Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ

1.Khởi động

2. Tiến hành sinh hoạt

*Hoạt dộng 1: Giới thiệu và nêu vấn đề

 * Hoạt động 2: Phát triển các hoạt động

- Gv giới thiệu chương trình

- Bàn giao cho lớp trưởng

 - Gv nhận xét

– Chuyên cần: Đi học đều, đúng giờ, vắng có phép

- Khi lao động nhớ mang dụng cụ đầy đủ.

- Có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý trực nhật.

- Học tập:Còn vài em kông làm bài

- Ra vào lớp xếp hàng nhanh song cần phải nghiêm túc.

- Lưu ý vệ sinh cá nhân

+ Phổ biến công tác tuần tới

-Thi đua học tốt.

- Thi giữa kì II .

- Tiếp tục giữ vững nề nếp lớp.

* Hoạt động 3:Sinh hoạt văn nghệ

- Tiếp tục hát các bài hát có nội dung về ngày 26/3.

2.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC

- Cho HS hát một bài hát ngắn

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2008-2009 - Tạ Kim Diên Vỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
( Từ 23 / 03 / 2009 đến 27 / 03 / 2009 )
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
HAI
SÁNG
1
CC
Sinh hoạt dưới cờ
2
SHL
SH chủ nhiệm
3
T
Luyện tập chung
4
TĐ
Ôn tập tiết 1
CHIỀU
1
TD
2
ĐĐ
3
LS
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
BA
SÁNG
1
CT
Ôn tập tiết 2
2
T
Giới thiệu tỉ số
3
KC
Ôn tập tiết 3
4
TD
CHIỀU
1
H
2
TH
3
AV
TƯ
SÁNG
1
TĐ
Ôn tập tiết 4
2
MT
3
LT.C
Ôn tập tiết 5
4
T
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
CHIỀU
1
KH
Ôn tập : Vật chất và năng lượng
2
BDT
Luyện tập chung
3
BDT
Luyện tập chung
NĂM
SÁNG
1
TLV
Ôn tập tiết 6
2
T
Luyện tập
3
AV
4
KH
Ôn tập : Vật chất và năng lượng ( tt )
CHIỀU
1
TH
2
KT
Lắp cái đu
3
ÔN TLV
Luyện tập
SÁU
SÁNG
1
LT.C
Ôn tập tiết 7
2
TLV
Ôn tập tiết 8
3
T
Luyện tập
4
ĐL
Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐB duyên hải MT( BP)
CHIỀU
1
GDNGLL
2
BD.TV
Ôn luyện TLV- LT.C
3
BD.TV
Ôân luyện TLV- LT.C
Ngày soạn : 21 / 03
Ngày dạy : Thứ hai , ngày 23 tháng 3 năm 2009
Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT TẬP THỂ
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tổng kết tuần 27 và đề ra kế hoạch tuần 28
2. Kỹ năng: Biết phê và tự phê, đề ra kế hoạch tuần tới
3Thái độ: GDHS tích cực học tập , tham gia lao động đầy đủ.
II. CHUẨN BỊ:
- Bản nhận xét các mặt của lớp.
- Các tổ trưởng chuẩn bị sẵn bản nhận xét các mặt của tổ.
III CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Khởi động 
2. Tiến hành sinh hoạt
*Hoạt dộng 1: Giới thiệu và nêu vấn đề
 * Hoạt động 2: Phát triển các hoạt động 
- Gv giới thiệu chương trình
- Bàn giao cho lớp trưởng
 - Gv nhận xét 
– Chuyên cần: Đi học đều, đúng giờ, vắng có phép
- Khi lao động nhớ mang dụng cụ đầy đủ.
- Có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý trực nhật.
- Học tập:Còn vài em kông làm bài
- Ra vào lớp xếp hàng nhanh song cần phải nghiêm túc.
- Lưu ý vệ sinh cá nhân
+ Phổ biến công tác tuần tới
-Thi đua học tốt.
- Thi giữa kì II .
- Tiếp tục giữ vững nề nếp lớp.
* Hoạt động 3:Sinh hoạt văn nghệ
- Tiếp tục hát các bài hát có nội dung về ngày 26/3. 
2.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 
- Cho HS hát một bài hát ngắn
-Hs hát 
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt 
-Các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp. Lớp phó báo cáo
Học tập: Nhìn chung các bạn có ý thức học tập. Đa số các bạn chuẩn bị bài đầy đủ, còn một vài bạn học bài chưa thuộc kĩ .
 Phong trào: Tích cực tham gia các phong trào do đội tổ chức , lao động vệ sinh tốt
Kỉ luật: Chuyên cần , đi học đều nghỉ có lý do. Xếp hàng vào lớp nghiêm túc
Lao động: Tham gia lao động dãy cỏ đầy đủ. Tuy nhiên còn một số bạn không mang cuốc.
- Lớp trưởng tổng kết, công bố thi đua, tổ hạng nhất, bầu cá nhân xuất sắc
- Tuyên dương bạn :
- Hs thảo luận các biện pháp thực hiện kế hoạch tuần 28
Toán (tiết 136)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố việc nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học .
	- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông , hình chữ nhật ; các công thức tính diện tích hình bình hành , hình thoi .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập chung .
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Bài 1 : Cho HS trả lời – Chốt lại ý đúng
a: Đ ; b : Đ ; c : Đ ; d : S
 Bài 2 :+ Tổ chức cho HS làm tương tự bài 1 rồi chữa bài .
- Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK , lần lượt đối chiếu các câu trả lời a , b, c , d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật . Từ đó xác định được câu nào đúng , câu nào sai rồi chọn chữ tương ứng .
