Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng

Tiết 2: TẬP ĐỌC

Đường đi Sa Pa.

I. MỤC TIÊU:

--Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

-Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh họa SGK

-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Thành - Trường Tiểu học Thanh Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29
 Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
..
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Đường đi Sa Pa.
I. MỤC TIÊU: 
--Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
-Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh họa SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
10’
12’
10’
3’
1.Bài cũ: Đọc bài con sẻ và nêu nôi dung của bài
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
Cho hs quan sát tranh giới thiệu nội dung bài học. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc 
 -Gọi 1HS đọc cả bài.
-Đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 1.
.GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
-Đọc nối tiếp nhau lần 2., kết hợp nêu chú giải sgk.
gọi 1 nhóm đọc nối tiếp trước lớp.
Luyện đọc theo nhóm đôi
-GV đọc hướng dẫn cách đọc:
c.Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ? 
Đọc thầm đoạn 1 và trả lời
HS đọc thầm đoạn 2, nói điều các em hình dung được khi tả phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa
 HS đọc đoạn còn lại, miêu tả điều hình dung được Cảnh đẹp Sa Pa. 
+Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. ( Mỗi hs có thể nêu một chi tiết riêng )
+Vì sao tác giả gọi Sa pa là “ món quà kì diệu của thiên nhiên “?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
Nêu nội dung của bài
GV nhận xét ghi bảng 
c. Đọc diễn cảm:
-yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
“Xe chúng tôi.....hoa chuối rực lên ngọn lửa”. 
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài; Qua bài này các em thấy được vẻ đẹp của Sa pa càng yêu thiên nhiên 
-Dặn HS về nhà học bài và tiếp tục học thuộc lòng 2 đoạn cuối bài đường đi Sa Pa hết, chuẩn bị cho tiết sau. 
3 em đọc
-Quan sát và lắng nghe. 
-1 HS đọc thành tiếng.
3 em nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
3 em nôi nhau đọc.
Cả lớp theo dõi.
Đọc cho nhau nghe trong nhóm đôi.
Theo dõi mẫu
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa nhưng thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu... 
+ Cảnh phố huyện rất vui mắt rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt. 
+ Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nông nàn với những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm.. 
+ Những đám mây trắng sà xuống cửa kinh ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo khiến du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi giữa nhưng thác trắng xóa tựa mây trời.
+Nắng phố huyện vàng hoe. 
Sự thay đổi màu ở Sa pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nông nàn.
* Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. 
* Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên giành cho đất nước ta. 
+ Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. 
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc 
-2-3 HS đọc thành tiếng.
-HS luyện đọc theo cặp.
- 3 - 5 HS thi đọc diễn cảm. 
HS cả lớp. 
Tiết 3 TOÁN
Luyện tập chung.
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. 
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
II. CHUẨN BỊ.
 Bảng phụ ghi các bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
6’
8’
6’
6’
6’
3’
1. Kiểm tra.
Gọi 2 HS lên bảng làm.
*Tổng hai số là 72.Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
* Tổng hai số là 65.Tỉ số của hai số là. Tìm hai số đó.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu:Luyện tập chung
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:Viết tỉ số của a và b.
-Yêu cầu HS làm bảng con.
Bài 2:( KG)Viết số thích hợp vào ô trống
-Yêu cầu HS làm vở
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 3:-GV gọi 1 HS đọc đề toán.
+Tổng của hai số là bao nhiêu?
+Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
-Yêu cầu HS tự giải vào vở.
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 4:-Gọi 1 HS đọc đề.
+Bài thuộc dạng toán gì?
+Vì sao đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó?
-Yêu cầu HS làm vở.
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 5:-Gọi 1 HS đọc đề.
+Bài thuộc dạng toán gì?
+Vì sao đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó?
-Yêu cầu HS làm vở.
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó.
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó.
-Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm nháp.
- HS làm bảng con.
a)Tỉ số của a và b là 3:4 hay.
b) Tỉ số của a và b là 5:7 hay.
c) Tỉ số của a và b là 12:3 =4.
d) Tỉ số của a và b là 6:8 hay .
- 1HS lên bảng điền vào bảng
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
+1080.
+ Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên tỉ số của số thứ nhất so với số thứ hai là 
-HS tự giải vào vở
 Giải
Nếu coi số thứ nhất là 7 phần thì số thứ 2 là 1 phần như thế.
 Tổng số phần bằng nhau là: 7+1=8(phần)
 Số thứ nhất là:1080:8= 135
 Số thứ hai là:1080-135=945
 Đáp số:135; 945.
