Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Huỳnh Văn Phín

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Huỳnh Văn Phín

Tiết 2 TẬP ĐỌC Tiết bài: 57

ĐƯỜNG ĐI SA PA

SGK/ 85 - Thời gian dự kiến: 40 phút.

A. Mục tiêu:

- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “đường đi Sa Pa”.

- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- Giáo dục học sinh chăm chỉ, chịu khó trong học tập.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.

+ Hs:

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Huỳnh Văn Phín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 01 tháng 4 năm 2008
Tiết 1 	 CHÀO CỜ TUẦN 29 Tiết: 29
Tiết 2	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 57
ĐƯỜNG ĐI SA PA
SGK/ 85 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “đường đi Sa Pa”.
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, chịu khó trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Kiểm tra định kỳ GKII)
* Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Đường đi Sa Pa).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầuliễu rủ.
+ Đoạn 2: Tiếp theotím nhạt.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: Sa Pa, liễu rủ, chênh vênh, bồng bềnh
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: (Chúng tôilướt thướt liễu rủ. Nắng phố huyệnsương muối tím nhạt. Thoắt cáinồng nàn)
+Câu 2: (Những đám mâymây trời. Những hoangọn lửa. Những con ngựanồng nàn)
+ Câu 3: (Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp, vì sự đổi mùa trong một ngày) 
+ Câu 4: (Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh Sa Pa, ca ngợi Sa Pa quả là món quà kỳ diệu dành cho đất nước)
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Xe chúng tôi leo chênh vênhliễu rủ”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
Dũng,
Lụa
3 em 
Hs khá, giỏi.
Gv 
gợi ý, HD
HS 
3 em
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 3	 TOÁN 	 Tiết bài: 141
LUYỆN TẬP CHUNG
 SGK/ 149- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Học sinh củng cố về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
 - Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện giải toán.
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập)
* Học sinh làm bài tập: 
+ Số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần)
+ Đoạn dây thứ hai dài: 28 : 4 = 7 (m)
+ Đoạn dây thứ nhất dài: 28 – 7 = 21 (m)
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập chung)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Tính:
* Cả lớp làm bài tập, 5 em nêu kết quả: 
a
3
2m
4 kg
3l
1m2
b
8
5m
9 kg
7l
3m2
Tỷ số a&b
3/8
2m/5m
4kg/9kg
3l/7l
1m2 /3m2
Tỷ số b&a
8/3
5m/2m
9kg/4kg
7l/3l
3m2/1m2
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Giải toán:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán và giải bài toán:
+ Số phần bằng nhau: 4 + 5 = 9 (phần)
+ Túi thứ nhất cân nặng: 54 : 9 x 4 = 24 (kg)
+ Túi thứ hai cân nặng: 54 – 24 = 30 (kg) Đáp số: 24 kg và 30 kg.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Kim,
Hậu
GV
HD
5 em
Cả 
lớp
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại lý thuyết.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk – 149 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
.
 GIÁO ÁN TỐT
Tiết 4: 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 29
 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 2)
 Sgk / 42-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh biết về một số biển báo giao thông và thực hiện đúng luật giao thông ở địa phương.
- Học sinh biết cách giải quyết một số tình huống.
- Giáo dục học sinh chấp hành tốt luật giao thông.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: 
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tôn trọng luật giao thông -Tiết 1).
* Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học.
* Học sinh nêu một số việc làm thể hiện đúng luật giao thông.
* Giáo viên nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tôn trọng luật giao thông -Tiết 2) 
1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về biển báo giao thông.
b. Cách tiến hành:
* Học sinh thảo luận nhóm 4.
* Giáo viên đưa biển báo giao thông nào lên thì các nhóm nêu ý nghĩa.
* Các nhóm giành quyền trả lời bằng cách giơ tay.
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs hiểu và xử lý tình huống.
b. Cách tiến hành: 
* Học sinh thảo luận nhóm 4 (BT 3).
* Các nhóm giải quyết tình huống và đóng vai trong nhóm
* Các nhóm trình bày ý kiến.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh:
+ Không tán thành ý kiến và giải thích luật giao thông
+ Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài
+ Can ngăn bạn không ném đá gây nguy hiểm
+ Đề nghị bạn dừng lại, nhận lỗi
+ Khuyên các bạn ra về, không nên làm cản trở giao thông.
+ Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Trình bày điều tra.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận bài tập 4.
*Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung.
Khá,
Lụa
Nhóm
4
Nhóm
4
Nhóm 4
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 29
 THÀNH PHỐ HUẾ
 Sgk/ 145 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết thành phố Huế là cố đô của nước ta, là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993, phát triển về du lịch.
- Học sinh hiểu bài, trình bày được một số nét tiêu biểu.