- Trả lời – HS khác nhận xét 
a.S ; b. Đ ; c : S ; d : Đ
Bài 3 : Cho HS tính diện tích các hình sau đó khoanh vào câu trả lời đúng 
- Nhận xét – Cho điểm
- Bài 4 : Gọi HS đọc đề – Tóm tắt rồi giải .
 * Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét .
- Các nhóm cử đại diện thi đua tính diện tích các hình ở bảng .
 + Dặn dò : (1’)	- Nhận xét tiết học .
	- Làm các bài tập tiết 136 sách BT .
- Lần lượt tính diện tích của từng hình .
- So sánh số đo diện tích của các hình và chọn số đo lớn nhất .
- Kết luận : Hình vuông có diện tích lớn nhất : 25 cm2
- Làm bài vào vở rồi chữa bài .
GIẢI
 Nửa chu vi hình chữ nhật :
 56 : 2 = 28 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật :
 28 – 18 = 10 (m)
 Diện tích hình chữ nhật :
 18 x 10 = 180 (m2) 
 Đáp số : 180 m2 
TẬP ĐỌC ( Tiết 55 )
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU :
- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ) . Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân . 
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKII của lớp 4 . Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 17 phiếu viết tên từng bài Tập đọc và Học thuộc lòng trong 9 tuần đầu HK II 
	- 11 phiếu viết tên từng bài Tập đọc từ tuần 19 đến 27 . 
	- 6 phiếu viết tên từng bài Học thuộc lòng từ tuần 19 đến 27 .
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Con sẻ .
	- Kiểm tra 2 HS đọc bài Con sẻ , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc . 
 3. Bài mới : (27’) Tiết 1 .
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu nội dung học tập của tuần 28 : Oân tập , củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 9 tuần qua .
	- Giới thiệu mục đích , yêu cầu tiết học .
*Hoạt động 2 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
- Kiểm tra khoảng 1/3 lớp .
- Cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
* Hoạt động 3: Tóm tắt bảng nội dung các bài TĐ là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất .
- Nhắc HS : Chỉ tóm tắt nội dung các bài TĐ là truyện kể trong chủ điểm .
- Hỏi HS : Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài TĐ nào là truyện kể ?
- Phát phiếu khổ rộng riêng cho một số em .
- Dán 1 – 2 phiếu trả lời đúng của HS lên bảng , chốt lại kết quả .
* Hoạt động4: Củng cố : (3’)- Nêu lại những nội dung vừa được ôn tập , kiểm tra .
- Giáo dục HS có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
 + Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể .
CHIỀU : Đạo đức (tiết 28)
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu : Cần phải tôn trọng Luật Giao thông . Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người .
- Biết tham gia giao thông an toàn .
- Có thái độ tôn trọng Luật Giao thông , đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Một số biển báo giao thông .
	- Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Tôn trọng Luật Giao thông .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
* Hoạt động 1 : Thảo luận thông tin SGK .
MT : Giúp HS có ý kiến qua các thông tin SGK .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Kết luận : 
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân : thiên tai , con người  
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông .
- Đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân , hậu quả của tai nạn giao thông , cách tham gia giao thông an toàn .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác bổ sung , chất vấn .
* Hoạt động 2 : Thảo luận BT1 .
MT : Giúp HS xử lí được tình huống ở BT1 .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Kết luận : Những việc làm trong các tranh 2 , 3, 4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông . Những việc làm trong các tranh 1 , 5 , 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông .
- Từng nhóm xem xét tranh để tìm hiểu : Nội dung bức tranh nói về điều gì ? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa ? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông ?
- Một số nhóm trình bày kết quả làm việc . Các nhóm khác chất vấn , bổ sung .
* Hoạt động 3 : Thảo luận BT2 .
MT : Giúp HS xử lí được tình huống qua BT2 .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống .
 Kết luận : 
+ Các việc làm trong các tình huống của BT2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông , nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người .
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi , mọi lúc .
 4. Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông , đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông .
