Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)

I.MỤC TIÊU:

 - Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông ( những qui định có liên quan tới HS )

 Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và hành vi phạm Luật Giao thông.

 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày.Biết nhắc nhở bạn cùng tôn trọng Luật Giao thông.

 - Có ý thức khi tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Một số biển báo giao thông

 - HS: SGK, vở ghi

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Soạn ngày: 12/03/2011 Ngày dạy: Thứ 2/14/03/2011
Tiết 1: Chào cờ
LỚP 4D TRỰC TUẦN
Tiết 2: Tập đọc
§ 55 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xétvề nhân vật trongvăn bản tự sự.
 	- Có ý thức học bài. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
 	+Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 và bút dạ.
 	- HS: Ôn từ bài 19đến bài 27
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: 
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích tiết học và bắt thăm bài đọc.
b. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng:
- CHo HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm HS.
3.Bài tập.
Bài 2(95)
- Nêu yêu cầu ?
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa của đất
- GV ghi nhanh tên truyện, số trang lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. 
- Kết luận về lời giải.
4. Củng cố:
- Kể tên các bài tập đọc vừa học?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm BT2 vào vở, tiếp tục học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? để chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
15’
17’
1’
2’
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, sau đó về chỗ chuẩn bị : Cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét
- 1 HS - lớp đọc thầm
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau.
+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có một nội dung nói lên một điều gì đó.
+ Các truyện kể :
• Bốn anh tài trang 4 và 13
• Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21.
- Hoạt động trong nhóm
Tiết 3:Toán
§ 136 LUYỆN TẬP CHUNG ( 144)
I. MỤC TIÊU:
 	- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. 
 	 Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
	- Rèn kĩ năng tính đúng chính xác.
 	- Có ý thức học tập áp dụng vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 	- GV Cờ xanh đỏ
 	- HS : SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: 
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
- Viết công thức tính DT hình thoi?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài:
Bài 1:
- GV cho HS làm nháp bằng bút chì vào SGK, rồi kiểm tra bằng cờ xanh đỏ.
* Có thể yêu cầu HS giải thích vì sao sai cho từng ý
Bài 2 :HS làm bài
Bài 3 : Ýa
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đổi chéo bài để kỉêm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét phần bài làm của HS.
4. Củng cố: 
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- GV tổng kêt giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
9’
9’
5’
9’
1’
2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS nhận phiếu và làm bài.
Kết quả bài làm đúng 
Bài 1 : a - Đ; b - Đ; c- Đ; d – S
Bài 2: a – S; b - Đ; c - Đ; d - Đ
- Theo dõi bài chữa của các bạn 
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là :
56 : 2 - 18 = 10 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là :
18 x 10 = 180 (m2)
Đáp số : 180 m2
- HS kiểm tra, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
Tiết 4: Kĩ thuật
§ 28 LẮP CÁI ĐU ( Tiết 2) ( 81)
I. MỤC TIÊU: 
 	- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. Lắp được cái đu theo mẫu
 	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật ,đúng quy trình 
 	- Rèn luyện tính cẩn thận ,làm việc theo quy trình .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
 - HS: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC:
H nêu ghi nhớ 
- Nhận xét
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: –Nêu mục đích bài học
b. Nội dung bài:
*Hoạt động 3: Thực hành lắp cái đu
-Goị HS đọc phần ghi nhớ 
a,Chọn các chi tiết để lắp cái đu: 
-G đến từng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ H chọn đúng đủ các chi tiết
b,Lắp từng bộ phận: 
c,Lắp ráp cái đu: 
-GV quan sát giúp đỡ uốn nắn HS còn lúng túng 
*Hoạt động 4:đánh giá kết quả học tập 
-G tổ chức cho H trưng bày sản phẩm 
-G nêu tiểu chuẩn đánh giá 
-G nhận xét đánh giá 
4.Củng cố:
- Để lắp một cái đu cần những chi tiết nào?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
- Về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để " Lắp xe nôi".
1’
3’
1’
22’
5’
1’
- 2 em
- 2 em 
-HSchọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào hộp 
-Giúp H lắp từng bộ phận 
+Lắp cọc đu ,thanh giằng và giá đỡ trục đỡ 
+Lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ (thanh 7 lỗ ,thanh chữ u dài ,tấm nhỏ )khi lắp ghế đu 
+Vị trí của các vòng hãm 
-H quan sát H1 sgk để lắp ráp hoàn thiện cái đu 
-Kiểm tra sự chuyển động của cái đu
-H trưng bày sản phẩm của mình 
-Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình 
-Đu lắp chắc chắn ,không bị xộc xệch 
Ghế đu dao động nhẹ nhàng 
-H dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm của mình của bạn 
Tiết 5: Đạo đức
§ 28 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( Tiết 1) (40)
I.MỤC TIÊU:
 	- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông ( những qui định có liên quan tới HS )
 	 Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và hành vi phạm Luật Giao thông.
 	- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày.Biết nhắc nhở bạn cùng tôn trọng Luật Giao thông.
	- Có ý thức khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 	- GV: Một số biển báo giao thông
 	- HS: SGK, vở ghi
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. KTBC: 
- Vì sao phải tham gia các hoạt động nhân đạo?
- Nhận xét đánh giá?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài:
Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
*Mục tiêu: qua thông tin HS nắm được hình thành an toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây
*Cách tiến hành:
-Y/C H đọc đoạn thông tin
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? 
- Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
- Em cần làm gì để tham gia GT an toàn?
Hoạt động 2: Bài tập 1
*Mục tiêu:H được củng cố các kiến thức về luật an toàn giao thông
*Cách tiến hành -Chia HS theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh, giải thích tại sao?
=>kết luận ý kiến đúng 
Hoạt động 3: Bài tập 2
*Mục tiêu:thông qua hoạt động nhóm H nắm được những nguy hiểm khi không thực hiện đúng luật giao thông 
*Cách tiến hành:
Thảo luận tình huống a.
 Tương tự ý a các nhóm đưa ra dựđoán , nhóm khác nhận xét.
 Các tình huống bài 2 có thể gây ra tai nận GT, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
? Vì sao phải tôn trọng Luật GT?
* Ghi nhớ:( SGK)
4.Củng cố:
 Đưa HS quan sát một số biển báo hiệu GT:
- Biển này cho em biết điều gì?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Dặn về xem lại bài và tham gia đúng Luật GT.
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
9’
9’
9’
1’
2’
- 3 em nêu ghi nhớ
-2 em
- Thảo luận nhóm 6- Đại diện các nhóm nêu.
- Tổn thất về người( chết, bị thương, bị tàn tật) về của(xe bị hỏng).
- Do thiên tai(bão, lụt, động đất,sạt lở núi..) nhưng chủ yếu là do con người( lái nhanh, vượt ẩu, ko làm chủ phương tiện, k0 chấp hàn
- Tôn trọng và chấp hành LGT 
- Thảo luận nhóm 2
- Chấp hành đúng: tranh 1, 5, 6
- Chấp hành sai: tranh 2,3.4
+ Tranh đúng vì: 
T1:đi xe đạp đúng cỡ, đúng làn đường.
T5: Dừng lại khi có đèn đỏ.
T6: Có rào chắn khi tàu hoả chạy qua.
+ Tranh sai vì:
T2: Chở hàng và người ko đúng quy định.
T3: Trâu bò chạy lung tung trên đường.
T4: Đi xe đạp vào đường cấm.
- Lớp chia 3 dãy thảo luận, mỗi dãy 2 tình huống
Có thể bị xô vào xe máy, xe đạp, ô tô ( vì vội chơi nênkhông để ý.)
- 4 em nhắc lại ghi nhớ.
- Cấm ngược chiều.
- Được sang đường.
- Được rẽ phải.
- Được rẽ trái
Soạn ngày: 13/03/2011 Ngày dạy: Thứ 3/15/03/2011
Tiết 1: Toán
§ 137 GIỚI THIỆU TỈ SỐ ( 146)
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
 	 Biết đọc, viết tỉ số số của hai số; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng .
	- Rèn kĩ năng làm toán chính xác.
 	- Có ý thức học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
	- GV: Bảng phụ
	- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn tính DT hình vuông ta làm như thế nào?
- Muốn tính DT hình Chữ nhật làm TN?
- Muốn tính DT thoi làm TN?
- Muốn tính DT hình bình hành làm TN?
- Nhận xét đánh giá
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp
b. Nội dung bài
1. Ví dụ : Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách. Hỏi số xe khách bằng mấy phần số xe tải ?
 + Coi mỗi xe là 1 phần bằng nhau thì số xe tải bằng mấy phần như thế ?
+ Số xe khách bằng mấy phần ?
- GV vẽ sơ đồ theo phân tích như trên bảng :
+ Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay .
+ Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
+ Tỉ số của số xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay .
+ Tỉ số này cho biết số xe khách bằng số xe tải.
2. Ví dụ 2:
- GV treo bảng phụ đó kẻ sẵn nội dung như phần SGK.
+ Số thứ nhất là 5 số thứ hai là 7. Hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu?
Tương tự cho đến hết
- GV nêu tiếp : Biết a = 2m, b = 7m. Vậy tỉ số của a và b là bao nhiêu ?
3.Luyện tập : 
Bài 1:
- Bài YC gì?
Nếu a= 2 và b=3 thì tỉ số a và b là bao nhiêu? 
GV ghi: a, 
 GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2:Nếu còn thời gian thì làm
- GV yêu cầu ?
HS đọc đề bài, sau đó làm bài vào vở.
 GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Để viết được tỉ số của số bạn trai và số bạn gái của cả tổ chúng ta phải biết được gì ?
+ Vậy chúng ta phải đi tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau  ...  các kỹ năng quan sát, thí nghiệm
- Chuẩn bị một số phiếu yêu cầu.
Hoạt động2: Triển lãm
* Mục tiêu : Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần vật chất và năng lượng
- Y/c HS trình bày sản phẩm sưu tầm về các mảng kiến thức đã học.
- Đánh giá, nhận xét chung.
 4.Củng cố:
- Nếu không có mặt trời mọi vật như thế nào? 
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học.
- Về học kỹ bài và CB bài sau.
1’
3’
1’
14’
13’
1’
2’
- Lớp hát đầu giờ.
.
- HS làm thí nghiệm chứng minh rằng nước không có hình dạng nhất định.
- Hãy chứng minh ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng chiếu tới.
- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
- Củng cố kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vất chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Đại diện nhóm giới thiệu, thuyết minh tranh ảnh của nhóm mình.
- Thống nhất tiêu chí đánh giá.
- Tham quan triển lãm của các nhóm khác.
Tiết 5: Âm nhạc
§ 28: HỌC HÁT BÀI THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I. MỤC TIÊU:
	- Học sinh hát đúng nhạc và thuộc lời của bài thiếu nhi thế giới liên hoan, hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt móc đơn. Biết hát theo giai điệu và lời 1. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
	- Học sinh biết trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi, trong các ngày lễ hội, tập trình bày cách hát đối đáp và hòa giọng, thể hiện sự nhiệt tình, sôi nổi.
	- Yêu âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Chép sẵn nhạc và lời bài hát lên bảng, nhạc cụ.
	- Học sinh: Nhạc cụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 em hát bài “Chú voi con ” 2 em TĐN số 7.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu sơ lược bài hát, ghi đầu bài
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm
- Cho học sinh luyện cao độ o, a
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích hết lời 1 rồi đến lời 2
Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn. Biên giới sâu  khúc ca yêu đời
Vàng, đen, trắng nước da không chia tấm lòng  khúc ca yêu đời.
- Hát kết hợp cả đoạn, cả bài hát
- Tổ chức cho học sinh hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ
* Hướng dẫn học sinh hát đối đáp:
- N1: Ngàn dặm xa  kết đoàn
- N2: Biên giới sâu  thân tình
- N1 + N2: Vui liên hoan  khúc ca yêu đời
- Tổ chức cho học sinh biểu diễn bài hát trước lớp
4. Củng cố :
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát kết hợp gõ đệm theo phách 1 lần.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài cho giờ sau.
1’
4’
1’
24’
2’
2’
- Cả lớp hát
- Học sinh lên bảng trình bày
- Học sinh lắng nghe
- Luyện cao độ
- Học sinh hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hát kết hợp cả bài.
- Học sinh tập hát đối đáp.
Soạn ngày: 16/03/2011 Ngày dạy: Thứ 6/18/03/2011
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP (149)
I.MỤC TIÊU:
 	- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 	- Rèn làm đúng chính xác.
 	- Giáo dục HS tích cực học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- GV: SGK, giáo án
 	- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
- Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ?
- Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Nôị dung bài:
* HD HS làm bài tập
Bài 1 :
- Cho HS đọc bài toán
- Xác định tổng và tỉ?
HD HS vẽ sơ đồ.
Đoạn 1
 ? m 28 m
Đoạn 2
 ? m
-YC HS làm bài vào vở
- Nêu các bước giải
Nhận xét đánh giá bài của bạn?
Bài 2:Nếu còn thời gian thì làm
- Nêu yêu cầu?
- Xác định tổng và tỉ?
- Một nửa chính bằng bao nhiêu?
GV chấm chữa bài: Làm đúng 4 đ
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu? 
- Xác định tổng, tỉ số?
- Tìm tỉ số bằng cách nào?
Khi biết tổng và tỉ số ta giải bài dễ dàng.
Hãy làm vào vở
GV chấm: Làm đúng 5 đ và 1 đ trình bày.
Bài 4: Nếu còn thời gian thì làm
- Nêu yêu cầu?
Hãy đặt đề toán?
Nhận xét chữa bài?
- Em giải bài toán thế nào?
4 . Củng cố:
- Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Dặn về xem lại bài.Làm bài tập Và chuẩn bị bài sau: luyện tập chung ( trang 149)
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
11’
5’
11’
5’
1’
2’
 - 2 em thực hiện YC
Nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn?
- 2 em đọc- lớp đọc thầm
Tổng là 28; tỉ 3 lần.
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là 
 3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là :
 28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là :
 28 – 21 = 7 (m)
Đáp số : Đoạn 1 : 21m; Đoạn 2 : 7m
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm độ dài mỗi đoạn.
- 2 em đọc đề.
Tổng: 12
Tỉ bằng 1/2