- Giáo dục học sinh có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Bản đồ địa lý-tự nhiên Việt Nam.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung)
* Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Nêu quy trình sản xuất mía đường.
+ Học sinh nêu bài học
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Thành phố Huế)
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thấy được thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ.
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc cá nhân, TLCH / 145.
* Trước khi trả lời các câu hỏi, Gv cho Hs tìm trên bản đồ ký hiệu và tên thành phố Huế.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý: Sông Hương chảy qua thành phố Huế, các công trình kiến trúc cổ là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu Huế la thành phố du lịch.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi ớ Sgk, mục 2.
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Các điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên mụ ngay bên sông có các bậc thang đến khu có tháp cao, vườn khá rộng, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương
Tâm,
Thạnh
Cá 
nhân
Nhóm
4
Gv 
. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 03 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 57
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN-NHẢY DÂY
 Sgv/ 137-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện cơ bản những nội dung ôn tập, học nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Học sinh thực hiện đúng động tác, đúng kỹ thuật, tham gia trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: Còi, cờ, dây nhảy, dụng cụ luyện tập.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Ôn bài thể dục (1 lần)
* Chạy nhẹ nhàng trên sân. 
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1. Hoạt động1: Phần thể thao tự chọn.
a. Mục tiêu: Ôn đá cầu.
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu tên động tác, yêu cầu Hs ôn tập lại.
* Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
* Học chuyển cầu bằng má trong hoặc mu bàn chân.
* Cả lớp cùng luyện tập.
* Tổ chức thi đua giữa các tổ.
* Gv nhận xét và sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Nhảy dây.
a. Mục tiêu: Học sinh ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên động tác cần ôn tập.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
* Cả lớp ôn lại.
* Giáo viên gọi vài học sinh lên kiểm tra.
* Giáo viên điều khiển học sinh tập và theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
* Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
tập.
III. Phần kết thúc:
* Động tác hồi tỉnh.
* Đi theo vòng tròn vỗ tay, hát.
* Học sinh chạy thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2: 	 CHÍNH TẢ(Nghe - viết)	 Tiết bài: 29
AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4?
SGK/ 103 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Học sinh nghe và viết đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4?”, viết các tên riêng trong bài.
- Học sinh luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập, trình bày sạch sẽ,đẹp. 
- Rèn luyện Hs ngồi đú ...  theo dõi, sửa sai cho Hs.
c.Kết luận: Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
Tổ
2
Cả
lớp
GV
HD
Cả
lớp
D. Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................
.
 Thứ sáu ngày 06 tháng 4 năm 2007.
Tiết 1: 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 58
 CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
SGK / 112 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
- Giúp Hs nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật: 3 phần.
- Hs biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập tóm tắt tin tức).
* Gọi Hs đọc lại bài tập 3.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật). 
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Mục tiêu: Giúp Hs nhận biết cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
b. Cách tiến hành:
* Hs đọc yêu cầu bài tập và đoạn văn tả con mèo.
* Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phân đoạn bài văn:
+ Bài văn gồm 3 phần, 4 đoạn:
- Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu con mèo định tả.
- Thân bài (đoạn 2): Tả hình dáng con mèo.
 (đoạn 3): Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
- Kết bài (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: phần ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Thực hành.
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành viết đoạn văn.
b. Cách tiến hành:
* Gv đưa treo tranh ảnh một số con vật nuôi ở nhà
* Gv hướng dẫn Hs lập dàn bài cho bài văn của mình.
* Học sinh nêu dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu con vật định tả (Hoàn cảnh, thời gian)
+ Thân bài: - Tả ngoại hình con mèo (Đầu, tai, mắt, bộ lông)
 - Tả hoạt động của con mèo
+ Kết bài: Cảm nghĩ của người tả.
c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai
Thu,
Linh
GV
HD
Cả 
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2	 TOÁN	 	 Tiết bài: 145
LUYỆN TẬP CHUNG
 Sgk/ 152 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố về giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hao số đó.
 	- Hs rèn luyện kỹ năng giải bài toán có lời văn.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập:
+ Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần)
+ Số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 (kg)
+ Số gạo tẻ là: 540 + 180 = 720 (kg) 
* Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập chung).
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại cách tìm hao số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Giải toán
* Cả lớp làm bài tập. Gọi Hs lên bảng giải:
+ Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 6 = 10 (phần)
+ Số lớn là: 150 : 10 x 6 = 90
+ Số bé là: 150 – 90 = 60 Đáp số: số lớn: 90
 Số bé: 60
Lượng,
Hậu
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Giải toán.
* Cả lớp làm bài tập: 
+ Độ dài đường chéo thứ hai là: (360 : 24) x 2 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm
Bài 3: Giải toán
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập:
+ Hiệu số phần bằng nhau là: 6 – 2 = 4 (phần)
+ Số bé là: 20 : 4 x 2 = 10
+ Số lớn là: 20 + 10 = 30 Đáp số: Số bé: 10
 Số lớn: 30
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai.
GVHD
Cả
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Học sinh nhắc lại quy tắc về tính diện tích hình thoi.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: ......................................................
..
..
Tiết 3: 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 29
 QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (NĂM 1789) 
 Sgk/ 60 - Thời gian dự kiến: 40 phút	
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh quân Thanh.
- Học sinh thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long).
* Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa đó.
+ Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Quang Trung đại phá quân Thanh-Năm 1789)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh biết được nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. 
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, TLCH vào phiếu học tập:
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân 1789
+ Đêm mồng 3 tết năm Kỷ Dậu
+ Mờ sáng nagỳ mồng 5
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý và hướng dẫn Hs dựa vào các ý thuật lại.
2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự quyết tâm của Quang Trung trong cuộc chiến với quân Thanh.
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi, Hs làm việc theo nhóm, TLCH:
+ Cuộc hành quân của quân ta từ Nam ra Bắc trong dịp tết như thế nào?
+ Cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đanhư thế nào?
+ Để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh, hằng năm nhân dân ta thường làm gì?
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý: Ngày nay cứ đến mồng 5 tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội), nhân dân ta tổ chức ngày giỗ để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
My,
Dũng
Nhóm
4
GV 
HD
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 29
ÔN TẬP BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN - TẬP ĐỌC NHẠC (TĐN SỐ 8) 
 Sgk / 41 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại và thuộc bài hát: “Thiếu nhi thế giới liên hoan” và tập đọc nhạc TĐN số 8. 
- Học sinh tập trình bày bài hát theo nhiều cách: hòa giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc, đoàn kết các dân tộc anh em.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Học hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan)
* Giáo viên gọi học sinh lên hát bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan-Tập đọc nhạc TĐN số 8).
1. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
b. Cách tiến hành: 
* Cả lớp ôn tập lại bài hát.
* Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
* Trình bày cả bài theo cách hát hòa giọng.
* Tập hát lĩnh xướng (xướng đoạn 1, đoạn 2 cả lớp hát). 
* Trình bày bài hát, vận động phụ họa.
* Từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Tập đọc nhạcTĐN số 8. 
a. Mục tiêu: Học sinh tập đọc nhạc TĐN số 8.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên giới thiệu bài hát “ Bầu trời xanh”
* Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập hình tiết tấu của bài.
* Hs tập đọc tên nốt nhạc trên khuông, ghép với lời ca.
* Nhóm đọc nhạc, nhóm hát lời.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa sai.
c. K ết luận: Cả lớp tập đọc nhạc, hát lời ca.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Cả lớp hát lại bài hát.
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
Mười,
Phương.
GV 
HDHS
GVHD
Cả lớp.
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 29 Tiết: 29
A. Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua .
 	- Đồng thời đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Nhắc nhở, giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong quá trình hoạt động tuần vừa qua, nhìn chung tất cả Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp, tưới nước và bảo vệ cây xanh. 
2. Khuyết điểm:
Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh còn làm việc riêng trong giờ học. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. Ở lớp, chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng. Tham gia công tác lao động chưa tốt.
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Giáo dục cho Hs hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. 
2. Học tập: 
 Trong tuần tới, giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động trên lớp ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ và chăm sóc cây xanh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_huynh_van_phin.doc