 5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học 
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại ; ý nghĩa và tác  ... h lắp ráp các bộ phận hòan thành cái đu và kiểm tra sự dao động của cái đu.
d)Hướng dẫn hs tháo các chi tiết:
-Tháo rời từng bộ phận, từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
4.Củng cố:-Nhắc lại các ý quan trọng.
5.Dặn dò:Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
Theo dõi 
- Theo dõi thao tác của giáo viên
Ngày soạn : 25 / 3
Ngày dạy : 27 / 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 56 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II( Tiết 7)
Kiểm tra : ĐỌC – HIỂU , LUYỆN TỪ VÀ CÂU
( Theo đề thống nhất chung )
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 56 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8 )
Kiểm tra : CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
( Theo đề thống nhất chung
Toán (tiết 140)
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố về loại toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ .
	- Rèn kĩ năng giải bài toán này thành thạo .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : (27’) Luyện tập (tt) .
 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 *Hoạt động 1 : Luyện tập – Thực hành
 Bài 1 : Cho HS tóm tắt – tự giải 
- Cùng HS nhận xét sửa sai
 Bài 2 : Cho HS tóm tắt – tự giải 
- Cùng HS nhận xét sửa sai
- Đọc đề , vẽ sơ đồ minh họa , thực hiện các bước giải .
GIẢI
 Tổng số phần bằng nhau :
 3 + 1 = 4 (phần)
 Đoạn thứ nhất dài :
 28 : 4 x 3 = 21 (m)
 Đoạn thứ hai dài :
 28 – 21 = 7 (m)
 Đáp số : 21 m và 7 m 
- Đọc đề , vẽ sơ đồ minh họa , thực hiện các bước giải .
GIẢI
 Tổng số phần bằng nhau :
 1 + 2 = 3 (phần)
 Số bạn trai :
 12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn gái :
 12 – 4 = 8 (bạn)
 Đáp số : 4 bạn trai , 8 bạn gái 
 Bài 3 : Cho HS tóm tắt – tự giải 
- Cùng HS nhận xét sửa sai
Bài 4 : + Chọn một vài bài để cả lớp phân tích , nhận xét .
* Hoạt động 3 : Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét .
- Nêu lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ .
 + Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học 
- Làm các bài tập tiết 140 sách BT .
- Đọc đề , vẽ sơ đồ minh họa , thực hiện các bước giải .
GIẢI
 Tổng số phần bằng nhau :
 5 + 1 = 6 (phần)
 Số bé :
 72 : 6 = 12
 Số lớn :
 72 – 12 = 60
 Đáp số : 12 và 60 
- Mỗi em tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó .
Địa lí (tiết 28)
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở 
ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm về người dân và hoạt động sản xuất của họ ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
	- Trình bày được một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như : du lịch , công nghiệp . Khai thác được các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung . Sử dụng tranh , ảnh , mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía . Nêu được nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội .
	- Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ hành chính VN .
	- Tranh , ảnh một số địa điểm du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung ; một số nhà nghỉ đẹp , lễ hội của người dân miền Trung .
	- Mẫu vật : đường mía .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Người dân và hoạt động sản xuất 
 ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Người dân và hoạt động sản xuất 
 ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hoạt động du lịch .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về du lịch của đồng bằng ven biển miền Trung .
- Hỏi : Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ?
- Dùng bản đồ VN gợi ý tên các thành phố ,thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời .
- Khẳng định : Điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động dịch vụ du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng này và vùng khác .
- Quan sát hình 9 SGK .
- 1 em đọc đoạn văn đầu mục này .
- Liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi SGK .
* Hoạt động 2 : Phát triển công nghiệp .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về công nghiệp của đồng bằng ven biển miền Trung .
- Khẳng định : Các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn 
- Giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi .
- Quan sát hình 10 , liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố , thị xã ven biển .