-1HS đọc đề
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó.
+Vì bài toán cho biết tỉ số của chiều dài và chiều rộng là.Cho biết nửa chu vi hình chữ nhật là 125 đó chính là tổng của chiều dài và chiều rộng.
 Giải
Ta coi chiều dài là 3 phần thì chiều rộng là 1 phần.
Tổng số phần bằng nhau là: 3+2=5(phần)
Chiều rộng HCN là: 125:5x2=50(m)
Chiều dài HCN là : 125-50=75(m)
 Đáp số: 75m; 50m
- 1 HS đọc đề.
+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó.
+Vì tổng hai số là nửa chu vi và hiệu hai số là 8m.
 Giải
 Nửa chu vi hình chữ nhật là: 64:2=32(m)
Chiều rộng HCN là: (32-8):2=12(m)
Chiều dài HCN là: 32-12=20(m)
 Đáp số: 12m; 20m
-HS trả lời.
............................................................................
Tiết 4 ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng luật giao thông (T2).
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông ( những qui định có Liên quan tới học sinh ) 
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghi chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II.CHUẨN BỊ.
 -Một số biển báo giao thông.
 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
10’
10’
8’
5’
1.Bài cũ:
Gv nhận xét 
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 -GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 - GV điều khiển cuộc chơi.
 - GV cùng HS đánh giá kết quả.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)
 - GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 Em sẽ làm gì khi:
a/ Bạn em nói: “Luật giao thông chỉ cần ở thành phố, thị xã”.
b/. Bạn ngồi cạnh em trong ôtô thò đầu ra ngoài xe.
c/. Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hỏa.
d/. Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường.
đ/. Các bạn em xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông.
e/. Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ giữa lòng đường.
 - GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
 -GV kết luận:
Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
 - GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
 - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung: 
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
4.Củng cố - Dặn dò:
 - Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 -Tổ chức diễn đàn: “Học sinh với Luật giao thông” (nếu có điều kiện).
 -về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
2 em nhắc lại ghi nhớ của bài.
-HS tham gia trò chơi.
Quan sát và nói ý nghĩa của biển báo.
Các nhóm thực hiện trò chơi.
-HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng cách đóng vai) 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
a/. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b/. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c/. Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.
d/. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ/. Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.
e/. Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường, vì rất nguy hiểm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả điều tra.
-Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
.....................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 6 tháng 04 năm 2010
Tiết 1 LUYỆN TỪ & CÂU
Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm.
I. MỤC TIÊU: 
-Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
II. CHUẨN BỊ.
-Giấy khổ to để HS các nhóm làm BT4.. 
-Phiếu học tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
TL
Hoạ ...  nối tiếp các BT HS đọc thầm BT1 
3 HS thực hiện theo yêu cầu 
HS nối tiếp nhau phát biểu.
Nhận xét bổ sung phiếu trên bảng. 
.
Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp. 
-Hai ba HS đọc ghi nhớ SGK 
HS nhẩm thuộc ghi nhớ
+1 HS đọc yêu cầu, HS hoạt động cá nhân. 
+HS viết bài làm của mình 
+ HS đọc kết quả - nhận xét 
+Cách b và c. 
1 HS đọc yêu cầu 
Lời giải: cách b, c, d là những cách nói lịch sự
– 4 HS đọc tiếp nối theo yêu cầu của GV, trả lời 
Vài HS nêu kết quả bài làm HS khác nhận xét 
HS lắng nghe 
Lớp thảo luận phát biểu ý kiến nhận xét chốt ý đúng 
Vài HS nêu kết quả bài làm. 
 HS khác nhận xét 
a/ Bố ơi, bố cho con tiền để mua sách vở ạ !
b/ Xin bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ ! 
............................................................................
Tiết 4 GDNGLL
Tổ chức cho HS chơi trò chơi dân gian
 Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT
Trò chơi gồm từ 12 đến 15 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. 
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
 ..............................................................................................................................
 Thứ sáu ngày 9 tháng 04 năm 2010
Tiết 1 TẬP LÀM VĂN
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
I. MỤC TIÊU: HS nắm được: 
-Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
-Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn s tả một con vật nuôi trong nhà (mục III)
II. CHUẨN BỊ.
-HS chuẩn bị một số tranh ảnh minh họa SGK, tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà
 ( chó, mèo, vịt, chim, ) 
-Phiếu khổ rộng để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả vật nuôi. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
15’
2’
15’
4’
.1. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 -3 HS đọc tóm tắt bản tin các em đã đọc được trên báo nhi đồng hoặc Thiếu niên Tiền phong ( BT3, tiết TLV luyện tập tóm tắt tin tức )
GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học 
 b.Phần nhận xét: 
 Bài tập 1: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu lớp theo dõi SGK 
HS đọc thầm bài Con Mèo Hung suy nghĩ làm việc cá nhân, xác định các đoạn và nội dung chính từng đoạn; nêu nhận xét về cấu tạo của bài. 
