đáp số: 1350 cm2
- 1 HS lên bảng giải:
Tổng của hai số là: 63 2 = 126
Ta có sơ đồ:
 Số bé: 126 
Số lớn : ? 
Số bé là: 126 : (1 + 5) = 21
Số lớn là: 126 – 21 = 105
 Đáp số: Số lớn 105
 Số bé: 21
- 1HS lên bảng giải:
Ta có sơ đồ: ?
Thùng 1: ? 154 lít dầu
Thùng 2: 
Số dầu ở thùng thứ nhất là:
154 : (3 + 4) 3 = 66 (lít)
Số dầu ở thùng thứ hai là:
154 – 66 = 88 (quả)
 Đáp số: 66lít và 88 lít.
- HS lắng nghe.
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau . 
 Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009 
toán:
Luyện tập: tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
I .Mục tiêu: Giúp HS :
- Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Top of Form
A. Bài cũ: 
-Gọi HS chữa bài tập làm thêm tiết trước.
- GV nhận xét. 
B.Bài mới: 
* GTB : 
HĐ1: HDHS luyện tập:
- GV giao bài tập, ghi bảng
- Cho HS nêu Y/C bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
HĐ2: Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài 1: Trung bình cộng của hai số là 39 . Số bé bằng số lớn. Tìm hai số đó.
Bài 2: Giải bài toán theo sơ đồ sau:
 ? l
Thùng 1: 420 l 
Thùng 2: 
 ? l
Bài 3: An mua một quyển truyện và một cái bút hết tất cả 16 000đồng. Biết rằng giá tiền một quyển truyện bằng giá tiền một cái bút .Hỏi An mua quyển truyện đó hết bao nhiêu tiền ? ...  ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
- Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía .
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội .
II .Chuẩn bị:
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ: (4’) 
- Sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung có đặc điểm gì ?
B.Bài mới: (34’)
 *GTB : GV nêu mục tiêu tiết học.(1’)
HĐ1: Hoạt động du lịch. 
- Y/C HS quan sát H9 - SGSK:
+ Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ?
+ Treo bản đồ: Kể tên một số thành phố, thị xã ven biển ?
+ Hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết ?
 * KL: Những điều kiện đó rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch,  
HĐ2: Phát triển công nghiệp.
- Y/c HS quan sát H10 - SGK :
+ Em biết gì về hoạt động phát triển công nghiệp ở duyên hải miền 
Trung ?
+ Vì sao nơi đây có nhiều xưởng đóng tàu ?
+ Đường, kẹo được làm từ cây gì ?
+ Y/C HS quan sát H11 và cho biết công việc của sản xuất đường .
+ Giới thiệu sơ qua về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển Quảng Ngãi.
HĐ3: Lễ hội .
- G giới thiệu thông tin về một số lễ hội như : Lễ hội Cá Ông - gắn với truyền thuyết cá voi cứu người trên biển 
- Hãy mô tả lại khu Tháp Bà ?
* G chốt lại nét tiêu biểu về HĐSX của người dân duyên hải miền Trung .
C/Củng cố - dặn dò: (2’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - 2HS trả lời câu hỏi.
 + HS khác nhận xét.
 - Theo dõi.
 - HS quan sát tranh SGKđể nêu được:
 + Người dân đã sử dụng những cảnh đẹp đó vào hoạt động du lịch 
 Những địa điểm thuận lôựi cho khách đến tham quan như: Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê, . 
 + Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng ,.
 + Bãi biển Sầm Sơn, Nha Trang, ..
 - HS nêu đặc điểm các hoạt động công nghiệp: 
 + Các nhà máy và khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều như : Đóng tàu, Làm đường mía, 
 + Do có nhiều tàu đánh cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sử chữa . 
 + Cây mía.
 + HS dựa vào các tranh trong SGK và nêu được quy trình sản xuất đường mía: Thu hoạc mía - vận chuyển mía - làm sạch - ép lấy nước - quay li tâm - để bỏ bớt nước và làm trắng, đóng gói. 
 - HS theo dõi, nắm được nét văn hoá của lễ hội này .
 + HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp bà ở Nha Trang để mô tả .
 - 2 HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau . 
 tiết 5+6 luyện tiếng việt 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tập, hệ thống hoá các từ ngữ thuộc các chủ điểm : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm..