- Quan sát hình 11 , nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường .
* Hoạt động 3 : Lễ hội .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về lễ hội của đồng bằng ven biển miền Trung .
- Giới thiệu thông tin về một số lễ hội cho HS biết : Lễ hội Cá Oâng  
 4. Củng cố : (3’)- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra .
 5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
- Đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang , sau đó quan sát hình 13 và mô tả khu Tháp Bà .
GDNGLL
 BÀI 4 : LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I/ Mục tiêu:
Kiến thức :
 -HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn 
 -Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ 
2. Kĩ năng :
 -Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
 -Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn .
3. Thái độ:
 Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II/ Chuẩn bị :
 -GV: Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận .
 -HS: Quan sát con đường đến trường để nhận biết những đặc điểm .
III/ Các hoạt động dạy học:
Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Oân bài trước
-Cho HS nhắc lại:
+ Em muốn đi ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì?
+ Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn?
-GV nhận xét.
+ Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn?
-GV nhận xét.
 3. Hoạt động 2 : Tìm hiểu con đường đi an toàn.
-Cho HS quan sát hình vẽ và dựa vào thực tế.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận:
+ Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và người di xe đạp.
-GV nhận xét, kết luận.
-HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát, thảo luận và trả lời .
-Nhóm khác nhận xét.
 4. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
-Cho HS xem sơ đồ giả định về con đường từ nhà đến trường có 2 hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có 1 tình huống khác nhau. Cho HS chọn con đường đi nàođảm bảo an toàn hơn.
-GV nhận xét, kết luận: Cần chọn con đường đi an toàn dù có phải đi xa hơn.
-Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
5. Củng cố – dặn dò:-GV nhận xét tiết học.
 -HS trả lời, giải thích lí do lựa chọn.
-HS khác nhận xét.
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TLV – LT.C
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể .
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể .
- Củng cố việc miêu tả cây cối . Viết được bài văn đúng với yêu cầu đề bài , có đủ 3 phần , diễn đạt thành câu , lời tả sinh động , tự nhiên .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
* Hoạt động 2 : Luyện tập – thực hành
Bài 1 : Cho HS thảo luận nhóm
Tìm 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) trong đoạn văn sau. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kể tìm được.
- Cho HS trình bày kết quả
- Nhận xét chốt lại câu đúng.
Bài 2 : Cho HS thảo luận nhóm đôi .
 Đối với mỗi nhân vật dưới đây, em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? Nói về phẩm chất, tinh cách của nhân vật :
Tấm, Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám.
Người anh, người em trong truyện cổ tích Cây khế.
Thạch Sanh, Lý thông trong truyện Thạch Sạch
Cho HS trình bày kết quả 
Nhận xét – cho điểm
Bài 3 : Cho HS làm vở
Tuổi thơ của em thường có những kỉ niệm gắn với một loài cây. Hãy tả lại một cây đã từng để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong em.
- Thu bài chấm điểm
* Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Thảo luận nhóm làm bài trên bảng nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
+ Câu kể Ai làm gì?
- Chích bông / gắp sâu trên lá nhanh thoăn 
 CN VN
thoắt.
- Nó / moi những con sâu độc ác... mảnh 
 CN VN
dẻ, ốm yếu.
+ Câu kể Ai thế nào?
- Hai chân / xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
 CN VN
- Cặp mỏ / tí tẹo... chắp lại.
 CN VN
+ Câu kể Ai là gì?
- Chích bông / là một con chim ... loài 
 CN VN
chim.
- Chích bông / là bạn của trẻ em ... nông 
 CN VN
dân.
- Thảo luận nhóm đôi 
- Trình bày kết quả
- Nhận xét – sửa sai
a) – Tấm hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó.
- Cám lười biếng, chua ngoa, thích ngồi mát ăn bát vàng.
c) – Người anh tham lam, lười nhác nhưng lại muốn giàu sang phú quý.
- Người em hiền lành, chân thật và nhân hậu.
c)- Thạch Sanh cần cù, chịu khó và chân thật.
- Lý thông gian ngoan, xảo quyệt, độc ác.
- Làm vở – Nối tiếp nhau đọc bài 
- Nhận xét – bổ sung
Duyệt của chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc