Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết: 19

I- Mục tiêu:

- Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học) để lấy điểm đọc :

- Yêu cầu học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc – Học thuộc lòng các bài đã học từ đầu học kì lớp 4, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngưng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm đúng nội dung văn bản .

- Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ”- Tìm và đọc đúng những đoạn văn cần được thể hiện theo đúng yêu cầu về giọng đọc đã nêu ở Sách giáo khoa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Giáo viên: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng trong 9 tuần đầu HK I

 - Phiếu ghi bài học thuộc lòng (5phiếu)

 - Phiếu (bảng phụ to) kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền bào chỗ trống .

2. Học sinh : Sách giáo khoa. Bảng nhóm .

 

doc 39 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007
Bài ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 19
I- MỤC TIÊU: 
- Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu (trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học) để lấy điểm đọc : 
- Yêu cầu học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc – Học thuộc lòng các bài đã học từ đầu học kì lớp 4, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngưng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm đúng nội dung văn bản . 
- Hệ thống một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân ”- Tìm và đọc đúng những đoạn văn cần được thể hiện theo đúng yêu cầu về giọng đọc đã nêu ở Sách giáo khoa . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng trong 9 tuần đầu HK I
 - Phiếu ghi bài học thuộc lòng (5phiếu)
 - Phiếu (bảng phụ to) kẻ sẵn bài tập 2 để học sinh điền bào chỗ trống . 
Học sinh : Sách giáo khoa. Bảng nhóm .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
II. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài đọc.
- Lắng nghe.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc .
- Gọi HS khác nhận xét về phần đọc và trả lời câu hỏi của bạn.
- Đánh giá.
1/3 lớp
- Lần lượt từng HS bắt thăm bài đọc, đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc .
- Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi theo cặp.
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa.
- Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân”(Nói rõ số trang).
- GV ghi tên truyện lên bảng.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Phần 1/Trang 4-5, Phần 2/Trang 15.
- Người ăn xin : Trang 30-31.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhân xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
- Hoạt động theo nhóm.
- Sửa bài.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin.
Tôi(Cậu bé), 
ông lão ăn xin.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Đọc đoạn văn mình tìm được.
-Nhận xét, kết luận đoạn văn đúng.
- Chữa bài.
- Cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Mỗi đoạn 3 HS đọc.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đọc tốt.
a, Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến.
- Là đoạn cuối truyện “Người ăn xin”: Từ Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia, đến Khi ấy, tôi chợt hiểu ra rằng: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
b, Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết.
- Là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu /Phần 1):
Từ Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện đến. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt em .
c, Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe.
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Trò (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu /Phần 2):
Từ Tôi thét: - Các ngươi có của ăn của để, béo múp béo míp đến ... có phá hết các vòng vây đi không?
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
- Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Lắng nghe.
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
Bài LỜI HỨA 
Môn: CHÍNH TẢ (ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I)
Tiết: 10
I- MỤC TIÊU: 
Nghe – Viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời Hứa . 
Hệ thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng . 
