Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

3. Thái độ:

- Tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Tranh minh hoạ.

- Tranh, ảnh sưu tầm về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 50 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 6 tháng 04 năm 2009
 MÔN: TẬP ĐỌC
 BÀI: ĐƯỜNG ĐI SA PA
 Tiết:57
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa. 
3. Thái độ:
Tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Tranh minh hoạ.
Tranh, ảnh sưu tầm về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa. 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
 Hoạt động cuả GV
 Hoạt động của HS
 1’
4’
25’
5’
1.Ổn định tổ chức
2.Kiệm tra bài cũ
-GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Bài mới: 
Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
GV giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới và tranh minh họa chủ điểm.
Giới thiệu bài đọc: Sa Pa – một huyện 
thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa. 
Hoạt động1: Luyện đọc
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc	
GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
GV đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước cảnh đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng diệu kì  
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-GV yêu cầu HS đọc đoạn 
Mỗi đọan trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy? 
-Gv gọi HS đọc đoạn 2
-Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 
-Gv gọi HS đọc đoạn 3
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà kì diệu của thiên nhiên”? 
-GV chốt lại nội dung bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
 Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Xe chúng tôi lao chênh vênh  lướt thướt liễu rủ) 
Học thuộc lòng đoạn văn 
GV yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng đoạn văn Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa  đến hết. 
4.Củng cố – Dặn dò
-Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Trăng ơi  từ đâu đến? 
-Hát
HS xem tranh minh họa chủ điểm
HS nghe 
HS nêu:
 Đoạn 1: từ đầu  lướt thướt liễu rủ (phong cảnh đường lên Sa Pa) 
 Đoạn 2: tiếp theo  trong sương núi tím nhạt (phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa) 
 Đoạn 3: còn lại (cảnh đẹp Sa Pa) 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
HS nhận xét cách đọc của bạn
HS đọc thầm phần chú giải
-1, 2 HS đọc lại toàn bài
-HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1, nói điều 
em hình dung được khi đọc đoạn 1: 
Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 
HS đọc thầm đoạn 2, nói điều 
các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa: 
Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt. 
HS đọc thầm đoạn 3, nói điều 
các em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa: 
Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm. 
-Mỗi HS nêu 1 chi tiết riêng các em cảm nhận được. Dự kiến:
 Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời. 
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa nhiều màu sắc khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. -Nắng phố huyện vàng hoe.
-Sương núi tím nhạt.
- Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn. 
Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. 
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
-HS nhẩm HTL 2 đoạn văn.
-HS thi đọc thuộc lòng. 
-HS nêu: Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 
 MÔN:ĐẠO ĐỨC
 BÀI:TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( TIẾT 2 )
 Tiết:29
I.MỤC TIÊU 
1 - Kiến thức : 
 - Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.
2 - Kĩ năng :
 - HS biết tham gia giao thông an toàn .
3 - Thái độ :
 - HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
II.ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 GV :- SGK 
 - Một số biển báo an toàn giao thông.
 HS : - SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
 Hoạt động cuả GV
 Hoạt động của HS
 5’
25’
5’
1.Kiểm tra bài cũ : 
Tôn trọng Luật Giao thông.
- Tại sao cần tôn trọng luật lệ an toàn giao thông?
- Em cần thực hiện luật lệ an toàn 2.Bài mới :
a.Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
b.Hoạt động 2 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
- Chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi . GV giơ biển báo lên, nếu HS biết ý nghĩa của biển báo thì giơ tay . Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm . Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy . Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng .
- GV đánh giá cuộc chơi.
c.Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 3 SGK )
- Chia Hs thành các nhóm. 
Đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận : 
a) Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu : Luật Giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi , mọi lúc .
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài , nguy hiểm .
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu , gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng .
d) Đề nghị bạn dửng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn . 
đ) Khuyên các bạn nên ra về , không nên làm cản trở giao thông . 
e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm .
d - Hoạt động 4 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( Bài tập 4 SGK )
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm HS. 
Kết quả chung : Để bảo đảm an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao Thông .
3. Củng cố – dặn dò
- Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
- Chuẩn bị : Bảo vệ môi trường.
-HS trả lời
-HS nhận xét
- Quan sát biển báo giao thông và nói rõ ý nghĩa của biển báo .
- Các nhóm tham gia cuộc chơi.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết . 
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả ( có thể đóng vai ) . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
- Các nhóm thảo luận. 
- Từng nhóm lên trình bày cách giải quyết. Các nhóm khác bổ sung,chất vấn. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra . Các nhóm khác bổ sung , chất vấn .
 MÔN: TOÁN
 BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
 Tiết:141
I.MỤC TIỆU:
Kiến thức - Kĩ năng:
 Giúp HS luyện tập:
-Cách viết tỉ số của hai số hoặc số đo cùng đại lượng.
