Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Bé

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Bé

 1) Phần giới thiệu :

* Ở tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm giữa học kì II.

2) Kiểm tra tập đọc :

-Kiểm tra số học sinh cả lớp .

-Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .

-Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .

- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc .

-Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại

 3) Lập bảng tổng kết :

-Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm " Người ta là hoa của đất "

-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu .

- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ?

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
..........................................................
TẬP ĐỌC ÔN TẬP GIỮA KÌ II ( TIẾT 1)
I. Mục đích- yêu cầu:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
*HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng /phút
- GD HS có ý thức ôn tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Phần giới thiệu :
* Ở tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm giữa học kì II. 
2) Kiểm tra tập đọc : 
-Kiểm tra số học sinh cả lớp .
-Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .
-Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập .
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc .
-Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại 
 3) Lập bảng tổng kết : 
-Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm " Người ta là hoa của đất "
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu .
- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm . GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn .
+ Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác , nhận xét , bổ sung .
+ Nhận xét lời giải đúng .
 đ) Củng cố dặn dò : 
*Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra .
- Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì ? Ai là gì ? Ai thế nào ?)
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
-Lắng nghe .
-Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài ( mỗi lần từ 5 - 7 em ) HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút . Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu .
-Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu .
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- Học sinh đọc thành tiếng .
+ Bài tập đọc : Bốn anh tài - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa . 
-4 em đọc đọc lại truyện kể , trao đổi và làm bài .
- Cử đại diện lên dán phiếu , đọc phiếu . Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng .
- HS cả lớp .
..........................................................
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu :
 - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật , hình thoi .
- Tính được diện tích hình vuông , hình chữ nhật , hình bình hành , hình thoi 
- GD HS tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị : 
- Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu .
- Bộ đồ dạy – học toán lớp 4 .
- Giấy kẻ ô li , cạnh 1 cm , thước kẻ , e ke và kéo .
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
 b) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng . 
+ Gợi ý :
- Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong sách giáo khoa , lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) d) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật . Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng , câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
- Nhận xét bài làm học sinh .
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng .
- Quan sát hình thoi PQSR trong sách giáo khoa .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
 - Nhận xét bài làm học sinh .
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
* Bài 3 :
- Gọi học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng .
+ Gợi ý HS :
 - Tính diện tích các hình theo công thức 
- So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng .
-Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở .
- Gọi 1 em lên bảng tính . –Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . 
* Bài 4 : * HS giỏi
- Gọi học sinh nêu đề bài .
+ Gợi ý HS
+ Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- Mời 1 HS lên làm bài trên bảng .
- Nhận xét ghi điểm HS.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 2 HS trả lời .
- Học sinh nhận xét bài bạn .
+ HS lắng nghe .
-1 HS đọc thành tiếng .
Quan sát hình vẽ và trả lời .
a/ AB và DC là hai cạnh đối diện song song và bằng nhau .( ĐÚNG )
b/ AB vuông góc với AD ( ĐÚNG ) .
c / Hình tứ giác ABCD có 4 góc vuông 
( ĐÚNG )
d/ Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau ( SAI )
+ Nhận xét baì bạn .
- Củng cố đặc điểm của hình chữ nhật .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Quan sát hình vẽ và trả lời .
- 1HS làm bảng
+ Nhận xét bài bạn .
- Củng cố đặc điểm của hình thoi .
-1 HS đọc thành tiếng .
+ HS tự làm vào vở .
+ 1 HS lên bảng thực hiện và trả lời .
- Nhận xét bổ sung bài bạn ( nếu có )
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Lắng nghe GV hướng dẫn .
- Lớp thực hiện vào vở .
- 1 HS làm bài trên bảng .
- HS ở lớp nhận xét bài bạn .
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
..........................................................
CHIỀU: 
Lịch sử: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA
THĂNG LONG( NĂM 1786) 
I.Mục tiêu :
 	- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng long diệt chúa Trịnh (1786):
	+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
	+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất được đất nước.
	- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
II.Chuẩn bị :
 	 - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV cho HS chuẩn bị SGK.
2.KTBC :
 -Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó .
 -Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
 GV nhận xét ,ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động cả lớp :
 GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: -GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
 -GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
 *Hoạt động cả lớp: (Trò chơi đóng vai )
