Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Văn Thị Xuân Dũng - Trường Tiểu học Hoài Hải

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Văn Thị Xuân Dũng - Trường Tiểu học Hoài Hải

 TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 chữ/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.

 - Hieåu noäi dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu (11 phiếu ghi tên các bài tập đọc, 6 phiếu ghi tên các bài TĐ-HTL.

- Một số bảng nhĩm kẻ bảng ở BT2 để hs điền vào chỗ trống

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Văn Thị Xuân Dũng - Trường Tiểu học Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
 TẬP ĐỌC 
ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu lốt bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 chữ/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết cĩ ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu (11 phiếu ghi tên các bài tập đọc, 6 phiếu ghi tên các bài TĐ-HTL. 
- Một số bảng nhĩm kẻ bảng ở BT2 để hs điền vào chỗ trống
III/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2’
20’
15’
3’
A/ Giới thiệu bài: Trong tuần 28, các em sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV trong 9 tuần đầu HKII
B/ Oân tập
1) Kiểm tra TĐ và HTL
- Gọi hs lên bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ xem lại bài khoảng 2 phút 
- Gọi hs lên đọc trong SGK theo yc trong phiếu
- Hỏi hs về đoạn vừa đọc 
- Nhận xét, cho điểm 
2) Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể? 
- Nhắc nhở: Các em chỉ tóm tắt các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
 (phát phiếu cho một số hs) 
- Gọi hs dán phiếu và trình bày 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập
- Xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?)
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị 
- Lần lượt lên đọc bài to trước lớp 
- Suy nghĩ trả lời 
- 1 hs đọc yc
- Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. 
- Lắng nghe, tự làm bài vào VBT 
- Dán phiếu trình bày 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
 Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
 Tính được diện tích hình vuơng, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3 và bái 4* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2’
35’
3’
A/ Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng ôn lại một số đặc điểm của các hình đã học, sau đó áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. 
B/ Hướng dẫu luyện tập
Bài 1,2 Gọi hs đọc yc
- YC hs đọc lại từng câu, nhìn vào hình bên cạnh sau đó ghi đúng hoặc sai vào ô vuông. 
- Gọi hs nêu kết quả 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c 
- Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta làm sao? 
- YC hs làm bài vào SGK 
- Gọi hs nêu kết quả 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Chấm một số bài, yc hs đổi vở kiểm tra 
- Nhận xét 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, diện tích hình bình hành. 
- Bài sau: Giới thiệu tỉ số 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Tự làm bài vào SGK 
Bài 1: a) Đ; b) Đ; c) Đ; d) S
Bài 2: a) S; b) Đ; c) Đ; d) Đ
- 1 hs đọc y/c
- Ta tính diện tích của từng hình, sau đó so sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là xăng-ti-mét) và chọn số đo lớn nhất.
- Làm bài vào SGK
- Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 25cm2 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài 
 Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 56 : 2 = 28 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 28 - 18 = 10 (m)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180m2 
- Lắng nghe, thực hiện 
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC 
ƠN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I/ Mục tiêu:
 Ơn tập về:
 - Các kiến thức về nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ mơi trường, giữ gìn sức khỏe.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế...
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4’
30’
1’
A/ KTBC: Nhiệt cần cho sự sống
- Nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?
- Nếu trái đất không có ánh sáng mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập
* Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần Vật chất và năng lượng.
* Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập
 Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng
- Treo bảng phụ viết nội dung câu hỏi 1,2 
- Yc hs tự làm bài vào SGK 
- Gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện trả lời và điền vào ô trống 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng
2) GV gọi 2 hs lên bảng thi điền từ đúng 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Gọi hs đọc câu hỏi 3 