 - Làm các bài tập về ba kiểu câu kể Ai là gì ?, Ai thế nào ?, Ai làm gì ?
 - Kiểm tra về văn miêu tả cây cối .
II.Các hoạt động trên lớp:
1/ktbc :
 - Y/C HS nêu tên những chủ điểm tập đọc đã học .(2HS nêu).
2/Nội dung bài ôn luyện :
 * GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Ôn tập .
Bài1: Xếp các từ dưới đây thành ba nhóm, tương ứng với ba chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm : Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, đẹp, đẹp đẽ, gan dạ, anh dũng, xinh đẹp, anh hùng, xinh xắn, thướt tha, lộng lẫy, tài ba, tài đức, tài năng, can đảm, quả cảm, thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, tươi đẹp, huy hoàng, hùng vĩ, gan, gan góc, bạo gan, táo bạo, đôn hậu, thẳng thắn, ngay thẳng. 
Bài2: Xếp các thành ngữ, tục ngữ dưới đây thành ba nhóm như y/c bài tập 1 : Người ta là hoa đất, Vào sinh ra tử, Đẹp người đẹp nết, Học rộng tài cao, Cái nết đánh chết cái đẹp, Đẹp như tiên, Đẹp như tranh, Đẹp như tượng, Tài cao chí cả, Gan vàng dạ sắt, Gan lì tướng quân, Gan như cóc tía, Non sông gấm vóc, Non xanh nước biếc, Muôn hình muôn vẻ, Trời cao biển rộng .
Bài3. a) Với mỗi kiểu câu kể sau đây hãy đặt một câu: Ai làm gì ?, ai thế nào ?, Ai là gì ?
b) Nhận xét : Vị ngữ trong từng câu kể nói trên do từ, cụm từ gì tạo thành ?
+ HS làm bài, trình bày bài, chữa bài . 
HĐ2: Kiểm tra về văn miêu tả cây cối .
 Đề bài : Hãy tả lại một cây cho bóng mát hoặc một cây hoa mà em yêu thích. 
+ HS làm bài, G thu bài để chấm .
* GV bao quát, HD HS làm bài , chữa bài. 
3.Củng cố – dặn dò : - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 7 Luyện Địa lí và Lịch sử
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về lịch sử bài : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 
 (năm 1786). 
 - Nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về người dân và hoạt động sản xuất của vùng duyên hải miền Trung .
II. Các hoạt động trên lớp :
1.Giới thiệu bài : 
 - GV nêu mục tiêu bài dạy.
2.Nội dung bài ôn luyện :
 Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi Lịch sử và Địa lí , HS làm bài tập vào vở rồi trình bày KQ:
Câu1: Hãy điền các từ ngữ : Lập căn cứ, khởi nghĩa, lật đổ, họ Nguyễn, toàn bộ vùng đất, thượng đạo vào chỗ trống cho thích hợp :
 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn ., dựng cờ Trước khi tiến ra Thăng Long Nguyễn Huệ đã làm chủ Đàng Trong, .. chính quyền .
.
Câu2: Hãy đánh dấu (x) vào ă trước ý đúng :
Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là :
ă Lật đổ chính quyền họ Trịnh .
ă Thống nhất giang sơn .
ă Cả hai mục đích trên .
Câu3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về cuộc tiến quân của nghĩa quân Tây Sơn ra Thăng Long .
....
Câu4 : Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền 
Trung ?
Câu5: Kể tên một số ngành công nghiệp có ở cá tỉnh duyên hải miềnTrung.
* GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi , động viên , khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu .
3/Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Buổi sáng Thứ 6 ngày 30 tháng 3 năm 2007 
 tiết1 toán
luyện tập 
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ:(4’) 
 - Chữa bài tập 4: Củng cố về nhận biết và giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
B.Bài mới: (36’)
 * GTB: Nêu mục tiêu tiết học. (1’) 
HĐ1: Bài tập ôn luyện. (34’)
Bài1: Luyện kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
Bài2: Y/C HS nêu đề toán và dạng toán, cách thực hiện .
+ Giúp HS hiểu rõ sự biến dạng của số lớn (bạn gái) và số bé (bạn trai).
+ Nhận xét cho điểm.
