Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Lê Thị Lan Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Lê Thị Lan Hương

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẽ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

 - Học thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài. Gd H yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh họa sgk.

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 2 H đọc bài “Con sẻ” - Trả lời câu hỏi của bài.

 ? Nêu nội dung bài ?

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:

*Luyện đọc:

 - 1 H đọc bài.

 - H chia đoạn (4 đoạn) - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:

 + Hướng dẫn đọc từ khó : chênh vênh, bồng bềnh, Hmông, khoảnh khắc.

 + Hướng dẫn giải nghĩa từ mới (sgk)

 - H luyên đọc đoạn theo nhóm đôi.

 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài.

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ Hai
Ngày soạn: 26 / 3 / 2010
Ngày dạy : 29 / 3 / 2010
Tập đọc:
Đường đi Sa Pa
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẽ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
 - Học thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài. Gd H yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh họa sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc bài “Con sẻ” - Trả lời câu hỏi của bài.
 ? Nêu nội dung bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc bài.
 - H chia đoạn (4 đoạn) - H đọc đoạn nối tiếp, kết hợp:
 + Hướng dẫn đọc từ khó : chênh vênh, bồng bềnh, Hmông, khoảnh khắc.
 + Hướng dẫn giải nghĩa từ mới (sgk)
 - H luyên đọc đoạn theo nhóm đôi.
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc bài.
*Tìm hiểu bài:
 H đọc thầm toàn bài:
 ? Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
 ? Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy ? 
(Những đám mây nhỏ ... mây trời / .... bông hoa chuối... lửa / ... con ngựa ... liễu rủ/ Nắng phố huyện vàng hoe / Sương núi tím nhạt .../ Sự thay đổi mùa ở Sa Pa. Thoắt cái ... )
 ? Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” ? (phong cảnh rất đẹp, vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có)
 ? Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp ở Sa Pa như thế nào ? (tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa. Ca ngợi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta)
 ? Nêu nội dung của bài ? (Ca ngợi vẽ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.)
*Luyện đọc diễn cảm:
 - 3 H đọc nối tiếp 4 đoạn - Gv hướng dẫn H tìm giọng đọc đúng.
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài. 
 + Gv đọc mẫu - Hướng dẫn đọc - H luyện đọc theo nhóm 2 - thi đọc.
 - H nhẩm học thuộc lòng đoạn 3, 4 của bài - Thi đọc thuộc lòng.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung của bài ?
 ? Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp của đất nước ?
 ? Quê em có những cảnh đẹp nào ? 
T.Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ những cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Toán:
Luyện tập chung 
I.Mục tiêu:
 - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. 
 - Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H : Chữa bài số 3, 4 (VBT).
 - Lớp làm vở nháp. 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1a,b(149) : H nêu yêu cầu:
 ? Nêu cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó” ?
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất : 
 a. b. c. 4 d. = 
Bài 2: H đọc đề bài: (H khá, giỏi)
 - Thi đua làm đúng, nhanh.
 - Lớp làm vở - Gv chấm bài 1 dãy. 
 - 2 H chữa bài lên bảng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả: 
Số bé: 12 15 18
Số lớn: 60 105 27 
Bài 3: H nêu yêu cầu.
 - H làm vở - 2 H làm phiếu (vẽ sơ đồ + giải)
 - Gv chấm bài 1 dãy - Nhận xét - chốt:
 - Lớp nhận xét, thống nhất: 
Vì ... Số bé : 1080 : (7 + 1 ) = 135
 Số lớn: 1080 - 135 = 945
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm bài giải vào vở + vẽ sơ đồ. 
 - 1 H chữa bài: Đáp số: 75 m , 50 m
Bài 5: (H khá, giỏi): Nếu còn thời gian: 
 Kết quả: Chiều dài: 20 m; chiều rộng 12 m
 - Gv chấm 1 số bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm như thế nào ?
 ? Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Chính tả (Nghe-viết):
Ai đã nghĩ ra 
các chữ số 1, 2, 3, 4...?
I.Mục tiêu:
 - Nghe -viết chính xác bài chính tả ; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
 - Làm đúng bài tập 3, kết hợp đọc lại mẫu chuyện sau khi đã hoàn chỉnh.
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu khổ to. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Gv đọc 2 H viết bảng những từ ngữ có thanh ’ / ~
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe-viết:
 - Gv đọc bài viết chính tả - H theo dõi sgk, H đọc thầm .
 - H chú ý những từ khó, cách trình bày, tên riêng nước ngoài, từ khó. 