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là 
 2 + 1 = 3 (phần)
Số bạn nam là :
 12 : 3 = 4 (bạn)
Số bạn nữ là :
 12 – 4 = 8 (bạn)
Đáp số : Nam : 4 bạn; Nữ : 8 bạn
2 em đọc đề.
Tổng là 12; Tỉ chưa biết.
Bài giải
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé. 
Ta có sơ đồ:
Số lớn
	72
Số bé
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 ( phần )
Số bé là:
72 : 6 = 12
Số lớn là:
72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
số bé: 12
- Nêu bài toán và giải bài toán theo sơ đồ.
- Một cửa hàng nhận hai thùng đầu có tất cả 180 l. Trong đó số dầu ở thùng thứ nhất bằng 1/4 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng chữa bao nhiêu lít dầu?
- 3 em nêu bài giải. Lớp viết bài vào vở.
- 2 em
Tiết 3: Chính tả
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Đọc)
Đề chung do chuyên môn phòng ra
Tiết 2: Tập làm văn
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Viết)
Đề chung do chuyên môn phòng ra
Tiết 3: Địa lí
§ 28 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( 138)
Tích hợp GDBVMT - Mức độ : Bộ phận
I.MỤC TIÊU: 
	- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
	Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,...
	- HS khá, giỏi: giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
	-Rèn trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ.
	-Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam-ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung
	- HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tích hợp GDBVMT được lồng ghép tích hợp ở HĐ2
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn đinh tổ chức:
2. KTBC:
-Hãy nêu vai trò “Bức tường” chắn gió của dãy bạch mã?
- Nhận xét ghi điểm
3.Bài mới:
a. Giới thiệu- ghi đầu bài
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con người vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
b. Nội dung bài
1. Dân cư tập trung khá đông đúc:
- Y/C HS quan sát H1-2 và nội dung sgk
-Vì sao dân cư tập trung khá đông Duyên hải miền Trung?
-Nhận xét trang phục của phụ nữ chăm? kinh?
-G chốt. Chuyển ý 2.
2. Hoạt động sản xuất của người dân:
-G ghi sẵn trên bảng 4 cột và y/c H lên bảng điền vào tên các hoạt động
-G giải thích: tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
-Để làm muối
-GV khái quát: Các hoạt động sx của người dân DH miền Trung đa số là thuộc ngành nông-ngư nghiệp
-Vì sao người dân ở đây lại có ngành sx này?
-Địa phương em có trồng lúa, chăn nuôi trâu,bò và nuôi thuỷ hải sản không?
-G kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bào lũ và khô hạn người dân MT vẫn luôn khai thác các ĐK SX ra nhiều sản phẩm phục vụ người dân trong vùng và các người khác
* Ghi nhớ: SGk
 4.Củng cố:
-Nêu trang phục của phụ nữ kinh, chăm?
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Về nhà học bài và sưu tầm các tanh ảnh về ĐB DHMT
-Nhận xét tiết học-cb bài sau.
1’
3’
1’
13’
14’
1’
2’
- 2 em thực hiện YC
-H quan sát H1-2 sgk và trả lời câu hỏi: 
-Tuy ĐB DH MT nhỏ hẹp song có đk thuận lợi cho sinh hoạt và sx nên dân cư tập trung khá đông đúc.
-Phụ nữ kinh mặc áo dài cổ cao, còn phụ nữ chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
* Làm việc cả lớp.
-Y/C H đọc ghi chú các ảnh từ 3-8 và cho biết tên các hoạt động sx
Trồng trọt
Chăn nuôi
nuôi trông ĐB thuỷ sản
ngành khác
trồng lúa
trồng mía (trồng ngô)
Gia súc (bò)
Nuôi đánh bắt thuỷ sản đánh bắt cá nuôi tôm
làm muối
-2 H đọc lại kết quả làm việc
-H nhận xét
- Do ở gần biển lên có đất phù sa..
- HS trả lời
-y/c H đọc bảng
- 3 em đọc
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
TUẦN 28
I. MỤC TIÊU :
 	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới
 	- Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp 
 	- Giáo dục HS chăm học. ngoan
 II. LÊN LỚP:
	a. Lớp trưởng nhận xét :
	b. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung mọi hoạt động.
 	1. Đạo đức:
+Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
 	 2. Học tập:
+ Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+ Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
+ Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập 
- Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
 Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng : Tông, Cở
- Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều
+Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- Khua, Chia
 	3.Công tác khác
 	-Vệ sinh đầu giờ: tham gia đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch 
	 	- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
	4. Ghi tên bảng vàng danh dự : Dênh, Dếnh
 II. PHƯƠNG HƯỚNG:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất.
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
 - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập
	- Thực hiện nội quy đề ra
 - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 28(8).doc