-Giải toán về “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II.ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:
-Vở ,phiếu bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
 Hoạt động cuả GV
 Hoạt động của HS
 5’
25’
5’
 1Kiểm trabài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS lên bảng làm ở nhà
GV nhận xét
2.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
Nhằm phân biệt tỉ số của a và b với tỉ số của b và a
-GV nhận xét
Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc đề toán.
Yêu cầu HS chỉ rõ tổng của hai số phải tìm; tỉ số của hai số đó.
Vẽ sơ đồ minh hoạ.
Giải toán.
Bài tập 3:
-Gv yêu cầu HS đọc đề bài toán
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Gv yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV yêu cầu HS trao đổi vở để kiểm tra.
-Gv nhận xét
Bài 4
-GV yêu cầu Hs đọc đề và tự làm bài
-Gv nhận xét
Baì 5
-GV gọi HS đọc  ... å đứng vào vị trí ưa nước hoặc ưa ẩm đều tính điểm. GV có thể giải thích thêm đây là những loài cây có thể vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước. 
 4.Củng cố-dặn dò:
-Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang 117, SGK.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-HS lên trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
-HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.
-Các nhóm dán phiếu lên bảng. Giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn , vừa sống được ở dưới nước.
-Lắng nghe.
-Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.
+Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.
+Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.
+Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.
+ Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu vào hạt thì không cần nước.
+ Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.
+ Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến lúc quả chín, cây cần ít nước hơn.
+ Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên, đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa 
+Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
-Lắng nghe.
-Hs tham gia chơi
- HS xem bài sau.
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
(tiết 145)
I.Mục tiêu: -Giúp HS:
 - Rèn kĩ năng giải bài toán dạng : Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu )và tỉ số của hai số đó
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ.
 - Phiếu BT.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
25’
5’
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đồng thời làm biến đổi bài tập 2và 3 trang 151
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
+ Hướng dẫn: Luyện tập chung
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải bài toán dạng : Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu )và tỉ số của hai số đó
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV treo bảng phụ.
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- HS làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
Bài 2:
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
Bài 3:
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
Bài 4:
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
4.Củng cố-dặn dò:
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Tổng kết giờ học.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS đọc yêu cầu bài học.
Bài 1:
- HS làm phiếu BT.
+ Số bé: 30; 45.
+ Số lớn: 12; 48.
Bài 2:
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
Số thứ nhất:
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ nhất là:
738 : 9 = 82 
Số thứ hai là:
738 – 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất 82;
 Số thứ hai 820.
Bài 3:
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số túi của 2 loại gạo là:
10 + 12 = 22 (túi)
Số Kg gạo trong 1 túi là:
220 : 22 = 10 (Kg)
Số Kg gạo nếp là:
10 x 10 = 100 (Kg)
Số Kg gạo tẻ là:
220 – 100 = 120 (Kg)
Đáp số: Gạo nếp100 Kg;
 Gạo tẻ 120 Kg.
Bài 4:
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn nhà An đến Hiệu sách là:
840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn từ Hiệu sách đến Trường là:
840 – 315 = 525 (m)
Đáp số: 315 mét; 525 mét.
- HS xem bài sau.
MÔN: THỂ DỤC
BÀI: THỂ THAO TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
(tiết 58)
I.Mục tiêu:
 -Ơn và học mới một số nội dung của mơn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ơn tập và mới học.
 -Ơn nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích 
II .Địa điểm – phương tiện:
 + Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an tồn tập luyện 
 + Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tập mơn tự chọn 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
20’
5’
1.Phần mở đầu 
- Tập hợp lớp , ổn định : Điểm danh 
- GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học 
Khởi động :
Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối , hơng , cổ chân 
-Ơn các động tác tay , chân , lườn , bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển 
-Kiểm tra bài cũ : Thi nhảy dây 
+ Lần 1 thực hiện thử : Khi cĩ lệnh HS dồng loạt thực hiện động tác, ai để chân vướng dây thì dừng lại những người nhảy lâu nhất là người thắng cuộc 
+ Lần 2 : Cho HS thi chính thức .GV gọi 5 HS thực hiện 
 2.Phần cơ bản
-GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập , một tổ học nội dung của mơn tự chọn , một tổ học trị chơi “Trao tín gậy ”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vịng
a.Mơn tự chọn
Ø Đá cầu : 
- Ơn chuyển cầu bằng mu bàn chân 
 + GV nêu tên động tác 
 + GV làm mẫu kết hợp nhắc lại cách chuyền cầu 
-Động tác :
 + GV nêu tên động tác 
 + GV làm mẫu kết hợp giải thích động tác :
 + GV tổ chức cho HS tập, GV kiểm tra sửa động tác sai 
 ØNém bĩng
 - Ơn một số động tác bổ trợ 
 + Ngồi xổm tung và bắt bĩng 
 + Tung bĩng từ tay nọ sang tay kia 
 -GV nêu tên động tác 
 -GV làm mẫu lại 
 Tổ chức cho HS tập , GV kiểm tra sửa động tác sai.
