Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Trương Thị Thu Hiền - Trường Tiểu Học Trần Cao Vân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Trương Thị Thu Hiền - Trường Tiểu Học Trần Cao Vân

Tập đọc : Ôn tập (tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu :

 - Học sinh đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút).

- Gd HS có ý thức tôt trong giờ kiểm tra, đạt kết quả tốt.

II. Chuẩn bị: 17 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong đó :

- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Bốn anh tài, Trống đồng Đông Sơn, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Sầu riêng, Hoa học trò, Vẽ về cuộc sống an toàn, Khuất phục tên cướp biển, Thắng biển, Ga - v rốt ngoài chiến luỹ , Dù sao trái đất vẫn quay, con sẻ.) .

- 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL (Chuyện cổ tích về loài người, Bè xuôi Sông La, Chợ tết, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ .

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Trương Thị Thu Hiền - Trường Tiểu Học Trần Cao Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.03.2010	 Ngày dạy:29.03.2010
Tập đọc : Ôn tập (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu : 
 - Học sinh đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút).
- Gd HS có ý thức tôt trong giờ kiểm tra, đạt kết quả tốt.
II. Chuẩn bị: 17 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong đó :
- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Bốn anh tài, Trống đồng Đông Sơn, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Sầu riêng, Hoa học trò, Vẽ về cuộc sống an toàn, Khuất phục tên cướp biển, Thắng biển, Ga - v rốt ngoài chiến luỹ , Dù sao trái đất vẫn quay, con sẻ.) .
- 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL (Chuyện cổ tích về loài người, Bè xuôi Sông La, Chợ tết, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, Đoàn thuyền đánh cá, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ .
III. Hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp .
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc .
- Theo dõi và ghi điểm theo thang điểm qui định của Vụ giáo dục tiểu học .
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .
 2. Lập bảng tổng kết : 
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm " Người ta là hoa của đất "
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu .
- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm . GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn .
+ Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác , nhận xét , bổ sung .
+ Nhận xét lời giải đúng .
 3) Củng cố dặn dò : 
- Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra .
- Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì ? Ai là gì ? Ai thế nào ?)
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Lắng nghe .
- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài ( mỗi lần từ 5 - 7 em ) HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút . Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu .
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- Học sinh đọc thành tiếng .
+ Bài tập đọc : Bốn anh tài - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa . 
- 4 em đọc đọc lại truyện kể, trao đổi và làm bài .
- Cử đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu . Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
Tên bài
Tác giả
Nội
dung
Nhân vật
Bốn anh tài 
dân tộc Tày 
Ca ngợi sức khoẻ...
Cẩu Khây - Nắm Tay Đóng Cọc ...
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại ...
Trần Đại Nghĩa 
+ 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng .
- HS cả lớp .
Chính tả: Ôn tập (tiết 2)
I. Mục đích – yêu cầu : 
- Nghe viết đúng bài chính tả( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút ), trong mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả. 
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học ( Ai làm gì, Ai thế nào? Ai là gì ) để kể , tả hay giới thiệu. HS khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT ( tốc độ viết khoảng trên 85 chữ / phút ) , hiểu nội dung bài.
- GD học sinh cẩn thận khi viết bài.
II. Chuẩn bị: GV :Tranh ảnh minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
- Ba tờ giấy khổ lớn để 3 HS lên làm bài tập 2 ( các ý a , b , c) 
 HS : sgk
III. Hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
1) Nghe - viết chính tả ( Hoa giấy ) : 
- GV đọc mẫu đoạn văn viết .
- Gọi 1 HS đọc lại .
+ Đoạn văn nói lên điều gì ?
+ GV treo tranh hoa giấy để HS quan sát 
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó viết mà các em hay mắc lỗi hoặc viết sai có trong đoạn văn 
- Yêu cầu HS gấp sách giáo khoa .
- GV đọc từng câu để HS chép bài vào vở 
- GV đọc lại để HS soát lỗi .
* Chấm bài – nhận xét
2) Ôn luyện về kĩ năng đặt câu : 
Bài 2 .Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và mẫu .