- YC hs suy nghĩ trả lời 
- Cùng hs nhận xét, kết luận câu trả lời đúng 
- Gọi hs đọc câu hỏi 4,5,6 
4) Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt? 
5) Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách. 
6) Gọi hs đọc câu hỏi, sau đó yc hs suy nghĩ trả lời 
* Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn chứng minh được
 Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm
 Cách tiến hành: Chuẩn bị sẵn các phiếu ghi yêu cầu đủ với 6 nhóm
- Trên phiếu thầy có ghi câu hỏi, đại diện nhóm lên bốc thăm sau đó về thảo luận, thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6, sau 3 phút sẽ lên trình bày trước lớp. Thầy cùng cả lớp nhận xét. Nhóm nào thực hiện đúng, kết luận chính xác (từ 9-10 điểm) sẽ đạt danh hiệu: Nhà khoa học trẻ 
- Cùng hs nhận xét, công bố kết quả
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại các bài đã ôn tập 
- Bài sau: Ôn tập (tt)
- Nhận xét tiết học 
 2 hs trả lời
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. 
- Nếu Trái Đất không được mặt trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Tự làm bài 
- Lần lượt lên thực hiện 
- Nhận xét 
- 2 hs lên bảng thực hiện sau đó trình bày 
 Nước ở thể rắn 
Nước ở thể lỏng Nước ở thể lỏng 
 Hơi nước 
* Nước ở thể lỏng đông đặc biến thành nước ở thể rắn, nước ở thể rắn nóng chảy sẽ thành nước ở thể lỏng - bay hơi biến thành hơi nước - ngưng tụ lại thành thể lỏng. 
3) Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ. 
 Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi gõ, mât bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh. 
- 1 hs đọc to trước lớp 
4) Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt: mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua. 
5) Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
6) Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia. 
- Đại diện nhóm lên bốc thăm, chia nhóm thực hành thí nghiệm 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
* Nội dung các phiếu: 
 Hãy nêu TN để chứng tỏ: 
1) Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
2) Nước ở thể rắn có hình dạng xác định 
3) Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật
4) Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
5) Sự lan truyền âm thanh 
6) Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC 
ƠN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
 Ơn tập về:
 - Các kiến thức về nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ mơi trường, giữ gìn sức khỏe.
II/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
32’
2’
A/ Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục ôn tập chương Vật chất và năng lượng
B/ Ôn tập
* Hoạt động 3: Triễn lãm 
 Mục tiêu: 
- Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần Vật chất và năng lượng 
- Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật
* Cách tiến hành
- YC các nhóm trưng bày tranh, ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học
- YC các nhóm thảo luận tập thuyết trình
- Gv cùng 3 hs làm giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá: Trình bày đẹp, khoa học: 3đ; thuyết minh rõ, đủ ý, gọn: 3đ; trả lời được các câu hỏi: 2đ; Có tinh thần đồng đội khi triễn lãm: 2đ 
- YC cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trình bày, BGK đưa ra câu hỏi. 
- BGK đánh giá. GV nhận xét, đánh giá 
 Thực hành câu hỏi 2SGK 
- Vẽ các hình lên bảng, yc hs quan sát 
- Các em hãy nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại các bài đã ôn tập
- Bài sau: Thực vật cần gì để sống
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh
- Các nhóm thảo luận nộidung thuyết trình 
- 3 hs cùng GV thống nhất tiêu chí và thang điểm đánh giá 
- Tham quan khu triển lãm
- Nhận xét
- Quan sát 
+ Buổi sáng, bóng cọc ngả dài về phía Tâ
+ Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
+ Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía Đông.
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
ƠN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 7)
( Kiểm tra đọc)
 I/ Mục tiêu:
 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII ( nêu ở tiết 1, Ơn tập).
II/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi
 TOÁN 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
 Giải được bài tốn Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đĩ.
Bài tập cần làm bài 1, bài 3 và bài 2* và bài 4 * dành cho HS khá giỏi
II/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
37’
2’
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
B/ HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs nêu các bước giải 
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải 
*Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Yc hs làm bài trong nhóm đôi, sau đó nêu cách giải và trình bày bài giải
- Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán
- Tổng của hai số là bao nhiêu?
- Tỉ của hai số là bao nhiêu? 
- Yc hs tự giải vào vở 
- Chấm một số bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra
- Nhận xét 
*Bài 4: Gọi hs đọc yc
- GV vẽ sơ đồ lên bảng
- Yc hs suy nghĩ, đặt đề toán (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Chọn một vài bài để cùng cả lớp phân tích, nhận xét 
- YC hs tự giải bài toán mà mình đặt. 
- Cùng hs nhận xét bài làm của bạn 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao?
- Bài sau: Luyện tập chung 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc đề bài 
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm độ dài mỗi đoạn 
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp tự làm bài 
 Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 1 = 4 (phần)
 Đoạn thứ nhất dài là:
 28 : 4 x 3 = 21 (m)
 Đoạn thứ hai dài là: 
 28 - 21 = 7 (m) 
 Đáp số: Đoạn 1: 21m; đoạn 2: 7m 
- 1 hs đọc đề bài 
- Làm bài trong nhóm đôi
- Nêu các giải: Vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm số bạn trai, số bạn gái
 Tổng số phần bằng nhau là:
 1 + 2 = 3 (phần)
 Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn gái là: 12 - 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: 4 bạn trai; 8 bạn gái 
- 1 hs đọc đề toán
- Là 72
- Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng 1/5 số lớn)
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải
 Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
 Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 1 = 6 (phần)
 SB là: 72 : 6 = 12 
 SL là: 72 - 12 = 60 
 Đáp số: SL: 60; SB: 12 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs đọc yc
- Quan sát 
- Suy nghĩ, tự đặt đề toán, sau đó lần lượt đọc trước lớp.
 Hai thùng đựng 180 lít dầu. Biết số lít dầu ở thùng thứ nhất bằng 1/4 số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu có trong mỗi thùng.
- Phân tích, nhận xét 
- HS tự làm bài, sau đó một vài hs lên giải trước lớp 
- Nhận xét 
- 1 hs trả lời 
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 8)
 ( Kiểm tra viết)
 I/ Mục tiêu:
 Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII :
 - Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/phút), khơng mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài; trình bài đúng hình thức bài thơ ( văn xuơi).
 - Viết được bài văn tả đồ vật ( hoặc tả cây cối) đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), rõ nội dung miêu tả; diễn đạt thành câu, viết đúng chính tả.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra viết 
KĨ THUẬT 
LẮP CÁI ĐU ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu..
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III/ Các hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4’
1’
28’
2’
A/ KTBC: 
1) Hãy nêu qui trình lắp cái đu?
2) Lắp cái đu cĩ mấy bước.
B/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành lắp cái đu
2) Bài mới:
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
- Trước khi thực hành, các em nhớ quan sát kĩ các hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp để lắp đúng kĩ thuật
a) HS chọn các chi tiết để lắp cái đu 
- YC hs lấy bộ lắp ghép chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK để lắp cái đu 
- Theo dõi, giúp đỡ hs chọn đúng, đủ
b) Lắp từng bộ phận
- Trong khi lắp các em cần chú ý điều gì? 
- Và các em cũng cần chú ý thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ khi lắp ghế đu và vị trí của các vòng hãm
c) Lắp ráp cái đu
- Các em quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu
- Khi lắp xong, các em kiểm tra sự chuyển động của ghế đu 
- Theo dõi, quan sát giúp đỡ, uốn nắn những hs còn lúng túng 
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- YC hs lắp xong lên trưng bày sản phẩm
- YC hs đánh giá sản phẩm thực hành
- Nhận xét, xếp loại các sản phẩm của hs
- YC hs tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nếu các em lắp ghế đu không đúng qui trình, đúng kĩ thuật thì sản phẩm sẽ thế nào? 
- Vì thế các em phải rèn cho mình tính làm việc cẩn thận và theo qui trình mới đạt kết quả tốt 
- Bài sau: Lắp xe nôi 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Lấy các chi tiết trong bộ lắp ghép 
- Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Quan sát, thực hành
- Kiểm tra sự dao động của ghế đu 
- Trưng bày sản phẩm 
- 1 hs đọc tiêu chuẩn đánh giá
+ Lắp đu đúng mẫu và theo đúng qui trình
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch
+ Ghế đu dao động nhẹ nhàng 
- HS đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
- Sẽ bị xộc xệch và không dao động 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 28(5).doc