 -GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn .
 +Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ?
 +Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc,thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
 +Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
 GV nhận xét .
 *Hoạt động cá nhân:
 -GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
 -GV nhận xét ,kết luận .
4.Củng cố - Dặn dò:
 -GV cho HS đọc bài học trong khung .
 -Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ?
 -Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
 -Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Quang Trung đại phá quân thanh năm 1789”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị .
-HS hỏi đáp nhau và nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi .
-HS theo dõi.
-HS kể hoặc đọc .
- Vài HS.
- Vài HS.
- Vài HS.
- Vài HS.
- HS thảo luận và trả lời:Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
- 3 HS đọc và trả lời.
-HS cả lớp. 
TOÁN: ÔN LUYỆN
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu: 
Củng cố kỹ năng quy đồng mẫu số các phân số
Củng cố so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số
Giải toán liên quan đến phân số
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra
Kiểm tra sách vở của hs, giúp hs hoàn thành bài tập ở vở bài tập
Bài tập
Bài 1: So sánh các phân số trong mỗi cặp sau bằng hai cách
Quy đồng mẫu số, quy đồng tử số
a. và 	b. và 	c. và 
Bài 2: Tại sao viết được?
a. 	b. 
Bài 3: Cho phân số . Hỏi mỗi phân số đó gấp mấy lần ?
Bài 4: Một hình chữ nhật có chiều dài 18 cm. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Tính chiều rộng hình chữ nhật
Tính chu vi hình chữ nhật
C Củng cố:
 -Nhận xét tiết học .
Hs đọc yêu cầu của đề
Hs làm bài cá nhân
3 hs lên bảng làm
Chữa bài
Hs đọc yêu cầu của đề
Hs làm bài cá nhân
2 hs lên bảng làm
Chữa bài
Hs đọc yêu cầu của đề
Hs làm vào vở. 
- HS chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu của đề
Hs tóm tắt và làm bài cá nhân
1 hs lên bảng làm
Chữa bài 
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
Câu khiến- Cách đặt câu khiến
I- Mục đích, yêu cầu
- HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến, cách đặt câu khiến. Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp ghi sẵn câu: Nhà vua trả lại gươm cho Long Vương.Vở bài tập TV 4
III- Các hoạt động day- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ôn định
B Kiểm tra bài cũ
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC
2. Hướng dẫn luyện câu khiến
- GV yêu cầu học sinh làm lại bài 2
- Thế nào là câu khiến?
3. Luyện cách đặt câu khiến
- GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể thành câu khiến .GV mở bảng lớp:
+ Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
+ Nhà vua hãy hoàn gươm  Vương đi!
+ Xin nhà vua hãy hoàn gươm ... Vương đi!
Bài tập 1
- Bài tập yêu cầu gì?
Câu kể
Nam đi học.
Ngân chăm chỉ.
Bài tập 2: Đăỵ câu với yêu cầu sau:
* Nói với bạn: Có từ mong đứng đầu câu.
* Nói với bạn: Có từ nào đứng cuối câu.
* Nhờ người lớn giúp đỡ
- GV gợi ý cho HS hiểu yêu cầu đặt câu đúng tình huống, đúng đối tượng.
Bài tập 3; 
- GV treo bảng kẻ sẵn như SGV 167
- Nêu cách thêm
 Bài 4: 
 Thêm từ để chuyển câu kể kể Nam về. thành câu khiến theo hai cách sau:
Thêm từ vào trước động từ.
Thêm từ vào sau động từ.
- Cho HS hoạt động theo nhóm. Thi đua nhóm nào viết được nhiều câu
D. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
- Hát
- 1 em nêu tác dụng của câu khiến,dấu hiệu khi viết câu khiến.1 em đọc câu khiến 
- Nghe, mở sách
- HS làm bài vào vở bài tập:tìm trong SGK các câu khiến .
- 2-3 em nêu ghi nhớ
- 3 học sinh ghi bảng 3 câu khiến tương ứng. ... c điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 -Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 1/.Dân cư tập trung khá đông đúc :
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV yêu cầu HS quan sát hính 1 ,2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK .HS cần nhận xét được trong ảnh phụ nữ Kinh mặc áo dài , cổ cao ;còn phụ nữ Chăm mặc váy dài , có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
 2/.Hoạt động sản xuất của người dân :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV yêu cầu một số HS đọc ,ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất .
 -GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xúât tương ứng với các ảnh mà HS quan sát .
 -GV cho HS thi “Ai nhanh hơn” :cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh ,điền đúng.Gv nhận xét, tuyên dương.
 -GV đề nghị HS đọc bảng: 
4.Củng cố - Dặn dò: 
 -GV yêu cầu HS:
 +Nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này.
 +Yêu cầu một số HS đọc kết quả và nhận xét.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS chuẩn bị.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe 
-HS quan sát và trả lời .
-HS đọc và nói tên các hoạt động sx .
-HS lên bảng điền .
-HS thi điền .
-Cho 2 HS đọc lại kết quả làm việc của các bạn và nhận xét.
-HS trình bày.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét
-HS cả lớp.
..........................................................
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
Ôn tập giữa học kì 2( luyện từ và câu)
I- Mục đích, yêu cầu.
1. Tiếp tục ôn luyện hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
2. Tiếp tục rèn cho học sinh kỹ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
II-Đồ dùng dạy – học
- Bảng lớp viết nội dung bài 3 a,b,c theo hàng ngang
III- Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ôn định
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích ,yêu cầu
tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1,2
- Từ đầu học kỳ 2 đến nay các em đã học những chủ điểm nào?
- Trong các chủ điểm đó có tiết Mở rộng vốn từ nào?
- GV yêu cầu chia lớp theo 3 tổ.
- Giao cho mỗi tổ thống kê 1chủ điểm
- GV ghi nhiệm vụ lên bảng
- GV nhận xét, lời giải đúng SGV(176)
 Bài 3:( bai 2 )trang 121 sach nâng cao
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì?
- GV gọi học sinh chữa bài
- GV chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò
- Trong bài em thích thành ngữ, tục ngữ nào nhất, vì sao?
- Dặn học sinh tiếp tục ôn tập.
- Hát
- HS nghe, mở sách
- 1 em đọc yêu cầu ,lớp đọc thầm
- 3 chủ điểm: : Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
- Tài năng, Sức khoẻ, Cái đẹp, Dũng cảm. 