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó trình bày . 
- Phát 3 tờ phiếu cho 3 HS làm sau đó dán lên bảng .
+ Câu kể Ai làm gì ?
 + Câu kể Ai thế nào ?
 + Câu kể Ai là gì ?
 - GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng học sinh 
+ Yêu cầu các hs khác nhận xét , bổ sung 
+ Nhận xét ghi điểm cho từng HS .
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài HTL đã học từ đầu học kì II đến nay 
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau : ôn tập.
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy .
- Quan sát tranh .
- Các tiếng khó : rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết.
- Gấp SGK, lắng nghe GV đọc chép bài vào vở 
- HS viết bài.
- Đổi vở cho nhau để soát lỗi .
+ 1 HS đọc thành tiếng .
- HS nêu yêu cầu .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đặt câu .
- 3 HS làm vào tờ phiếu sau đó dán lên bảng .+ Nối tiếp đọc câu vừa đặt, nhận xét bổ sung bạn
 - Đến giờ ra chơi, chúng tôi ùa ra sân như một đàn ong vở tổ. Các bạn nữ chơi nhảy dây. Riêng mấy đứa chúng em chỉ thích ngồi đọc chuyện dưới gốc cây.
 - Lớp em mỗi bạn một vẻ Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoà thì bộc tuệch, thẳng ruột ngựa. Thắng thì nóng tính như Trương Phi. Hoa thì rtất điệu đà làm đỏm. Thuý thì ngược lại lúc nào cũng lôi thôi 
 - Em xin giới thiệu với các chị về các thành viên trong tổ của em: Em tên là Bích Lam. Em làm tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiệp là học sinh giỏi cấp huyện. Bạn Hải là cây ghi ta điêu luyện. Hương là ca sĩ của lớp .
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS thực hiện 
Khoa học: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (t1).
I. Mục đích – yêu cầu Giúp HS :
 - Củng cố các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 - Củng cố về các kĩ năng quan sát , thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
 - Biết yêu thiên nhiên , thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật , lòng say mê khoa học kĩ thuật , khả năng sáng tạo khi làm thí nghiệm .
II.Chuẩn bị: GV : nội dung
 HS : ôn lại phần vật chất và năng lượng.
III. Hoạt động ạy – học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi . 
- Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt đối với con người và động vật, thực vật ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề .
b.Giảng bài
 * Hoạt động 1: Các kiến thức cơ bản.
 - GV lần lượt nêu câu hỏi 1 và 2 để HS trả lời 
 Yêu cầu HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời 
- Gọi HS nhận xét và chữa bài .
- GV chốt lại ý chính .
+ Gọi HS đọc câu hỏi 2.
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu câu hỏi .
- Mời 2 HS lên bảng điền từ, HS cả lớp lắng nghe bổ sung 
+ Gọi HS đọc câu hỏi 3, 4 , 5 , 6 .
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu câu hỏi .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi .
- Mời HS tếp nối nhau trả lời, HS cả lớp lắng nghe bổ sung 
* Hoạt động 2: 
Trò chơi : Nhà khoa học trẻ .
- GV treo tờ phiếu đã ghi sẵn các ý sau :
- Bạn hãy thí nghiệm để chứng tỏ :
+ Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định .
+ Nước ở thể rắn có hình dạng xác định được 
+ Nguồn nước đã bị ô nhiễm .
+ Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra 
+ Sự lan truyền âm thanh .
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt .
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi .
+ Nước và chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
+ Không khí là chất cách nhiệt .
- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm .
- Yêu cầu HS lên bốc thăm và suy nghĩ thảo luận theo nhóm trong 3 phút sau đó cử đại diện lên trả lời .
- Mỗi câu trả lời đúng cho 5 điểm trả lời sai bị trừ 1 điểm .
+ Ban giám khảo tổng kết điểm, công bố đội chiến thắng .
- GV khen ngợi nhóm có số điểm cao nhất .
3.Củng cố dặn dò:
 - HS nhắc lại kiến thức vừa luyện
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Thực vật cần gì để sống.
- HS trả lời, nhận xét
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe câu hỏi và trả lời vào nháp .
- Tiếp nối nhau trả lời :
 -Tính chất của nước: Không màu không mùi không vị không có hình dạng nhất định.
 - Nước có 3 thể: lỏng khí rắn .
- Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Quan sát và điền từ .
Nước thể rắn
 Nước thể lỏng 
 đông đặc
Hơi nước
Nước thể lỏng
 bay hơi
- 1 HS đọc câu hỏi thành tiếng, lớp đọc thầm :
+ Tiếp nối trình bày :
+ Thực hiện chia nhóm 6 HS .
+ Tiến hành thảo luận và ghi vào phiếu .
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đối chiếu nhóm bạn .
+ Nhận xét ý kiến các nhóm .
+ Thực hiện theo yêu cầu .
- Mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường thông qua sơ đồ .
 - HS nhắc lại kiến thức trên
Toán : Luyện tập chung.
I. Mục đích, yêu cầu :Giúp HS củng cố kĩ năng: 
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi để giải các bài tập 1, 2, 3. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 4.