Bài3: Củng cố về tỉ số và cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
Bài4: Giúp HS dựa vào sơ đồ đoạn thẳng dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” để đặt được một đề toán tương ứng .
 + GV chọn một bài để cả lớp phân tích, nhận xét .
HĐ2.Củng cố - dặn dò :(2’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - 2 HS chữa bài.
 + Lớp nhận xét.
 * HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS làm bài tập vào vở và chữa bài . 
 + Vẽ sơ đồ và giải : 
 Tổng sp bằng nhau: 3 + 1 = 4 (p)
 Đoạn1: 28 : 4 x 3 = 21 m
 Đoạn2: 28 - 21 = 7 m 
 - HS hiểu rõ được ý nghĩa của số lớn và số bé trong dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
 Số lớn - Bạn gái
 Số bé - Bạn trai
 + HS giải bài toán và chữa bài .
 - HS thực hiện được các bước giải :
 + Xác định tỉ số .
 + Vẽ sơ đồ .
 + Tìm tổng số phần bằng nhau .
 + Tìm hai số .
 + HS chữa bài và nhận xét .
 - Mỗi HS tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó .
 + HS phân tích, nhận xét .
 * VN : Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau.
 tiết 2 tiếng việt
kiểm tra định kì cuối kì i
(đề thi của SGD- ĐT)
Phân môn : chính tả ; Tập làm văn
(Đã kiểm tra)
 tiết 3 Khoa học
 ôn tập: Vật chất và năng lượng
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố các kiến thức về vật chất và năng lượng .
- Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng .
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật .
II. Chuẩn bị: 
 GV: Sưu tầm tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh áng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ:( 4’) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
B. Nội dung ôn tập . (36’)
 - GTB: Nêu mục tiêu tiết học. (1’)
HĐ1: Triển lãm .
 + Y/C HS chia nhóm trưng bày tranh ảnh : Treo tường và bày trên bàn về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh áng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học .
 + Mỗi nhóm cử thành viên thuyết trình giải thích về tranh, ảnh của nhóm .
 + G thống nhất với ban giám khảo về tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm .
 + Ban giám khảo đưa ra câu hỏicho từng nhóm .
 + Ban giám khảo đánh giá .
 + GV đánh giá cuối cùng .
HĐ2. Củng cố – dặn dò:(1’)
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học 
 - 2HS trả lời .
 + HS khác nhận xét .
 - HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS chia nhóm .
 + Các nhóm trưng bày sản phẩm .(Mỗi nhóm một khu riêng).
 + Các nhóm cử đại diện thống nhất nội dung thuyết trình .
 + Cử 4 bạn tham gia ban giám khảo .
 + Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày .
 + Các thành viên trong nhóm .
 + Tổng kết cuộc chơi .
 - 2HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau . 
 tiết 4 thể dục
 buổi chiều :
 tiết 5+6 luyện toán 
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Luyện kĩ năng về làm các bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy, kiên trì khi làm bài tập .
II.Các hoạt động trên lớp
1. KTBC:
 - Y/C HS thực hiện : Trong một đội văn nghệ có 4 bạn trai và 5 bạn gái .
a) Viết tỉ số của số bạn trai và tổng số bạn của cả đội .
b) Viết tỉ số của số bạn gái và tổng số bạn của cả đội 
2. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
*** HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét .
HĐ2. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Sinh hoạt tập thể cuối tuần
I.Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Đánh giá lại các mặt hoạt động của tuần 28- Về học tập, đạo đức, đội – sao và các mặt hoạt động khác - Biết tự quá trình rèn luyện tu dưỡng của bản thân .
II.Nội dung buổi sinh hoạt :
 1.Giới thiệu bài :
 - GV nêu mục tiêu buổi sinh hoạt .
 2. HS tự nhận xét , đánh giá về các mặt hoạt động trong tuần .
 - GV y/c HS tự nhận xét về : Đạo đức , học tập . hoạt động Đội – Sao, Lao động , trực nhật và các mặt hoạt động khác .
 + Từng HS nối tiếp đứng dậy tự nhận xét về mình. 
 + Gv gợi ý để HS nhận xét được đầy đủ các mặt. Tuyên dương những HS có nhiều điểm tốt trong tuần , những HS dám đề cao tính tự phê cho bản thân .
 3. Nhận xét chung . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan28.doc