Có ý thức viết đúng quy tắc chính tả, trình bày đẹp bài chính tả . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : - Phiếu chuyển hình thức thể hiện theo yêu cầu của bài 2. 
Tờ phiếu để làm bài tập 3 . 
1 tờ giải đáp bài tập 2 . 
Học sinh : Vở, Sách giáo khoa, bút dạ, bảng nhóm .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Viết chính tả: - GV đọc bài “Lời hứa”.
- Gọi 1 HS đọc lại.
- Gọi HS giải nghĩa từ “Trung sĩ”.
-Yêu cầu HS tìm ra các từ hay lẫn lộn khi viết chính tả và luyện viết.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày khi viết: 
Dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- Đọc chính tả cho HS viết.
- Đọc lại lần 3 cho HS soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- Đọc phần chú giải sgk.
HS nêu 1 số từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ,
- HS nêu cách trình bày một số loại dấu .
- HS viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc to yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
- HS thảo luận theo cặp. Phát biểu ý kiến.
a, Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi trận đánh giả?
- Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
b, Vì sao trời đã tối mà em không về?
- Em không về vì đã hứa sẽ không bỏ vị trí gác khi chưa có người gác thay.
c, Các dấu ngoặc kép có trong bài dùng để làm gì?
- Các dấu ngoặc kép có trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hoặc của em bé.
d, Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
- Không được. Vì trong mẩu chuyện trên có hai cuộc đối thoại.
- Cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được để sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ điều không hợp lí của cách viết ấy.
- Quan sát.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Phát phiếu thảo luận cho cá nhóm (Mỗi nhóm 4 em). - Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng .
- Kết luận lời giải đúng.
- Các nhóm trao đổi, hoàn thành phiếu.
- Bổ sung bài nhóm bạn.
- Sửa bài.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết
Ví dụ
1, Tên người,tên địa lí Việt Nam.
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Hồ Chí Minh.
- Điện Biên Phủ.
- Trường Sơn.
2, Tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Nhứng tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam .
- Lu-i Pa-xtơ.
- Xanh Pê-téc-bua.
- Tuốc-ghê-nhép.
- Luân Đôn.
- Bạch Cư Dị.
4, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc, HTL để chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Bài LUYỆN TẬP
Môn: TOÁN
Tiết: 46
I- MỤC TIÊU: 
Củng cố : Nhận biết góc tù, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác .
Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật . 
Vận dụng cách vẽ các hình và làm các bài tập có vẽ hình . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Thước êke 
- Học sinh : Vở, Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 cm, tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD.
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.
- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét bài của bạn.
- Sửa bài.
B. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới:
1, Giới thiệu bài.
- Lắng nghe.
2, Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1:- Vẽ lên bảng 2 hình a, b trong BT , yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
- So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn? Góc tù bé hơn hay lớn hơn?
- 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT.
 A
 M
B C
 A B
 D C
- HS trả lời.
Bài 2:- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
- Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC? A
 B H C
- Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC?
- Kết luận :
Trong hình tam giác có 1 góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
-đường cao của hình tam giác ABC là AB, BC.
- Vì đường thẳng AB hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với BC là cạnh đáy của hình tam giác ABC.
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. 
Bài 3:- Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
- GV nhận xét, đánh g ... iểu thức b x a.
- Ta có thể viết a x b = b x a .
- HS đọc công thức thể hiện tính chất giao hoán của phép nhân.
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
- Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b thì ta được tích nào?
 b x a
- Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
- Không.
- Yêu cầu HS đọc kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân.
- HS đọc.
3, Luyện tập thực hành:
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x 
Yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống .
- HS điền 4.
- Vì sao lại điền số 4 vào ô trống.
- Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
 4 x 6 = 6 x 
- Hai tích này đều có chung thừa số 6 vậy thừa số còn lại là 4 nên số cần điền là 4.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Làm bài vàoVBT và kiểm tra bài bạn.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và đánh giá.
- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài 3: 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
- GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
- HS tìm nêu: 4 x 2145 = ( 2100 + 45 ) x 4
- Làm thế nào để tìm được biểu thức có giá trị bằng biểu thức đã cho?
- Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân để tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức đã cho.
- Hai biểu thức có cùng một thừa số là 4.
Thừa số còn lại là 2145 = ( 2100 + 45).
- Yêu cầu HS làm tiếp bài .
- HS tự làm bài, 1 HS sửa bài, các bạn đổi vở kiểm tra cho nhau.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức: c=g và e=b.
- Vì 3964 = 3000 + 964 và 6 = 4+2.
Mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên:
3964 x 6 = ( 4 + 2 ) x ( 3000 + 964)
- Vì 5 = 3 +2 nên:
10287 x 5 = ( 3 + 2) x 10 287
Bài 4: 
-Yêu cầu HS suy nghĩ tự tìm số để điền vào chỗ trống.
- HS làm bài.
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = 0
- Một số bất kì nhân với 1 thì cho ta kết quả như thế nào?
- Một số bất kì nhân với 0 thì cho ta kết quả như thế nào?
- Chính số đó.
- Bằng 0.
C. HOẠT ĐỘNG 3: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Bài KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I- MỤC TIÊU: 
 Kiểm tra phần đọc hiểu của học sinh, kiểm tra các kiến thức về luyện từ và câu . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên : - Đề kiểm tra do Phòng giáo dục ra.
Học sinh : - 
III. KIỂM TRA :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phát đề : -GV phát đề cho từng HS.
2. Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài:
- Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng hoặc đánh dấu x vào ô trống.
- Nhắc hs lúc đầu có thể khoanh tròn hoặc đánh dấu x vào ô trống bằng bút chì.
Sau đó kiểm tra lại bài và chính thức đánh dấu bằng hoặc khoanh bằng bút mực.
- HS nhận đề.
- HS lắng nghe.
3. Kiểm tra:
- GV coi kiểm tra nghiêm túc, thực hiện đúng nội quy.
- HS đọc thầm văn bản.
- Thực hiện theo yêu cầu của đề bài.
4. Thu bài:
- Nộp bài.
Bài THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 10
I- MỤC TIÊU: Sau tiết học sinh biết:
- Vị trí của Tp. Đà Lạt trên bảng đồ Việt Nam. Những đặc điểm tiêu biểu của Tp. Đà Lạt . 
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm ra vị trí và đặc điểm của Tp. Đà Lạt.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người . 
- Tự hào là con người Đà Lạt .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (GV và HS sưu tầm).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG: kiểm tra bài cũ : 
- Nêu tên một số con sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó? 
- Khoanh tròn vào chữ cái là đáp án đúng 
 Tây Ngyên có các loại rừng :
Rừng già C- Rừng Khộp và rừng rậm nhiệt đới .
B- Rừng trẻ D- Rừng Cúc Phương .
 - GV nhận xét, đánh giá - Cho điểm .
1 học sinh trả lời các câu hỏi .
Cả lớp trả lời bằng đáp án chữ . 
 ( C )
B. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài : 
Yêu cầu HS nghe một đoạn nhạc trong một bài hát về Đà Lạt và hỏi HS đó là bài hát nào ? Hát về nơi nào ?
b. Tìm hiểu nội dung bài : 
Vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt : 
Treo bản đồ : yêu cầu học sinh tìm vị trí của Tp. Đà Lạt .
Yêu cầu HS nghiên cứu phần I , dựa vào kênh hình, kênh chữ và kiến thức đã học để TLCH : 
Thành phố Đà Lạt nằm trên Cao Nguyên nào ?
Đà Lạt có độ cao khoảng bao nhiêu mét ? (1500 m)
Đà Lạt có khí hậu như thế nào ? ( Dựa vào bản tin dự báo thời tiết và các đặc điểm về khí hậu Đà Lạt )
Yêu cầu học sinh nêu một số đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt .
* Kết luận : Theo nội dung SGK, cho học sinh nhắc lại .