 - Gd HS vận dụng vào thực tế .
II. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu. Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
 HS: Giấy kẻ ô li, cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke và kéo .
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 3 về nhà 
- Chấm tập hai bàn tổ 3.
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b) Thực hành :
Bài 1 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng .
 A B
 C D
+ GV hướng dẫn ...
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở - Nhận xét bài làm học sinh .
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì 
Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở - Nhận xét bài làm học s ...  Đại diện các nhóm dàn bài làm lên bảng .
+Ai làm gì ? - Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai
( con gì )?
- Vị ngữ là ĐT hay cụm ĐT
Ví dụ :Các cụ già nhặt cỏ đốt lá 
+ Ai thế nào ? - Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai(cái gì , con gì )?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi : Thế nào ?
- Vị ngữ là ĐT hay TT cụm ĐT và cụm TT
Ví dụ :Bên đường , cây cối xanh um
 +Ai là gì ?- Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai
( cái gì , con gì)?
- Vị ngữ thường là DT 
Ví dụ :Hồng Vân là học sinh lớp 4 A
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Lắng nghe .
+ Tiếp nối nhau phát biểu :
Câu1: Ai là gì ?Giới thiệu nhân vật " tôi "
Câu2: Ai làm gì ?Kể các hoạt động của nhân vật " tôi"
Câu3: Ai thế nào ?Kể về đặc điểm , trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông 
+ Nhận xét , bổ sung bài làm của bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Lắng nghe .
- HS viết đoạn văn vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp .
- Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và nhân hậu . Nhưng ông cũng rất dũng cảm . Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển , ông rất điềm tĩnh và cương quyết . Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển .
- Nhận xét bổ sung về đoạn văn của bạn.
-HS cả lớp .
TOÁN : LUYỆN TẬP 
A/ Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng giải bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số " 
B/ Chuẩn bị : 
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
+ HS :
- Thước kẻ , e ke và kéo .
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 3 về nhà .
-Chấm tập hai bàn tổ 1.
+ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 - Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
Bài học hôm trước chúng ta đã học cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số . Hôm nay các em sẽ củng cố về giải các bài toạn có dạng này . 
 b ) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
 -Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Tìm tổng số học sinh cả hai lớp .
- Tìm cây mỗi học sinh trồng .
- Tìm số cây mỗi lớp trồng .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài 4 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Tìm nửa chu vi hình chữ nhật .
- Vẽ sơ đồ 
- Tìm chiều rộng , chiều dài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
-Nhận xét đánh giá tiết học .
- Tuyên dương những HS tích cực xây dựng bài .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Giải :
- Theo đề bài ta có số lớn nhất có hai chữ số là số : 99 . Do đó tổng của 2 số là 99 .
+ Ta có sơ đồ : 
+ Số Bé:
 99 ?
+ Số Lớn :
 ?
+ Tổng số phần bằng nhau là : 
 4 + 5 = 9 ( phần )
+ Số bé là : 99 : 9 x 4 = 44 
+ Số lớn là : 99 - 44 = 55 
 Đáp số : Số bé : 44
 Số lớn : 55 
- 2 HS trả lời .
-Học sinh nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Suy nghĩ tự làm vào vở .
- 1 HS làm bài trên bảng .
Giải :
- Ta có sơ đồ : ?
Số Bé: 
 198
+ Số Lớn:
+ Tổng số phần bằng nhau là : 
+ Tổng số phần bằg nhau là : 
 3 + 8 = 11 ( phần )
 + Số bé là : 198 : 11 x 3 = 54
 + Số lớn là : 198 - 54 = 144
 Đáp số : Số bé : 54 
 Số lớn : 144
- Củng cố tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Giải :
- Ta có sơ đồ : ?
+Số cam : 
 280 quả
+ Số quýt :
 ?
+ Tổng số phần bằng nhau là : 
 2 + 5 = 7 ( phần )
 Số quả cam đã bán là : 
 280 : 7 x 2 = 80 ( quả) 
Số quả cam đã bán là : 
 280 - 80 = 200 ( quả) 
 Đáp số : Số cam : 80 quả
 Số quýt : 200quả 
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Giải :
+ Tổng số HS cả hai lớp là : 
 34 + 32 = 66 (học sinh ) 
+ Số cây mỗi HS trồng là là : 
 330 : 66 = 5 ( cây )
+ Số cây lớp 4 A trồng là :
 34 x 5 = 170 ( cây )
 + Số cây lớp 4 B trồng là :
 330 - 170 = 160 ( cây )
 Đáp số : 4A : 170 cây
 4B : 160 cây 
+ Nhận xét bài bạn .
 - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
Giải :
 Ta có sơ đồ : ?
Chiều rộng : 
 175 m
Chiều dài :
 ?
+ Tổng số phần bằng nhau là : 
 3 + 4 = 7 ( phần )
 Chiều rộng hình chữ nhật là : 
 175 : 7 x 3 = 21 ( m) 
Chiều dài hình chữ nhật là : 
 175 - 75 = 100 ( m) 
 Đáp số : Chiều rộng : 75m
 Chiều dài : 100 m 
+ Nhận xét bài bạn .
-2 HS đọc thành tiếng .