 ? Nêu nội dung câu chuyện ? (giải thích chữ số ... không phải do người ả Rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người ấn Độ khi sang Bát Đa đã ngẫu nhiên truyền bá 1 bảng thiên văn có các chữ số 1, 2 , 3, 4...)
 - H gấp sgk - Gv đọc - H viết bài.
 - Gv đọc - H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét .
 c.Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2b: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi)
 - H làm vào vở.
 - H đọc thầm -Trao đổi nhóm 2.
 - Gv phát phiếu cho 3 nhóm - Các nhóm làm bài thi đua.
 - Lớp nhận xét - Gv bổ sung, chốt: (bết, chết, dết, hệt, kết, tết, bệnh, chệch, hếch, kếch, tếch) .
Bài 3a: H đọc thầm truyện vui “Trí nhớ tốt” 
 - Gv dán bảng 3 phiếu nội dung bài 3 - 3 H điền lên bảng - Thi đua.
 ? Truyện này có gì vui ? Cười ở đâu ?(Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt, nhớ được cả chuyện xảy ra cách đây 500 năm trước, cứ như chị sống được 500 năm).
 - H làm vở bài - nêu kết quả - Gv chấm 5 bài, nhận xét: 
 nghếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ.
 - 1 H đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
 - Ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Ba
Ngày soạn: 26 / 3 / 2010
Ngày dạy : 30 / 3 / 2010
Toán:
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số 
của hai số đó
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - ? Nêu các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
 - Chữa bài số 3 (VBT)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
Bài toán 1: Gv nêu bài toán - Phân tích bài toán - Vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
 - Hướng dẫn giải theo các bước:
 + Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5 - 3 = 2 (phần)
 + Tính giá trị một phần: 24 : 2 = 12
 + Tìm số bé : 12 x 3 = 36
 + Tìm số lớn : 36 + 24 = 60
T. Có thể gộp bước 2 và 3 (sgk)
Bài toán 2: Thực hiện tương tự bài 1 - 1 H giải bảng lớp - Lớp làm vở nháp.
 - Gv nhận xét, chốt.
 ? Nêu các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” ?
 ? Rút ra điểm khác nhau giữa cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” ?
 c.Thực hành:
Bài 1 : H nêu yêu cầu:
 ? Nêu cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó” ?
 ? Xác định hiệu, tỉ của bài toán ? 
 - H làm vở - Gv chấm bài 1 tổ - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất : 
 (82; 205)
Bài 2: H đọc đề bài: (nếu còn thời gian)
 - Thi đua làm đúng, nhanh.
 - Lớp làm vở - Gv chấm bài 1 dãy. 
 - 2 H làm bài vào phiếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả: 10 tuổi ; 35 tuổi
Bài 3: H đọc đề (Nếu còn thời gian – H khá, giỏi).
 - H làm vở + vẽ sơ đồ - 2 H làm phiếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất: 
9 - 5 = 4 (phần)
100 : 4 x 9 = 225
225 - 100 = 125
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu các bước giải bài toán: “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
 ? Rút ra điểm khác nhau giữa cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Du lịch-Thám hiểm
I.Mục tiêu:
 - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2). 
 - Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chon tên song cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
 - H cẩn thận, chính xác, Gd H có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập: 
Bài 1: H nêu yêu cầu: 
 - H làm nhóm đôi - Nêu kết quả - Lớp nhận xét.
T. Chốt: ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi và ngắm cảnh.
Bài 2: H nêu yêu cầu: 
 - H làm vở nháp - nêu kết quả.
 - Lớp và Gv nhận xét, chữa bài : ý c: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, ...
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vở - nêu.
 - Gv chốt: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là : Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn / Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
Bài 4: H nêu yêu cầu bài:
 - Chia lớp thành 5 nhóm - Gv phát phiếu cho 2 nhóm.
 - Các nhóm thảo luận - ghi nhanh, ngắn gọn kết quả.
 - 2 nhóm thi trả lời nhanh: 1 nhóm nêu câu hỏi - 1 nhóm trả lời - ngược lại. Một nhóm làm trọng tài nhận xét, phân thắng thua.
( Kết quả: sông Hồng; sông Cửu Long; sông Cầu; sông Lam; Sông đáy; sông Tiền; sông Hậu; sông Bạch Đằng)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn thành bài.
 ? Thế nào là du lịch, thám hiểm ?
 ? Khi đi du lịch, thám hiểm chúng ta cần chú ý điều gì ?
T.Luôn qua tâm đến việc bảo vệ môi trường,cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Địa lí:
Thành phố Huế
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
 + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
 + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
 - Chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam.
 - Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản Văn hoá thế giới từ năm 
1993), Gd H có ý thcw bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn những kiến trúc cổ.