Gọi HS phát biểu ý kiến 
GV dán lên bảng kết quả lời giải chốt lại ý đúng 
Đoạn 1: Mở bài: 
Đoạn 2: Thân bài 
Đoạn 3: thân bài 
Đoạn 4: Kết bài 
c/ Ghi nhớ: 
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK 
GV yêu cầu HS HTL nội dung cần ghi nhớ đó 
d/ Luyện tập: 
Bài1: 
 Gọi HS đọc nội dung BT1 GV dán tranh, ảnh vật nuôi trong nhà phát phiếu cho 2 nhóm và bút dạ ( hs ghi bài vào phiếu )
Chọn một vài dàn ý tốt dán lên bảng. 
Yêu cầu HS quan sát và chọn một con vật nuôi, gây cho em nhiều ấn tượng để lập dàn ý cho bài văn miêu tả. 
HS trình bày GVhướng dẫn giúp đỡ chốt ý đúng. 
Nhận xét ghi điểm bài làm tốt của HS 
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
Nhận xét chung về bài làm của HS 
-Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý bài văn của mình và chuẩn bị bài sau.
2 -3 HS lên bảng làm bài 
HS lắng nghe 
-1HS đọc thành tiếng 
+ 2 HS trình bày 
HS đọc thầm bài bài 
Nêu ý kiến – lớp bổ sung 
+ Giới thiệu con Mèo sẽ được tả trong bài 
+Tả hình dáng con mèo 
+ Tả hoạt động thói quen của con mèo 
+Nêu cảm nghĩ về con mèo. 
1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm ghi nhớ SGK 
1 HS đọc thành tiếng – lớp đọc thầâm
HS trao đổi nhóm viết vào vở 
Đại diện 2 nhóm viết vào phiếu 
Một số HS trình bày bài làm của mình lên bảng 
Lớp bổ sung – nhận xét rút kinh nghiệm 
Mở bài: Giới thiệu về con Mèo ( hòan cảnh – thời gian )
Thân bài: Ngoại hình: 
a/ Bộ lông e/ Cái đuôi 
b/ Cái đầu g/ Đôi mắt 
c/ Hai tai h/ Bộ ria 
d/ Bốn chân. 
Hoạt động chính của con mèo: 
Động tác rình 
Động tác vồ 
Hoạt động đùa giỡn của con mèo 
Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo. 
HS cả lớp 
............................................................................
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập chung.
I. MỤC TIÊU: 
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó. 
II. CHUẨN BỊ.
Bảng phụ ghi các bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
8’
8’
8’
8’
3’
1. Kiểm tra.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
*Hiệu hai số là 78.Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó.
* Tổng hai số là 96.Tỉ số của hai số là Tìm hai số đó.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Luyện tập chung
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
-Yêu cầu HS làm vở.
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: -GV gọi 1 HS đọc đề toán.
+Hiệu của hai số là bao nhiêu?
+Tỉ số cuả hai số là bao nhiêu?
-Yêu cầu HS tự giải vào vở
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 3:-Gọi 1 HS đọc đề toán.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn tính số ki-lô-gam gạo mỗi loại chúng ta làm như thế nào?
+Làm thế nào để tính được số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi?
+Vậy đầu tiên chúng ta cần tính gì?
-Yêu cầu HS giải vào vở.
-Chấm và nhận xét bài làm của HS.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề toán.
+Bài toán thuộc dạng toán gì?
+Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổngvà tỉ số hai số đó?
-Yêu cầu HS làm vở.
Chấm và nhận xét bài làm của HS.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số hai số đó.
-Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm nháp.
-1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm vở.
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
+738.
+ Vì giảm 10 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất kém 10 lần số thứ hai.
-HS tự giải vào vở.
Giải
Coi số thứ nhất 1 phần thì số thứ hai 10phần
 Hiệu số phần bằng nhau là: 10-1=9(phần)
Số thứ hai là: 738:9=82
Số thứ nhất là: 82+738=820
 Đáp số:82;820.
-1 HS đọc đề toán.
+Có: 10 túi gạo nếp và 12 túi gạo tẻ
 Nặng:220kg.
 Số ki-lô-gam gạo mỗi túi như nhau.