 - Ơn cách cầm bĩng 
 + GV nêu tên động tác 
 + GV nhắc lại và làm mẫu : Cầm bĩng bằng tay thuận , để bĩng tì trên phần chai tay ( phần nối giữa lịng bàn tay và các ngĩn tay ) , các ngĩn trỏ , giữa và ngĩn áp út. Năm ngĩn tay xoè đều để giữ lấy bĩng 
 + Tổ chức cho HS tập , GV theo dõi kiểm tra, uốn nắn động tác sai 
- Ơn cách cầm bĩngvà tư thế chuẩn bị , ngắm đích , ném ( chưa ném bĩng bĩng đi và cĩ ném bĩng vào đích ) 
 - GV nêu tên động tác 
 - GV làm mẫu và nhắc lại cách thực hiện động tác 
đúng sai để HS hiểu kĩ hơn về động tác trước khi tập 
- Cho HS tập mơ phỏng kĩ thuật động tác khi chưa ném bĩng đi , sau đĩ ném bĩng vào đích .
b. Nhảy dây
-Ơn nhảy dây kiểu chân trước chân sau 
 Cho các tổ luyện tập dưới hình thức thi đua : Danh hiệu “ Vơ địch tổ ” . Khi cĩ lệnh các em cùng bắt đầu nhảy , ai để dây vướng chân thì dừng lại , người để vướng dây cuối cùng là người vơ địch tổ tập luyện 
4 .Phần kết thúc 
- GV cùng HS hệ thống bài học 
- HS đi đều và hát 
- Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh: dang tay: hít vào , buơng tay: thở ra, gập thân 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ơn nội dung của mơn học tự chọn : đá cầu, ném bĩng ”
- GV hơ “giải tán” 
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
Gv
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 5GV
MÔN: KĨ THUẬT
BÀI: LẮP XE NƠI ( 2 TIẾT )
(tiết 29)
I.Mục tiêu:
 + HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nơi .
 + Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nơi đúng kĩ thuật , đúng qui trình .
 + Rèn luyện tính cẩn thận ,an tồn lao động khi thực hiện thao tác lắp ,tháo các chi tiết của xe nơi .
II.Đồ dùng dạy-học:
 + Mẫu xe nơi đã lắp sẵn .
 +Bộ lắp ghép mơ hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
25’
5’
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b.Thực hành lắp xe nơi.
- GV đưa mẫu xe nơi đã lắp sẵn hỏi lại: Để lắp được xe nơi cần bao nhiêu bộ phận ?
* Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK
- GV cho HS lật SGK chọn ra đúng , đủ từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận :
- GV yêu cầu HS Lắp tay kéo (H2-SGK):
- GV yêu cầu Lắp giá đỡ trục bánh xe(H3-SGK)
- GV yêu cầu HS Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe(H4- SGK)
- GV yêu cầu HS Lắp thành xe và mui xe(H5-SGK)
- GV yêu cầu HS Lắp trục bánh xe(H6-SGK)
(Trong quá trình lắp)
- GV lưu ý HS :
+ Vị trí trong ngồi của các thanh
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn 
+ Vị trí tấm nhỏ vớI tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe )
* Lắp ráp xe nơi (H1 SGK)
-GV yêu cầu HS lắp ráp đúng quy trình như SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép .
-GV nhắc HS lắp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe.
c. Đánh giá kết quả học tập.
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+Lắp xe nơi đúng mẫu và đúng quy trình 
+Xe nơi lắp chắc chắn 
+Xe nơi chuyển động được
-GV yêu cầu các nhĩm trưng bày sản phẩm của mình
-GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
-GV nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp.
4.Củng cố-dặn dị : (2’)
-GV nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập ;thái độ học tập ;Kĩ năng lắp ghép ;Kết quả học tập .
-Dặn dị giờ học sau nhớ mang đầy đủ đồ dùng học tập .
- HS hát.
- HS xem lại dụng cụ học tập.
-HS lắng nghe
-Cần 5 bộ phận :Tay kéo , thanh đỡ giá bánh xe,giá đỡ bánh xe,thành xe vớI mui xe, trục bánh xe .
-HS chọn để ra ngồi nắp hộp
- HS lắp tay kéo theo nhĩm
- HS lắp giá đỡ trục bánh xe theo nhĩm
- HS lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe
-HS lắp lắp thành xe và mui xe
- HS lắp trục bánh xe
-HS lắp xe
-HS tự kiểm tra
-HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của nhau.
-HS trưng bày sản phẩm
-Lớp vỗ tay
-HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp
-HS xem bài sau.
F Sinh hoạt cuối tuần
 Người soạn
 HỒ QUỐC TRẠNG
 DUYỆT DUYỆT 
. .
. .
. .
. .
. .
 Nguyễn Văn Chinh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_ban_3_cot_chuan_kien_thuc.doc