II.Đồ dùng dạy- học:
Bản đồ hành chính Việt Nam.
ảnh, một số cảnh đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Vì sao ở đồng bằng duyên hải miền trung có nhiều xưởng đóng và sữa chữa tàu thuyền ?
 ? ở  ... o bản tin vừa tóm tắt ?
 - H làm vào VBT.
 - 2 H làm vào bảng phụ - Trình bày - Lớp nhận xét - Gv bổ sung:
 a. Khách sạn trên cây sồi / Khách sạn treo:
 Tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13 m dành cho những người muốn nghĩ ngơi ở những chỗ khác lạ. Giá một phòng khoảng 6 triệu đồng 1 người, 1 ngày.
 b. Nhà nghỉ cho khách du lịch 4 chân / Khách sạn cho súc vật
 Để đáp ứng nhu cầu cho ngưpì yêu quý súc vật, một phụ nữ người Pháp đã mở một khu cư xá dầu tiên cho các vị khách du lịch bốn chân.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu:
 - Kiểm tra mẫu tin H dã chuẩn bị.
 - Gv có thể phát cho một số H chưa chuẩn bị một số báo Thiếu Niên.
 - 3 , 4 H trình bày bản tin.
 - H tự tóm tắt bản tin - Hoàn thành bài vào vở - Gv chấm bài 1 tổ.
 - H trình bày nối tiếp - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: quan sát những con vật nuôi trong nhà. Tranh sưu tầm các con vật.
 - Tiếp tục hoàn thành bài. 
Luyện từ và câu:
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ 
yêu cầu, đề nghị
I.Mục tiêu:
 - H hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ). 
 - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, 2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu đề nghị không giữ phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
 - Giáo dục H lịch sự, lễ phép với mọi người.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi lời giải của bài tập 2 (Nhận xét).
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H làm bài tập 2, 3 (Du lịch- thám hiểm)- 1 em 1 bài.
 - Lớp nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1, 2, 3, 4: 4 H nối tiếp nêu yêu cầu:
 - H trao đổi nhóm 2 - Trình bày- Lớp và Gv nhận xét, chốt:
 ? Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ? (... phù hợp với quan hệ giữa người nói với người nghe, cách xưng hô phù hợp)
 3.Ghi nhớ: 3 H đọc nội dung ghi nhớ - Lớp theo dõi.
 4.Phần Luyện tập:
Bài 1 : 1 H nêu yêu cầu: 
 - 3 H đọc 3 câu (đúng ngữ điệu)
 ? Lựa chọn cách nói phù hợp lịch sự ? (b và c) - H nêu - lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm bài theo nhóm 2. 
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét, Gv chốt:
(cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn)
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu :
 - 4 H nối tiếp đọc các câu khiến đúng ngữ điệu.
 - H nêu ý kiến - Giải thích.
 - Lớp và gv nhận xét, chốt: 
 + Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi có cách xưng hô đúng và có các từ thể hiện tình cảm thân thiết: ơi, với, nhé...
Bài 4: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - Gv chấm bài - nhận xét - Trình bày nói tiếp.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Khi yêu cầu, đề nghị phải đảm bảo yêu cầu gì ? Vì sao ?
 - Khi yêu cầu, đề nghị người khác làm việc gì cần phải đảm bảo tính lịch sự.
 - Nhận xét giờ học- Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Lịch sử:
Quang Trung đại phá quân Thanh
(năm 1789)
I.Mục tiêu:
 - Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa:
 + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Quang Trung , kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
 + ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra ác liệt, ta chiếm được đồ Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn chạy về nước.
 + Nêu công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
 - Cảm phục tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn. Gd H lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
 - Phiếu học tập của học sinh.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Hụê có quyết định gì ?
 ? Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
1)Nguyên nhân Nguyễn Huệ tiến ra Bắc đánh quân Thanh:
 - H nêu nguyên nhân Nguyễn Huệ tiến ra Bắc đánh quân Thanh.
 - GV chốt: (bảng)
 + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789)...
 + Đêm 3 tết năm Kỉ Dậu (1789)...
 + Mờ sáng ngày 5...
 - H đọc sgk, điền tiếp các sự kiện chính vào chỗ (...) cho phù hợp với mốc thời gian.
2)Diễn biến quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long:
*Hoạt động 2: Làm việc theo lớp:
 - H dựa vào sgk thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh ?
 + ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra ác liệt, ta chiếm được đồ Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn chạy về nước.
 ? Em thấy quyết tâm đánh giặc của vua Quang Trung như thế nào?
 ? Tài nghệ quân sự của vua Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào ?
 - Gv chốt: + Hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp tết...
 + Các đánh trận Đống Đa, Ngọc Hồi,...