+Có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại.
+ Ta lấy số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi nhân với số túi từng loại.
+Vì số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi bằng nhau nên ta lấy tổng số gạo chia cho tổng số túi.
+Tính tổng số túi gạo.
-1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm vở.
Giải:
Tổng số túi gạo là:10+12=22(túi)
Mỗi túi gạo nặng là:220:22=10(kg)
Số gạo nếp nặng là:10x10=100(kg)
Số gạo tẻ nặng là:12x10=120(kg)
 Đáp số:100kg;120kg.
-1 HS đọc đề toán.
+Thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổngvà tỉ số hai số đó.
-HS nêu lại. 
-1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm vở.
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:5+3=8(phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là: 840: 8 x 3= 315(m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là:
840 – 315 = 525(m)
Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m
 Đoạn đường sau: 525m
-HS trả lời.
............................................................................
Tiết 1 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:: Củng cố lại các kiến thức đã học trong tuần qua.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. 
Bài 1.Chọn từ thích hợp sau để điền vào chỗ chấm: ( thám hiểm, thám báo, thám không)
a). . . . . . ..............................................vùng Bắc Cực.
b) Vây bắt tên....................................của địch.
c) Trên trời lơ lửng một quả bóng... . . . ..................................
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: du lịch, du ngoạn, du học.
Hè này, cả nhà em đi du lịch ở Huế.
Chúng tôi dùng thuyền du ngọan trên sông.
Anh trai tôi đang đi du học ở Nhật Bản.
Bài 3:Khi muốn nhắc bạn không nói chuyện trong giờ học, em có thể chon những câu nào? Khoanh vào trước ý em lựa chọn.
a. Im đi không được nói chuyện.
b.Có im mồm đi không? Không biết đang giờ học à?
c.Các bạn không nên nói chuyện trong giờ học.
d. Lan và Hà có thể nói nhỏ hơn được không?
e. Đang giờ học đấy các bạn ạ!
Bài 4. Hãy tả lại cây ăn quả vào mùa quả chín.
Hướng dẫn hs lập dàn bài sau đó dựa vào dàn bài để viết thành bài văn..
Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung. 
............................................................................
Tiết 1BDHSNK: 
 MÔN TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU: 
Củng cố và nâng cao các kiến thức đã học cho hs. 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 
Hướng dẫn hs làm các bài tập sau.
Bài 1.Phân các từ ghép sau đây thành hai loại theo nghĩa của tiếng du. Nhóm 1 “ du có nghĩa là đi chơi”; Nhóm 2 “ du có nghĩa là không cố định.
Du canh, du cư, du khách, du kí, du lịch, du học, du kích, du ngoạn, du xuân, du mục.
N1: du khách, du ngoạn, du xuân, du mục, du lịch.
N2:Các từ còn lại.
Bài 2. Đặt câu để bày tỏ yêu cầu đề nghị với mỗi tình huống sau (chú ý cách nói phù hợp lịch sự).
a. Nhờ em bé lấy cốc nước.
Em ơi, lấy giúp chị cốc nước có đựơc không?
Làm ơn lấy giúp chị cốc nước em nhé.
b. Mượn bạn cái thước kẻ.
Bạn có thể cho mình mượn cái bút được không?
c. Mượn thầy cô giáo một cuốn sách.
Thưa cô, cho em mượn quyển sách ạ.
d. Hỏi đường một người lớn tuổi.
Bác ơi, nhờ bác chỉ dùm cháu đường đến nhà bạn Lan ạ.
Bài 3.Trong bài Tuổi ngựa, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:
 Tuổi con là tuổi Ngựa.
 Nhưng mẹ ơi đừng buồn
 Dẫu cách núi cách rừng
 Dẫu cách sông cách biển
 Con tìm về với mẹ
 Ngựa con vẫn nhớ đường.
Hãy cho biết: Người con muốn nói gì với mẹ? Điều đó cho ta thấy tình cảm gì của người con đối với mẹ.
Bài 4. Hãy tả lại cây dừa dựa vào bài cây dừa đã học ở lớp 2.
..........................................................................
T4 SINH HOẠT LỚP.
1, Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần qua.
Thực hiện tốt chương trình tuần 29. Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt trong tuần, vệ sinh trực nhật sạch sẽ đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài đấy đủ.
2, Phổ biến kế hoạch tuần tới.
Dạy học chương trình tuần 30, duy trì tốt các nề nếp, tăng cường BDHSG, phụ đạo Hs yếu kém.
..................................................................o0o..............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT29 lop 4 CKTKN.doc