Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Tạ Thị Nguyệt Sương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Tạ Thị Nguyệt Sương

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS

1.Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.

2.HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông.

3.HS biết tham gia giao thông an toàn.

II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:

Một số biển báo giao thông.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: Hát

 2. Bài cũ:

-GV gọi 1, 2 HS trả lời câu hỏi sau:

+Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người đang gặp những khó khăn, hoạn nạn.

-GV nhận xét - đánh giá.

 3. Bài mới:

 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Tạ Thị Nguyệt Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 24 tháng 3 năm 2008
TUẦN 28 
Đạo đức:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
1.Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. 
2.HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông.
3.HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
Một số biển báo giao thông. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-GV gọi 1, 2 HS trả lời câu hỏi sau: 
+Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người đang gặp những khó khăn, hoạn nạn.
-GV nhận xét - đánh giá. 
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: (thông tin trang 40, SGK):
-GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu qủa của tai nạn giao thông cách tham gia giao thông an toàn.
-GV kết luận: 
+Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu qủa: tổn thất về người và của (người chết, bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông ngừng trệ. ) 
+Tai nạn giao thông xảy ra nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi,. ) nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông. ) 
+Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài 1)
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
-GV kết luận: 
Những việc làm trong tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2) 
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. 
-GV kết luận: 
+Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
+Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. 
-GV mời 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động nối tiếp: 
-Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. 
-Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông? 
-Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết qủa. 
-HS dự đoán kết qủa của từng tình huống. Đại diện từng nhóm trình bày. 
-1-2 HS đọc theo yêu cầu. 
4. Củng cố và dặn dò:
-Nhận xét tiết học. 
-Về nhà học bài. Chuẩn bị Bài tiết 2 
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Tập đọc: 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
-Kiểm tra lấy điểm và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (hs trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng, hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II của lớp 4
-Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Phiếu học tập
-Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để cho hs điền vào chỗ trống
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra tập đọc và trả lời câu hỏi: 
-GV tổ chức cho hs bốc thăm chọn bài để đọc
-GV kiểm tra gọi lần lượt từng hs lên bảng đọc bài
- GV nêu câu hỏi
*Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm người ta là hoa đất
GV giao việc cho hs
-GV phát giấy khổ toa cho một số hs
-GV dán 1 – 2 phiếu trả lời đùng của hs lên bảng lớp, chốt lại kết quả đúng
-HS bốc thăm
-HS đọc với thời lượng là 1 phút với 120 chữ
-HS đọc xong thì trả lời câu hỏi
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS làm bài vào vở bài tập
-HS đọc kết quả làm bài
-Cả lớp nhận xét kết quả làm việc
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Toán: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố kĩ năng
-Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
-Vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật, các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
Phấn màu, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-Gọi 3 hs lên bảng sửa bài 2 về nhà 
-GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu
-Cho hs quan sát hcn ABCD
-Xác định được câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng
*Bài tập 2:
GV tổ chức cho hs làm tương tự bài tập 1, rồi chữa bài.
 Chẳng hạn: b)Trong hình thoi PQRS thì “PQ không song với PS” Đây là câu trả lời đúng. Chọn Đ rồi ghi vào ô trống
*Bài tập 3:
-HS đọc yêu cầu bài
-Hs quan sát hình vẽ ABCD
-HS lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hcn. Từ đó xác định được câu nào đúng, câu nào sai, rồi chọn chữ tương ứng
-Chẳng hạn D là hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau là một phát minh sai, do đó chọn S
-HS làm tương tự bài 1
-HS xác định câu nào đúng và sai rồi chọn chữ tương ứng
-Hs lần lượt tính diện tích của từng hình
-So sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là cm2 ) và chọn số đo lớn nhất
Kết luận: Hình vuông có diện tích lớn nhất 
Giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 56: 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
 28 – 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữu nhật là:
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180 m2
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Thứ 3 ngày 25 tháng 3 năm 2008
Chính tả: 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
Giúp hs
-Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả hoa giấy
-Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh, ảnh, hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở bài tập 1
-3 khổ to để 3 hs làm bài tập 2 (các ý a – b – c) trên giấy
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nghe viết chính tả (Hoa giấy) 
-GV đọc đoạn văn Hoa giấy
-GV nhắc lại các em chú ý cách trình bày đoạn văn những từ ngữ mình dễ viết sai (rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bóc bay lên, lang thang, tản mát..)
H: Nội dung đoạn văn viết gì?
-GV giới thiệu tranh, ảnh về cây hoa giấy.
-GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho hs viết
-GV đọc cho hs soát lỗi
-GV thu bài chấm
3.Đặt câu:
GV đặt câu hỏi gợi ý để hs nhận dạng
-GV nhận xét
-GV chốt lại lời giải
-HS đọc thầm lại đoạn văn
Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hao giấy
-HS gấp sgk
-HS viết bài
-HS soát lỗi
-Còn lại một số bài hs đổi chéo soát lỗi lẫn cho nhau
-HS đọc yêu cầu của bài 2
+Câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
-HS làm bài vào vở bài tập 
-HS đọc kết quả làm bài
-3 hs làm bài trên phiếu dán kết quả lên bảng
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Luyện từ và câu: 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
 GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: 
-Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất;Vẻ đẹp muộn màng; Những người quả cảm.
-Rèn luyện kĩ năng và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Một số phiếu kẻ bảng để hs làmBT 1, 2; Bảng lớp viết bài tập bài tập 3a, b, c
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Bài tập 1, 2
-Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong tiết Mở rộng vốn từ thuộc 3 chủ đề
-Chia cho mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, tục ngữ thuộc một chủ điểm, phát phiếu đã kẻ bảng cho các nhóm làm bài
-Giữ lại 3 bảng kết quả làm bài tốt
Hoạt động 2: Bài tập 3
-Mời 3 hs lên bảng làm bài
-1 hs đọc yêu cầu của BT 1, 2
-Mỗi nhóm mở sgk tìm lại lời giải các bài tập trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng
-Đại diện nhóm dán kết quả làm bài, tình bày kết quả
-Đọc yêu cầu của bài tập 3
a)Một người tài đức vẹn toàn
-Nét trạm trổ tài hoa
-Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ
b)Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt
-Một ngày đẹp trời
Những kỉ niệm đẹp đẽ
c)Một dũng sĩ diệt xe tăng
-Có dũng khí đâùu tranh
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Toán: 
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
Giúp hs
-Hiểu được ... e các thành viên trong từng nhóm trình bày.
Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
Ban giám khảo đánh giá
-1 vài hs trình bày nội dung thực hành
Quan sát sự thay đổi bóng của chiếc cọc theo thời gian trong ngày
-Thực hành ở nhà theo hướng dẫn (trang 112 sgk)
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Toán: 
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: 
-Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó”
-Rèn kỹ năng thực hiện tính chính xác
-Giáo dục hs ham học toán
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
 -Tìm hai số biết tổng của chúng là 350 và tỉ số của hai số đó là
-GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập: 
*Bài 1: Ta có sơ đồ
198
Số bé:
Số lớn:
Hoạt động 2: 
*Bài 2: Để hs tự giải
280 qu¶
Số cam:
Số quýt: 
Hoạt động 3: 
*Bài 3: Gv hướng dẫn hs giải tương tự bài 2
-H/d hs tìm từng bước giải
Hoạt động 4: 
*Bài 4: Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 350: = 175 (m)
175m
Ta có sơ đồ 
Chiều rộng:
Chiều dài:
-1 hs lên bảng giải
*Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 8 = 11 (phần)
Số bé là: 198: 11 x 3 = 54
Số lớn là: 198 – 54 = 144
 Đáp số: Số bé: 54
 Số lớn: 144
*Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 5 = 7 (phần)
Số quả cam đã bán là:
 280: 7 x 2 = 80 (quả )
Số quả quýt đã bán là:
 280 – 80 = 200 (quả)
-HS đọc yêu cầu và giải theo từng bước
-Tổng số hs cả hai lớp là:
 34 + 32 = 66 (học sinh)
-Số cây mỗi hs trồng là:
 330: 66 = 5 (cây)
-Số cây lớp 4A trồng là:
 5 x 34 = 170 (cây)
-Số cây lớp 4B trồng là:
 330 – 170 = 160 (cây)
-HS tự giải
-Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 4 = 7 (phần)
-Chiều rộng hình chữ nhật là:
 175: 7 x 3 = 75 (m)
-Chiều dài hình chữ nhật là:
 175 – 75 = 100 (m)
 Đáp số: C/rộng: 75m
 C/dài: 100 m
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Thể dục: 
MÔN TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. MỤC TIÊU
-Học 1 số nội dung của môn tự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu HS biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác. 
-Chơi trò chơi “Trao tín gay” Yêu cầu HS tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
-Trên sân trường.GV chuẩn bị 1-2 còi các dụng cụ học và phục vụ trò chơi. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Phần mở đầu: 
-Tập hợp lớp, Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học: Nhắc lại những nội dung cơ bản, những quy định khi tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
2/ Phần cơ bản: 
a. Môn tự chọn 
1.Đá cầu: 
-Ôn tâng cầu bằng đùi: GV tập cho HS theo đội hình 2 – 4 ngang hoặc vòng tròn, em nọ cách em kia tối thiểu 1,5 m 
+Học đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân . 
+Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị: 2 – 3 lần, GV uốn nắn cho HS
-GV hoặc HS làm mẫu 
-Chia tổ tập luyện 
2.Ném bóng 
-Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị: Tập đồng loạt theo 2 – 4 hàng ngang 