 ? Nêu công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung ?( đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.)
T: Ngày nay, cứ đến 5 tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta tổ chức gỗ trận để tưởng nhớ trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Qua bài học em thấy Quang Trung là người như thế nào?
T. Mỗi một chúng ta cần có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc khi cần.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ Sáu
Ngày soạn: 28 / 3 / 2010
Ngày dạy : 1 / 4 / 2010
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ, phiếu to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H: chữa bài tập 3(tiết trước)
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
A.Lí thuyết:
 ? Nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó và tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ?
B.Thực hành:
Bài 1: (152): H nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống:
 - H làm vở nháp theo dãy - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất .
 Số bé : 30 ; 12
 Số lớn: 45 ; 48
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - 2 H giải vào phiếu.
 - H trình bày phiếu - Lớp nhận xét - Gv bổ sung, sữa chữa:
?
 (vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
 Ta có sơ đồ : 
738
 Số thứ hai : 	?	
 Số thứ nhất: 
?
 Số thứ hai là : 738 : (10-1) = 82
 Số thứ nhất 738 + 82 = 820)	
Bài 3: H đọc đề - Nêu yêu cầu của bài: (H khá, giỏi)
 - H làm bảng phụ.
 - Lớp chữa bài, nhận xét.
 - Gv chốt: Gạo nếp: 100 kg ; Gạo tẻ : 120 kg.
Bài 4: H nêu yêu cầu:
 - H làm vở - thi đua giải nhanh.
 - 2 H chữa bài, lớp nhận xét, Gv chấm bài 1 tổ.
 840 : (5 + 3) x 3 = 315 (m)
 840 - 315 = 525 (m)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ , tổng và tỉ của hai số đó ?
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Cấu tạo của bài văn 
miêu tả con vật
I.Mục tiêu:
 - Nhạn biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
 - Biết vân dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật nuôi trong nhà (BT3).
 - H biết chịu khó, cẩn thận, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ sgk.
 - Tranh ảnh về : chó, mèo, gà, vịt, chim,...
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 3 H đọc phần tóm tắt tin tức đọc ở báo Thiếu Niên Tiền phong.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
 - 1 H đọc nội dung bài tập.
 - Lớp đọc thần bài văn mẫu: Con mèo Hung - Phân đoạn bài văn.
 ? Xác định nội dung chính của từng đoạn ?
 ? Nêu nhận xét về cấu tạo của bài ?
 - H nêu - Lớp nhận xét, Gv chốt nội dung:
 Bài văn có 3 phần, 4 đoạn:
 + Mở bài: (Đ1): Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài .
 + Thân bài (Đ2): Tả hình dáng con mèo.
 (Đ3): Tả hành động, thói quen của con mèo.
 + Kết luận: (Đ4) : Nêu cảm nghĩ về con mèo.
 c.Phần Ghi nhớ: 
 - 3 H đọc ghi nhớ - Yêu cầu học thuộc ghi nhớ.
 d.Luyện tập:
 - H đọc yêu cầu của bài.
 - Kiểm tra H chuẩn bị cho bài tập: Treo tranh, ảnh vật nuôi: mèo, chó, gà, vịt ...
 - Gv nhắc: + Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi gây cho em ấn tượng đặc biệt.
 + Nếu trong nhà không có con vật nào thì lập dàn ý cho bài văn tả con vật em biết.
 + Dàn ý cụ thể: Xem bài văn mẫu “Con mèo Hung”.
 - H lập dàn ý - Gv phát phiếu cho 3 em.
 - H trình bày nối tiếp dàn ý của mình - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
 Ví dụ: Dàn ý bài văn tả con mèo:
 + Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian)
 + Thân bài: a. Ngoại hình con mèo:
 - Bộ lông - Hai tai	- Cái đuôi	- Bộ ria
 - Cái đầu	- 4 chân	- Đôi mắt
 b. Hoạt động chính của con mèo:
 * Hoạt động bắt chuột:
 - Động tác rình mồi ; - Động tác vồ mồi.
 * Hoạt động đùa giỡn của con mèo:
 + Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nhắc lại nghi nhớ của bài ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Tiếp tục hoàn thành bài lập dàn ý - quan sát ngoại hình, hoạt động của con mèo hoặc con chó. 
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Phát động thi đua chào mừng
2/4 và 30/4
I.Mục tiêu:
 - Phát động thi đua trong học sinh lập nhiều thành tích cao chào mừng ngày 2/4 và 30/4.
 - Giáo dục H về truyền thống ngày 2/4 ngày giải phóng Gio Linh và ngày thống nhất đất nước 30/4.
II.Hoạt động dạy học:
 Gv phát động thi đua:
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 2/4 ngày giải phóng Gio Linh và ngày thống nhất đất nước 30/4 bằng cách tích cực trong học tập: chuẩn bị bài chu đáo, hăng say xây dựng bài, thi đua dành nhiều điểm tốt...
 - Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
 ? Là một Đội viên thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em cần làm gì để hướng về ngày 2/4 ngày giải phóng Gio Linh và ngày thống nhất đất nước 30/4 ?
III.Củng cố, dặn dò:
 - Có ý thức giữ gìn nền độc lập dân tộc, đem lại sự bình yên cho nhân dân.
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_le_thi_lan_huong.doc