-HS cả lớp . 
Địa lí: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung ( T2 )
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS:
 - Nêu dược một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung: + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
 - HS khá, giỏi: Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung. Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa.
 - Gd HS yêu cảnh vật và con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
II.Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung 
 - Mẫu vật: đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía và một thìa nhỏ (nếu có).
III.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐB duyên hải miền Trung?
 - Giải thích vì sao người dân ở ĐB duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 3/.Hoạt động du lịch :
 *Hoạt động cả lớp: 
 - Cho HS quan sát hình 9 của bài và hỏi: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ? yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi của SGK. GV nên dùng bản đồ VN gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
 - GV kết luận
 4/.Phát triển công nghiệp :
 *Hoạt động nhóm: 
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các TP, thị xã ven biển (do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa).
 - GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
 - GV có thể yêu cầu HS cho biết đường, kẹo mà các em hay ăn được làm từ cây gì để dẫn HS tìm hiểu quá trình sản xuất đường. GV cho nhóm HS quan sát hình 11 và nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường: thu hoạch mía, vận chuyển mía, làm sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước và làm trắng, đóng gói.
 - GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức bài trước: từ điều kiện tới hoạt động trồng mía của nhân dân trong vùng, các nhà máy sản xuất đường hiện đại như trong các ảnh của bài.
 - GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây sẽ có cảng mới, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác. Hiện nay đang xây dựng cảng, đường giao thông và các nhà xưởng. Aûnh trong bài cho thấy cảng được xây dựng tại nơi núi lan ra biển, có vịnh biển sâu, thuận lợi cho tàu lớn cập bến.
 5/.Lễ hội :
 * Hoạt động cả lớp: 
 - GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như:
 + Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Oâng. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng cá Ong tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.
 - GV cho một HS đọc lại đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang, sau đó yêu cầu HS quan sát hình 13 và mô tả Tháp Bà.
 - GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố : 
 - GV cho HS đọc bài trong khung.
 - GV cho một số HS thi điền vào sơ đồ đơn giản do GV chuẩn bị sẵn để trình bày về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung.
4.Tổng kết - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài chuẩn bị bài: “Thành phố Huế”.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS quan sát và giải thích.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc.
- HS mô tả Tháp Bà.
- 3 HS đọc.
- HS thi đua điền vào sơ đồ.
- HS cả lớp.
Âm nhạc:Học hát: Bài Thiếu nhi thế giới liên hoan (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
I. Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh biết hát giai điệu và lời 1. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HS biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 
- HS yêu thích âm nhạc, có tinh thần đoàn kết của thiếu nhi trên khắp thế giới.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép sẵn nhạc và lời bài hát lên bảng, nhạc cụ.
- Học sinh: Nhạc cụ.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 em hát bài “Chú voi con ” 2 em TĐN số 7.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu sơ lược bài hát, ghi đầu bài
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm
- Cho học sinh luyện cao độ o, a
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích hết lời 1 rồi đến lời 2
Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn. Biên giới sâu  khúc ca yêu đời
Vàng, đen, trắng nước da không chia tấm lòng  khúc ca yêu đời.
- Hát kết hợp cả đoạn, cả bài hát
- Tổ chức cho học sinh hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ
* Hướng dẫn học sinh hát đối đáp:
- N1: Ngàn dặm xa  kết đoàn
- N2: Biên giới sâu  thân tình
- N1 + N2: Vui liên hoan  khúc ca yêu đời
- Tổ chức cho học sinh biểu diễn bài hát trước lớp
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát kết hợp gõ đệm theo phách 1 lần.
- Nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Cả lớp hát
- Học sinh lên bảng trình bày
- Học sinh lắng nghe
- Luyện cao độ
- Học sinh hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hát kết hợp cả bài.
- Học sinh tập hát đối đáp.
- HS cả lớp cùng thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 CKTKN Time new.doc