-Gv nêu tên động tác, làm mẫu, uốn nắn động tác sai 
-Ôn cách cầm bóng và tư thể đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném 
-GV làm mẫu nêu tên và giải thích cho HS hiểu 
b. Trò chơi vận động
 -Trò chơi “Trao tín gay”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi, cho HS chơi thử 1 lần rồi chia đội chơi chính thức. Sau mỗi lần chơi GV tuyên bố đội thắng cuộc. 
3/ Phần kết thúc: 
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học.Giao bài tập về nhà. 
-Cán sự lớp tập hợp và báo cáo.
-HS chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên sân trường 
-Xoay các khớp tay, chân 
-Ôn các động tác tay, chân,lườn, bụng và phối hợp bài thể dục phát triển: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
-Thi nhảy dây 
-Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang. Em nọ cách em kia tối thiểu 1,5 m
-Thực hiện theo hướng dẫn GV. 
-Tập luyện theo tổ 
-Tập và chơi 1 số động tác hồi tĩnh 
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Thứ 6 ngày 28 tháng 3 năm 2008
Luyện từ và câu: 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Đề do khối trưởng ra
±²³°²
Tập làm văn: 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Đề do khối trưởng ra
±²³°²
Kỹ thuật:
LẮP CÁI ĐU (2 TIẾT )
MỤC TIÊU: 
-HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, qúng quy trình. 
-Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình . 
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Mẫu cái đu lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập 
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HS thực hành Lắp cái đu
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ à nhắc nhở HS phải quan sát kĩ trong SGK cũng như phần nội dung của từng bước lắp.
HS chọn chi tiết để lắp cái đu: 
-GV đến từng HS (hoặc nhóm) để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp cái đu. 
Lắp từng bộ phận: 
-Trong quá trình HS thực hành GV có thể nhắc nhở các em lưu ý một số điểm sau : 
+Vị trí trong và ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu (cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu) 
+Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ (thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ) khi lắp ghế đu. 
+Vị trí của các vòng hãm. 
Lắp ráp cái đu: 
-GV nhắc HS quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu. 
-Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu
-Trong khi HS thực hành GV phải luôn theo dõi quan sát để kịp thời uốn nắn bổ sung các HS còn lúng túng. 
Hoạt động 2: Đánh giá kết qủa học tập của HS.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
+Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình. 
+Du lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. 
+Ghế đu giao động nhẹ nhàng. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết qủa học tập của một số HS. 
-Lắng nghe
-Lắng nghe. 
-Lắng nghe. 
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. 
-HS thực hành theo hướng dẫn. 
-HS quan sát hình 1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu
-HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
4. Củng cố và dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe nôi”
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Toán: 
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: 
-Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”
-Giáo dục cho hs tính kiên trì, cẩn thận trong khi làm bài
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-Chữa bài 4 (tiết 139)
-GV nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
I.Mục tiêu:
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hướng dẫn làm bài: 
Hoạt động 1:
*Bài 1: Gọi hs nêu các bước giải, tự trình bày bài giải rồi chữa bài
-Gọi 1 Hs lên bảng, cả lớp làm vào vở
Hoạt động 2:
*Bài 2: Tương tự bài 1
-Yêu cầu hs nêu các buớc giải
-HS làm bài vào vở
-GV nhận xét cho điểm
Hoạt động 3:
*Bài 3: Gv nêu yêu cầu của bài
-Cho hs thảo luận làm bài theo nhóm
Hoạt động 4:
*Bài 4:
-GV chọn một vài bài để cả lớp phân tích, nhận xét
Giải:
?m
?m
28m
Ta có sơ đồ: 
Đoạn 1:
Đoạn 2:
Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
 28: 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là:
 21 – 8 = 7 (m)
 Đáp số: Đoạn 1: 21 m
 Đoạn 2: 7 m
?
?
12 b¹n
Ta có sơ đồ: 
Số bạn trai: 
Số bạn gái:
Tổng số phần bàng nhau là 
 1 + 2 = 3 (phần)
Số bạn trai là:
 12: 3 = 4 (bạn)
Số bạn gái là:
 12 – 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: 4 bạn trai; 8 bạn gái
-HS đọc yêu cầu và giải
-Vì số giảm 5 lần thì được số bé. Ta có sơ đồ:
72
?
?
Số lớn:
Số bé:
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là: 72: 6 = 12 
Số lớn là: 72 – 12 = 60
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Mỗi hs tự đặt đề toán rồi tự giải đề toán đó
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
±²³°²
Sinh hoạt: 
TUẦN 28
I. MỤC TIÊU: 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Kế hoạch tuần 29.
- Báo cáo tuần 28.
III. HOAïT ĐÔäNG TRÊâN LỚP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua học tốt và đôi bạn cùng tiến.
- Duy trì một phút nhặt rác trong giờ ra chơi.(Thứ 3-5hàng tuần)
- Thực hiện tốt công tác ATGT.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới: Bàn tay me.ï 
- Chơi trò chơi: Đoàn kết.
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 29.
- Nhận xét tiết.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	- Ưu điểm:
- Khuyết điểm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_ta_thi_nguyet_suong.doc