Đà Lạt - Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước 
Yêu cầu học sinh quan sát ảnh 1, 2/Sách giáo khoa về Hồ Xuân Hương và Thác Camly .
Treo lược đồ Tp. Đà Lạt, nêu câu hỏi cho HS thảo luận . 
- Em hãy tìm vị trí Hồ Xuân Hương và Thác Camly trên lược đồ TP.Đà Lạt ?
- Quan sát ảnh trong Sách giáo khoa, hãy mô tả cảnh đẹp của Hồ Xuân Hương và Thác Camly ? 
- Kể tên một số thác nước đẹp và nổi tiếng của Đà Lạt ?
- 1, 2 học sinh trả lời . 
1, 2 học sinh lên bảng chỉ, lớp theo dõi nhận xét . 
Tiếp nối nhau trả lời từng câu hỏi 
Lớp nhận xét, bổ sung . 
1, 2 học sinh nêu lớp nhận xét, bổ sung .
1, 2 học sinh nhắc lại . 
Học sinh quan sát và thảo luận theo cặp từng câu hỏi .
Vài học sinh trình bày câu trảlời, lớp nhận xét . 
- 1 học sinh mô tả, cả lớp theo dõi tìm ý trả lời . 
- Giáo viên tóm tắt và bổ sung (Nếu cần)
-Yêu cầu học sinh đọc tài liệu Sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi : Vì sao Đà Lạt được gọi là Thành phố nổi tiếng ? 
* Kết luận : 
- Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, có cảnh đẹp tự nhiên, vì thế du lịch ở Đà Lạt phát triển mạnh .
- 1 học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1, 2 học sinh nhắc lại .
Đà Lạt Thành phố du lịch và nghỉ mát : 
- Chia nhóm, phát phiếu thảo luận, nêu yêu cầu thảo luận để hoàn thành nội dung trong phiếu : Viết tiếp vào chỗ trống trong các câu sau : 
* Đà Lạt trờ thành một Thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng vì . . . 
Tổ chức trình bày kết quả và nhận xét .
* Kết luận : Những điều kiện thuận lợi để giúp Đà Lạt trở thành Thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng là có khí hậu quanh năm mát mẻ, có cảnh quan tự nhiên đẹp như : rừng thông, vườn hoa, thác nước, chùa . . . 
Học sinh nhận phiếu, thảo luận nhóm 4 . 
Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp . 
Các nhóm khác, đối chiếu kiểm tra và nhận xét, bổ sung . 
Hoa quả và rau xanh của Đà Lạt 
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận trả lời các câu hỏi sau : 
+ Rau hoa của Đà Lạt được trồng như thế nào ? 
+ Vì sao Đà Lạt lại thích hợp với việc trồng các loại rau, hoa xứ lạnh ? 
+ Rau, hoa, quả Đà Lạt có giá trị kinh tế như thế nào ? 
- Giáo viên tổ chức trình bày kết quả thảo luận .
* Kết luận : Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là một vùng sản xuất rau, hoa, quả nổi tiếng với những sản phẩm đẹp, ngon, có giá trị kinh tế cao .
- Nhóm 3 thảo luận, cử đại diện trình bày .
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- 1, 2 học sinh nhắc lại 
Tổng kết nội dung bài học :
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ Sách giáo khoa .
- Cho HS xác lập mối quan hệ các đặc điểm của Đà Lạt . 
- 1,2 học sinh đọc to .
Khí Hậu : Quanh năm mát mẻ
Thiên Nhiên: vườn hoa, rừng thông, thác nước 
Các công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch : biệt thự, khách sạn hiện đại .
Các đặc sản:
rau, hoa, quả, ngon, đẹp nổi tiếng có giá trị kinh tế cao .
Đà LạtThành Phố Nghỉ Mát Du Lịch Nổi Tiếng
C. HOẠT ĐỘNG 3 : Củng cố – Dặn dò : 
- Trò chơi : Thi làm hướng dẫn viên du lịch .
- Yêu cầu các nhóm cử một thuyết trình viên để giới thiệu về Đà Lạt . (mỗi lượt 1 – 1.5 phút)
- Đại diện 3 tổ lên thi , lớp bình chọn hướng dẫn viên du lịch giỏi (Thuyết trình hay, giới thiệu đầy đủ)
Bài KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 10
I- MỤC TIÊU: 
Kiểm tra viết giữa kì I, phân môn chính tả – Tập làm văn . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Giáo viên: - Đề kiểm tra do Phòng giáo dục ra
 Học sinh : - Giấy kiểm tra
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt Động giới thiệu bài : 
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2. Kiểm tra chính tả 
Kiểm tra học sinh lấy giấy kiểm tra 
Đọc một lần bài : “Chiều trên quê hương” 
Đọc chính tả cho học sinh viết .
Đọc một lượt cho học sinh dò lại 
3. Kiểm tra tập làm văn 
Viết đề bài yêu cầu học sinh dò lại, tự xác định yêu cầu đề bài và làm bài (đề bài theo Sách giáo khoa tiết 8 ) .
Giám sát học sinh làm bài 
4. Thu bài – Dặn Dò 
Thu bài .
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau . 
Tổng kết tiết học . GV nhận xét chung .
Lắng nghe 
Nghe, nhớ, viết 
Nghe, dò bài 
1 học sinh đọc to 
Tự làm bài 
Nộp bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 10chuan.doc