- HS nhận nhiệm vụ,thống kê các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm
( Tổ 1: Người ta là hoa đất
Tổ 2: Vẻ đẹp muôn màu
Tổ 3: Những người quả cảm).
- Lần lượt đại diện các tổ cầm phiếu lên nêu miệng kết quả bài làm.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân vào vở 
- HS đọc bài đúng
..........................................................
ĐẠO ĐỨC : 
 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết: 1)	
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( Những quy định có liên quan đến học sinh ).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. KNS: - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
 - Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
 - Một số biển báo giao thông.
 - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
 *Các phương pháp: - Đóng vai. - Trò chơi. - Thảo luận. - Trình bày 1 phút
III. Đồ dùng dạy học:
IV.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 - GV nêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
 +Nêu các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo.
 - GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tôn trọng Luật giao thông”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/40) 
 - GV chia HS làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
 - GV kết luận.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/41)
 - GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
 - GV mời một số nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc.
 - GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/42)
 - GV chia 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
 Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống SGK.
 - GV kết luận. 
4.Củng cố - Dặn dò:
 - Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
 -Các nhóm chuẩn bị bài tập 4- SGK/42
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
-Các nhóm HS thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- HS lắng nghe.
- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?
- HS trình bày kết quả- Các nhóm khác chất vấn và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS các nhóm thảo luận.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
.
Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
 ( THEO ĐỀ CHUNG KHỐI)
..........................................................
TOÁN LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu : 
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Rèn kĩ năng giải bài toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số " 
- GD HS có ý thức học Toán.
II/ Chuẩn bị : 
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 .
- Thước kẻ , e ke và kéo .
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
 - Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
 b ) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ Hướng dẫn HS giải bài toán theo các bước sau 
- Vẽ sơ đồ .
- Tìm tổng số phần bằng nhau 
- Tìm độ dài mỗi đoạn .
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
- Nhận xét bài làm học sinh .
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
*Bài 2 : HS giỏi.
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ Hướng dẫn HS giải bài toán theo các bước như bài 1
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở 
 - Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Tìm tỉ số . - Vẽ sơ đồ . - Tìm tổng số phần .
- Tìm hai số .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
 - Nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ? 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 HS trả lời .
- Học sinh nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ Lắng nghe .
- Suy nghĩ tự làm vào vở .
- 1 HS làm bài trên bảng .
- Ta có sơ đồ : ?
 + Đoạn 1:
 ?
+ Đoạn 2 : 28 m
 Đáp số : Đoạn 1 : 7 m 
 Đoạn 2:21 m 
- Củng cố tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Lắng nghe GV hướng dẫn .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
 + Nhận xét bài bạn .
-2 HS đọc thành tiếng .
- HS cả lớp . 
....................................................................
ÂM NHẠC:Học hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
 I. Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và lời 1.
Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
Qua bài hát giáo dục HS tinh thần đoàn kết thân ái giữa các bạn thiếu nhi trên khắp thế giới.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Đàn phím, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Thanh phách, sách vở.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
3. Bài mới
Hoạt động 1: Dạy bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- GV giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung bài hát. 
-Trình bày mẫu bài hát.
- Cho HS nêu cảm nhận về bài hát.
- Chia bài hát thành 8 câu, hướng dẫn HS đọc lời ca theo âm hình tiết tấu
- Hướng dẫn HS luyện giọng.
- Hướng dẫn HS hát từng câu theo lối móc xích và song hành.
- Tổ chức hướng dẫn HS luyện tập và hát thuộc lời theo dãy, nhóm 
- Lắng nghe nhận xét, sửa sai cho HS
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
Thực hiện mẫu, hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn
Tổ chức cho HS trình bày theo dãy, nhóm
Quan sát hướng dẫn sửa sai
Tổ chức cho HS tập trình bày bài hát theo cách hát đối đáp và hoà giọng kết hợp gõ đệm theo phách.
4. Củng cố:
Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. Nêu những hình ảnh quen thuộc trong bài hát, nêu những câu hát nét nhạc mà em thích.
- Cho HS trình bày lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ theo nhạc.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà ôn tập thuộc lời ca kết hợp gõ đệp, tập các động tác phụ hoạ đơn giản theo lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Lắng nghe cảm nhận
Trả lời theo cảm nhận
Đọc lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
Khởi động giọng
Lắng nghe hát theo đàn và hướng dẫn của GV.
Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.
Nhận xét lẫn nhau
Theo dõi tập hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn
Hát gõ đệm theo phách
Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
Thực hiện theo hướng dẫn
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
 (Hoạt động ngoài trời)
 Do TPT ĐỘI tổ chức 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc